1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hạ Quán Luận

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi mrking_hoang, 15/08/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Hạ Quán Luận

    Duyên Môn: Vì sao cảnh giới Phật không thể nghĩ bàn?

    Nhập Lý: Vì nếu dụng tâm phân biệt mà nghĩ về Phật; rằng đây là Phật còn kia không phải là Phật; nguyên cái chuyện chấp danh Phật hay đức Phật;chấp hình tướng cũng đã chẳng thấy được Phật rồi. Nếu một vị Phật; thì người ta có gọi ngài là Phật là Chúa hay là con bọ; hay là thằng điên; hay là ma quỷ đi nữa thì cũng chẳng thành vấn đề; vì những cái đó chỉ là giả danh giả lập. Đem hư không mà ném vào người thì làm sao mà thấy đau.

    Duyên Môn: Có sự phân biệt nào giữa các cảnh giới Alahán; Giác Hữu Tình(Bồ đề tát đóa); và Phật không?

    Nhập Lý: Một Alahán chân thực thì phải thực sự Vô ngã; nếu không thì chỉ là cái danh giả lập; một Bồ Tát cũng phải thật sự vô ngã; Alahán chân thực và Bồ Tát thực sự thì cũng là một vị Phật; những vị đó phải giác được vô ngã vô tâm vô vật. Giác được vô vật tức là Phật. Do đó không còn trở ngại. Cảnh giới Phật bao hàm tất cả các cảnh giới không một "bức tường" nào cản trở nên đầy đủ vẹn toàn(viên dung vô ngại)

    Duyên Môn: Một người Phật tử có nên tránh hành dâm không; gặp nữ sắc có quay đi không;gặp nam sắc có quay đi không?

    Nhập Lý: Nếu tránh vật gì hay người gì; thì còn chấp là có vật đó hay có người đó; nếu đã có vật có người thì tức thì cái ngã nảy sinh. Do đó không bao giờ còn giác ngộ được. Do đó; chẳng cố tránh nữ sắc mà cũng chẳng cố chiếm hữu nữ sắc. Vì thực sự chẳng có nữ sắc nào. Làm sao nắm được cái huyễn hóa hư không?

    Duyên Môn: Con người có nên bỏ sự cố gắng không?Dường như "cố gắng" cái gì là sinh Ngã lập tức.

    Nhập Lý: chừng nào mà giác được cố gắng thực sự là gì? Vì cái gì; nảy sinh từ đâu? Khi thấu hiểu thì cũng chẳng còn chối bỏ sự cố gắng hay thiết lập sự cố gắng. Vì thực có cái gì sinh ngã đâu; may ra thì chỉ có sinh cái ảo tưởng; cái vọng tưởng về một cái ngã thôi. Mà đã là vọng tưởng thì không thể diệt được.Nó đã sinh thì vọng tưởng tự diệt. Còn nếu vọng tưởng chưa từng sinh thì nó sẽ không bao giờ bị diệt. Do đó lòng quyết tâm đi diệt vọng tưởng và diệt ngã chỉ thêm một ảo tưởng nữa trong cái vòng luẩn quẩn của tưởng thôi.Giống như dùng tiếp dây thừng mà trói mình thêm vậy.

    Duyên Môn: Có nên tranh luận không?

    Nhập Lý: Nói đến tranh luận hàm ý ít nhất phải có hai phía đối lập nhau;do đó chỉ là giả lập. Nếu ta thử dừng cãi nhau với một người thì người đó cãi nhau với ai. Chỉ là một mớ những "âm thanh"; "động tác"; "thái độ"; rồi cả "sóng điện từ" người đó phát vào hư không thôi. Thực chất của một cuộc tranh luận nó chẳng có người nào cả. Vậy thì sao phải tránh tranh luận; mà sao phải lao vào một cuộc tranh luận. Nếu cuộc tranh luận có lý do phát sinh thì tự nó phải bị tiêu diệt. Còn nếu ngươi thấy tranh luận chưa từng phát sinh thì làm sao mà diệt được tranh luận?

    Duyên Môn: Có nên giúp đỡ người khác không? Thương yêu người khác không?

    Nhập Lý: Đã có người khác với mình thì làm sao mà giúp được. Làm cho một người nào đó tự tính vô ngã vô vật giác được vô ngã vô vật là giúp hết sức rồi đấy. Còn thương người vì nghĩ là "có người" ở đó; tức là lại có mình; mình còn chưa giác vô ngã vô vật thì làm sao mà đi giúp người vô ngã vô vật để mà thoát khổ. Người mù dẫn người mù. Cùng lắm là chỉ ăn may đi đúng đường một đoạn thôi; rồi trước sau gì cũng lôi nhau xuống cống hoặc đâm đầu vào cột điện; chứ làm sao mà dẫn được ra khỏi mê cung.

    Duyên Môn: Vậy chứ chư Phật và chân Bồ Tát không giúp đỡ chúng sinh sao?

    Nhập Lý: Như đã nói; chân Bồ-đề-tát-đóa cũng là một vị Phật. Mà đã là phật vì bao hàm tất cả các cảnh giới không một trở ngại nào. Phật có cả "mắt thường"; pháp nhãn; tuệ nhãn;Phật nhãn... và không có nhãn nào ngăn ngại nhãn nào;không có cái thấy biết nào ngăn ngại cái biết nào. Thế thì không thể giúp người như một người bình thường được hay sao? Đã không bị trở ngại còn sợ sa vào việc xấu; còn sợ sa vào ác đạo; còn sợ địa ngục hay sao?Sự giúp đỡ của Phật là một sự giúp đỡ bất khả tư nghị; siêu việt mọi sự giúp đỡ thông thường mà lại hàm chứa tất cả các sự giúp đỡ thông thường và không sự giúp đỡ nào sinh ngã tưởng hoặc cản trở một "hình thức" giúp đỡ khác. Đồng thời cũng chưa từng có ai đã giúp đỡ và được giúp đỡ;chưa từng có sự giúp đỡ; dưới "con mắt giác ngộ".

    Duyên Môn: Có nên tự kiêu không; có nên ngã mạn không?

    Nhập Lý: Như đã nói; khi đã giác vô ngã vô vật vô tâm thì chẳng còn có tự kiêu hay là khiêm tốn; tâm ngã mạn cũng chẳng còn ý nghĩa gì cả nên sao lại phải hỏi nên tránh hay là không tránh. Một người khen ngươi; ngươi có vui không. Nếu ngươi thấy vui; cái vui đó là tự nhiên ; sao ngươi lại chống lại một phản ứng "thần kinh-sinh-lý-hóa" học được sinh ra một cách tự nhiên và vốn dĩ tính Không; tại sao ngươi lại sinh thêm một cái tâm; một cái ngã chống lại "sự ngã mạn". Chính cái việc ngu xuẩn chống lại cái vốn chẳng có tự tính; vừa tạo hình tướng; tạo vật lại tạo ngã cho chính mình. Nếu nhắc lại; thì nếu sự ngã mạn có nguyên nhân thì nó tự diệt. Chẳng cần ngươi sinh tâm sinh ngã chống bỏ "nó". Ngươi không thể nào ngã mạn mãi được mà cũng không thể nào khiêm tốn mãi được. Cái gì tự sinh thì tự diệt.Không sinh thì không diệt.

    Duyên Môn: "Tôi có cần hỏi gì nữa không?"

    Nhập Lý: "Không!"
  2. vithuymylove

    vithuymylove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2007
    Bài viết:
    1.170
    Đã được thích:
    1
    Duyên Môn: Đọc hết những điều trên và thấu hiểu sâu sắc những điều trên có giác ngộ được Phật tánh không?
    Nhập Lý : Không.
  3. liuhoasin

    liuhoasin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Duyên Môn: Tại sao vậy?
    Nhập Lý: Vừa ngu vừa phá, thành Phật mới lạ.
  4. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Đúng vậy! Đúng vậy! Không phải giác cái gì mà sẽ thành Phật được! Tất cả chúng sinh là Phật đã thành!
  5. liuhoasin

    liuhoasin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    KO HIỂU, VẬY LÀM CÁC NÀO CÓ ĐƯỢC THẦN THÔNG NHƯ ĐẠT MA SƯ TỔ.
  6. vithuymylove

    vithuymylove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2007
    Bài viết:
    1.170
    Đã được thích:
    1
    Hố hố, Thiền Sư biết sủa lại thể hiện tài năng nữa đấy à? Không biết vị Thiền Sư này luyện thiền trong bao lâu mà công lực sủa thâm hậu thế!
  7. liuhoasin

    liuhoasin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Mr KH, hình như đây là cuộc phỏng vấn tưởng tượng với Đạt Ma sư tổ mà.
  8. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Trích wikipedia. (Thức này không phải của tôi;không phải là tôi sắc thọ tưởng hành cũng vậy!)
    Lục Thông là thanh tịnh 6 căn trong kinh Phật: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Khi tâm bị ô nhiễm thì 6 căn là lục tặc, là 6 tên giặc làm tâm xao động, vọng tưởng. Nhưng khi đã chế ngự 6 căn không bị ô nhiễm, tâm không động, không khởi vọng tưởng. Chúng ta cũng gọi đó là Lục Thông (6 phép thần thông) là có đầy đủ thần thông nhất, bao gồm:
    Thiên nhãn thông: tăng khả năng nhìn của mắt, không bị trở ngại bởi khoảng cách, chướng ngại vật, thậm chí còn nhìn xuyên thời gian, nhìn thấy những sinh vật ở thế giới khác. Cơ sở khoa học của Thiên Nhãn Thông là: bình thường con người chúng ta chỉ nhìn thấy những sắc chất có quang phổ từ màu đỏ đến màu tím. Nhờ luyện tập thiền định, hoặc một phép rèn luyện tinh thần nào đó, sóng não của chúng ta mạnh lên, có thể "bắt sóng" được những sắc chất ở tần số khác, ví dụ như sóng siêu ngắn (một loại sóng có thể xuyên qua vật cản, dùng trong thông tin vũ trụ), vì vậy người đạt Thiên Nhãn Thông có sức nhìn không hạn chế.
    Thiên Nhĩ Thông: tăng khả năng nghe của tai, không bị trở ngại của ngôn ngữ, giống loài, có thể nghe được mọi âm thanh trên thế gian, hiểu được tiếng muôn loài. Cơ sở khoa học tương tự Thiên Nhãn thông.
    Tha Tâm Thông: khả năng biết được suy nghĩ của kẻ khác. Cơ sở khoa học của Tha tâm thông: bộ não con người ví như một đài thu và phát sóng, mọi tâm tư, ý nghĩ của chúng ta đều tỏa ra xung quanh dưới dạng sóng. Nhờ tu tập Thiền định, hoặc một phép luyện tinh thần nào đó, chúng ta cải thiện được sức thu của não bộ, thì khi đó ta có thể thu được sóng não của người khác và hiểu họ đang nghĩ gì.
    Thần túc thông: khả năng nhìn thấy được trăm ngàn kiếp quá khứ của mình và người khác. Cơ sở khoa học của Thần Túc thông: khoa học nhân điện ngày nay đã chụp được luồng điện trường xung quanh con người, mà trong tôn giáo gọi là "Hào quang", gồm 7 tầng, phản ánh tính cách, tình trạng sức khoẻ, suy nghĩ của người đó. Đặc biệt tầng thứ 7, nằm ở ngoài cùng, lưu giữ ký ức của người đó không chỉ từ thuở nhỏ mà từ vô lượng kiếp quá khứ. Người đạt thần túc thông có thể đọc hiểu tầng hào quang này.
    Thần cảnh thông: khả năng di chuyển không hạn chế: phi thân, di chuyển tức thời. Thậm chí còn có thể tàng hình, hiện thân to, nhỏ tùy ý. Cơ sở khoa học của Thần cảnh thông: con người vốn dĩ được tạo thành bởi vô số các tế bào. Khi luyện tập sức mạnh ý chí đến mức có thể làm chủ chính mình, làm chủ từng bộ phận trong cơ thể, thì việc làm cho cơ thể nhẹ nhàng, co nhỏ, phình lớn.. là điều hoàn toàn có thể. Nói thêm về khả năng di chuyển tức thời: khoa học ngày nay thừa nhận có sự tồn tại của chiều không gian thứ 4, người bước vào chiều không gian này có thể đi đến bất cứ đâu trong không gian 3 chiều (là nơi ta đang ở).
    Lậu tận không: khả năng làm chủ bản thân tuyệt đối, ý nghĩ được kiểm soát, không còn vọng tưởng (suy nghĩ vẫn vơ), không còn nghi ngờ, không bị nhiễm ô dù trong hoàn cảnh nào, tâm thức tĩng lặng, xóa bỏ mọi nghiệp chướng (tốt hoặc xấu). Người đạt Lậu Tận Thông sau khi chết (gọi là Viên Tịch hoặc Tịch Diệt) sẽ không còn luân hồi sinh tử, sẽ ở trong một trạng thái vô cùng trong sáng, thoải mái, mà Phật giáo gọi là Niết bàn.
    Lậu tận thông là mục đích cuối cùng của bất cứ người xuất gia theo Đạo Phật nào. Năm thần thông kia (ngũ thông) thì quỷ (tà giáo), thần(người có phép mầu), tiên(người sống lâu), hoặc phàm phu(là chúng ta đây) chỉ cần luyện tập đều có thể đạt được. Còn bậc Thanh Văn, Bích Chi Phật, Phật Như Lai mới có Lậu Tận Thông.
    [sửa] LÀM CÁCH NÀO ĐỂ CÓ LỤC THÔNG
    Đức Phật xưa kia nhờ Thiền định mới đạt quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, chúng ta ngày nay không thể giỏi hơn Ngài được, vì thế để đạt Lục Thông, không có gì hơn là phải Thiền.
    Trên lý thuyết thì có vẻ rất dễ dàng, chỉ cần diệt được Tham(lam), Sân(hận), Si(ngu si) là đủ. Nhưng thực tế thì không hẳn, trước tiên ta phải giảm thiểu cho đến từ bỏ 5 ham muốn phàm phu (Ngũ uẩn hay Năm ấm)là: tài(tiền), dục(tình yêu), danh(địa vị), thực(ăn uống), thuỳ(ngủ). Kết hợp với quán chiếu tính Không của vạn vật: tất cả là vô thường, hư ảo, được hôm nay, mai lại mất, không nên vương vấn, có thì tốt, ko có thì thôi, chịu khó làm là có. Nghĩ được như thế là ta đã dẹp được Tham lam rồi đó, khi Tham diệt thì Sân và Si cũng vơi đi ít nhìều, vì khi lòng Tham không được toại nguyện thì nổi giận (Sân) rồi làm điều thiếu suy nghĩ (Si).
    Để dẹp bỏ Sân thì trong khi Thiền định phải Quán Từ Bi, trải lòng thương yêu mọi loài chúng sinh, kể cả hữu hình hay vô hình, thế giới này hay thế giới khác. Trong cuộc sống phải biết nhẫn nhịn, bị người mắng chửi thì nghĩ rằng nhờ mắng mình mà họ bớt xì-trét (Stress), đợi khi họ nguôi ngoai thì kiếm lời khuyên nhủ, đó là hành động của bậc quân tử. Khi gặp người khác phái thì phải xóa bỏ ý nghĩ dâm ô trước, rồi mới trải lòng Từ Bi sau.
    Chỉ cần dẹp bỏ Tham và Sân là chúng ta đã sáng suốt lắm rồi, cái Si không còn cơ hội tồn tại nữa. Khi Tham, Sân, Si bị tiêu diệt thì Bản chất, hay Phật tính của ta hiển lộ, Bản chất của chúng ta là: Thần Thông, Từ Bi, Trí Tuệ.
    Nên nhớ chỉ cần 1 trong 5 ấm (Ngũ uẩn) trỗi lên thôi là công phu của ta lui sụt tức khắc, vì thế phải biết làm chủ chính mình, đặc biệt là Dục
  9. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    BS!!!!!!!!!
    Ông nào sửa wiki quá bậy, cái nào biết thì hãy nói, không biết thì nói là không biết, đừng suy diễn
    Y kinh giải nghĩa tam thế phật oan
    Lìa kinh một chữ tức đồng ma thuyết
    Nếu y theo kinh giải nghĩa thì nói oan cho 3 đời phật. Nhưng lìa kinh một chữ tức đồng với ma thuyết ra. Chẳng có kinh điển nào nói về thần thông như vậy cả
    @ liuhoasin: Đạt Ma sư tổ nào, Nhập Lý là người đã thể nhập chân lý, là LHX công tử chứ còn ai nữa
  10. vithuymylove

    vithuymylove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2007
    Bài viết:
    1.170
    Đã được thích:
    1
    Yamaoka Tesshu ( 1836-1888 ) là một kiếm sĩ, một nhà thư pháp và cũng là một thiền sư cư sĩ lỗi lạc, trước sự khẩn cầu của đệ tử đã để lại bài kệ sau trước lúc lâm chung:

    Bụng phồng căng đầy
    Và giữa cơn đau quặn
    Tiếng gà lúc rạng đông

    Tương truyền, bài kệ ấy đã khiến cho các đệ tử của Tesshu rất thất vọng; họ cho rằng thầy mình không thể hiện dược khả năng vượt lên trên nỗi đau của thể xác trong những giây phút cuối của cuộc đời. Niềm thwts vọng ấy chỉ tan biến khi họ được dậy bảo rằng, Thiền không dạy cho người ta vượt lên trên thế giới này mà dạy cho người ta biết cách sống thực trong cuộc đời.

Chia sẻ trang này