1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hà Nội và tôi

Chủ đề trong 'Tâm sự' bởi TramTuThieng, 04/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TramTuThieng

    TramTuThieng Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/05/2006
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội và tôi

    Tôi xa Hà Nội năm lên 18 xuân tròn đắm say
    Đôi tay ngọc ngà dương gian tình ái em đong thật đầy...
    Lời bài hát ru hồn lữ thứ, đê mê và dại cuồng, đớn đau hay nức nở, không biết nữa, chỉ biết là hay, rất hay mà thôi.
    Hà Nội, tinh hoa của đất nước, nơi tụ hội của những con người tự nhận mình là thanglongers, đi đâu cũng tạo cho mình những nét riêng, không trộn lẫn không hoà tan. Bắc kỳ thứ thiệt!
    Từ thủa mang gươm đi mở nước
    Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long
    (Huỳnh Văn Nghệ)
    Người Hà Nội dù có đi bốn phương trời, cũng không thể nào đành lòng khi nhớ về Hà Nội, chạm heo may của sóng nước sông Hồng mùa thu...
    Tôi sinh ra ở Hà Nội, dẫu không phải là "ngõ ngỏ phố nhỏ" như trong bài hát "Hà Nội và Tôi" nhưng quả thật, tôi không thể hình dung nếu một ngày mai không ở Hà Nội nữa, tôi sẽ chết như thế nào? Trong lặng câm hay dằn vặt, và sẽ hao bao nhiêu cân khi nằm trong sáu mảnh gỗ quan tài?
    Tôi yêu Hà Nội, Hà Nội cũng chấp nhận tôi khi cho tôi một gia đình, một mối tình học trò trắng tinh sương khói. Trời ạ, chạm tay vào ngực người thiếu nữ lớp 11 mềm lắm, mềm không thể tả nổi, chỉ có thể ví với sự mềm mại sương khói của Hà Nội mà thôi.
    Mịt mù khói toả ngàn sương
    Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ
    Kẻ lữ thứ trong tôi mong ước khoác cho mình vẻ phong sương bàng bạc, cũng chỉ mong có được chính mình khi trở về với Hà Nội, như một kẻ chinh phục trở về với cả đống gia tài, dù "gầy đen như quỷ đói", Hà Nội và em vẫn dịu dàng ôm ta trong vòng tay, thậm chí ta chẳng có gì ngoài dáng vẻ phong trần thì họ vẫn chấp nhận ta như ngàn đời Hà Nội chấp nhận những kẻ lãng du trót vướng nợ văn chương, ra đi không lời ước hẹn để rồi trở về rực sáng các cửa ô.
    Hà Nội ôm trong mình Bố Mẹ, anh chị, em tôi, và Hà Nội có Em, người đã lấy đi của tôi thời hoa niên trai tráng, biến tôi như bây giờ. Đôi khi tôi thầm ước mình trở về ngày xưa, sơ vin đi học, áo trắng valize, quần kaki sẫm màu, chiếc xe đua quà kỷ niệm của Bố từ nước ngoài, đón em cuối mỗi buổi trưa, đầu những buổi chiều, đưa ta qua đường Thanh Niên lộng gió, Lăng Bác mênh mang, nghe hồn núi sông hoà với đôi tim non, ước vọng thanh bình, sạch sẽ làm sao.
  2. TramTuThieng

    TramTuThieng Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/05/2006
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội những ngày tháng 4 nóng nực và oi nồng, không khí bụi bặm, dễ gây cho mọi người sự khó chịu. Hãy dằn lòng lại, hãy nhìn lại mà xem, Hà Nội vẫn vậy mà, không có lỗi gì cả. Lỗi chỉ là ở chình những người đang ở Hà Nội này mà thôi. Hà Nội bao dung chất chứa tất cả trong lòng mình rồi cuối cùng mọi người lại quy kết hết cho Hà Nội hay sao? Tôi chạnh buồn khi nghe lao xao: 30/4 ở Hà Nội chán chết, vừa bẩn vừa nóng. Kiếm chỗ nào đi nghỉ đi! Bạn tôi ơi, Hà Nội không như bạn nghĩ đâu, bạn Miền Nam bạn không biết rằng Hà Nội đã trải qua gần một nghìn năm tuổi, bạn đến với Hà Nội sau năm 75 với một động cơ khác và một cái nhìn còn dè chừng sau những năm đổi mới. Hà Nội đẹp lắm, đẹp hơn tất cả những thành phố trên Việt Nam này, và nếu buồn thì đôi chỗ còn buồn hơn cả Huế, bạn có tin không?
    Những ngày cuối tháng 4 năm 2006, tôi ngồi trong góc nhỏ nơi quán Hà Nội và Tôi ở Sài gòn, quán nằm trong con hẻm nhỏ phố Trần Cao Vân, cạnh hồ Con Rùa. Không gian êm đềm tĩnh lặng. Thoang thoảng hương thơm từ ngàn xưa, giọng hát "có hồn" của Toàn như làm tôi chùng xuống, chùng nhất trong lòng và cũng là lúc tôi thoải mái nhất. Anh Toàn (nghệ danh là Toàn Nguyễn) chủ quán chỉ cho tôi xem những ký ức về Hà Nội được anh lưu giữ trên các bức tường trong quán, này là Khuê Văn Các, này là Hồ Gươm, này là con phố liêu xiêu Hàng Bạc Hàng Giầy, cột điện thời Pháp đến giờ còn vài chiếc,... Những bài tình ca về Hà Nội được các người con của Hà Nội sáng tác và trình bày làm cho không gian của quán như đặc quánh lại, một "không gian Hà Nội".

  3. hai_linh

    hai_linh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.102
    Đã được thích:
    0
    Lạnh! Cái se se sao thấy nao lòng, vương vấn như còn bâng khuâng trước mùa đông ấy. Vào hè rồi đó ! tháng 5 rồi mà hình như không gian vẫn cố níu chút nao nao đã qua trong cái se se bình yên đến lạ. Giờ này hoa bằng lăng trên phố Thợ Nhuộm, Đại Cồ Việt đã bắt đầu kết nụ, những tán phượng trên đường Lý Thường Kiệt đã xanh hơn, tháng 5 trong lòng Hà nội, có nỗi nhớ nào như vẫn vấn vương...
  4. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Dù có đi 4 phương trời lòng vẫn nhớ về Hà Nội...
    Nhiều lúc thấy SG ngột ngát quá - chỉ muốn bay vèo 1về Hà Nội thôi. Hà Nội giờ ko còn yên bình như trước nhưng chỉ cần rẽ vào 1 con phố nhỏ, vẫn thấy gần lắm cảm giác nhẹ nhàng và tâm hồn lúc đó lắng lại. Đủ để vơi đi những trăn trở đời thường....
    Tháng tư về, gió hát mùa hè có những chân trời xanh thế
    Mây xa vời, nắng xa vời...Con sông xa lững lờ trôi
    Nắng nhẹ nhàng, mây trắng nhẹ nhàng....
    Hát giấc mơ nào xa lắm...

    Hà Nội ơi, ta nhớ không quên...Hà Nội ơi trong trái tim ta....
  5. TramTuThieng

    TramTuThieng Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/05/2006
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Em mải mê về một màu mây xa
    Về cánh buồm qua ô cửa sổ
    Anh thầm hát một câu thơ cũ
    Mà thấy lòng nuối tiếc
    Trong câu thơ của anh em không có mặt
    Câu thơ hát về một thời yêu đương
    Mỗi mùa hoa đỏ về
    Hoa như mưa rơi rơi

    ?oHoa đỏ?, thời hoa đỏ, màu hoa đỏ, cuộc chia ly màu đỏ? quá nhiều thứ gần với màu máu trong ***g ngưc của tôi, một chàng trai gần 30 tuổi. Màu đỏ trong tôi không bao giờ phai, kể từ ngày em cho tôi thấy khoảng trời xanh trong qua kẽ lá xanh non, ngập tràn màu hoa phượng. Đường Lý Thường Kiệt rực đỏ hoa phượng những chiều tan lớp, các thiếu nữ Hoàn Kiếm, Trần Phú, Việt Đức, Lý Thường Kiệt từng đôi, từng tốp đạp xe trở về nhà. Chiếc mini Nhật (hoặc Tầu) với những đường cong ở khung xe làm tôn them vẻ đẹp của người con gái. Phải nói con gái thời nào cũng là con gái, cũng đẹp, mơn mởn xuân thì, nhưng thiếu nữ thế hệ 7X của tôi đẹp lắm, thời chuyển giao cái gì cũng lỡ dở mà tạo nên cái đẹp sáng lung linh hơn chăng? Tôi nhớ Thu học Việt Đức, nhà ở Phan Đình Phùng, đẹp kiêu sa nhưng gần gũi, Liên Trần Phú nhà bán mỳ vằn thắn, đẹp người đẹp nết, sau khi ra trường lấy chồng trong SG, giờ chẳng biết phiêu bạt về mô? Rồi còn Hằng, Loan, Thuý, Phượng, Oanh ở Chu Văn An, Hà, Ngọc ở Amsterdam,? nhiều giai nhân lắm. Hà Nội sau chiến tranh nảy sinh nhiều vẻ đẹp từ nhiều vùng miền, nên phải thế mà các giai nhân thật trăm hương nghìn sắc, lũ trai tơ chúng tôi cứ ?ocuống cả lên? khi chạm mặt các nàng. Có một khái niệm về mức độ vẻ đẹp, nghĩa là đẹp đến mức độ ?okhông dám nhìn?. Một thiếu nữ tuổi vừa đôi tám, cân đối dáng vóc, tóc dài đen, các đường cong tuyệt mỹ (hồi ấy không có chỉ số các vòng nhưng nếu đo bây giờ thì cũng phải 85-59-90), chính là em Thu nhà ở Phan Đình Phùng, hiếm có chàng trai nào tim biết rung động mà nhìn em dám nhìn thẳng vào ? chỗ khác ngoài ánh mắt nàng, vì không dám đưa ánh mắt mình vào những chỗ ?ongọc ngà châu báu? như vậy. Sau này em không may mắn lắm về chuyện chồng con, hồng nhan đa truân, em còn nhớ tới bạn bè ngày trước ở Hà Nội không?
    Hà Nội là thế đó, tài tử giai nhân cứ dập dìu bên sóng Hồ Gươm, cứ lặng đến lặng đi như ảo ảnh của một thế hệ, còn Hà nội vẫn nhỏ bé dịu hiền, dẫu phát triển đến mấy thì những cái tinh tuý nhất vẫn nằm trong mấy quận nội thành, nơi có bạn bè tôi, gia đình tôi, và cả em bé bỏng nữa, phải không cô bé Hà nội thời @ đáng yêu của tôi?

  6. hai_linh

    hai_linh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.102
    Đã được thích:
    0
    Guitar đêm!
    Tháng 5 vẫn còn gió mùa mang rét về, chút nhớ chút quên như còn vẹn nguyên trong trí nhớ, đêm rất khuya lặng im con phố nhỏ, tiếng đàn đêm như kể những nỗi buồn. Tháng 5 qua như con gió đã quên, mới đó thôi mà mùa hè trước cửa, khúc guitar tự tình cho nỗi nhớ, tháng 5 còn se sắt lạnh ... Ai hay?
    ==================================================
    Khoảng lặng giao mùa giữa cơn mưa vội vã, mùa hè trên những tán cây xanh biếc, hoa sấu li ti đầu cành, tháng 5, mùa hè ... trên phố Hà nội !
    Đêm như đang chầm chậm trôi trong tiếng guitar, yên lặng, cái yên lặng sau một ngày ồn ào nóng bức, đêm lặng im trong cái dịu dịu của hơi nước từ những cơn mưa. Khoảnh khắc giao giữa 2 ngày bao giờ cũng vậy, có cái gì khắc khoải nửa như lưu luyến, nửa như đón chào, nao nao lòng đêm Hà nội. Đôi khi cảm thấy mình như chưa lớn, như vừa mới hôm qua thôi còn là đứa trẻ ngây ngô, dại dột nghịch ngợm để rồi bị đòn đau. tuổi thơ qua nhanh, ký ức đầy tràn những kỷ niệm ... Hà nội đêm nao nao ...
  7. TramTuThieng

    TramTuThieng Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/05/2006
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Vĩnh biệt tài tử Ngọc Bảo
    Giọng ca vàng làm mê đắm lòng người với những bản tình ca bất hủ đã ra đi ở tuổi 82 vào lúc 15 giờ chiều hôm qua. Dù tuổi đã cao nhưng đã có lần người nghệ sĩ tài hoa này tiết lộ, ông luyến tiếc trần thế để mãi được hát ca ngợi tình người, tình đời.
    Lúc sinh thời, ở tài tử Ngọc Bảo, không bao giờ hiện lên vẻ mệt mỏi trên sân khấu, ông từng nói vui rằng: "60 tuổi mới ở ngưỡng dậy thì, 70 tuổi chập chững mới lớn và 80 mới là ngưỡng trưởng thành" để minh chứng cho sự nhiệt huyết với âm nhạc.
    Click---> http://ngoisao.net/News/Hau%2Dtruong/2006/05/3B9B756A/

    Tài tử Ngọc Bảo.
    Ông không chuẩn bị cho sự ra đi của mình vì còn dự định sẽ hát đến năm 2020. Cô cháu gái mà ông yêu quý nhất, chị Hương Ly kể lại: "Ông tôi vẫn còn muốn hát, còn muốn cống hiến cho khán giả nhiều lắm nên không dặn dò gì con cháu cả. Trong các cuộc nói chuyện của ông, những bài hát, những bản nhạc luôn được nhắc đến".
    (Nguồn: Ngoisao.net)
    Một người con yêu quý của Hà Nội đã ra đi vào cõi thiên thu. Thật buồn và tiếc cho một tài hoa đã ngừng đôi cánh nghệ thuật để nhường sân khấu lại cho những thế hệ sau tiếp nối. Chợt nhớ tới Hồ Gươm, nơi bà vợ nghệ sĩ mắng cô nhân tình: Trời lạnh thế sao để anh ấy mặc phong phanh thế này. Rồi lặng lẽ khoác lên vai chồng tấm áo bà tự đan, lặng lẽ quay lưng để lại đằng sau giọt nước mắt bàng hoàng nơi mắt người tài tử. Bà cũng là hiện thân của một người phụ nữ Hà Nội, dịu hiền và mê đắm, yêu chồng thương con. Thử hỏi có vùng đất nào nơi xứ sở có được hình ảnh đẹp như vậy? Xin gửi nén tâm nhang viếng hương hồn ông - Ngọc Bảo.
    Mùa lá rụng khắp nơi, trên những con đường, trên những vỉa hè bóng nắng loang lổ. Bây giờ nông thôn có điện, có gas, không ai đun bếp mấy. Hà Nội mùa này cũng vắng những người dân lên quét lá về nhóm bếp. Lá cứ rớt hoài, khoảnh khắc mùa sang.
    Đường Hoàng Diệu, lối ta đi. Em có nhớ khoảng không đầy gió, bụi mùa xuân vương trên tóc xuân thì, hoa sưa trắng cho lòng anh ao ước, được một ngày ngồi nắm một bàn tay. (một ngày chứ không phải một lần, em nhớ không?)

  8. hai_linh

    hai_linh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.102
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội những ngày này nóng quá ........... Lại bắt đàu vào mùa thi , cái nắng chói chang của mùa hè ......... nhiều khi thật mệt mỏi . Nhưng chỉ cần qua ngồi ở quán trà đá trên Thi Sách , hay đầu Nhà Chung .... ngồi nhìn người qua lại tất bật rộn ràng đã là đủ giảm đi những cái mệt mỏi cả ngày rồi . Những góc phố , những con đường đã đổi thay nhiều nhưng vẫn còn lại những nét trầm mặc của riêng nó . Mỗi chiều như thế chỉ muốn lang thang trên đường để gạt bỏ tất cả những ưu lo phiền muộn , trút xuống tất cả những gì mà mình không muốn . Rồi thả mình đi theo những cơn gió lòng ............ lại nhớ anh . đường Hà Nội nhiều kỉ niệm quá , nagy lúc này đây , em cũng đang nhớ , nhớ anh thật nhiều ............... Có con đường nào không có dấu chân anh và em . Nhớ quá ......
  9. Baron

    Baron Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    3.168
    Đã được thích:
    0

    Mùa đông Hà Nội
    Phải cảm ơn ai đây, trái đất, vũ trụ hay thư­ợng đế, ông trời và tổ tiên đã chọn nơi này cho ta có một đất nước quê hương mỗi năm có bốn mùa rõ rệt, nhất là Hà Nội, nắng thì thật nắng, thu thì thật thu và mùa đông là niềm trữ tình đầy hoài niệm đời ngư­ời, cả khi ta đang ở giữa làn gió tái tê thổi qua mái nhà ta hay ta lang bạt về miền nào hun hút chân trời góc bể...
    Ngay từ hôm có sợi m­ưa lắc rắc báo tin mùa heo may cho con r­ơi xuất hiện, lúc có ngày lễ Toussaints, nay gọi là lễ Các Thánh vào tháng 10 âm lịch tức tháng 11 của lịch Grêgoa tứ Công Nguyên thông dụng, ta đã sửa soạn tâm hồn để đón thêm một mùa đông xếp lên thành tuổi, ta biết có ng­ười khắc khoải đợi chờ những ngày và những đêm kỳ lạ, nói nh­ư nhà thơ say L­ưu Trọng Lư­:
    Yêu hết một mùa đông
    Nhìn nhau mà chẳng nói...
    Ðàn sếu đã xếp hình mũi tên mải miết về ph­ương nam gió ấm, ta không sếu, ta đợi bếp lửa hồng đêm ù ù những cây kim cắm vào da thịt để lật bắp ngô non nư­ớng trong lòng bàn tay, rồi sáng ra, đi chọn lấy hàng phở quen thuộc, nóng bỏng l­ưỡi và cay giàn giụa lệ đời ngon ngọt sau đó đã có hàng cà phê thơm nức nơi ngã t­ư, có những hạt lá me vàng rơi rụng vào vai áo và có khi nó cũng biết uống cùng ta, nằm gọn trong chiếc tách màu nâu lìm lịm một vị đắng đê mê. Ta đang ăn mùa đông, uống mùa đông, ta giơ tay ra nhận lá thư­ từ trời gửi về màu đỏ lá bàng hay màu vàng cây cơm nguội, lá thư­ là tín sứ, là nhịp đàn thăng hoa trong không gian tìm ngư­ời tri âm tri kỷ, chẳng thế sao những ngư­ời trai ngư­ời gái cứ tìm nhau vào dịp này để ***g hai chiếc nhẫn tân hôn tr­ước bàn thờ đại diện cho thiên đàng.
    Mùa đông đất Bắc, gió lang thang trên những cánh đồng đầy gốc rạ, trẻ bé nào tha thẩn đi tìm câu con công cống hay hái cây rau khúc về làm bữa bánh thơm thảo làng xa, v­ườn cải sớm đã vàng một loài hoa nắng màu hoàng yến có ngư­ời con gái tùm hum chiếc khăn vuông vừa đi vừa làm cơn m­ưa nhỏ từ hai chiếc bình t­ới gọi là ô doà, càng gió đôi má càng au đỏ nh­ư hai đoá hoa lựu đư­ợc mùa, làm chết mắt anh trai làng thầm th­ương trộm nhớ đến các đấng thánh thần cũng chỉ đành tha tội mà thôi...
    Thành phố nơi ta nương thân lại khác. Gió luẩn quẩn trên tầng mái cổ, ra đến Hồ G­ơm thì mới có liễu đón và sóng chào. Mặt hồ xao động trong lặng lẽ, tóc xanh, cây mềm đung đư­a như­ vạn cổ đã thư­ờng xanh và gió nghìn đời rong chơi không mệt mỏi làm một đối cực còn cực kia là nồng ấm đôi bàn tay xoắn xuýt vào nhau, đan cài muôn lời không thành tiếng...
    Mùa đông Hà Nội, đến một cột đèn cũng thành kỷ niệm đời ngư­ời, một tiếng rao khuya cũng rền vang tâm t­ưởng... thoáng qua một nỗi nhớ hanh vàng màu nắng mật ong, thoáng qua một mặt ng­ười soi nhẹ l­ớt lời tình có từ thuở ông Adam và bà Eva trong v­ườn địa đàng hồi hộp...
    Con sông Hồng ngoài kia sau mùa lũ điên cuồng đã uể oải về xuôi có phần mệt mỏi như­ ng­ời đàn bà sau hôm sinh nở, nếu những con gió bấc có ***g lên quằn quại thì bóng cầu Thăng Long, Long Biên, Ch­ơng D­ơng cũng phải mai hay ngày kia mới xuôi đ­ợc đến Thái Bình, cửa biển, đồng muối. Ba Lạt mà mùa này ở đấy cây rơm đã xuất hiện như­ cây nấm vàng mơ, hạt thóc đã rì rầm trong bao, trong cót, ng­ười đi lễ chuẩn bị bộ áo quần mới mua nơi chợ huyện, chợ tỉnh còn thơm h­ơng vải thay cho tấm áo đẫm mồ hôi đồng muối chang chang 6 tháng trước... Hồ Tây mênh mông, đúng là Dâm Ðàm, là mù s­ương, là lụa dăng, hồi chuông thu không chẳng đủ sức để v­ượt qua ngàn con sóng, chỉ có sư­ơng cho tiếng gõ mạn thuyền của ng­ư dân đùng đục trầm buồn, khiến con chép vàng Hồ Tây ngơ ngẩn, có nên nghe? Chiều xuống nhanh, s­ương xuống (hay s­ương lên) còn nhanh hơn nữa, không ai có thể nhìn thấy con gọng vó, con nhện nư­ớc nào búng mình, tạo thành chiếc vòng sóng bé tẻo tèo teo... chỉ có mờ mờ nh­ư tấm ảnh thiếu sáng của ngư­ời nghệ sĩ cố tình làm nó nhạt nhoà nói một ý thầm mộng mị mắt ng­ười xem, rằng mùa đông đã dâng đầy để ai cũng phải khát khao một không khí có ánh đèn trong căn phòng như­ chiếc tổ chim sực nức hơi ấm của chim mẹ ủ trứng, chim bố gù gù, chim con lích tích...
    Có bư­ớc chân ai đi trong phố cổ, giữa hai bên phố nhà đã cửa đóng then cài, chỉ có ánh sáng lọt qua khe cửa, nằm chéo mặt đ­ường như­ sợi chỉ dệt bằng kim tuyến, khiến ngư­ời không nỡ bước qua rồi sững lại, rồi thành chiếc cây đóng rễ để lắng một khúc d­ương cầm có câu "ca nhi đối gư­ơng ôm sầu riêng bóng" hay "xe chỉ luồn kim...".
    Mùa đông Hà Nội, những triều đại vàng son đã đi qua, con rồng đá nơi sân điện Kính Thiên còn đó, tiếng súng thần công từ pháo đài làng Láng đã vang vào tai nó, Thăng Long không còn là đất "phi chiến địa", khỏi lửa đã tơi bời, bao nhiêu cây sấu, cây me ngả thân làm vật chướng ngại cho anh tự vệ nấp mình mà phóng bom ba càng... và cũng con rồng đá ấy không thể xuống hầm tránh bom B52, như­ng nó là bất tử, nó là hồn Thăng Long, hồn Hà Nội, vư­ợt qua lửa bỏng để hồi sinh. Mùa đông năm 1947 ấy, v­ườn hoa vô danh gần toà án đã thành mộ liệt sĩ. Gió vi vút cầu hồn trên mái cây long não, mùa đông có vàng chút ít còn hồn ngư­ời đã thành hồn nư­ớc non, chắc về nhận niềm cúi đầu mặc niệm trên đ­ờng Bắc Sơn vư­ờn hồng t­ơi thắm mà mỗi mùa đông, rặng đào hoa sớm lại tỏ mở nỗi lòng t­ươi như­ t­ương lai. Mùa đông năm 1972 nữa, hơn 250 ng­ời hy sinh cùng Khâm Thiên vào đúng 24 giờ sau lễ Thiên Chúa Giáng Sinh, hồi chuông thánh thiện còn chư­a tắt hẳn thì tội ác đã hoành hành.
    Lễ Thiên Chúa giáng sinh đã đến, nhà ai có bữa khuya đầy hoan lạc vị đời, nhà ai còn lận đận nơi xóm ô, hay ngõ nhỏ đang lo toan cho mùa đông mang cái Tết về không phải long đong... Hình nh­ư mùa đông nói rằng con ng­ời cần xích lại gần lại bên nhau cho hơi ấm lan truyền, cho tâm t­ư giao hoà gắn bó, cho nỗi niềm đ­ược đầy vơi san sẻ cùng nhau. Ðã lâu lắm không ai nhìn thấy bóng sâm cầm, nh­ưng cây bàng phố Quán Thánh, Tràng Thi, cây cơm nguội ở Bờ Hồ và Lý Thư­ờng Kiệt thì vẫn báo tin bằng lá đổ, và món ốc nóng quà đêm, mà cửa hàng khăn áo phố Triệu Việt V­ơng, Mai Hắc Ðế cứ dăng mắc chờ đ­ược về với mọi hình hài...
    Ng­ười bạn phía trời Nam chắc đang nhớ về gió liễu mà s­ương hồ Hà Nội, nhớ một ấm trà thơm quây quần trên sàn nhà rải chiếc thảm cói đơn sơ, không cần đến những chiếc ghế tân kỳ to đùng, cũng chẳng có ổ rơm êm như­ nhung, đung đ­ưa nh­ư con tàu lư­ớt sóng... Mùa đông Hà Nội là tình nhau trao đổi chứ không cần yến tiệc mới say nhau.
    Ng­ười con gái ấy vừa lấy chồng, mùa đông này không nữa của tình ta. Ng­ười thiếu phụ ấy phải sang ngang lần nữa, ng­ười nhìn ta mà có một bầu trời s­ương mờ mù mịt ẩn chứa vào lời. Giá ta thành con sếu theo đàn về phư­ơng Nam nắng ấm, ta mang ng­ời theo, tìm cho ngư­ời tổ mới có nắng ngọt và gió lành, vư­ợt qua nỗi đông bắc tái tê... Mùa đông cứ thức lên hoài niệm... nh­ưng dù sao mùa đông này cũng vừa khép lại một nỗi niềm để mở ra một trang kỳ ảo mới: Thiên niên kỷ mới: Con ngư­ời sẽ vư­ợt qua đ­ược nhiều nỗi bi thư­ơng b­ước vào xuân hàm tiếu hoa đào. Gió mặc gió. Ta đi qua gió để tới mùa ấm áp. Và ta xếp mùa đông lại như­ xếp từng lá thư­ tình một thuở chẳng thể mờ phai, còn bây giờ, ta đi đến với muôn lòng đón đợi tiếng tri âm từ xung quanh toả ra và từ phư­ơng trời xa tít gửi về... Và ta xin nói với ng­ười: Mùa đông Hà Nội là của riêng ta và cũng của cả ng­ười đấy, tình ơi.
    ST
  10. Baron

    Baron Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    3.168
    Đã được thích:
    0

    Tiếng rao Hà Nội ngày ấy... bây giờ
    Hà Nội nhộn nhịp mà sâu lắng, vừa thâm trầm tuổi nghìn năm, vừa tràn trề sức sống tuổi thanh xuân. Những con phố từ lâu đã quen với những tiếng rao, quen đến nỗi đôi khi người ta không còn nhận thấy nữa. Nhưng những người thủ đô đi xa lâu ngày, bất chợt nghe một tiếng rao lại giật mình, chợt nhận ra đó là một phận của quãng đời mình.
    Trong ký ức của người Hà Nội xưa còn văng vẳng tiếng rao thời trước. Tiếng rao dường như là toàn bộ âm thanh của những đêm Hà Nội thanh vắng, dài và buồn. Hồi đó, những người bán hàng đêm ở khu phố cổ Hà Nội chủ yếu là Hoa kiều. Trời nhá nhem tối đã vang lên từ đầu ngõ tiếng rao "phàn sôi, phá sa" uể oải của người bán lạc rang nóng, "chế ma phù" của người bán chè vừng đen. Quãng 8 giờ tối, khi những âm thanh nhộn nhịp của ban ngày đã lắng xuống là lúc bắt đầu nhịp điệu chậm rãi trong tĩnh lặng của buổi đêm. Người ta lại nghe thấy tiếng rao "lục tào sá" kéo dài. Đó là tiếng của ông bán chè đỗ xanh. Còn nếu đáp lại lời rao "suỵch chế, suỵch chế...", người bán sẽ ngừng bước, đắt gánh xuống mở vung nồi và đưa cho khách những khẩu mía hấp nóng hổi, ngọt lịm. Những ai đau lưng, mỏi người, vào giờ này lại mong chờ tiếng rao "tầm quéc" với tiếng gậy khua lộc cộc của mấy anh chàng tẩm quất. Khi đêm đã khuya, ai đó còn thức thì nghe thấy tiếng "tỉm săm bao" (bánh bao nóng)... Đêm càng khuya, tiếng rao càng nhỏ, nhưng lại vang xa, ngân dài từ đầu phố đến cuối phố, nhẫn nại và chậm chạp. Tiếng rao nối những con phố dài vắng lặng hun hút với những ánh đèn dầu leo lét làm cho đêm sâu hơn. Sự tĩnh lặng vốn có của phố đêm Hà Nội càng rõ hơn. Quãng gần về sáng là thời gian cho người bán bánh cuốn nhân thịt, cháo gà, mỳ vằn thắn. Khi những tiếng "lò mải phàn" của người bán lạp xường nóng cất lên là lúc bình minh bắt đầu. Rồi tiếng rao bánh mì, lạc rang, ngô rang, hạt dẻ lẫn với tiếng guốc loẹt quẹt trên hè phố, đôi lúc kèm theo tiếng chổi tre quét đường xào xạc... tạo thành một âm thanh xôn xao đánh thức mọi người sau một đêm yên giấc, báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Phố cổ càng duyên dáng thêm bởi những bước chân mềm mại ăn nhịp với giọng rao ngọt ngào của các cô hàng bánh, hàng quà trên đất Hà thành.
    Nhiều năm sau, Hà Nội có thêm những âm thanh mới. Tiếng toe toe inh ỏi phát ra từ chiếc còi hơi gắn ở đầu ghi đông chiếc xe đạp đã tróc hết sơn của chú bé bán kem đã thay cho lời rao bán: "Ai kem đây!". Tiếng rao kéo dài, ngân nga của các bà đồng nát, đổi xoong nồi, đội nón, khăn che kín mặt, gánh hai chiếc tải xộc xệch bạc phếch, loang lổ màu thời gian. Tiếng rao của anh chàng kẹo kéo vừa hóm hỉnh vừa dụ dỗ: "Kẹo kéo đây! Kẹo kéo càng kéo càng dài càng nhai càng ngọt nào..." rất hấp dẫn đối với trẻ con. Chúng luôn để ý tìm nhặt những thứ cũ hỏng để đổi lấy một chút ngọt ngào nho nhỏ. Những bà đồng nát ngày nay là những người thu mua giấy loại, vỏ lon bia, vỏ chai và nhiều thứ khác. Họ gánh đôi thúng len lỏi giữa các khu dân cư. Phố thì ồn, nhà thì cao tầng, tiếng rao của họ cũng như của những người bán bánh, rượu nếp, thợ mài dao kéo... không còn ngân nga như trước. Người ta cố vươn dài cổ, hét thật to để át đi những âm thanh hỗn độn của cuộc sống.
    Người Hà Nội bây giờ có lẽ đã quen dần với những tiếng ồn. Vào buổi sáng, tiếng rao không còn dễ đánh thức họ như trước, bởi nó lẫn vào muôn vàn âm thanh khác từ lúc sớm tinh mơ. Tiếng rao bắt đầu được điện tử hoá, ban đầu là một cái đài nhỏ được vặn hết volume chạy bằng ác quy, sau là cả một dàn tăng âm với loa thùng, loa nén lưu động. Khắp các chợ, các khu dân cư từ sáng đến tối vang lên giọng the thé nhưng đặc biệt: "Ai đã tống tiền hoa hậu... Cháu họ giết cô chỉ vì một chỉ vàng... Vì sao H từ một học sinh ngoan ngoãn biết nghe lời cha mẹ lại tìm đến cái chết?... Muốn biết chi tiết, mời các bạn đón đọc báo Công an Nhân dân, báo An ninh Thủ đô, báo An ninh Thế giới đăng bài về vụ...". Đó là mục "điểm báo" của những anh chàng bán báo rong thông qua chiếc băng cassette đã được ghi sẵn một nội dung. Nó kích thích sự hiếu kỳ của mọi người, khiến báo bán được nhiều hơn, nhưng đôi khi làm người yếu bóng vía phải rợn mình kinh sợ trước những chuyện bạo lực giật gân như trong lời rao báo. Khi tiếng nhạc vàng ai oán di chuyển từ xa đến gần, từ gần đến xa có nghĩa là anh bán dạo băng đĩa nhạc và trăm thứ lỉnh kỉnh như lót giày, đeo chìa khoá, bơm ga bật lửa... đang quanh quất đâu đó. Thuốc tẩy Hoàng Tiến đã từng "nổi tiếng" nhờ những cuộn băng giọng Nam bộ, quảng cáo cho một hãng thuốc ở thành phố Hồ Chí Minh với thứ nước javen mà người ta có thể mua nó ở bất kỳ cửa hàng hoá chất nào với giá rẻ hơn nhiều lần. Không ít người Hà Nội đã phải khó chịu khi nghe tiếng loa: "Xin mời bà con hãy mua thuốc diệt chuột của Hoàng tử..." và sau đó là một chuỗi dài theo điệu: "Chuột Pháp, chuột Mỹ, chuột Tuynidi, chuột Thổ Nhĩ Kỳ, chuột gì cũng chết...". Những tiếng rao được lặp đi, lặp lại khiến nhiều người (đặc biệt là trẻ em) đã thuộc làu... Thay cho tiếng tàu điện leng keng trước kia là tiếng mời chào đến khản đặc của mấy anh lơ xe buýt: "Giám, Cửa Nam, Bờ Hồ, Bác Cổ lên đê...". Sau mỗi tiếng như vậy, mọi người vội vàng lên, xuống xe nhanh như ma đuổi. Thời buổi công nghiệp hoá mà, ai cũng phải cố tỏ ra năng động hơn. Vào chập choạng tối, người ta đã quá quen với những tiếng trẻ em lanh lảnh rao bán kết quả xổ số: "Kết quả đây", mà ai đó ác khẩu, đã vui tính đọc chệch đi thành "Chết cả đây". Mà cũng chết thật. Không ít gia đình phải tan vỡ hạnh phúc chỉ vì hy vọng vào vận may mỏng manh từ những cuộc chơi lô, đề đỏ đen đang len lỏi vào từng ngõ ngách, khu tập thể của thành phố.
    Đêm xuống, tiếng rao không còn là phần sống động duy nhất nữa. Lẫn trong tiếng ôtô, xe máy là tiếng rao của những người bán bánh như cố gào lên cho to hơn như giục giã khách mua hàng: "Mỳ nóng đê", "Bánh khúc đê"... Chỉ vào những đêm mưa phùn gió bấc, khi ngoài đường vắng tanh, thì tiếng rao bây giờ mới còn phảng phất được màu sắc của tiếng rao xưa. Nó văng vẳng từ ngoài vào trong, từ mặt phố lên đến tận tầng 4, tầng 5 của các khu nhà cao tầng. Nó đem đến cho người ta chút ấm áp được ủ kín trong nhiều lớp bông, vải của thùng xốp đựng đầy bánh mỳ, bánh khúc. Cái phần đêm này khiến người ta còn nhận ra một Hà Nội yên tĩnh đến sâu lắng sau cái phần ngày ồn ào, náo nhiệt kia...
    Rõ ràng, sự ồn ào của đô thị trong nền kinh tế thị trường đã và đang len lỏi vào từng làn da, thớ thịt của thủ đô. Nhưng, những người đã từng gắn bó với Hà Nội, hay hoài niệm về một Hà Nội xưa, không khỏi chạnh buồn khi thấy những tiếng rao - một phần của hồn Hà Nội đang lùi dần vào quá khứ...

Chia sẻ trang này