1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hạ sỹ quan vs. Sỹ quan

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vinahack, 02/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vinahack

    vinahack Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Hạ sỹ quan vs. Sỹ quan

    Các bác cho em hỏi tí, thế nào thì gọi là hạ sỹ quan. Hạ sỹ quan khác sỹ quan như thế nào.
    Em thấy trong luật nghĩa vụ quân sự ghi là người mà có anh chị em ruốt là hạ sỹ quan và binh sỹ tại ngũ thì được hoãn gọi nhập ngũ. Tại sao không có sỹ quan nhỉ
  2. Nguyenaoe

    Nguyenaoe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2005
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    0
    Theo mình HSQ là từ để chỉ những người thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự tham gia quân đội có thời hạn. Được phong cấp hàm Binh sỹ (binh nhì, binh nhất), hạ sỹ quan (hạ sỹ, trung sỹ và thượng sỹ).
    Còn sỹ quan là những người tham gia quân đội được xác định đây như là một ngành nghề của xã hội. Được phong hàm từ cấp uý đến cấp tướng.
    Theo điểm c điều 29 luật NVQS VN "c) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ" thì được hiểu là trong một gia đình nếu có một người là anh chị em ruột đã tham gia nghĩa vụ thì các anh em khác được tạm hoãn làm NVQS.
    Còn những người là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, CNV quốc phòng họ tham gia, làm việc trong quân đội cả đời (lao động) nếu mà tính vào thì eo ơi đàn em chẳng ai phải đi lính nữa.
    Được nguyenaoe sửa chữa / chuyển vào 10:54 ngày 24/11/2005
  3. kien098

    kien098 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    15
    Hạ sĩ quan là quân nhân chuyên nghiệp, trưởng thành từ chiến sỹ , chưa qua trường lớp sĩ quan. Hạ sĩ quan là bộ khung của quân đội. Trần quân hàm hình như đến đại úy, nhưng vạch kẻ trên quân hàm là vạch gãy (hình chữ V) chứ không phải vạch thẳng như của sỹ quan.
  4. Nguyenaoe

    Nguyenaoe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2005
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    0
    Sao thế (Hạ sĩ quan là quân nhân chuyên nghiệp)?
    Không phải, bởi vì quân nhân chuyên nghiệp là những người thực hiện về chuyên môn nghiệp vụ, ngành nghề trong quân đội; được phong hàm từ cấp uý đến cấp tá và khác với sỹ quan chỉ huy - phù hiệu có vạch thẳng, còn QNCN có vạch gãy.
    Đặc điểm của quân nhân chuyên nghiệp là không thể làm chỉ huy, dù cấp hàm có cao hơn. Ví dụ có 2 ông, 1 là trung uý SQCH và 1 là Đại uý QNCN. Nếu cần bổ nhiệm 1 ông làm trung đội trưởng thì chỉ ông trung uý mới được bầu.
    Trong thời gian vừa qua, BQP cũng đã thực hiện việc rà soát, xét và "bẻ" gạch một số chức danh từ sỹ quan chỉ huy sang sỹ quan chuyên nghiệp.
  5. kien098

    kien098 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    15
    Hạ sĩ, Trung sĩ, thượng sĩ cũng là hạ sĩ quan!!!
    Trong lĩnh vực công nghiệp QP mới ko có các cấp bậc này.
  6. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Bên dưới: trích Điều lệ Quân nhân chuyên nghiệp.
    Ghi chú: hình như đã sửa đổi cho phép giữ đến chức thượng tá.
    Hạ sĩ quan, tiếng nước ngoài gọi là NCO tức là sĩ quan không chỉ huy, gồm 3 cấp: hạ sĩ, trung sĩ, thượng sĩ. Lính nghĩa vụ thì thường là lên đến cao lắm là trung sĩ là hết thời hạn phục vụ rồi!
    ---------------------
    Điều 1. - Quân nhân chuyên nghiệp là quân nhân có trình độ chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ cần thiết cho công tác chỉ huy, chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu của quân đội, tự nguyện phục vụ trong quân đội dài hạn hoặc từng thời hạn 3 năm.
    Điều 2. - Tuỳ theo trình độ đào tạo, quân nhân chuyên nghiệp được chia thành quân nhân chuyên nghiệp sơ cấp, trung cấp và cao cấp kỹ thuật nghiệp vụ.
    Bộ trưởng Quốc phòng quy định vị trí, chức danh quân nhân chuyên nghiệp trong biểu biên chế của Quân đội nhân dân Việt Nam.
    Điều 3. - Quân nhân chuyên nghiệp có phù hiệu, cấp hiệu riêng, được hưởng lương theo bảng lương của quân nhân chuyên nghiệp do Hội đồng Bộ trưởng quy định; được hưởng các khoản phụ cấp theo lương và các quyền lợi khác như sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có mức lương tương đương.
    CHƯƠNG II
    CHẾ ĐỘ PHỤC VỤ CỦA QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP
    Điều 4. - Khi quân đội có nhu cầu biên chế, các đối tượng sau đây có thể được xét chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp:
    1. Hạ sĩ quan, binh sĩ tốt nghiệp các trường kỹ thuật, nghiệp vụ của quân đội, đăng ký tiếp tục phục vụ ít nhất 6 năm (2 thời hạn) trong quân đội.
    2. Hạ sĩ quan, binh sĩ hết hạn phục vụ tại ngũ, có trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của quân đội, tự nguyện đăng ký phục vụ tại ngũ ít nhất 3 năm (1 thời hạn) trong quân đội.
    3. Công nhân, viên chức quốc phòng có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu của quân đội, tự nguyện chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp; đăng ký phục vụ dài hạn trong quân đội, được huấn luyện quân sự theo quy định của Bộ Quốc phòng.
    4. Công dân ngoài tuổi nhập ngũ theo quy định tại Điều 12 của Luật nghĩa vụ quân sự được động viên vào quân đội, có trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với nhu cầu của quân đội.
    Điều 5. - Quân nhân chuyên nghiệp được bố trí chủ yếu ở các đơn vị từ cấp sư đoàn trở xuống và một số vị trí trực tiếp bảo đảm cho công tác chỉ huy, huấn luyện ở các đơn vị từ cấp quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng trở lên.
    Điều 6. - Quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp gồm có:
    Thượng sĩ chuyên nghiệp,
    Chuẩn uý chuyên nghiệp,
    Thiếu uý chuyên nghiệp,
    Trung uý chuyên nghiệp,
    Thượng uý chuyên nghiệp,
    Đại uý chuyên nghiệp,
    Thiếu tá chuyên nghiệp,
    Trung tá chuyên nghiệp.
    Phù hiệu quân nhân chuyên nghiệp là một vòng tròn, ở giữa có hình phù hiệu của quân chủng, xung quanh có hai chữ "chuyên nghiệp".
    Điều 7. - Quân nhân chuyên nghiệp đã hết thời hạn đăng ký phục vụ tại ngũ thì được xuất ngũ và chuyển sang phục vụ ở ngạch dự bị theo Điều 18 của Luật nghĩa vụ quân sự; quân nhân chuyên nghiệp muốn đăng ký tiếp tục phục vụ tại ngũ, cần báo cáo với người chỉ huy trực tiếp trước 3 tháng để được cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
    Điều 8. - Quân nhân chuyên nghiệp có một trong những điều kiện dưới đây thì được xét cho xuất ngũ trước khi hết thời hạn đăng ký phục vụ tại ngũ:
    1. Được Hội đồng giám định y khoa từ cấp sư đoàn trở lên kết luận là không đủ sức khoẻ để tiếp tục công tác.
    2. Gia đình có khó khăn đặc biệt.
    3. Trình độ, năng lực không còn đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
    4. Khi quân đội chấn chỉnh tổ chức, tinh giản biên chế.
    Điều 9. - Bộ trưởng Quốc phòng quy định quyền hạn của người chỉ huy các cấp trong việc: chuyển chế độ, cho đăng ký phục vụ tại ngũ, xếp bậc lương, nâng lương, giao quân hàm, quản lý và cho xuất ngũ đối với quân nhân chuyên nghiệp.
  7. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Tiếp luôn cho chú nào thích thì nhào vô:
    --------------------
    CHƯƠNG III
    NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦA QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP
    Điều 10. - Quân nhân chuyên nghiệp phải:
    1. Trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
    2. Tôn trọng và giúp đỡ nhân dân, kiên quyết bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tính mạng và tài sản của dân.
    3. Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ của quân đội.
    4. Ra sức học tập chính trị, quân sự, văn hoá, kỹ thuật và nghiệp vụ; rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật; rèn luyện thể lực; không ngừng nâng cao bản lĩnh chiến đấu.
    Điều 11. - Ở một số đơn vị chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ do Bộ Quốc phòng quy định có quân nhân chuyên nghiệp giữ chức vụ chỉ huy.
    Mọi quân nhân chuyên nghiệp đều phải phục tùng người chỉ huy của đơn vị dù người ấy có quân hàm thấp hơn. Quân nhân chuyên nghiệp quan hệ với các quân nhân khác theo điều lệ của quân đội.
    Điều 12. - Quân nhân chuyên nghiệp lập được thành tích thì được khen thưởng, vi phạm kỷ luật thì bị xử phạt theo điều lệ kỷ luật của quân đội và pháp luật của Nhà nước.
    Điều 13. - Quân nhân chuyên nghiệp được khuyến khích học tập nâng cao trình độ; khi có nhu cầu, được học tại chức hoặc cử đi học các trường trong và ngoài quân đội; được xếp công tác và hưởng lương theo trình độ; được khuyến khích phát minh sáng chế, nghiên cứu đề tài khoa học, sáng tác và được đãi ngộ vật chất, tinh thần theo quy định của Nhà nước.
    Điều 14. - Khi đơn vị có nhu cầu, quân nhân chuyên nghiệp tự nguyện thì được đào tạo thành sĩ quan. Trong thời chiến, việc chuyển quân nhân chuyên nghiệp thành sĩ quan thực hiện theo nhu cầu của quân đội.
    Điều 15. - Quân nhân chuyên nghiệp xuất ngũ được thực hiện các chế độ, chính sách theo quy định của Nhà nước đối với sĩ quan quân đội xuất ngũ.

Chia sẻ trang này