1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hà Nội xưa và nay...

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi cuoihaymeu, 04/03/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Mix

    Mix Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/01/2002
    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    0
    Quyển kia là quyển Hà Nội tự điển của Nguyễn Bắc, Bùi Hạnh Cẩn, Nguyễn Vinh Phúc, bác CHM và bác Bom ạ.
  2. Koibeto81

    Koibeto81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2002
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    0
    Ai cũng biết Hà Nội là Kinh đô của 36 phố phường ... . nhưng nói thật tớ cũng chỉ biết là Hà Nội mình có 36 phố phường ...còn cụ thể Tên , vị trí ... như thế nào thì tớ chịu .Bác nào biết thì chỉ dùm nhé .
    NO PAIN NO GAIN ​
  3. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    à quên bác Bom, còn có quyển "Hà Nội nửa đầu TK 20" của NXB Hà Nội in năm ngoái thì phải. Ra trụ sở của nó hỏi thì có khi còn đấy.
    Bác nào có cái bài vè về 36 phố phường thì post lên cho anh em đọc cái. Mà 36 chỉ là một con số có tính chất ước lệ văn vẻ thế thôi chứ ngoài những phường (phố phường) nghề ấy ra HN xưa còn nhiều phố khác nữa, là khu dân cư sinh sống của nhân dân, quan lại, binh lính, thợ thuyền... phục vụ triều đình.
    Cám ơn bạn Mix nhá!
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  4. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Về 36 phố phường Hà Nội, có rất nhiều kiểu, và cũng hoàn toàn là ước lệ. Con số 364 nhân 9, là những con số tốt lành đẹp đẽ nên người Hà Nội thời trước đã đặt ra như vậy.
    Riêng phố có tên bắt đầu là Hàng thì đến nay còn lại cũng đã là 42 phố rồi.
    Còn sau đây là một bài Ca dao cổ về 36 phố phường của Thăng Long, mời các bác tham khảo
    Rủ nhau chơi khắp Long Thành
    Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
    Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai (1-3)
    Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay (4-7)
    Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy (8-10)
    Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn (11-14)
    Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Than (15-17)
    Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Ngang, Hàng Đồng (18-21)
    Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông (22-24)
    Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè (25-28)
    Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre (29-31)
    Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The(*) Hàng Gà (32-35)
    Quanh đi đến phố Hàng Da (36)
    Trải xem phường phố, thật là cũng xinh
    Phồn hoa thứ nhất Long Thành
    Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ
    Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ
    Bút hoa xin chép bài thơ lưu truyền.
    (*) Hàng The tức là Hàng Đào ngày nay.
    Như vậy 36 phố trong bài ca dao trên không chỉ là các phố Hàng. Có nhiều phố ngày nay không còn tên như Hàng Hài, Hàng Bát (nay có thể là phố Bát Đàn), Hàng Đàn...
    Ngược lại có nhiều phố Hàng không có trong bài ca dao này như Hàng Cỏ, Hàng Đẫy, Hàng Trống, Hàng Bột....cũng là những phố cổ từ xưa.
    Nên 36 phố hoàn toàn là con số ước lệ
    -------------------------------------------
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng
  5. Koibeto81

    Koibeto81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2002
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    0
    Có mấy cái ảnh về Hà Nội các bác coi chơi .
    Hà Nội Phố​
    Hồ Hoàn Kiếm​

    CÓ CÔNG MÀI SẮT , CÓ NGÀY NÊN KIM ​
    Được sửa chữa bởi - koibeto81 vào 14/03/2002 15:07
  6. Koibeto81

    Koibeto81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2002
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    0
    Nhà Hát Lớn​
    Văn Miếu​

    CÓ CÔNG MÀI SẮT , CÓ NGÀY NÊN KIM ​
  7. Koibeto81

    Koibeto81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2002
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    0
    Chuyện 36 phố phường có thể tiếp tục thế này, tớ tìm thấy một ??obài hát??? miêu tả bản đồ Hà Nội trích từ quyển Thiên Nam dư hạ tập mục Thiên hạ bản đồ . Mặc dù khá chi tiết nhưng có thể do yếu tớ thời gian nên một số địa danh tớ thấy lạ lẫm lắm???các bác chịu khó nghe tớ "hát" rồi cho ý kiến nhé.
    Tớ hát nè :
    Nhị Hà quanh Bắc sang Đông, Kim Ngưu, Tô Lịch là sông bên này. Nùng Sơn, Long Đỗ đâu đây, Tam Sơn núi đất cao tày Khán Sơn
    Ngọc Sơn nhân tạo bé hơn, bên bờ Hoàn Kiếm ngay đền Văn Xương
    Núi Cung, núi Trúc nên tường, núi Voi cũng ở gần tường thành trong.
    Loa Sơn ở cạnh Nam Đồng, Đống Đa ghi dấu chiến công ai lường! Trúc Bạch, Mã Cánh đã tường, xa hồ Bảy Mẫu giáp đường gần nhau.
    Ngoài đường quai có hồ sâu, Tây Hồ rộng lớn ở đầu phía Tây.
    Xung quang bao bọc kín thay, đất cao thành luỹ cửa Tây nên tường.
    Mười lăm ô đứng đường đường, Yên Ninh, Yên Phụ, Thụy Chương một bề.
    Tiền Trung, Nghĩa Lập gần kề, Thạch Hà, U Nghĩa dưới là Đông An.
    Cựu Lâu, Mỹ Lộc, Lương Yên, Thanh Bảo, Kim Liên, Thịnh Hào.
    Đến đây thì tớ đứt hơi , lạc giọng mất rồi . Hê hê tạm gọi là hết đoạn một. Cho tớ nghỉ rồi tớ sẽ từ từ ??oHát??? cho đến hết bài thì thôi???phù???

    CÓ CÔNG MÀI SẮT , CÓ NGÀY NÊN KIM ​
    Được sửa chữa bởi - koibeto81 vào 14/03/2002 21:44
  8. mt2002

    mt2002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Các bác ơi, em cũng mò vào Việt học thư quán này định chép mấy cái sách LS này nhưng không được. Chắc là chúng nó lại firewall mất rồi. Tệ thật, chẵng biết nội dung có gì phạm huý không.
    Có bác này có cách gì giúp em chép mấy quyển này.
    Xin cảm ơn
    MT
  9. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Các núi trong thành Hà Nội chủ yếu là gò đồi đất, có thể là gò tự nhiên mà cũng có thể là gò đắp.
    Theo một tài liệu vào năm 1980, cách đây 20 năm, thì có một số núi còn lại trong thành phố.
    Những núi này do địa hình thay đổi, nhà cửa lộn xộn nên có thể không nhận ra được.
    Khu vực trại Liễu Giai cũ, nay nằm giữa Bách Thảo với Bưởi, có núi Cung, cao khoảng 18m, ở trên trục nối BT và Bưởi. Đây trước kia có thể có cung vua, có sách ghi có cung Thái Hoà ở đó nên còn gọi là núi Thái Hoà.
    Sau núi Cung có một núi đất cao 13,5m, còn thấy có hai bậc, đó là núi Cột Cờ, có thể là Kỳ đài thời Lý Trần Lê. Còn rộng hơn một mẫu (Bắc Bộ)
    Phía dưới theo hướng Bắc Nam là núi Trúc, cao 11m.
    Phía đông núi Cột Cờ là núi Voi, cao 14m, là chỗ đóng quân cũ.
    Khu vực trại Hữu Tiệp, gần chùa Bát Mẫu có núi Bát Mẫu hai tầng, cao 11,5m. Sách Tây Hồ chí ghi rằng đó là đàn Nam Giao đời Lý.
    Núi Vạn Bảo hay là núi Bò hiện nay còn khá rõ.
    Trong thành Hà Nội đời Nguyễn thì quan trọng nhất là núi Nùng, hay núi Long Đỗ, rốn rồng. Đến thế kỷ 18 vẫn còn điện Kính Thiên, làm nơi các quan tế trời đất và tế vọng về triều đình đã ở Huế. Phía sau là hành cung cho vua Nguyễn khi ra Bắc. Nhưng sau thì bị phá, Pháp san bằng đỉnh cao của núi.
    Cũng trong thành, sang phía đông của núi Nùng là núi Khán (Khán Sơn).
    Khu vực Bách Thảo có núi Sưa, hay núi Xuân, đến nay thì gọi là núi Nùng.
    Nam hồ Trúc Bạch có gò Châu Long; Gò Nai là đảo.
    Ở phía nam thành Hà Nội thì lớn nhất là gò Đống Đa. Theo ghi chép thì có tổng cộng 13 gò kéo dài, là mồ chôn quân Thanh. Không biết chính xác bao nhiêu phần trăm.
    To Koibeto: Thuỵ Chương là tên gọi trước kia của khu Thuỵ Khuê ngày nay; là vòng thành Thăng Long thời Lý Trần Lê . Đền Ngọc Sơn thờ nhiều thần thánh lắm. Sau khi cung Thuỵ Khánh của chúa Trịnh trên đảo Ngọc bị Lê Chiêu Thống đốt thì dựng đền thờ Văn Xương đế quân, Lã Tể, Quan Công, được coi là Tam thánh, sau mới thêm thánh Trần. Hiện nay chủ yếu thờ Văn Xương đế quân là vị thần chủ về việc văn (học hành) và Đức Thánh Trần. Vì vậy mới có đài nghiên và tháp Bút.
    -------------------------------------------
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng
  10. Koibeto81

    Koibeto81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2002
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    0
    Tớ hát tiếp nhé :
    Sở tại là những huyện nào? Thọ Xương, Vĩnh Thuận phủ Hoài thống kiêm.
    Thọ tám tổng, Vĩnh có năm, Đồng Xuân, Đông Thọ , Phúc Lâm mé ngoài.
    Vĩnh Xương, Thuận Mỹ, An Hòa, Thanh Nhàn tổng cuối giáp toà Kim Liên.
    Yên Thành huyện Vĩnh ở bên, Thượng, Trung, Nội, Hạ ngoài miền Ê Môn.
    Yên Thành gồm mấy phường thôn, Khán Xuân, Thanh Bảo, Yên Viên các làng.
    Yên Quang, Yên Thuận, Châu Yên, Phúc Lâm giáp giới đi sang tổng này.
    Men sông một dải đất dài, Phúc Lâm, Nghĩa Dũng đến vài thôn Nguyên.
    Trừng Thanh: Thượng, Hạ, Trung liền, Ngũ Hầu, Sài Thúc, lại bên Kiếm Hồ.
    Hướng Nghĩa, Mỹ Lộc, Vọng Hà, Tây Luông, Hữu Thị giáp là Bảo Linh.
    Thanh Cô, Bến Cổ, Trừng Thanh, Trang Lâu, Cơ Xá đất dành phù sa.
    Thanh Nhàn liên tiếp không xa, tổng này tám xóm, một là Lương Yên.
    Lãng Yên, Cẩm Hội, Hương Viên, Hàm Khánh, Vọng Đức, Tràng Tiền thẳng trông.
    Thanh Nhàn với xóm Lạc Trung, Kim Liên bên cạnh tổng trong xóm ngoài.
    Mười lăm thôn trại rộng dài: Quỳnh Lôi, Trung Tự, Bạch Mai, Cầu Dền.
    Phúc Lâm, Đông Tác, Kim Liên, Vân Hồ, Yên Nhất, Thịnh Yên, Giao Phường.
    Hoà Mã, Phục Cổ cùng đường, Vũ Thạch, Hồi Mỹ, hỏi tường Đông Tân.
    Quá lên mười một thôn dân, An Hoà đến tổng dần dần cửa Tây.
    Xã Đàn, Trung Phụng cả đây, với Thổ Quan nữa một dây vòng tròn.
    An Hoà, nguồn nước sông con, Văn Hương, Thanh Miến giữa nom Hồ Đình.
    Văn Tân, Lương Sở, Thôn Minh, giám thôn bên hữu, học sinh đi về.
    Vĩnh Xương này đất Tràng Thi, mười lăm thôn kể trước thì Vĩnh Xương, Linh Quang, Yên Tập, Thuyền Quang, Bích Lưu, Linh Động, Liên Đàng, Nam Ngư.
    Yên Trung thượng hạ dân cư, Bắc Thượng, Bắc Hạ vốn xa một phường.
    Tiền Mỹ, Phụ Khánh gần trường, Đông Mỹ, Mỹ Đức lại đường bên trên.
    Tổng Thuận Mỹ ở ngay bên, hăm ba thôn với phường biên cho rành.
    Chớ nhầm Yên Nôi, Đông Thành, Cổ Vũ, Yên Nội phân dành đôi nơi.
    Phường Đông Các, phường Đại Lời, cách xa thôn chợ Tân Khai mới dừng.
    Đông Môn, Nhân Nội phỏng chừng, Hội Vũ, Bảo Khánh, Chân Cầm bên kia.
    Phúc Tô, Kim Cổ đó kìa, Báo Thiên Tự Tháp tới vừa chợ Tiên(Tiên Thị).
    Yên Thái, Thuận Mỹ, Xuân Yên, Tô Lịch, Khánh Thuỵ cách bên Đông Hà.
    Phường, thôn Đông Thọ mười ba, Cựu Lâu, Hương Đỉnh, Thanh Hà mé sông.
    Nam Phố, ụ Nghĩa cùng thông(chỗ này không rõ là U Nghĩa hay là ụ Nghĩa), Gia Ngư, Nghiễm Thượng, Yên Trung độ chừng.
    Ông Yên, Dũng Thọ, Duyên Hưng, có phường Ngư Võng sau lưng phường Hà.
    Đến đây rồi sẽ lại ra, qua Hương Bái đến tổng là Đồng Xuân.
    Đức Môn, Yên Phú cũng gần, sông Tô Lịch ấy là phần Cổ Lương.
    Thanh Hà thôn, Đông Hà phường, Tiền Trung, Nghĩa Lập, về đường bờ sông.
    Huyền Thiên, Đồng Thuận bên trong, Vĩnh Trù liền với Phương Trung, Phủ Từ.
    Thôn, phường mười bốn hết chưa?
    Vĩnh Hạnh phường nữa còn trừ Đồng Xuân.
    Ngoại Ô những tổng vân vân, sáu phường Trung tổng Bái An, Trích Sài.
    Thụy Chương, Hồ Khẩu dọc dài, Võng Thị, Yên Thái vừa đầy tổng Trung.
    Tổng Hạ có phường Nhược Công, Thịnh Hào với trại Nam Đồng thứ ba.
    Khương Thượng, Yên Lãng nữa mà, Thịnh Quang trại ấy kể đà sáu dân.
    Tổng Nội chín trại chớ nhầm: Liễu Giai, Giảng Vũ tiếp gần Đại Yên.
    Thủ Lệ, Cống Vị là năm, Hữu Tiệp, Vạn Bảo, Cống Yên, Ngọc Hà.
    Bảy phường tổng Thượng nào xa, Nghi Tàm, Yên Phụ, Nhị Hà reo lên.
    Nhật Tân, Quảng Bá ở trên, Thạch Khôi, Giai cảnh cùng bên Tây Hồ.
    Ấy là hai huyện thời xưa.​
    Không biết các bác thế nào chứ còn tớ thì thấy có những cái địa danh chưa từng được nghe qua. Mong chỉ giáo thêm.

    CÓ CÔNG MÀI SẮT , CÓ NGÀY NÊN KIM ​

Chia sẻ trang này