1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hai câu hỏi về kỹ thuật cơ khí - Dễ hay quá khó?????

Chủ đề trong 'Cơ khí - Tự động hoá' bởi WJT, 20/12/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ksk07

    ksk07 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/10/2005
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    50
    Ừ nhỉ.Hình như mình cũng được học về vấn đề này rồi mà quên mất. Đúng là lực tác dụng lên từng viên bi có khác nhau cũng không phải là quan trọng. Bây giờ nghĩ lại mới thấy mình sai.
    Vấn đề nằm ở chỗ chuyển động của các viên bi .
    Lớp 7 có trả lời được câu hỏi này không nhỉ ? Có lẽ là chỉ những cậu học sinh cực thông minh mới tự nghĩ ra được câu trả lời đúng.
  2. skiderman

    skiderman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2005
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Nếu tớ là học sinh lớp 7 thì câu trả lời sẽ là:
    - Các viên bi có đường kính bằng nhau, vì nếu không tròn đều thì sẽ có viên không có tác dụng gì cả.
    - Câu thứ hai thì em nào có 1 chút ham mê về máy móc sẽ trả lời đựơc ngay mà không cần suy nghĩ lâu.
    Môn học Kỹ thuật công nghệ ở lớp 7 mang tính định hướng nghề nghiệp là chính. Trang bị kiến thức cơ bản là phụ. Nếu nhìn ở khía cạnh này chắc các bác sẽ không thấy có vấn đề gì pk???
  3. WJT

    WJT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    4
    Trả lời như skiderman mình thấy có vẻ cũng chưa ổn! Vì đường kính các bi không đều nhau thì không những sẽ có viên không có tác dụng (không có tác dụng thì vẫn ok mà) mà còn rất nguy hiểm ấy chứ. Giống như trong 1 tập thể có vài cá nhân không hưởng ứng phong trào thì ok, nhưng nếu có vài anh không những không hưởng ứng mà còn phá phong trào thì mỏi lắm!
    Không biết đáp án thật cho học sinh lớp 7 sẽ như thế nào nhỉ? Mình nghĩ đáp án đúng phải phản ánh đúng bản chất của sự vật hay hiện tượng chứ! Chẳng lẽ...
    WJT.
  4. hoacchuken

    hoacchuken Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2005
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Em nghĩ có thể trả lời các cháu thiếu nhi như sau:
    Nếu các viên bi đường kính to nhỏ khác nhau, mà cùng lăn trên một quãng đường, thì các viên bi nhỏ sẽ phải quay nhiều hơn, vất vả hơn, mỏi mệt hơn (gợi cho các em hướng tới phá huỷ mỏi trong CK sau này) nên chóng hỏng hơn. Việc này giống như các em còn bé mà đã bị bóc lột sức lao động.
    Như vậy, có viên bi hỏng trước, có viên bi hỏng sau, rất lãng phí cho việc thay thế sửa chữa.
    Để các viên bi hỏng cùng lúc, thì có thể chế tạo các viên bi nhỏ bằng vật liệu tốt hơn (nhưng chỉ có chú nào điên mới làm thế)
    Như thế, không cần yêu cầu các em phải là thần đồng mới hiểu được, cũng không doạ dẫm các em, làm các em thấy yêu môn học KTCK hơn.
  5. WJT

    WJT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    4
    Hoacchuken nói rất đúng! Các viên bi nhỏ sẽ quay nhanh hơn các viên bi lớn. Tuy nhiên ở đây nếu kích thước bi không đều thì dạng hỏng xảy ra không phải là bi bị mỏi (Hơn nữa, trong thực tế, thường các viên bi lớn sẽ hỏng trước các viên bi nhỏ, mặc dù các bi nhỏ quay nhanh hơn).
    Câu hỏi này có thể giải thích cho các em rất đơn giản và dễ hiểu - mà vẫn đúng lý thuyết ổ lăn (kể cả các em có trình độ trung bình vẫn có thể hiểu được lời giải thích). Tuy nhiên, qua trả lời của 1 số bạn, tôi có linh cảm là rất có thể nhiều giáo viên dạy môn này sẽ có lời giải thích không đúng với câu hỏi này. Chính vì thế mà tôi rất muốn biết được đáp án của giáo viên dạy môn này (trong sách giáo khoa lớp 7 thì không có đáp án câu này). Nếu có ai biết hoặc hỏi được người quen thì hay quá!
    WJT.
  6. null_7x

    null_7x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2006
    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    0
    Ặc, cái này quá dễ để trả lời các cháu, không ngờ các bác lại quá đi sâu vào chuyên môn nên vấn đề càng nghe càng hóc.
    + Câu thứ nhất: Tại sao các viên bi phải đều nhau?
    Trả lời: Để cho tất cả các viên bi đều chạm vào nồi của mayơ
    Giải thích: Tất cả những bạn nào cao bằng nhau khi vác cùng một vật nặng thì chịu sức nặng như nhau.
    + Câu thứ 2: Tại sao chặt thì mới lỏng còn khi bị rơ(lỏng) thì phải vặn chặt côn vào ?
    Trả lời: Do côn và nồi có dạng hình tròn nên phải cho tất cả các viên vi đều chạm vào mặt của nồi và côn.
    -Chặt quá là do bị ép nên nồi, bi, côn bị méo đi giống như ép quả bóng khó chuyển động.
    - Lỏng quá dẫn đến chỉ có một số bi tiếp xúc giống như chỉ có một số bạn mang vật nặng còn một số bạn ngồi chơi.
    Các bác thấy thế nào, em cứ giải thích sinh động thế các cháu hiểu hết.
  7. WJT

    WJT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    4
    Trả lời như bạn null_7x thì đúng là sinh động và các cháu dễ hiểu thật! Chỉ có điều câu 1 vẫn sai thôi. Dễ hiểu nhưng chưa đúng thì không biết có ổn không nhỉ!
    Còn bài toán khênh gỗ nghe thì đơn giản nhưng thực ra cũng khá phức tạp đấy! Không biết bạn null có giải được bài toán khênh gỗ không, nhưng không phải cứ cao đều nhau là sẽ khênh ngon nghẻ đâu nhé. Nếu 1 cây gỗ (chiều dài đủ lớn -3-5 m chẳng hạn) mà 1 người thì quá sức, nhưng 2 người thì ok thì khênh cây đó không vấn đề gì. Nhưng nếu 3 người thì quá sức , 4 người ok, hoặc 7 người quá sức, 8 ok thì null có biết phải khênh thế nào không? Hồi mình học lớp 6 đã phải đi khênh gỗ 1 tuần 1 lần rồi (để xây dựng trường). Đi khá xa, hơn 4 km mà gỗ thì rất nặng. Vì thế mỗi buổi lao động cũng chỉ chuyển gỗ đi chưa được 1 km. Mình còn nhớ có 1 thầy giáo trường mình đã bị kỷ luật vì để xảy ra tai nạn đấy (có 1 cậu bị gãy chân). Nguyên nhân là thầy giải sai bài toán khênh gỗ đấy. Cũng vì thế mà mình rất nhớ cái bài toán khênh gỗ này! Và trong thực tế, có khá nhiều trường hợp để xảy ra tai nạn cũng chính từ việc khênh này đấy.
    WJT.
  8. null_7x

    null_7x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2006
    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, Bác WJT tính cho trường hợp đủ tải rồi, thông thường trong kỹ thuật đều có hệ số K (k>1). Trường hợp LẺ của bác là do tải bị lệch, Em ví dụ nhé 100kg/4 =25kg mang có vẻ hơi nặng nhưng 4 chú hay 5 chú bê như nhau. Nếu bác cho 9 chú bê em đảm bảo không bao giờ xảy ra tai nạn (k=2).
    Đúng không pà con.
  9. WJT

    WJT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    4
    Null_7x hiểu sai ý tớ rồi! Cậu thử bố trí khênh gỗ cho trường hợp 8 người khêng 1 cây gỗ (khênh trên đường rừng) xem nào! Cứ cho là hệ số quá tải cho phép là 1.2 đi (7 người thì quá sức mà).
    WJT.
  10. susu1

    susu1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/01/2006
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    tính toán là để tìm ra số người vừa đủ để khênh gỗ
    chứ gọi thật nhiều người vào khênh thì còn nói làm gì

Chia sẻ trang này