1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hai câu hỏi về kỹ thuật cơ khí - Dễ hay quá khó?????

Chủ đề trong 'Cơ khí - Tự động hoá' bởi WJT, 20/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. WJT

    WJT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    4
    Hai câu hỏi về kỹ thuật cơ khí - Dễ hay quá khó?????

    Chào cả nhà!

    Hôm nay có 1 cháu học sinh lớp 7 hỏi tôi 2 câu hỏi về kỹ thuật cơ khí làm tôi giật cả mình! Giật mình vì không phải mình không trả lời được mà là tôi cảm thấy nó quá khó đối với học sinh lớp 7 (câu hỏi bài tập về nhà môn Kỹ thuật công nghệ thì phải). Hai câu đó như sau:

    1. Các viên bi trong ổ bi (xe đạp) cần có đường kính đều nhau hay không? Vì sao?
    2. Nếu côn của xe đạp quá chặt hay quá lỏng thì phải làm thế nào để khắc phục?

    Hai câu hỏi này giống hệt 2 câu hỏi trong môn học chi tiết máy (lý thuyết và đồ án) của sinh viên Cơ khí (năm thứ 2-3)- nôm na có thể viết như sau:

    1. Giải thích tại sao đường kính của các bi lại phải đều nhau?
    2. Điều chỉnh ổ lăn (ổ đũa côn ...) khi mòn?
    Với các câu hỏi trên, tôi vẫn nhớ rằng có nhiều khi phải đến trên dưới 30% sinh viên học môn CTM không trả lời được. Vậy các bạn thử nghĩ xem với học sinh lớp 7 thì các câu hỏi trên có hợp lý hay không? Hay là chúng quá khó?

    WJT.
  2. dzung754

    dzung754 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    2

    Chào bạn WJT,
    Câu hỏi này tôi thấy các em có thể trả lời được. Ngày xưa tôi học về Vật lí và Kỹ thuật Công Nghiệp và có đi dạy một thời gian ở VN. Mức độ kiến thức trong trường học đi từ dễ đến khó. Cũng cùng một câu hỏi nhưng chúng ta có thể trả lời tuỳ theo trình độ của học sinh. Câu hỏi trên giúp các em có kiến thức từ thực tế và chiếc xe đạp là cái dễ thấy nhất. Tôi theo học ở 2 nền văn hoá khác nhau nên tôi thấy sự khác biệt của nó. Ở trong trường học trên nước Mỹ họ giúp học sinh học từ những cái thấy trong cuộc sống. Họ đào tạo học sinh ra để làm việc nên tất cả những cái gì liên quan đến cuộc sống đều có thể đưa vào bài học và những project của hoc sinh. Và những cái đó đều phải có sự giúp đỡ của cha mẹ. Việc học hành ở Mỹ khác VN. Ở VN học về lí thuyết nhiều hơn, ít ứng dụng thực tế. Theo như cách nhìn của bạn thì bạn đi sâu vào lí thuyết để giải thích vấn đề. Theo tôi thấy ở đây thì chắc giáo viên chỉ cần các em biết về cơ cấu vận hành của các viên bi và sự truyền lực chứ không cần tới tích phân để giải thích vấn đề. Đó là theo ý kiến riêng và kinh nghiệm của tôi. Cám ơn bạn về cái này nhé, tôi nghĩ không ra cách nhưng không thấy người bạn ấy trả lời tôi. Đành vậy thôi.
    Thì bạn cứ bảo ai đấy gửi cho qua yousen*** chẳng hạn! Có gì mà ngại - toàn là người Việt cả
    WJT.
  3. dcl202

    dcl202 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn WJT,
    Vấn đề bạn nêu ra thật thú vị, khiến tôi chợt nhớ tới câu chuyện vui, kể về một sinh viên lúng túng giờ lâu trước câu hỏi của thầy giáo trong kỳ thi.
    Thầy hết kiên nhẫn: câu hỏi khó quá phải không?
    Sinh viên ấp úng: Dạ, câu hỏi thì không khó, câu trả lời mới khó!!!
    Trong thực tế hình như cũng đúng như vậy. Có lần thấy tôi lúng túng trước một bài toán của học sinh mà con tôi không làm được, nó mừng rỡ như gặp được đồng minh: bố còn chịu không giải được thì cớ gì mẹ trách con? Tôi lại phải giải thích để nó đừng tự mãn: bố đang nghĩ cách nói sao cho con hiểu chứ không phải đây là bài toán khó đối với bố v.v...!
    Trở lại chủ đề bạn nêu, tôi nghĩ đây là câu hỏi khá thiết thực đối với học sinh phổ thông, vì đa số chúng phải dùng xe đạp làm phương tiện đi lại chủ yếu. Khi xe hỏng, chúng phải biết cách tự sửa chữa hoặc phải biết người ta sửa xe cho chúng có đúng kỹ thuật hay không.
    Với cùng một câu hỏi, sẽ có nhiều cách trả lời, tùy thuộc vào trình độ nhận thức của người trả lời (và cả của người ra câu hỏi). Chắc hẳn các giáo viên phổ thông sẽ trông đợi câu trả lời của một học sinh lớp 7 khác với sự kỳ vọng vào câu trả lời mà các giảng viên mong được nghe từ các sinh viên đại học kỹ thuật, với cũng những câu hỏi này.
    Như vậy không có nghĩa là tôi hoàn toàn nhất trí với các chương trình giáo dục hiện nay của Việt Nam, kể cả ở các cấp phổ thông lẫn đại học. Đúng là có rất nhiều ý kiến phê phán về các chương trình giáo dục đào tạo của ta quá ư "giời ơi"!
    Theo tôi nghĩ, với câu hỏi này cho một học sinh lớp 7, các cháu có thể trả lời đơn giản rằng không thể lắp các viên bi có đường kính khác nhau trong một ổ bi, vì chúng sẽ tiếp xúc không đều. Nếu côn quá chặt thì phải nới lỏng ra một chút còn nếu quá lỏng thì xiết chặt vào một chút (có ai "đánh thuế" từ MỘT CHÚT đâu!). Chắc các thày cô cũng chấp nhận đây là những đáp án đúng mà không vặn vẹo gì thêm!
  4. hoathep

    hoathep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2003
    Bài viết:
    1.958
    Đã được thích:
    1
    Câu hỏi này theo mình là hay, hoàn toàn phù hợp với học sinh mới làm quen với kỹ thuật.
    Câu hỏi này buộc các em phải tìm hiểu, xe đạp thì khá sẵn nên có thể sờ mó được hiện vật. và đưa ra nhận xét của mình, kích thích được lòng hay mê tìm hiểu.
    Câu hỏi giúp các em biết được các khái niệm đơn giản như lắp lỏng lắm chặt, ổ lăn, điều chỉnh.
    Bạn đừng nghĩ theo cách của những người học hàm thụ. vì một câu hỏi có nhiều cách trả lời khác nhau, khía cạnh ở một học sinh lớp 7 là làm quen là chính không đi sâu vào chi tiết tìm hiểu tại sao, mà chủ yếu là có tính chất giới thiệu những khái niệm cơ bản.
    Các câu hỏi vì sao. ở cấp học này cũng chủ yếu để phân loại học sinh giỏi và xuất sắc. chứ không phải là yêu cầu học sinh phải nắm bắt được vấn đề.
    VD nếu bạn nào học cao học công nghệ cơ khí sẽ thấy phần lớn các môn học đều giống với hồi học chuyên ngành, nhưng lại có yêu cầu cao hơn và cách tiếp cận, mục tiêu nắm bắt cũng khác hơn với học đại học.
    Àh mà trẻ con mà hỏi câu này mà người lớn trả lời là: Câu này khó lắm tao học đại học mới trả lời được thày giáo mày điên àh.... thì đúng là thôi rồi.
    Trước đây khi còn học lớp 7-8-9 gì đấy mình đọc sách kĩ thuật điện lớp 12. Mẹ mình dạy Vật Lý mà, thấy nói mấy cái mạch rất hay và mình bắt đầu chiến dịch xin xỏ, một chiếc mỏ hàn được gửi về từ Bắc Ninh, đồng hộ VA được mẹ mượn cho từ phòng thí nghiệm của trường, Phòng mình thì bừa bãi như một chiến trường, với đủ các loại đồ chơi được tháo tung ra. Mẹ không ngăn cấm mà ủng hộ (dù điểm học có hơi sút) tạo nên từ đó trong mình có một niềm đam mê với khoa học,
    Buồn cười nhất là hồi đầu gọi cái transistor là cái tụ 3 chân. Sang nhà đứa bạn bố nó làm thợ điện tử thấy rất hay và ngo ngó vào mấy cái mạch đang sửa bố nó chơi cho mình một câu mà đến giờ vẫn nhớ "Mày làm sao mà hiểu được trẻ con con nít" nó gây khá nhiều ức chế.
    Giờ mình thấy trẻ con khổ thật, mới bé tí tẹo đã bị gây áp lực học đủ thứ trên đời, chủ yếu là ép học, học đối phó chứ không tạo được lòng đam mê của các em, học vậy sao hiệu quả được.
    Mục đích học tập thì đề ra là để thi đỗ đại học để ra trường có việc làm, để kiếm được nhiều tiền tạo nên những quan điệm có phần sai lệch về mục đích học tập.
    Được hoathep sửa chữa / chuyển vào 10:09 ngày 23/12/2005
  5. tinhthanthep

    tinhthanthep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    3.978
    Đã được thích:
    0
    Sở dĩ có nhiều sinh viên không trả lời được vì hôì lớp 7 họ có được học đâu. Những kiến thức như thế này nhẽ ra phải dạy từ lớp 6 chứ đâu phải đến đại học mới dạy
  6. mongdu2000

    mongdu2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2005
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    tôi thấy mọi người toàn nói những vấn đề chẳng tập trung vào câu trả lời.thực ra tôi cũng không trả lời được.các ban biết câu trả lời thì viết lên cho mọi người cung thêm hiểt biết.
    tôi thì tôi nghĩ thế này:
    ổ bi chịu lực rất lớn trong cả cái xe đạp.nếu như những viên bi mà không đều nhau thì dẫn đến viên bi to hơn sẽ phải chịu một lực lớn hơn rất nhiều so với các viên bi khác.có thể dẫn đên méo bi hoăc vỡ bi dẫn đến hỏng vòng bi.
    các bạn thử xem tôi viết thế có đúng không.còn câu hỏi thư hai thi tôi không biết.
  7. WJT

    WJT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    4
    Mongdu2000 nói rất đúng -cái mà tôi mong mọi người thảo luận gồm 2 ý:
    1-Câu hỏi khó hay dễ -Ý này OK vì mọi người tập trung vào; Tuy nhiên tạm thời vẫn chưa thể tổng kết ý này được vì có khi mình bảo dễ nhưng lại trả lời sai; còn người kêu khó có khi lại giải thích đúng! Ý nữa là mấy bác reply đều có vẻ là siêu thủ trong cơ khí cả nên việc giải thích các câu hỏi đó đối với các bác ấy cả là rất đơn giản! Với các bác khác, đặc biệt là các bậc phụ huynh (của các em lớp 7) mà không phải là dân cơ khí thì không biết thế nào đây?
    2-Trả lời như thế nào - Mongdu2000 là người đầu tiên dũng cảm trả lời thử mặc dù bạn ấy đã nói là không biết- Rất cám ơn bạn! Tuy nhiên theo tôi nghĩ thì nếu trả lời như bạn thì sẽ là không đúng (không biết đáp án cho hs lớp 7 thì thế nào chứ còn cho sv đại học thì chắc chắn là sai (chỉ nói về ý -bản chất thôi chứ tính đến cụ thể).
    Rất mong các bạn khác nhiệt tình với câu hỏi này!
    Chúc Giáng sinh vui vẻ!
    WJT.
    Được WJT sửa chữa / chuyển vào 13:54 ngày 24/12/2005
  8. hoathep

    hoathep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2003
    Bài viết:
    1.958
    Đã được thích:
    1
    Oài cái ông này không chịu đọc hay sao ấy nhỉ, người ta hỏi là dễ hay là khó chứ có hỏi câu trả lời đâu, Còn câu trả lời thì tìm trong chính cái quyển sách ấy và bài giảng của thầy giáo môn đó sẽ tìm được câu trả lời phù hợp với cấp học đó.
    Thôi để hôm nào mình hỏi đứa bạn dạy kĩ thuật cho nó chính xác, trả lời cho trẻ con không được qua quít cho xong.
    to @WJT: Bạn cho là các viên bi không đều thì không liên quan đến mặt chịu lực của vòng bi àh, Bạn làm thử CAE đi rồi post kết quả lên để chứng minh với mọi người là nó không ảnh hưởng đến chịu lực đi.
  9. ksk07

    ksk07 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/10/2005
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    50
    Câu hỏi 1 thực ra trả lời thì chỉ cần nhìn thẳng vào thực tế là được. Bản chất là ở thực tế, ở trình độ nào thì cũng cần phải giải thích đúng vì sao. Có lẽ ai cũng tưởng tượng được cái cảnh một vòng bi quay với các hòn bi không đều nhau. Cái ảnh hưởng lớn nhất có lẽ là lực thành phần tác dụng lên các viên bi không đều nhau, các viên bi sẽ chịu ứng suất khác nhau và một số viên bi có đường kính lớn sẽ có thể có ứng suất vượt quá giới hạn cho phép và sẽ xảy ra hiện tượng vỡ bi , sau đó là sẽ ảnh hưởng đến độ lệch tâm, gây tiếng ồn......( nếu bi không bị vỡ)
    Còn câu thứ 2 thì quá dễ, có lẽ ai từng sửa xe đạp cũng biết được. Ưu điểm của ổ bi và ổ đũa côn là có thể điều chỉnh khe hở để bù lại lượng mòn của ổ. Vì vậy khi ổ bi bị mòn(lỏng) thì điều chỉnh khe hở bé lại, khi chặt quá thì nới rộng khe hở ra.
    uhm....nhưng mà trả lời như thế đã đúng và đủ ý chưa nhỉ, xin các bác cho ý kiến!
  10. WJT

    WJT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    4
    Đường kính của các viên bi đều cũng có ý là làm tăng khả năng tải của viên bi, nhưng cái đó không phải là ý chính. Kể cả khi đường kính của các bi không đều nhau, khả năng chịu tải của các viên bi vẫn ok mà (không tin thì các bạn thử đo đường kính của 1 viên bi xe đạp và tính xem nó có chịu được tải (chỉ 1 viên chịu tải thôi) khi xe đạp chở 200-400 kg không (chắc là bạn chưa từng chở nặng thế?)? Theo lý thuyết ổ lăn, (đây mình nói lý thuyết đã - chứ không phải là cách nói cho các cháu) do các bi đều phải tham gia vào 2 chuyển động: chuyển động quanh quanh tâm của nó và chuyển động quanh quanh trục của ổ lăn (đôi khi còn gọi là chuyển động kéo theo). Vận tốc góc của bi quanh trục của ổ chính bằng vận tốc góc của vòng cách của ổ (ổ xe đạp thì chỉ có xe xịn mới có vòng cách). Chuyển động quay quanh tâm của bi thì không yêu cầu gì về độ chính xác của đường kính bi cả, nhưng chuyển động quanh trục của ổ (ở đây cũng là đường tâm trục xe đạp) thì yêu cầu độ chính xác của đường kính bi rất cao. Nếu các bi không đều nhau thì chuyển động của của chúng quanh tâm ổ sẽ không đều nhau. Thử tưởng tưởng là chỉ có 1 vòng cách mà anh thì đẩy đi (do bi chuyển động nhanh), anh thì kéo lại (do các bi chuyển động chậm hơn) thì sẽ thế nào. Ma sát, nhiệt,... và quá nữa là vỡ vòng cách. Trường hợp xe đạp mà không có vòng cách (không có gì để vỡ) thì các bi sẽ bị dồn (xô dạt) về 1 chỗ nào đó và cuối cùng là kẹt ổ (xe bây giờ hiếm có trường hợp này vì bây giờ bi khá xịn chứ ngày xưa hiện tượng này hay gặp lắm (vì toàn bi gia công, bi lởm khởm).
    WJT.

Chia sẻ trang này