1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hài lòng

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi truanang, 18/12/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Johshu nói chính xác và truanang cũng nói rất chính xác.
    Cái điểm giữa hai cực đoan chính là cái đáng để hài lòng.
    Đức Phật dạy trung đạo và Aristote dạy lối sống chiết trung.
    Khổng Tử dạy trung dung.
  2. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Minh hoàng giải thích hộ cái trung của phật cho nắng nghe cái ? Cái này nghe thú vị .
  3. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Dạ; minh hoàng xin trả lời ạ. Thật ra thái độ phi-cực-đoan là một thái độ rất quan trọng trong giáo dục học Phật giáo; nó xuất hiện ngay từ đầu của bài kinh đầu tiên mà đức Phật thuyết giảng.
    Đức Phật từng là một hoàng tử;tận hưởng 5 món là tiền tài của cải;sắc đẹp nữ tỳ;danh vọng quyền lực; cao lương mỹ vị và xả hơi ngủ nghỉ. Nhưng chàng hoàng tử này vẫn bất mãn vì nghĩ mình sẽ phải già chết bệnh hoạn và vẫn có cảm giác không hài lòng(bất toại nguyện) và càng hưởng thụ thì lại càng bất mãn nhiều hơn;càng không hài lòng nhiều hơn.
    Sau đó có lẽ một phần đổ cho sự bất mãn ko hài lòng của mình là do ...hưởng thụ; một phần thời đó; lối tu khổ hạnh đang là phổ biến; ai càng trông khổ hạnh thì càng là người đức hạnh; ******** là nhơ nhớp; tiền bạc là tội lỗi; danh vọng quyền lực làm hư người; ăn uống làm lười biếng; ngủ nghĩ làm ngu si.... nên ông hoàng tử này chọn ngay lối tu khổ hạnh ngược hoàn toàn với cuộc sống ngày trước của hoàng gia.
    Sau sáu năm tự hành hạ;ông hoàng tử này mới rút ra kết luận: cả hai thái độ sống: buông thả và khắc kỷ khổ hạnh đều sai. Cái đầu rõ ràng là phàm tục thô thiển nhưng cái sau không hề là đức hạnh;đơn giản chỉ là sai lầm;chỉ là tự làm khổ mình;không hề thánh thiện gì cái đó cả.
    Bài Pháp Đầu Tiên Của Đức Phật
    Dhammacakkappavattana Sutta
    (Kinh Chuyển Pháp Luân )
    Lúc ấy tôi có nghe như thế này:
    Một thời nọ, lúc Đức Thế Tôn ngự tại vườn Lộc Giả [2], xứ Isipatana [3], gần Benares, Ngài dạy năm vị tỳ khưu như sau:
    "Hỡi nầy các Tỳ Khưu, có hai cực đoan (anta) mà hàng xuất gia (pabbajitena) phải tránh:
    1.- Sự dể duôi trong dục lạc - là thấp hèn, thô bỉ, phàm tục, không xứng phẩm hạnh của bậc thánh nhân, và vô ích.
    2.- Sự thiết tha gắn bó trong lối tu khổ hạnh - là đau khổ, không xứng phẩm hạnh của bậc thánh nhân, và vô ích.
    Từ bỏ cả hai cực đoan ấy, Như Lai [4] đã chứng ngộ "Trung Đạo" (Majjhima Patipada), là con đường đem lại nhãn quan (cakkhu) và tri kiến (nana) và đưa đến an tịnh (vupasamaya) [5], trí tuệ cao siêu (abhinnaya) [6], giác ngộ (sambhodhaya) [7], và Niết Bàn.
    "Hởi nầy các Tỳ Khưu, con đường Trung Đạo mà Như Lai đã chứng ngộ, con đường đem lại nhãn quan, tri kiến và đưa đến an tịnh, trí tuệ cao siêu, giác ngộ và Niết Bàn là gì?
    Đó chính là Bát Chánh Đạo (con đường có tám chi) - là Chánh Kiến (samma ***thi), Chánh Tư Duy (samma samkappa), Chánh Ngữ (samma vaca), Chánh Nghiệp (samma kammanta), Chánh Mạng (samma ajiva), Chánh Tinh Tấn (samma vayama), Chánh Niệm (samma sati), và Chánh Định (samma samadhi). Hỡi này các Tỳ Khưu, đó là "Trung Đạo" mà Như Lai đã chứng ngộ".
    Chúc truanang thân tâm luôn thoải mái
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    ''Trung'' là cái nằm ở giữa ''Tiểu''''Đại''. Trong cuộc sống thường nghe nhiều rồi còn cứ giả bộ.
  5. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Tính ''phá '' và tính ''hư'' .

    Cái này nắng viết với tinh thần ích kỷ , nắng viết chỉ đơn thuần là cho bản thân nắng nên mọi người thông cảm . Đơn giản là một vài suy nghĩ chủ quan , chưa có thời gian để nghiệm và sửa .
    Con người làm gì với sự ko hài lòng của họ ? Đây là một vấn đề không đơn giản , và đa dạng . Tuy nhiên đứng trên góc độ khoa học mà nói , sự đa dạng nào cũng cần có sự phân loại .
    Có nhiều cách giải quyết với sự không hài lòng : thí dụ như đi nhìn người khác cũng như mình hay tệ hơn mình nhiều : từ đó tìm được sự an ủi , nhiều hơn là lại trở nên hài lòng vì thấy mình như thế đã là tốt lắm rồi .
    Đó là các hình mẫu suy nghĩ tiêu biểu .
    - Người ta tìm cách thay đổi : bản chất của từ thay đổi có 2 nghĩa :
    1 - Nâng cấp , cải tiến : làm cho nó tốt lên : , điều này dễ hiểu với những hệ thống khó thay thế , như chính bản thân mình , như con cái mình , như những người bạn thân tốt xung quanh mình . Thí dụ mình có điều ko hài lòng ở người bạn thân : mình có thể nói để cho người ý thay đổi , vì tìm được người bạn ko dễ , nên cách này tỏ ra khả quan hơn . Tất nhiên thành công thì ít thất bại thì nhiều ...
    1.1 : trong trường hợp thành công thì ko còn gì để bàn , tất nhiên có thể con người ta có tính được voi đòi tiên , đã tốt chưa đủ còn muốn tốt hơn nữa, nữa nữa .... Mà nâng cấp chỉ mang khái niệm làm tốt hơn chứ ko phải là tốt một cách khác biệt .Điều này có thể thấy như máy tính chậm , có thể thêm ram , ổ cứng ... . Ko thể nào mang lại một sự khác biệt quá lớn được . Hay gái xấu thì chỉ trang điểm trông được hơn , chứ ko thể ngỗng thành thiên nga được . (xin lỗi các cô gái vì bản chất nắng rất tệ với gái xấu :( ... ) .
    1.2 : trong trường hợp ko thành công thì sẽ dẫn đến ''hư '' : nó gọi là chữa lợn lành thành lợn què . Giống như đang mụn ít bôi thuốc thành mụn nhiều . Đang giận ít thành giận nhiều :( . Nói chung ko phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió . Tiếp diễn lại chia thành các trường hợp nhỏ hơn .
    1.2.1 : người không bỏ cuộc : sẽ nâng cấp tiếp hoặc chuyển sang thay đổi : như overclock cái máy tính cho nó chạy nhanh hơn , bỗng nó tạch , thôi thì đánh phải cắn răng mua cái khác . Đang khuyên cho bạn tốt hơn , nó đâm ra cạch mình , bảo mình cứ thích dạy đời nó , nọ kia.. thôi thì thay bạn khác .... Nhưng nếu mụn nhiều hơn thì ko thể thay da mặt được ( tất nhiên ) , thì đành phải nâng cấp : đến bác sĩ xịn hơn , dùng thuốc đắt tiền hơn ... .
    1.2.2 : người bỏ cuộc : đâm nản ,hư hại gì kệ nó : điều này giống chăm sóc cây , tưới nhiều ngại mặc kệ --> cây chết . Tóm lại là một cảm giác chán nản mặc kệ đời bao trùm , ko động tay đến nữa .Đúng hơn là cảm giác bất lực , ko thèm quan tâm đến nữa, cho nó muốn thế nào thì ra ( cái này hỏi các chị kiếm ko ra người yêu sẽ thấy ) .
    2. Sự thay đổi : thay đổi mang nghĩa tốt mà cũng mang nghĩa xấu . Đôi khi mạnh tay thay đổi tạo ra được cái gì đó tốt hơn hẳn . Như dùng mãi con dao cùn , mài đi mài lại ko sắc lên , cắn răng mua dao xịn , dùng khắc hẳn . Hay nhiều khi cứ muốn giữ bạn mặc dù nó ko tốt , dùng dằng mệt mỏi , bỏ luôn thay bạn khác , thấy dễ chịu hơn nhiều .
    2.1 : thành công : kết quả khả quan ,sáng sủa tốt đẹp , là may mắn , tuy cũng có mất mát công sức , tiền của , tinh thần : nhưng theo kiểu đau 1 lần rồi thôi , mà cái mới thì lại tốt đẹp , miễn bàn tiếp .
    2.2 : thất bại :
    2.2.1 : với những người không bỏ cuộc : sự phá hoại càng trở nên ghê gớm , như một cái gì đó âm ỉ trong lòng chưa thể giải quyết được , nhưng một cái gai trong mắt cần phải nhổ .Dù sớm hay muộn cũng phải giải quyết cho bằng được nó .
    2.2.2 : bỏ cuộc : như 1.2.2 ôm lại nỗi sầu bất mãn , mặc kệ chuyện đời .
    Trong 2 yếu tố kể trên : sự biết lượng sức mình đóng vai trò quan trong : vì có những cái chúng ta nâng cấp , thay đổi được .Có những cái ko thể . Như nhìn thấy chuyện bất bình nhiều khi cũng đành nhắm mắt cho qua , chứ có phải lúc nào cũng làm được một cái gì đó đâu .
    Tạm thế ,..
  6. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Nắng bỏ cái suy nghĩ nắng là ích kỷ đi nha.Một khi đã post lên cộng đồng mạng này là "công hữu hóa" tri thức hết roài; người khác có thể "lợi dụng" được ngay.
    Cái không hài lòng [xét về mặt tiêu cực] chính là thuộc về căn sân (bất thiện) mà tớ nói ở chủ đề kia. Mà đã là bất thiện thì bao giờ cũng dẫn tới sự không thoải mái về thân hay tâm hoặc cả hai!
    Chúc nắng một ngày vui.
    Buổi chiều hoàng hôn vắng
    Không gọi là tắt nắng
    Chỉ là nắng đi chơi
    (chữ cuối nếu là "..đi vắng" thì nghe ngang như crab
    )
  7. DilLaBen

    DilLaBen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    NGày mai em sẽ chín chắn hơn đó. Thế là hài lòng được rồi
  8. vinachina

    vinachina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2009
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    tha em spam mỗi cái thôi
  9. hollowheart

    hollowheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2009
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    0
    Hài Lòng thường có Hạnh Phúc kế bên, 2 đứa này cưới nhau, Nhưng Tham Vọng là kẻ nguy hiểm, nó nuốt chửng Hài Lòng, chia rẽ Hạnh Phúc,
    Chúng nó không thể như táo quân,3 người 1 nhà.Và tôi đã chọn Tham Vọng...cũng có nghĩa là tôi Hài lòng , tôi sẽ chết.

Chia sẻ trang này