1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hà Tây : Hướng nghiệp - Lao động - Việc Làm (Thấy và Nghĩ )

Chủ đề trong 'Hà Tây' bởi huongtich, 13/01/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huongtich

    huongtich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2004
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Hà Tây : Hướng nghiệp - Lao động - Việc Làm (Thấy và Nghĩ )

    Hà Tây tập trung đào tạo nghề
    Hàng loạt giải pháp sẽ được triển khai từ năm 2005

    VNECONOMY cập nhật: 05/01/2005


    Với lợi thế gần Thủ đô Hà Nội, có nhiều cụm điểm công nghiệp lớn của Trung ương và địa phương, Hà Tây đang hướng vươn lên trở thành một tỉnh công nghiệp. Chính vì thế, nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ phục vụ cho các khu công nghiệp, hiện đại hoá nông thôn và cho các làng nghề rất lớn và đang là một đòi hỏi cấp thiết.

    Theo Sở Lao động TB-XH tỉnh, bức tranh tổng thể về công tác dạy nghề trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực. Từ năm 2000 đến nay, bình quân mỗi năm có hơn 2,1 vạn người được đào tạo nghề nâng tỷ lệ lao động qua dạy nghề trong tổng số lao động từ 16,5% năm 2000 lên gần 24% năm 2004. Tính từ năm 2000 đến nay, toàn tỉnh đã có 12,6 vạn lao động qua dạy nghề. Đội ngũ công nhân kỹ thuật được đào tạo dài hạn đã có tốc độ phát triển nhanh.

    Năm 2004 đã đào tạo dài hạn cho hơn 6.700 người, chiếm 25% trong tổng số người được đào tạo nghề. Mạng lưới cơ sở dạy nghề được hình thành rộng khắp gồm nhiều cơ sở dạy nghề trong và ngoài công lập, với nhiều hình thức dạy nghề phong phú và ngành nghề đào tạo đa dạng. Gồm 2 trường dạy nghề, 6 trung tâm dạy nghề, 2 trung tâm dịch vụ và giới thiệu việc làm, 9 trung tâm kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp, hơn 1.000 cơ sở của tập thể cá nhân dạy nghề và có 160 làng, xã nghề điểm về dạy và truyền nghề. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có 3 trường dạy nghề, 2 trường cao đẳng có chức năng dạy nghề, 4 trường THCN có chức năng dạy nghề và 1 trung tâm dịch vụ giới thiệu việc làm.

    Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Lao động TB-XH, trong thực tế, công tác dạy nghề của tỉnh còn nhiều bất cập. Bởi toàn tỉnh có 2,5 triệu người, trong đó dân số vùng nông thôn chiếm hơn 90%. Lao động dồi dào là vậy nhưng chất lượng lại thấp, đội ngũ công nhân phát triển chậm, chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế hiện tại và trong những năm tới.

    Báo cáo điều tra của Sở Lao động TB-XH tỉnh cho thấy, lao động có chuyên môn kỹ thuật trực tiếp cho sản xuất chỉ chiếm có 25,77%, trong khi đó lao động có trình độ đại học, cao đẳng và và trung học chiếm 59,96%. Với bất cập đó dẫn đến đội ngũ công nhân kỹ thuật và thợ lành nghề thiếu nhưng thừa lao động có trình độ đại học, cao đẳng và trung học đang không có việc làm. Mạng lưới cơ sở dạy nghề tuy đã hình thành và phát triển, nhưng nhiều cơ sở quy mô nhỏ bé, cơ sở vật chất nghèo nàn, thiết bị máy móc lạc hậu. Đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng với yêu cầu hiện nay, chất lượng đào tạo còn hạn chế. Hiện toàn tỉnh vẫn còn tới 7 huyện, thị xã chưa có cơ sở dạy nghề. Có những huyện như Ba Vì, không những chưa có trung tâm dạy nghề mà còn không tham gia vào dạy và truyền nghề truyền thống.

    Kết quả đào tạo hàng năm của tỉnh vẫn tăng đều đều, nhưng đào tạo ngắn hạn vẫn là chủ yếu, chiếm tới 70% tổng số lao động được đào tạo của tỉnh. Tỷ lệ lao động qua dạy nghề chưa tương xứng với định hướng phát triển của một tỉnh nông nghiệp, đến năm 2004 mới đạt gần 24% tổng số. Còn thiếu trầm trọng đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật và thợ lành nghề cho cơ sở sản xuất được trang bị công nghệ mới. Cơ cấu lao động vẫn còn có sự cách biệt so với cơ cấu kinh tế hiện nay của tỉnh. Kế hoạch phân luồng học sinh THCS, THPT vào học nghề còn chậm. Và tỉnh chưa kịp thời xây dựng cơ chế chính sách để tạo động lực phát triển công tác dạy nghề.

    Theo Giám đốc Sở Lao động TB-XH Nguyễn Ngọc Thạch, trong năm tới tỉnh sẽ tập trung phát triển nguồn nhân lực toàn diện, chất lượng và kỹ thuật cao, quy hoạch mạng lưới dạy nghề trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế ?" xã hội và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh và cả nước. Thực hiện chủ trương xã hội hoá về dạy nghề và khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức dạy nghề. Quan tâm tới dạy nghề cho lao động nữ, bộ đội xuất ngũ, đối tượng khó khăn và tàn tật còn khả năng lao động. Mục tiêu đề ra đến năm 2010 đạt tỷ lệ 30-35% số lao động qua dạy nghề. Giảm tỷ lệ lao động chưa có việc làm ở khu vực thành thị xuống 5% năm 2005, dưới 3% năm 2010.

    Riêng năm 2005, tỉnh sẽ đào tạo nghề cho 32.000 người, tập trung cho 17 cụm, điểm công nghiệp của tỉnh, các khu công nghiệp TW, doanh nghiệp nước ngoài và liên doanh và các cơ sở kinh tế khác. Chú trọng phát triển nhanh đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật. Năm 2005, thành lập 5 trung tâm dạy nghề để có 9/14 huyện, thị xã có trung tâm dạy nghề. Thành lập mới 2 trường dạy nghề ở phía Bắc và phía Nam tỉnh nhằm tạo nguồn nhân lực cho các cụm, điểm công nghiệp.

    Tuy nhiên để đạt mục tiêu đến năm 2010 giải quyết việc làm từ 10 vạn lao động trở lên và vươn tới phát triển thành một tỉnh công nghiệp thì ngay từ bây giờ cần phải mở rộng ngành nghề đào tạo, tập trung đào tạo lao động nông thôn để phục vụ cho phát triển ngành nghề.
    (Thấy và Nghĩ )
  2. jachinh

    jachinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0
    Bất cập không riêng gì Tỉnh Hà Tây. Từ khu công nghiệp An Khánh tưởng rằng sẽ giải quyết được nhiều công ăn việc làm. Ai dè. Tương lai khu công nhiệp của Hà Tây sẽ phát rộng về phía Thường Tín ; Phú Xuyên. Ít ra thì đường xá ở đó khá thuận lợi. Cùng một trục đường chình với Thủ Đô và Phía Nam.
    Sao bác Hươngtich không làm vài bài về giải quyết lao động từ việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công. Hà Tây ta chỉ có cái này cũng mạnh mà
  3. huongtich

    huongtich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2004
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Làng lụa Vạn Phúc
    Làng Vạn Phúc nằm ở phía Tây Bắc thị xã Hà Ðông, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội 11km theo quốc lộ 6, đây là nơi có nghề dệt lụa nổi tiếng cả nước và trên thế giới. Theo truyền thuyết, nghề dệt ở Vạn Phúc có từ thời Bắc thuộc khoảng thế kỷ thứ 9, cách nay hơn ngàn năm, do một vị ***** tên là Lã Thị Nga, dòng dõi Hùng Vương, truyền dạy. Ðể ghi nhớ công ơn, dân làng tôn bà làm Thành hoàng, ***** nghề dệt và thờ tại đình làng Vạn Phúc.
    Theo thời gian, bàn tay tài hoa khéo léo của những người thợ dệt làng Vạn Phúc còn những công nghệ truyền thống đã tạo nên biết bao loại vải lụa độc đáo như vân, sa, nhiễu, gấm, vóc... được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Nhờ đó, Vạn Phúc trở thành một trong những làng nghề nổi tiếng góp phần tạo nên danh tiếng "đất trăm nghề-Hà Tây".
    Ngày nay, Vạn Phúc như một xưởng dệt lớn với gần 1000 máy dệt, thu hút hơn 1500 lao động, hàng năm sản xuất hơn 2 triệu mét vải cùng nhiều sản phẩm đa dạng về mẫu mã, chất lượng cao cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Anh...Ðến với Vạn Phúc, du khách không chỉ chọn mua được các sản phẩm như ý mà còn tham quan nhà lưu niệm Bác Hồ nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh danh nhân văn hóa thế giới đã từng sống và làm việc, khám phá những nét phong tục, tập quán đặc sắc, chiêm ngưỡng những mái đình, ngôi chùa rêu phong của một ngôi làng cổ và lắng nghe tiếng thoi đưa lách cách vui tai như lắng nghe nhịp điệu của trái tim của làng lục Vạn Phúc.
    Tổng hợp
  4. huongtich

    huongtich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2004
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Nón làng chuông

    Nằm cách trung tâm Hà Nội 40 km về phía tây, làng Chuông (Thanh Oai, Hà Tây) từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm nón lá. Người làng Chuông gắn với nghề làm nón chẳng khác gì người Vạn Phúc gắn bó với nghề dệt lụa, người Cự Đà gắn với nghề làm tương... Có điều, nghề đan nón vất vả mà thu nhập chẳng được là bao. Song, ở làng Chuông từ già đến trẻ, đàn ông lẫn đàn bà không ai chê, bỏ nghề.
    Thật khó xác định chính xác nghề làm nón xuất hiện ở đây từ khi nào. Chỉ biết rằng, từ xa xưa nón Chuông đã trở thành một lễ vật quý được tiến vào cung. Đến nay, nón làng Chuông đã có mặt ở khắp mọi nơi: từ bắc vào nam, cả trong nước và ngoài nước... Mỗi ngày hàng ngàn chiếc nón từ làng Chuông "túa" đi các tỉnh. Đặc biệt trong khoảng thời gian gần đây, làng chuông đã ký được hợp đồng để đưa nón xuất ngoại. Hiện nay, nón Chuông đã có mặt ở thị trường các nước: Nhật Bản, Trung quốc, Ôxtrâylia, Hàn Quốc và nhiều nước Châu Âu...
    Nhìn những chiếc nón xinh xinh, chắc chắn, ít ai biết được rằng, để làm nên nó, những người thợ đã phải bỏ ra khá nhiều công sức và thời gian. Đầu tiên là việc chọn mua nguyên liệu. Thường thì nguyên liệu làm nón phải mua từ Thanh Hóa, Quảng Bình, Phú Thọ, Sơn La... Lá cọ mua về được phơi dăm ba ngày cho đến khi màu xanh của lá chuyển dần sang màu trắng. Sau đó người thợ làm nón phải miết lá cho thật thẳng mà vẫn giữ được độ dẻo và mềm. Vành nón được làm bằng cật nứa vót nhỏ. Công đoạn khó nhất để tạo ra được một chiếc nón là giai đoạn khâu. Người thợ phải thật khéo léo và tỉ mỉ vì chỉ cần sơ sảy một chút lá nón sẽ nhăn và rách. Khâu xong, người thợ phải hơ nón bằng hơi diêm để nón trở nên trắng và không bị mốc. Một đặc điểm để phân biệt giữa nón làng Chuông và các loại nón khác là: Nón làng Chuông có 16 lớp vòng, giúp nón vừa đẹp, vừa có độ bền chắc.
    Những năm trước, người làng Chuông sản xuất nhiều loại nón khác nhau: nón ba tầm, nón nhỏ, nón dấu...Bây giờ, do nhu cầu của thị trường, người làng Chuông chỉ sản xuất duy nhất loại nón chóp. Nghề làm nón không cho thu nhập cao nhưng nó cũng tạo ra công ăn việc làm cho người lao động lúc nông nhàn. Mỗi người một việc như có sự phân công lao động từ trước. Người chuyên đảm nhiệm việc thu mua nguyên liệu. Người chuyên sản xuất. Người mang sản phẩm đi tiêu thụ ở các nơi... Nón làng Chuông ngoài việc đưa đi các tỉnh với số lượng lớn còn được bày bán trong những phiên chợ làng.
    Một tháng, chợ làng họp 6 phiên chính vào các ngày 4, 10, 14, 20, 24. 30. Nếu ai may mắn về làng Chuông đúng vào ngày chợ họp sẽ bị ngợp trong một rừng nón trắng. Nón được xếp thành từng chồng dài như những trụ tháp cao quá đầu người. Giá mỗi chiếc nón dao động từ 5.000 ?" 10.000 đồng/chiếc. Để làm ra một chiếc nón thì một người thợ nhanh nhất cũng phải mất 3- 4 tiếng. Như vậy thu nhập bình quân của một gia đình làm nón cũng chỉ được từ 25.000-30.000 đồng/ngày. Nghề làm nón không giàu nhưng hết thảy mọi người dân nơi đây đều có một tình yêu, sự gắn bó mật thiết với nghề.
    Người làng Chuông tự hào với nghề đan nón bởi nghề này gắn bó với mảnh đất và con người nơi đây từ hàng trăm năm nay.
    ( Tổng hợp)
  5. huongtich

    huongtich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2004
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Trên 3 làng nghề tôi lấy ví dụ, tôi không muốn post thêm ngại trùng chủ đề với bác Lexcom
    Hà Tây: Phát triển công nghiệp - thủ công nghiệp ở 1.150 làng nghề

    Năm 2004, khối kinh tế ngoài quốc doanh của tỉnh Hà Tây phát triển mạnh nhất từ trước đến nay, giá trị sản xuất đạt 3.540,6 tỷ đồng, bằng 49% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp toàn tỉnh. Đặc biệt, kinh tế làng nghề, các điểm công nghiệp đang phát huy được tiềm năng của vùng đất trăm nghề, nhất là các nghề truyền thống dệt vải, lụa tơ tằm, thủ công mỹ nghệ, sơn mài, mây tre đan...
    Ngay từ đầu năm, tỉnh Hà Tây và các Hợp tác xã, doanh nghiệp(DN) tư nhân đã đầu tư kinh phí trên 3 tỷ đồng vào quĩ khuyến công để phát triển ngành nghề công nghiệp, giao dịch thị trường, thông tin tiếp thị, nhân cấy nghề và dạy nghề thủ công cho trên 12.600 lao động. Các hộ thủ công và các thành phần kinh tế tư nhân đã đầu tư gần 75 tỷ đồng vào mở rộng cơ sở sản xuất, mua sắm phương tiện, máy móc, thiết bị, đổi mới công nghệ sản xuất. Nhờ vậy, các làng nghề có bước đột biến về cơ cấu kinh tế: sản phẩm công nghiệp, thủ công nghiệp, lao động và số hộ tham gia làm nghề đều chiếm tỷ trọng trên 50% các chỉ tiêu kinh tế xã hội. Vừa qua, Hà Tây có thêm 41 làng được tỉnh công nhận làng nghề và 30 làng có nghề mới. Nâng thành tích chung của toàn tỉnh lên 201 làng đạt tiêu chí làng nghề, 1.150 làng có nghề. Trong đó có 567 cơ sở tư nhân, tổ hợp, DN công nghiệp ngoài quốc doanh là hạt nhân tìm kiếm nguồn hàng, tổ chức gia công sản xuất và thu gom tiêu thụ sản phẩm ở các làng xã. Khu vực kinh tế làng nghề đã giải quyết việc làm ổn định cho 185 nghìn lao động.
    Các làng, xã đã phối hợp chặt chẽ với mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ các tổ chức xã hội mở các lớp dạy nghề, truyên nghề tại chỗ. Các DN, chủ hàng vừa năng động trong việc tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ vừa chú trọng đầu tư mở rộng sản xuất... Từ làng nghề truyền thống sản xuất hàng mây tre đan Phú Vinh, xã Phú Nghĩa (Chương Mỹ), đến nay tất cả 33 xã, thị trấn đều có nghề này, trong đó có 5 làng đạt tiêu chí làng nghề, thu hút trên 2 vạn người sản xuất, hàng năm đạt doanh số từ 300 tỷ đồng đến 350 tỷ đồng; trong đó có 12 DN, cơ sở sản xuất tập trung đạt giá trị hàng hoá và xuất khẩu từ 8 đến 15 tỷ đồng. Chương Mỹ còn đóng góp nhiều nghệ nhân, thợ giỏi tham gia chương trình dạy nghề cho các huyện trong tỉnh. Vì vậy, hầu hết các huyện trong tỉnh đều có những làng, xã tham gia làm nghề mây tre đan. Các huyện Phú Xuyên, Thường Tín, Thạch Thất, thị xã Hà đông... số làng nghề phát triển khá nhanh, loại hình hoạt động đa dạng, phong phú. Làng nghề chế biến nông sản Cát Quế, Dương Liễu, Minh Khai, Công ty Minh Dương (Hoài Đức); các làng nghề cơ khí, chạm khác gỗ xã Thanh Thuỳ (Thanh Oai), Hợp tác xã khảm trai Ngọ Hạ (Chuyên Mỹ)...có từ 70% đến 90% số hộ tham gia làm nghề công nghiệp, thủ công nghiệp, giá trị sản xuất đạt trên 20 tỷ đồng/năm/làng. Làng nghề dệt kim, may mặc, nhuộm gia công la Phù (Hoài Đức) không những giải quyết việc làm cho 100% lao động trong xã mà còn thu hút gần 300 lao động trong khu vực; doanh thu đạt trên 120 tỷ đồng/năm.

    Được huongtich sửa chữa / chuyển vào 11:16 ngày 16/01/2005
  6. huongtich

    huongtich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2004
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0

    Các làng nghề khởi sắc nhờ vốn tín dụng



    Nhắc đến Hà Tây là người ta nhớ tới lụa tơ tằm Vạn Phúc, dao kéo Đa Sỹ, giò chả Ước Lễ, bánh dày Quán Gánh, mây tre đan thủ công mỹ nghệ Phú Xuyên, Chương Mỹ...
    Thông qua Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà Tây, 8 tháng năm 2002 - khi bắt đầu thực hiện nhiệm vụ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, đã hỗ trợ được 5.790 triệu đồng vốn ngắn hạn cho các doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh hàng mây tre đan xuất khẩu. Năm 2003, Chi nhánh Quỹ đã cho vay được 49 hợp đồng tín dụng ngắn hạn với tổng nguồn vốn hỗ trợ là 60.915 triệu đồng để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu với tổng giá trị xuất khẩu là 7.631 triệu USD. Riêng 9 tháng đầu năm 2004, cũng đã hỗ trợ được trên 70.000 triệu đồng để thực hiện 60 hợp đồng xuất khẩu có tổng giá trị gần 7,5 triệu USD. Hàng mây tre đan ở Hà Tây đến nay đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, Hà Lan, Pháp... nhờ nguồn vốn tín dụng ưu đãi này.
    Bên cạnh nguồn vốn ngắn hạn ưu đãi, chi nhánh Quỹ cũng đã cho vay trung, dài hạn để các doanh nghiệp xây dựng nhà máy, nhà xưởng làm hàng mây tre đan Ngọc Sơn, Công ty trách nhiệm hữu hạn Tiến Động, Công ty trách nhiệm hữu hạn Văn Minh... nhờ đó đã tạo thêm công ăn việc làm cho lao động nông nhàn tại địa phương và làm tăng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hà Tây, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nhân dân Hà Tây.
    Có nguồn vốn hỗ trợ này mà chỉ tính riêng xã Phú Túc, Phú Xuyên có 1.846 hộ thì có tới 1.330 hộ tham gia làm nghề với 8 thôn làm nghề, mỗi thôn đều có 50 - 80% số hộ đan guột tế phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Mức thu nhập bình quân của người thợ làm nghề là 2 triệu đến 2,5 triệu đồng/người/năm. Và Chương Mỹ, cả xã Phú Nghĩa có 7 làng thì đến nay cả 7 làng đều được công nhận là làng nghề theo tiêu chuẩn của tỉnh, đều duy trì và phát triển nghề đan lát với số hộ tham gia lên tới 75 - 85%, mức thu nhập bình quân của người thợ là 2,5 triệu đồng/người/năm.
    Chỉ vài năm gần đây, nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà Tây đã giúp cho nghề đan lát truyền thống của tỉnh khởi sắc, đem lại cho người dân Hà Tây cuộc sống ngày càng ấm no và hạnh phúc. Từng đường làng, ngõ xóm đều được xây dựng mới, lát gạch sạch đẹp. Nhiều nhà xưởng quy mô lớn được xây dựng, người dân được sống trong những ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát làm cho làng xã ngày càng khang trang hơn.
    Trong những năm tới, Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà Tây cần tiếp tục phát huy hơn nữa hiệu quả của nguồn vốn hỗ trợ xuất khẩu ưu đãi này, sẽ cho vay được nhiều doanh nghiệp hơn và cho vay được nhiều làng nghề truyền thống của mảnh đất "trăm nghề" này. Đó không chỉ là mong muốn của người dân Hà Tây, của nhân dân làm nghề và cũng là mong muốn của các cấp, các cơ quan quản lý Hà Tây và chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà Tây nhằm thực hiện tốt chủ trương hỗ trợ phát triển làng nghề của Đảng, Nhà nước ta. Khơi dậy tiềm năng của các làng nghề, khơi dậy sức sáng tạo của người thợ thủ công Hà Tây.
    (Tổng hợp)
  7. huongtich

    huongtich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2004
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0

    Hà Tây - Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ - Các mục tiêu liên quan đến việc làm
    Quyết định số 145/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm 8 tỉnh: tp Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
    Theo đó, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm sẽ đạt 1,3 lần (giai đoạn 2006-2010) và 1,25 lần (giai đoạn 2011-2020) so với mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước. Tỷ trọng đóng góp vào GDP cả nước tăng từ 21% (năm 2005) lên 23-24% (năm 2010) và 28-29% (năm 2020). Giá trị xuất khẩu bình quân đầu người/năm từ 447 USD (năm 2005) lên 1.200 USD (năm 2010) và 9.200 USD (năm 2020). Đạt tốc độ đổi mới công nghệ bình quân 20-25%/năm. Giảm tỷ lệ lao động không có việc làm xuống 6,5% vào năm 2010. Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 1,5% năm 2010 và dưới 0,5% năm 2020. Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống 1% vào năm 2010, dưới 0,8% vào năm 2020.
    (Tổng hợp)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này