1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

HẢI PHÒNG : ĐẤT VÀ NGƯỜI.

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Hoa Phượng (HP Club)' bởi lch_h, 21/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lch_h

    lch_h Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    785
    Đã được thích:
    0
    HẢI PHÒNG : ĐẤT VÀ NGƯỜI.

    Các bạn đến với HẢI PHÒNG thân mến , chúng tôi xin dành một topic để nói đến mảnh đất HẢI PHÒNG , về quá trình hình thành và phát triển , về những con người danh nhân làm lên một mảnh đất anh hùng.

    VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
    Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía Đông miền Duyên hải Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 102 km, có tổng diện tích tự nhiên là 152.318,49 ha (số liệu thống kê năm 2001) chiếm 0,45% diện tích tự nhiên cả nước.

    Về ranh giới hành chính:



    Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh.


    Phía Tây giáp tỉnh Hải Dương.


    Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình.


    Phía Đông giáp biển Đông.


    Thành phố có toạ độ địa lý:



    Từ 20030''''''''39" - 21001''''''''15" Vĩ độ Bắc.


    Từ 106023''''''''39" - 107008''''''''39" Kinh độ Đông.

    Ngoài ra còn có huyện đảo Bạch Long Vỹ nằm giữa Vịnh Bắc Bộ, có toạ độ từ 20007''''''''35" - 20008''''''''36" Vĩ độ Bắc và từ 107042''''''''20" - 107044''''''''15" Kinh độ Đông.

    Hải Phòng nằm ở vị trí giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong nước và quốc tế thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không./.


    tôi thì chẳng là gì cả nhưng tất cả lại là tôi.
    SanU ! em muốn nói là: Em Yêu Anh

    Được lch_h sửa chữa / chuyển vào 12:08 ngày 21/07/2003

    Được lch_h sửa chữa / chuyển vào 11:30 ngày 24/07/2003
  2. lch_h

    lch_h Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    785
    Đã được thích:
    0
    HẢI PHÒNG _ THÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ
    XUẤT SỨ TÊN THÀNH PHỐ
    Đã được nghiên cứu từ lâu , nhất là cuối những năm 1980 . Đã có nhiều giả thiết vê nguồn gốc địa danh "HẢI PHÒNG"
    - Cho rằng đó là tên gọi rút ngắn của cụm từ:" Hải tần phòng thủ", chức của nữ tướng LÊCHÂN , người có công khai lập ấp AN BIÊN .
    - "HẢI PHÒNG" là tên gọi rút ngắn từ một cơ quan đời TỰ ĐỨC trên đất HẢI DƯƠNG " HẢI DƯƠNG thông chính quan phòng", hay " HẢI DƯƠNG phòng khẩu quan phòng". Nhà NGUYỄN có đặt NHA HẢI PHÒNG , theo nghĩa quan trông coi , canh phòng bờ biển.
    - Cũng có ý kiến khác lại cho rằng "HẢI PHÒNG" bẳt nguồn từ lị sở nha HẢI PHÒNG lạp từ đời TỤ ĐỨC . Các luận cú chính: Bến cảng trên sông CẤM trước khi gọi là HẢI PHÒNG đã được gọi là NINH HẢI , địa danh NINH HẢI được dùng chính thức trong giấy tờ , sử sách của ta từ trước khi có tên HẢI PHÒNG cho đến khi bị loại hẳn. " HẢI PHÒNG" vốn là tên của một đồn binh bên bờ sống Cấm . Viẹc dùng tên gọi " HẢI PHÒNG" mà không dùng tên NINH HẢI là do lúc đầu thực dân PHÁP chỉ được đóng binh ở đồn HẢI PHÒNG và cũng do phát âm của từ HẢI PHÒNG dễ hơn so với cụm từ NINH HẢI.Như vậy NINH HẢI là tên cũ của "HẢI PHÒNG" , từ năm 1877 trở đi chính thức gọi là tên "HẢI PHÒNG" , PHẠM PHÚ THỨ tổng đốc HẢI-AN( HẢI DƯƠNG_AN QUẢNG) dăth trụ sở"HẢI PHÒNG" ở vị trí bên cảng "HẢI PHÒNG" ( địa phận xã GIA VIÊN _ NGÔ QUYỀN nay).
    THÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ
    Được người PHÁP du nhập vào cuối thể kỷ 19 , ưu điểm dễ trồng , mau lớn, tên khoa học là Delonix Regia Raf HOA PHUỢNG đã nhanh chóng trở thành biểu tượng của thành phố.
    Một tên gọi rất mang ngôn ngữ văn học , chỉ thành phố "HẢI PHÒNG" . Được xem như biểu tượng của thành phố cảng , được trồng nhiều ngay sau những ngày mới thành lập . Đã có một bài hát mang tên " THÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ" ( nhạc LƯƠNG VĨNH lời thơ HẢI NHƯ ) đã được rất nhiều khán giả yêu thích từ năm1983.Sắc HOA PHUỢNG vĩ như chính là sự bất khuất kiên cường của giai cấp công nhân và nhân dân thành phố "HẢI PHÒNG" trong cả 2 công cuộc chiến đấu và xây dựng Tổ quốc.
    tôi thì chẳng là gì cả nhưng tất cả lại là tôi.
    SanU ! em muốn nói là: Em Yêu Anh
  3. lch_h

    lch_h Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    785
    Đã được thích:
    0
    Đôi nét về lịch sử hình thành và phát triển thành phố Hải Phòng
    Trong các đô thị cổ truyền ở Việt Nam, Hải Phòng đã ra đời trong 1 hoàn cảnh đặc biệt. Nếu xét riêng ở địa bàn Bắc bộ thì Hải Phòng là thành thị có tuổi đời trẻ, sau nhiều thành thị có quá trình tồn tại lâu dài trước đó như: Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hải Dương...

    Khu trung tâm đô thị thành phố Hải Phòng ngày nay nguyên là địa bàn "Hải tần phòng thủ" của nữ tướng Lê Chân, Triều Trưng Vương và là vùng ngoại ô của Dương Kinh - Kinh đô thứ 2 của Vương Triều Mạc (1527 - 1592). Cuối đời vua Tự Đức nhà Nguyễn, lỵ sở huyện An Dương cũng chuyển về Hàng Kênh, nay thuộc phố Nguyễn Công Trứ, quận Lê Chân. Do việc buôn bán ngày càng phát đạt, có nhiều thương nhân nước ngoài, chủ yếu là người Hoa, Xiêm, Nam Dương nên nhà Nguyễn đã đặt đồn Nhu Viễn ở bãi sông Tam Bạc (đồn công an trên sông hiện nay) để thu thuế ngoại thương. Những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 19, thương nhân Hoa, Pháp, Anh... đến xin buôn bán ở bến Ninh Hải, chỗ ngã ba sông Tam Bạc - cửa Cấm, ngày một nhiều, vì họ phát hiện đường từ Ninh Hải có thể ngược lên Laokay sang tận Côn Minh, Vân Nam Trung Quốc để khai thác vùng Vân Nam - Quí Châu - Tứ Xuyên rộng lớn, giầu tài nguyên. Trước tình hình ấy, vua Tự Đức phải đồng ý cho đặt Nha tại Hải Phòng (Nha là đại lý hành chính giúp tổng đốc Hải Dương giải quyết công việc tại chỗ). Năm 1887, trên cơ sở Nha Hải Phòng, Triều Nguyễn cho mở rộng để lập tỉnh Hải Phòng, lỵ sở ở khu Lê Chân hiện nay. Đến năm 1888, tổng thống Pháp ban hành sắc lệnh thành lập thành phố Hải Phòng ở khu nội đô, còn tỉnh thì chuyển sang Phù Liễn rồi đổi tên là tỉnh Phù Liễn, sau lại đổi là Kiến An. Mặc dù lúc mới thành lập, thành phố Hải Phòng còn nhỏ hẹp, phố xá chưa có gì đáng kể, nhưng chính phủ Pháp đã xếp Hải Phòng là thành phố loại 1, cùng loại với hai thành phố Sài Gòn, Hà Nội của xứ Đông Dương.
    Từ đó, đô hộ Pháp đẩy mạnh tốc độ đô thị hoá thành phố Hải Phòng: xây dựng cảng biển, cảng sông, kho tàng, làm đường sắt Hà Nội - Hải Phòng; Hải Phòng - Vân Nam, làm đường quốc lộ 5, quốc lộ 10, làm sân bay ở Khinh Dao sau chuyển về Cát Bi rồi Kiến An, Đồ Sơn khiến thành phố Hải Phòng trở thành một đầu mối giao thông hoàn chỉnh nhất ở miền Bắc. Tiếp đó, các nhà máy đóng, sửa chữa tàu thuyền của người Pháp, người Hoa, người Việt đua nhau phát triển. Các ngành công nghiệp, cơ khí, chế biến, hoá chất đều được mở mang...
    Cơ sở hạ tầng đô thị như bưu điện viễn thông, điện, nước... đều được mở rất sớm, riêng điện có từ năm 1893, trước Hà Nội 2 năm. Các ngành dịch vụ như ngân hàng, giao dịch, giải trí... đều được mở ra. Phòng Thương mại Hải Phòng có bán kính hoạt động từ Nghệ Tĩnh đến Quảng Yên và hoạt động khá mạnh.
    Chỉ trong 40 năm (1888 - 1929) xây dựng và phát triển, bộ mặt thành phố cũ căn bản đã định hình như ngày chính phủ ta tiếp quản tháng 5-1955. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới và thế chiến thứ 2 (1939 - 1945), tốc độ xây dựng bị dừng lại, các dự án qui hoạch mở rộng thành phố đã được phê duyệt đều không thực hiện.
    Thời kỳ 1956 - 1965, thành phố Hải Phòng đã được khôi phục sau chiến tranh và mở mang thêm nhưng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đã tàn phá nặng nề, nhiều nơi bị phá huỷ. Chỉ từ năm 1975 đến nay, nhất là thời kỳ Đổi mới, nội thành Hải Phòng không chỉ khôi phục mà còn mở rộng về cả qui mô và chất lượng. Các khu công nghiệp tập trung, các khu chế xuất, trung tâm thương mại, dịch vụ, các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, các viện nghiên cứu, các trạm ứng dụng công nghệ... hình thành một mạng lưới ngày càng hoàn chỉnh. Đội ngũ cán bộ quản lý khoa học kỹ thuật, danh nhân, công nhân lành nghề... đông đảo được đào tạo chính qui và tiếp tục được bổ sung, đào tạo lại để đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố.
    Hiện nay diện tích 5 quận trung tâm đã phát triển đến 56,37km, dân số 70,8 vạn người, chưa kể tốc độ phát triển đô thị vệ tinh theo qui hoạch tổng thể đã được duyệt. Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã đề nghị Nhà nước cho mở rộng quận Lê Chân, lập quận mới Hải An và sẽ tiếp tục đề nghị lập thêm 3 quận mới để đáp ứng yêu cầu phát triển của đô thị Hải Phòng.

    tôi thì chẳng là gì cả nhưng tất cả lại là tôi.
    SanU ! em muốn nói là: Em Yêu Anh
  4. lch_h

    lch_h Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    785
    Đã được thích:
    0
    Những lễ hội văn hóa truyền thống của thành phố Hải Phòng
    Bao gồm 48 lễ hội truyền thống diễn ra trong cả năm tại các địa phương trên địa bàn thành phố:

    Tháng Giêng
    1 - Lễ hội chợ xưa:
    - Địa điểm: Làng Xưa, xã An Lư, huyện Thủy Nguyên.
    -Thời gian: Họp sáng mùng một Tết Nguyên đán.
    - Nội dung: Bán tất cả sản vật nông nghiệp địa phương. Cầu buôn may, bán đắt cho cả năm. Nơi đây có cầu gỗ 7 nhịp.
    2 - Hội chợ Giải:
    - Địa điểm: Làng Hạ Đại, xã Tiên Thanh, huyện Tiên Lãng.
    -Thời gian : Mùng 2 tháng giêng
    - Nội dung: Hội chợ giao duyên. Các cô gái làng Giải tìm bạn trai thiên hạ. Trai làng thi tài giành người đẹp.
    3 - Lễ hội vật tự do:
    - Địa điểm : Huyện Tiên Lãng
    - Thời gian : Tổ chức vào đầu xuân năm mới hàng năm.
    - Nội dung : Đây là lễ hội vật truyền thống hàng năm của nhân dân huyện Tiên Lãng. Là nơi có phong trào về môn vật tự do rất phát triển. Lễ hội diễn ra thu hút đông đảo các đô vật trên địa bàn huyện tham gia, đủ mọi lứa tuổi.
    4 - Hội vật cầu ở Đồ Sơn:
    - Địa điểm : Thị xã Đồ Sơn, Hải Phòng.
    - Thời gian : Từ mùng 4 đến mùng 6 tháng giêng âm lịch.
    - Nội dung : Vật cầu ở Đồ Sơn không rõ có tự bao giờ, nhưng theo các cụ cao tuổi vùng này kể lại: Sau khi đánh thắng giặc phương Bắc, bà Lê Chân được Hai Bà Trưng giao nhiệm vụ trấn giữ miền Duyên Hải. Bà ra sức cho dân chúng vùng này đắp đường cho quân lính đi lại tuần tra canh gác. Dân chúng hưởng ứng nhiệt tình. Họ cùng nhau chặt tre, phá vườn để hoàn thành sớm những con đường trước thời gian quy định. Những ngày đắp đường như thế, lúc giải lao, dân chúng thường lấy những củ chuối to ở các mảnh vườn vừa phá, thách đố nhau bè chạy từ chỗ này đến chỗ khác, xem ai nhanh hơn Từ đó, mỗi khi xuân về, Tết đến, dân vùng này lại tụ tập diễn lại tích trò đặc biệt này. Ngày nay, vật cầu ở Đồ Sơn dường như được phổ biến rộng rãi hơn. Vào những ngày Tết, ngoài những lời chúng mừng thăm hỏi tốt lành, người Đồ Sơn vẫn không quên dự những hội làng cổ truyền và hiện đại - trong đó có hội vật cầu.
    5 - Lễ hội vật cầu:
    -Địa điểm : Làng Kim Sơn, xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng.
    -Thời gian : Tổ chức vào ngày 5 tháng giêng của năm "Phong đăng hoa cốc", 3 năm mới tổ chức một lần.
    - Nội dung : Tương truyền, vật cầu vốn là môn thể thao do tướng Phạm Ngũ Lão (đời Trần) đặt ra để rèn luyện quân sỹ. Lễ hội này được chuẩn bị rất chu đáo ngay từ ngày 30 Tết, cho đến đúng 10 giờ trưa ngày 6 tháng giêng là bắt đầu diễn ra lễ hội và được diễn ra trong 3 keo.
    6 - Hội đu xuân:
    - Địa điểm : Huyện Thủy Nguyên.
    - Thời gian : Vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm.
    - Nội dung: Cứ mỗi độ xuân về, hầu như tất cả các xã trên địa bàn huyện Thủy Nguyên đều diễn ra hội Đu xuân. Nguồn gốc của hội Đu xuân có từ bao giờ ? Chưa có sử sách nào nhắc tới. Theo truyền ngôn của các già làng địa phương Thuỷ Nguyên cho biết: Đu xuân ở đây đã có từ lâu. Đây là một trong những trò chơi của ngày hội xuân khá hấp dẫn, là trò chơi thể thao dân tộc và được tuổi trẻ rất thích, là dịp để trai, gái gặp gỡ nhau. Hội Đu xuân ở Thủy Nguyên vẫn duy trì đều đặn.
    7 - Trò đốt pháo đất:
    - Địa điểm : Tân Liên - huyện Vĩnh Bảo.
    - Thời gian : Được tổ chức vào ngày 3 - 5 tháng giêng.
    - Nội dung : Chuyện kể rằng khi nữ tướng Lê Chân tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 - 43 sau CN), một lần dẫn quân qua vùng Vĩnh Bảo, không ngờ voi bị sa lầy, cùng lúc đó quân giặc vừa kéo đến, nhưng dân làng đã kịp thời hỗ trợ, vác đất lấp kín đoạn lầy cho voi đi qua. Bọn giặc không hiểu vì sao quân ta lại cóa phép màu như vậy, bèn hhoảng sợ và tháo chạy. Để ghi nhớ chiến tích này, hàng năm dân các làng thuộc vào hội diễn lại tích tung đất reo hò... và sáng tạo ra hội pháo đất, thay cho các động tác tung đất xa xưa, cũng gọi là trò đánh đườn.
    8 - Hội chèo bơi - đi kheo:
    - Địa điểm : Thôn Quần Mục, xã Đại Hợp, huyện Kiến Thuỵ.
    - Thời gian : Lễ hội được diễn ra vào mùa xuân hàng năm.
    - Nội dung : Hội chèo bơi (người dân vùng này còn gọi là hội chèo thuyền) có tự bao giờ, không thấy sử sách nhắc đến, nhưng theo các già làng địa phương cho biết: Trước cách mạng tháng tám (1945), cứ vào tháng giêng âm lịch, chọn ngày con nước dừng (nước không lên, không xuống) dân làng lại hội tụ ở đình làng đề tổ chức rước xách, cầu nguyện, rồi mở hội chèo bơi. Mục đích là "khai xuân" vào năm mới, phục vụ cho nghề đi biển. Mỗi xóm cử một thuyền trưởng cầm lái và 12 trai làng khoẻ mạnh, hiền hoà, có kinh nghiệm, có kỹ thuật chèo thuyền. Thủ tục này được làm nghiêm túc, công minh, do các ông cao tuổi lựa chọn. Từ chiều hôm trước, các xóm tổ chức phóng thẻ để chọn người. Đúng 8 giờ sáng chủ nhật, Hội dóng 3 hồi trống, gần 40 trai làng của 3 thuyền, với trang phục quần dài, mặc áo nâu, đầu quấn khăn nhiễu điều, lưng thắt bao tượng xanh, khẩn trương xuống thuyền chờ lệnh xuất phát. Trên bờ người đứng vòng trong, vòng ngoài hò reo như sấm dậy. Chủ hội gọi loa giới thiệu các thuyền theo vị trí từng số để người xem tiện theo dõi. Đây cũng là dịp để các tay chèo chuẩn bị ổn định tâm lý để cuộc đua bắt đầu. Theo quy định. Từ chỗ thuyền xuất phát tới đích, cự ly khoảng 1000 mét. Vị trí có cắm cọc tre giới hạn (gọi theo ngôn ngữ địa phương là cắm vè). Mỗi thuyền phải đi 3 vòng và về 3 vòng. Thuyền nào đủ 6 vòng nhổ về trước là thắng cuộc. Sau khi tổ chức chèo bơi, với mục đích là khai việc đầu năm, Ban tổ chức lại cho diễn tích trò đi kheo. Trò chơi đi kheo gắn liền với nghề đi thuyền biển. Kheo là một dụng cụ người dân nơi đây dùng để đi te, bắt tôm cá biển. Có những cái kheo cao tới 5 mét, nếu kẻ cả người lẫn kheo thì nhiều khi cao tới gần 7 mét. Khi diễn ra trò đi kheo, người tham dự được cầm gậy để múa may, pha trò. Thực ra, đây là một tích trò làm rất khó. Đòi hỏi người diễn trò phải dày công luyện tập. Phải có một kỳ công nghệ thuật mới có thể đi kheo trên cạn được. Hội chèo bơi - đi kheo ở Quần mục, Đại Hợp, Kiến Thụy diễn ra rất đều đặn, bền bỉ từ suốt trước cách mạng tháng tám (1945) đến nay. Nó trở thành một lệ quen, một sinh hoạt hàng năm của người dân nơi đây.
    9 - Hội chùa Phổ Chiếu:
    - Địa điểm : Xã Dư Hàng Kênh, huyện An Hải.
    - Thời gian : Diễn ra vào ngày: 4/ 1 giỗ sư Tổ, 15/1 lễ Thượng Nguyên, 15/ 4 lễ Phật Đản, 15/ 7 lễ Vu Lan, 15/ 12 lễ Tất Niên.
    10 - lễ hội xuống biển:
    -Địa điểm : Làng chài Trân Châu, huyện Cát Bà.
    -Thời gian : Từ ngày 4 đến 6 tháng giêng âm lịch hàng năm.
    -Nội dung : Sau khi làm lễ Thuỷ Thần, Long Vương, một hồi trống lệnh vang lên, hàng trăm trai tráng tay cầm chèo hò reo chạy tới thuyền của mình để kịp ra nhanh nhất nơi quy định. Một người chèo, một người tung lưới và gõ nhịp vào mạn thuyền. Gõ càng mạnh, càng dồn dập, cá càng hoảng sợ chạy mắc vào lưới càng nhiều. Đến trưa, nổ pháo lệnh thu quân, mọi người khênh cá của mình lên sân đình để các bô lão chấm thi. Con cá ngon nhất được chọn nướng ngay trên đống lửa đỏ rực ở sân đình để tế Thần, còn lại chia cho mọi người. Ai đánh được cá to nhất hoặc nhiều cá nhất được trao giải.
    11 - Hội Phục Lễ (Hội mở mặt):
    - Địa điểm : Xã Phục Lễ - Phả Lễ, huyện Thủy Nguyên.
    - Thời gian : Từ mùng 4 - 10 tháng giêng
    - Đặc điểm: Con gái Phục Lễ quanh năm che mặt, chỉ đi dự chợ xuân mới mở mặt vì vậy hội mở ra để cho các cô gái thi sắc đẹp, làm quân cờ người.
    - Nội dung : Thi làm cỗ chay, làm dệt vải, hát đúm.
    12 - Hội đền Quốc Bảo:
    - Địa điểm : Xã Tràng Kênh, thị trấn Minh Đức, huyện Thuỷ Nguyên.
    - Thời gian : Từ ngày 6 - 11 tháng giêng
    - Thờ : Trần Quốc Bảo, danh tướng, lập công lớn, vùng Tràng Kênh, chống Ô Mã Nhi.
    - Lễ hội: Tế: Nhân dân dâng hương. Đấu vật, đánh đu, hát đúm. Thăm thắng cảnh: Di tích lịch sử Tràng Kênh - Bạch Đằng, quần thể lớn núi non, núi con Hươu, núi Phượng hoàng, núi Rùa, núi con Rồng, núi Quả Thị.
    13 - Lễ hội đình Vĩnh Khê:
    -Địa điểm : xã An Đồng, huyện An Hải
    -Thời gian : Ngày 7 tháng giêng hàng năm
    -Nội dung : Lễ hội đình Vĩnh Khê được tổ chức đúng vào ngày sinh của Vũ Trung và Vũ Giao, là hai vị tướng tài trí mưu lược triều vua Trần Nghệ Tông (1370-1372), để thể hiện lòng tôn kính, tưởng nhớ cội nguồn, noi gương trung liệt, hiếu nghĩa của hai vị tướng họ Vũ.
    -Lễ hội : Vào trước hôm khai cuộc, các vị cao tuổi trong các dòng họ tiến cử ra hai cụ già làng có đủ tiêu chuẩn: đạo đức tốt, nhà của, con cái song toàn, không vướng tang gia, trang phục gọn gàng, làm lễ "Giao điệt" trước của đình. Hai vị cao tuổi được bình chọn, có trang phục giống nhau và tiến hành biểu diễn những miếng, trò, vờn, chào cơ bản trong thi đấu của một keo vật.
    14 - Hội đình Đồng Lý:
    -Địa điểm : Xã Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên.
    - Thời gian : Ngày 8-12 tháng giêng
    -Thờ : Sử Quyên - Tướng thời Hai Bà Trưng tại đền.
    - Lễ hội : Rước bài vị Thần quanh làng. Tế lễ. Cờ tướng, chọi gà. Là linh Từ, được làm lễ cầu mùa cho cả huyện, khi hạn hán.
    15 - Hội đền Phò Mã (đề Dẹo):
    - Địa điểm : Thị trấn Núi Đèo, huyện Thủy Nguyên.
    - Thời gian : Ngày 15 tháng giêng
    - Thờ : Danh tướng Lại Văn Thành (chống Nguyên Mông) (Đô uý Thượng phẩm đại liên ban).
    - Lễ: - Tế lớn để tưởng nhớ công tích danh tướng.
    - Ngày 16/2: ngày mất, có lễ dâng hương.
    16 - Hội đền Hạ Lũng:
    - Địa điểm : Xã Đằng Hải, Huyện An Hải.
    - Thời gian : Ngày 16 - 18 tháng giêng
    - Thờ : Ngô Quyền - Người mở đầu thời đại tự chủ. Đại thắng quân Nam Hán (938) trên sông Bạch Đằng
    - Lễ : Tế lễ dâng hương
    - Đặc điểm : Di vật cọc Bạch Đằng (tham quan)
    17 - Lễ hội chèo bơI:
    - Địa điểm: Thị trấn Cát Hải - huyện Cát Hải
    - Thời gian: Ngày 21 tháng giêng
    18 - Lễ hội Từ lương xâm:
    - Địa điểm: Xã Nam Hải - huyện An Hải
    - Thời gian: Ngày 15 tháng giêng
    19 - Lễ hội lăng miếu Đôn Nghĩa:
    - Địa điểm: Xã Vĩnh Niệm - huyện An Hải
    - Thời gian: Ngày 15 tháng giêng
    20 - Lễ hội đền Hòa Liễu:
    - Địa điểm: Xã Thuận Thiên - huyện Kiến Thuỵ
    - Thời gian: Ngày 14 tháng giêng
    21 - Hội đua thuyền phường Ngọc HảI:
    - Địa điểm: Phường Ngọc Hải - thị xã Đồ Sơn
    - Thời gian: Ngày 4 tháng giêng
    22 - Lễ hội đình cựu đôi:
    - Địa điểm: Thị trấn Tiên Lãng - huyện Tiên Lãng
    - Thời gian: Ngày 15 tháng giêng
    23 - Lễ hội núi Voi:
    - Địa điểm : Tiên Hội - An Tiến - huyện An Lão
    - Thời gian :Từ 15 - 17 tháng giêng
    - Nội dung : Thờ bà Trần Thị Trinh và con trai là tướng Đạo Công đã có công giúp hai bà Trưng đánh giặc.
    Tháng Hai
    24 - Hội chơi hoa thủy tiên ở Hải Phòng:
    - Địa điểm : Trước cửa đền Nghè, quận Lê Chân.
    -Thời gian : Ngày 8 tháng 2 Âm lịch
    -Nội dung : Hàng năm, cứ đúng vào ngày 8 tháng 2 âm lịch, ngày sinh bà Lê Chân, hội thi hoa thủy tiên lại mở
    25 - Hội Đình Tri Yếu:
    - Địa điểm : Xã Đặng Cương - huyện An Hải.
    - Thời gian : Ngày 7 - 10 tháng 2 Âm lịch
    -Thờ : Cao Sơn - Minh Quý: Tướng thời Hùng Vương thứ 18, Chàng Rồng (Thần bản trang sở tại) giúp Vua Hùng đánh Thục, giúp dân cày cấy, dệt lụa. Thờ ở miếu Kiên.
    - Lễ hội : Rước bát hương từ miếu Kiên về đình làng, tế lễ thần, thi bánh chưng, bánh dày, đấu vật, thi dệt vải.
    26 - Lễ Hội đền Nghè Hải Phòng:
    -Địa điểm : Phố Lê Chân - quận Lê Chân
    -Thời gian : 8/ 2 (ngày sinh), 18/ 8 (ngày đại thắng quân giặc), 25/ 12 (ngày hoá) Âm lịch
    - Thờ : Lê Chân, nữ tướng của Hai Bà Trưng
    - Lễ : Rước (mũ, ấn) từ đền Nghè về đình. Tế hàng ngày. Cỗ tế chay hoặc mặn. Lễ vật cúng xong chia đều cho dân làng, không phân biệt nam nữ. Tế lễ ở đền Nghè do các Nữ quan cử hành.
    - Trò : Có cờ tướng và đấu vật
    27 - Hội đình Dư Hàng:
    - Địa điểm : Xã Dư Hàng Kênh, huyện An Hải
    -Thời gian : Ngày 18 tháng 2 Âm lịch
    -Thờ :Ngô Quyền
    -Lễ hội :Tế, rước lớn. Thần vị sang các xã giao hiếu: Đông Khê, Hàng Kênh, Phụng Tháp
    - Trò: Đấu vật, đánh cờ, chọi gà, tổ tôm điếm, ca trù. Tối: diễn chèo, tuồng, hoặc hát chầu văn.
    28 - Lễ hội đền mõ:
    + Địa điểm: Xã Ngũ Phúc - huyện Kiến Thuỵ
    + Thời gian: Ngày 12 tháng 2 Âm lịch
    Tháng Ba
    29 - Hội Phủ Thượng Đoạn:
    + Địa điểm: Xã Đông Hải - huyện An Hải
    - Thời gian : Ngày 1- 15 tháng 3 Âm lịch
    - Lễ hội : Chuẩn bị và diễn ra từ ngày 30/2 đến 15/3
    - Trò, diễn : Tổ tôm điếm, đánh cờ, múa rối nước; Hát ca trù, hát chầu Thánh
    30 - Hội Đình Nhu Thượng:
    - Địa điểm : Thờ tại miếu Một, miếu Đôi, xã Quốc Tuấn, An Hải
    -Thời gian : Ngày 6 - 8 tháng 3 Âm lịch
    - Thờ : Mai Thị Cầu, Mai Kỳ Sơn hai chị em ruột con Mai Hắc Đế, nối chí cha, chống lại Nhà Đường.
    - Lễ hội : Rước linh vị từ hai miếu về đình. Tế, đấu vật, tam cúc điếm, thi bắt vịt.
    31 - Hội miếu Thuỷ Tú:
    - Địa điểm : Thôn Thuỷ Tú, xã thuỷ Dương, Huyện Thuỷ Nguyên
    -Thời gian : Ngày 9 - 12 tháng 3 Âm lịch
    - Thờ : 4 anh em họ Phạm, theo Lê Hoàn chống Tống. Lập công lớn.
    - Lễ hội : Rước 4 bài vị về đình Thuỷ Tú, đồng tế.
    -Trò : Đánh cờ vật, đu tiên, hát ca trù.
    32 - Hội đền Giải:
    - Địa điểm : Làng Hạ Đới, xã Tiên Thanh, huyện Tiên Lãng.
    - Thời gian : Ngày 15 tháng 3, ngày 20 tháng 11 Âm lịch cũng mở hội
    - Thờ :Trần Quốc Thành và Trần Quốc Diễm. Hai tướng thời Trần lập công lớn trong các trận năm 1285, 1288 trận địa Bạch Đằng.
    - Lễ hội :Rước và tế.
    -Trò chơi : Cờ tướng, chọi gà. Đêm: hát chèo
    33 - Hội Hạ Đôi (ghép đôi):
    -Địa điểm : Làng Hạ Đôi (xã Tiên Thanh), làng Cẩm Khê (xã Toàn Thắng), huyện Tiên Lãng.
    -Thời gian : Lễ hạ điện 1 năm 2 lần 15/ 3, 20/ 11 Âm lịch
    - Lễ hội : Tế Thành Hoàng bản thổ, lễ xuống đồng mong mùa màng bội thu.
    34 - Lễ hội đình Nhân Mục và miếu Cựu ĐIện:
    - Địa điểm: Xã Nhân Hòa - huyện Vĩnh Bảo
    - Thời gian: Ngày 10 tháng 3 Âm lịch
    35 - Lễ hội miếu Bến, đình Chanh Chử:
    - Địa điểm: Xã Thắng Thuỷ - huyện Vĩnh Bảo
    - Thời gian: Ngày 10 tháng 3 Âm lịch
    36 - Lễ hội đình Thượng ĐIện:
    - Địa điểm: Xã Vinh Quang - huyện Vĩnh Bảo
    - Thời gian: Ngày 10 tháng 3 Âm lịch
    37 - Lễ hội đền Phú Xá:
    - Địa điểm: Phú Xá - Đông Hải - huyện An Hải
    - Thời gian: 3 - 5/ 3 và 15/ 8 Âm lịch
    - Thờ : Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và bà Bùi Thị Từ Nhiên. Người giữ kho quân lương cho quân đội nhà Trần và có công xây dựng lại đền Phú Xá
    - Lễ hội : Tế, rước thần vị về làng, cờ tướng, chọi gà
    - Lễ vật : Hương, hoa, oản, quả, bánh đa nướng
    Tháng Tư
    38 - Lễ hội đua thuyền rồng trên biển (lễ hội làng cá):
    - Địa điểm : Thị trấn Cát Bà - huyện Cát Hải.
    -Thời gian : Tổ chức ngày 01 tháng 4 Dương lịch
    - Nội dung : Lễ hội được tổ chức vào ngày 1 tháng 4 hàng năm là để kỷ niệm ngày Bác Hồ về thăm làng cá Cát Hải và kỷ niệm ngày truyền thống của Ngành Thuỷ sản Việt Nam.
    tôi thì chẳng là gì cả nhưng tất cả lại là tôi.
    SanU ! em muốn nói là: Em Yêu Anh
  5. lch_h

    lch_h Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    785
    Đã được thích:
    0
    Những lễ hội văn hoá truyền thống thành phố HẢI PHÒNG(tiếp theo)
    Tháng sáu
    39 - Hội đền Khả Lãm (Kha Lâm):
    - Địa điểm : Thôn Khả Lãm (Kha Lâm), xã Nam Hà, quận Kiến An.
    - Thời gian : Ngày 3 tháng 6 Âm lịch
    -Thờ : Công chúa Chiêu Minh (con Vua Trần Thánh Tông). Được thờ ở hai nơi đền thôn Khả Lãm và chùa Khả Lãm
    - Lễ : Dâng hương tưởng niệm, tụng kinh, cầu siêu
    40 - Hội kéo ngựa chạy vòng tròn ở Cát Hải:
    - Địa điểm : xã Đôn Lương và Hoàng Châu, huyện Cát Hải.
    - Thời gian : Hội diễn ra vào ngày 10 tháng 6 Âm lịch.
    - Nội dung : Người ta làm 2 con ngựa gỗ có 4 bánh xe nhỏ ở dưới chân để có thẻ điều khiển ngựa đi một cách dễ dàng. Việc điều khiển ngựa chạy vòng tròn chẳng những đòi hỏi phải có sức khoẻ, dẻo dai của một tập thể người kéo mà còn có sự mưu mẹo, nhanh nhẹn của người chỉ huy. Yêu cầu của hội thi là mỗi bên phải kéo ngựa chạy đủ 3 vòng và dành được vòng ngoài mới được coi là thắng cuộc. Giải thưởng cho bên thắng được trao ngay tại chỗ và cũng thật đơn giản: Một hộp chè ngon, nhiều khi chỉ là một bánh pháo. Liền sau đó, bên thắng đốt pháo mừng thắng lợi của mình đồng thời cũng là mừng hội thi kéo ngựa thành công. Hội thi kéo ngựa gỗ ở huyện đảo Cát Hải thực sự là một hội vui, mang tinh thần thượng võ. Hội thi là hình thức để kiểm tra thể lực và sự khéo léo điều khiển con ngựa gỗ có bánh xe chạy vòng tròn. Đây cũng là một hình thức thể thao lành mạnh, thu hút đông đảo người tham dự và là một truyền thống tốt đẹp cần được duy trì và nâng cao.
    Tháng Tám
    41 - Hội chọi trâu:
    - Địa điểm : Sân vận động thị xã Đồ Sơn
    - Thời gian : Từ ngày 8 tháng 6 và 9 tháng 8 Âm lịch.
    - Thờ : Điểm tước đại vương, Thuỷ thần, tám vị thần khai sáng
    - Lễ hội : Đây là lễ hội độc đáo nổi tiếng của Đồ Sơn Hải Phòng.
    Lễ hội diễn ra trong hai ngày. Chính hội 9/8. Lễ nghi trang trọng, có lọng che, kiệu rước thần, phường bát âm.... Mở đầu trận là màn múa cờ điệu Mở Trận do 12 chàng trai biểu diễn. Tế thần , lễ rước trâu vào sới, hướng tới ban thờ. Chọi trâu, con nào bỏ chạy là thua. Trâu thắng được rước về đình trong tiếng reo hò, hân hoan của cộng đồng và nhận thưởng. Sau hội toàn dân hưởng lộc, trâu thắng trâu thua đều bị giết thịt chia cho dân làng. Lễ vật của 14 giáp (xưa) : 14 con trâu- 14 con lợn- 14 thùng thóc nếp (đồ xôi)
    42 - Hội Tát gian (hát đúm đêm trên sông):
    - Địa điểm : Xã Phục Lễ, huyện Thuỷ Nguyên
    - Thời gian : Ngày 10 - 15 tháng 8 Âm lịch
    - Hội : Người hát bơi thuyền trên sông. Bài hát tự vận ra. Hát thi liền ba đêm. Ai không đối nổi là thua
    Tháng Mười
    43 - Hội chùa Vẽ:
    - Địa điểm : Bến cảng, sông Bạch Đằng.
    - Thời gian : Ngày 20 tháng 10 Âm lịch hàng năm.
    - Thờ : Đức phật, đức Thánh Thần (Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn)
    - Lễ : Cầu kinh, lễ dâng hương.
    - Lễ vật đặc biệt : Bánh đa vừng (Tích: Trần Hưng Đạo dùng bánh đa rắc vừng thành bản đồ chiến trận gửi cho toàn quân biết và nghiên cứu). Lễ hội được gọi là "Trận đồ ăn no đánh giặc". Chùa này xưa là nơi Trần Hưng Đạo đóng quân để nghiên cứu chiến trường sông Bạch Đằng.
    44 - Hội đình Hạ:
    - Địa điểm : (Tiểu khu Đình Hạ) Quận Hồng Bàng.
    - Thời gian : Ngày 20 tháng 10 Âm lịch hàng năm. Các dịp lễ khác được diễn ra vào các ngày : 13/2, 19/4
    -Thờ : Đức Phật, Đức Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Chúa Liễu, Nguyễn Công Trứ.
    - Lễ : Tế lễ, dâng hương.
    Tháng Mười một
    45 - Hội đền An Lư:
    -Địa điểm : Xã An Lư, huyện Thủy Nguyên.
    -Thời gian : Ngày 10 tháng 11 Âm lịch hàng năm.
    -Thờ : Thần Sông, Thần Núi, Thần Nước. (Tích: Vua Hùng về thăm đất xưa).
    -Lễ hội : Rước kiệu tối 10 tháng 11, trong ánh đuốc từ đình về nhà chủ tế (ý Vua Hùng đi thăm một vài nhà dân). Biểu diễn võ thuật, đánh đu, kéo co, diễn trò thâu đêm, mở đại tiệc.
    46 - Lễ hội đền Trạng:
    -Địa điểm : Thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo.
    -Thời gian : Các ngày 10 tháng 4 và 28 - 30 tháng 11 Âm lịch.
    -Nội dung : Lễ hội tưởng niệm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, được tổ chức nhân ngày sinh và ngày mất của cụ. Đây là sự kiện văn hóa lớn của thành phố, thu hút nhiều khách trong và ngoài nước.
    47 - Múa rối cạn và múa rối nước:
    -Địa điểm :Thôn Bảo Hà, xã Đồng Minh, và xã Nhân Hoà, huyện Vĩnh Bảo
    -Nội dung : Múa rối là một môn nghệ thuật lâu đời của Hải Phòng và ngày càng phát triển. Ngày nay, khi biểu diễn đều kèm theo âm nhạc, lời nói và ca hát. Múa rối cạn đã mang tính chất sân khấu kịch hát. Múa rối nước Nhân Hoà là một loại hình sân khấu rối kết hợp với thiên nhiên và lửa pháo. Con rối nước Nhân Hoà làm bằng gỗ sơn then, không mặc quần áo. Nơi biểu diễn rối nước thường là hồ ao. Ngày nay, người ta tạo ra bể nước để có thể biểu diễn rối nước trong rạp hát.
    48 - Hát ca trù và đền ca công:
    - Địa điểm : xã Đông Môn, Huyện Thủy Nguyên.
    - Thời gian: Vào các ngày 24 tháng 3 và 24 tháng 9 Âm lịch
    - Nội dung : Hát ca trù có nhiều tên gọi khác nhau như hát ả đào, hát cửa đình, hát cô đầu, hát ả tơ Nó là môn nghệ thuật ca hát đặc sắc của dân tộc ta, có từ lâu đời. Ca trù vốn là một thứ nhạc vui. Xã hội cũ dùng nó vào dịp lễ nghi, khánh tiết, khao vọng, cưới xin, yến tiệc. Các nhà Nho còn quan niệm nó là thứ chơi thanh nhã của tao nhân, mặc khách. Nhưng vào thời kỳ suy tàn của gia cấp phong kiến Việt Nam và nhất là dưới thời thực dân thống trị thì nghệ thuật này bị cuốn hút vào các hoạt động ăn chơi của tầng lớp giàu sang nên nó mất dần tính chất ban đầu và bị xã hội thành kiến, rẻ rúng.
    tôi thì chẳng là gì cả nhưng tất cả lại là tôi.
    SanU ! em muốn nói là: Em Yêu Anh
  6. lch_h

    lch_h Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    785
    Đã được thích:
    0
    KHU DU LỊCH ĐỒ SƠN
    Có 2.450m bờ biển đầy cát mịn làm bãi tắm lý tưởng, từ lâu Đồ Sơn đã là một trong số những khu nghỉ mát nổi tiếng của nước ta. Bán đảo Đồ Sơn nằm trên miền cổ lục địa, chạy dài 22,5km ven biển từ cửa sông Cấm đến cửa sông Văn Úc. Người xưa hình tượng hoá Đồ Sơn như đầu rồng đang hướng về viên ngọc (Hòn Dáu) đuôi quẫy ra khơi xa làm thành đảo Bạch Long Vĩ. Ở Đồ Sơn chưa phát hiện ra dấu vết của người tiền sử, nhưng có khá nhiều di tích lịch sử.

    Tường Long được làm bằng đất nung cao 10 tầng nằm trên đỉnh núi Ngọc Sơn. Nền tháp Tường Long vẫn còn đó. Viên gạch chân tháp còn đọc rõ hai hàng chữ Hán "Lý gia đệ tam đế, Long Thuỵ Thái Bình tứ niên tạo" nghĩa là đời vua Lý thứ 3, niên hiệu Long Thuỵ Thái bình năm thứ tư chế tạo (Lý Thánh Tông), tính theo dương lịch là năm 1057. Nằm cạnh tháp là chùa Vân Bản. Ở đây có một quả chuông đồng được đúc vào thời Trần có tên gọi là chuông Vân Bản, là một trong những chuông đồng cổ Tiêu biểu nhất là tháp Tường Long và chùa Vân Bản, được xây dựng vào thế kỷ thứ 11. Tháp nhất Việt Nam hiện đang trưng bày ở Viện bảo tàng lịch sử Hà Nội. Do bão biển nên quả chuông đó đã từng bị ngâm dưới nước biển mấy trăm năm, đến năm 1958 ngư dân mới trục lên được ở bãi tắm khu I. Có thể vì chuông được đúc với một tỷ lệ vàng quá cao, nên dù bị sóng biển vùi dập mấy trăm năm mà vẫn còn nguyên vẹn, tiếng chuông vẫn vang xa trăm dặm.
    Dấu tích lịch sử đã chứng minh Đồ Sơn là căn cứ thuỷ binh của nhà Trần. Năm 1288, một trận thuỷ chiến ác liệt đã diễn ra ở vùng Tháp Nhĩ Sơn cửa Đại Bàng nhấn chìm cả trăm thuyền giặc.
    Năm 1741, Quận He tức Nguyễn Hữu Cầu khởi binh đã chọn Đồ Sơn làm căn cứ. Tục chọi trâu (độc đáo và duy nhất có ở nước ta) vốn là lễ hội nhằm mục đích động viên nhân dân và quân sĩ, đã ra đời từ đây.
    Phần cuối bán đảo Đồ Sơn là khách sạn Vạn Hoa, bây giờ là Casino có 100 bậc đá xuống biển. Cách 4km đường chim bay là đảo đèn Hòn Dáu. Ở đảo Dáu có đền thờ Nam Hải Thần Vương (Bộ tướng của nhà Trần) mà ngày 9-10 tháng giêng là Lễ Hội. Đó là thần may mắn che chở cho ngư dân những ngày bão tố. Có thờ, có thiêng rồi trở thành sức mạnh tâm linh của những người đánh cá. Trước khi ra khơi, ngư dân thường neo thuyền khấn tạ để được vững tâm nơi đầu sóng ngọn gió.

    tôi thì chẳng là gì cả nhưng tất cả lại là tôi.
    SanU ! Em Yêu Anh
  7. innocent

    innocent Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    1.156
    Đã được thích:
    1
    Trâu chọi Đồ Sơn:

    Mắt của những con trâu chọi trông thật hiền lành.
    Dù sừng của nó đã được chuốt cho nhọn hoắt.
    Và trái "cà" này, nếu màu tím là con trâu hung tợn.
    ...
    Chưa đến giờ vào sới, cá độ đã nhộn nhịp ngoài sân..
    Chen chúc vào sân.
    Nụ cười của ông Đinh Đình Phú có trâu vô địch năm ngoái. Nhưng năm nay, trâu số 27 của ông không qua được vòng loại.
    Vào trận rồi..
    I am a Citizen of the World

    P a p i l l o n
  8. lch_h

    lch_h Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    785
    Đã được thích:
    0
    NỮ TƯỚNG LÊ CHÂN
    Nằm giữa ngã ba con phố MÊ LINH và LÊ CHÂN , là đền thờ một vị tướng tài ba , một nữ anh hùng kiên cường bất khuất , bà là nữ tướng LÊ CHÂN
    Cuộc khởi nghĩa HAI BÀ nổi lên có điểm độc đáo, thủ lĩnh là phụ nữ , tướng sĩ cũng là những phụ nữ tài ba, mà sự tích chiến thắng của các bà vẫn còn âm hưởng lưu truyền đến ngày nay, dẫu trải qua bao ách nước tai trời.Lê Chân là một trong những vị tướng như vậy , tham gia cuộc khởi nghĩa ngay từ những ngày đầu, lập nhiều công lớn , góp phần củng cố chính quyền lên đã được vua TRƯNG giao đảm nhiều trọng trách quan quan trọng. Trong hàng công thần , Lê Chân chỉ xếp sau công chúa TRƯNG NHỊ và được bình phong là THÁNH CHÂN CÔNG CHÚA
    Theo bản Thần tích đương cảng thành hoàng NAM HẢI UY LINH THÁNH CHÂN công chúa(hiện còn ở ĐỀN NGHÈ ) thì Lê Chân là con ông LÊ ĐẠO và bà TRẦN THỊ CHÂU, quê ở AN BIÊN , KINH MÔN , xứ HẢI DƯƠNG ( nay thuộc QUẢNG NINH) . Xuất thân trong một gia đình gia giáo nề nếp , làm nghề dạy học và chữa bệnh giúp dân , con gái họ LÊ thời bấy giờ nổi tiếng thông minh , đảm đang và mao lược chẳng thế mà thái thú TÔ ĐỊNH nghe danh muốn cưới về làm tì thiếp. Ông bà LÊ ĐẠO vì thương con kiên quyết khước từ đưa LÊ CHÂN chốn về miền ven biển AN DƯƠNG cùng thuộc phủ KINH MÔN . Căm phẫn , TÔ ĐỊNH , cướp nhà giết người , chém giết vợ chồng LÊ ĐẠO . Thù nhà nợ nước , người con gái họ LÊ le lóm căm hờn, bèn dẫn một ít người làng , người nhà đến vùng đất mới ven biển AN DƯƠNG nập ấp , lấy tên thôn cũ lập ấp mới , ấp AN BIÊN ( tên khai sinh mảnh đất HẢI PHÒNG ngày nay).Bà lại chiêu mộ nhân tài , chống phá ách đô hộ , cùng khắc lúc bấy giờ HAI BÀ TRƯNG giấy cờ khởi nghĩa , Lê Chân cùng quân dân tại ấp kịp thời hưởng ứng lập nhiều chiến công van dội.Khởi nghĩa thành công được giao trong trách quản lý binh quyền , kiêm phong trấn thủ hải tần, LÊ CHÂN lại gom sức xây dựng lực lượng mở lò rèn , luuyện võ cho binh sĩ. Khi MÃ VIỆN đem quân thủ bộ theo đường đông bắc rửa hận , LÊ CHÂN trực tiếp chỉ huy quân dân chặn đánh, gây cho địch nhiều thiệt hại . Song vì tình thế bất lợi bà buộc phải lui quân về MÊ LINH để bảo toàn lực lượng, nhưng căn cứ bị phá vỡ HAI BÀ TRƯNG tử trận , một lần nữa LÊ CHÂN rút quân về LẠT SƠN chờ ngày mưu đồ khôi phục. Kế hoạch bại lộ, MÃ VIỆN cho quân tiến đánh , dù chống trả quyết liệt nhưng địch quá mạnh , để giữ trinh tiết LÊ CHÂN gieo mình xuống sông tự vẫn.
    Sau khi bà hy sinh , nhân dâm trang AN BIÊN lập đền thờ bà ở ĐÔNG MẠ cửa trang, đến đời cua TRẦN ANH TÔNG lập bà là THÀNH HOÀNG xã AN BIÊN và phong hiệu NAM HẢI UY LINH THÁNH CHÂN công chúa.Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử , bất chấp sự chèn lấn đô hộ của thực dân song nhân dân ấp AN BIÊN xưa vẫn luôn nhắc nhở con cháu đời nối đời gìn giữ tôn tạo đền t hờ bà LÊ CHÂN ngày một khang trang , to đẹp. Hàng năm cứ đến ngày sinh 8/2 , ngày hoá 25 tháng chạp , ngày khánh hạ 15/8 nhân dân thành phố HẢI PHÒNG cùng nhân dân thập phương cả nước nô nức kéo nhau về thắp lên nén nhanh dành cho một vị tướng anh hùng , một người khai sinh ra mảnh đất HẢI PHÒNG nay.
    tôi thì chẳng là gì cả nhưng tất cả lại là tôi.
    SanU ! Em Yêu Anh
  9. innocent

    innocent Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    1.156
    Đã được thích:
    1
    Mỗi sáng hè thức dậy , rạo rực tiếng ve , một chìm phượng vĩ lẳng lặng đung đưa theo gió. Mỗi ngày mỗi sáng những con đường phố cảng lặng lẽ mà bình yên ,dòng người xuôi ngược cùng nhau bước mỗi sáng , họ tập thể dục đi dạo trên mỗi con đường để cùnh tiến về quảng trường thành phố . Thành phố hoa mỗi sáng ***g lộng gió , mùi gió biển , mùi chua chua của nhưng tấm bánh đa một nắng . Những con đường lại bắt đầu ngày mới , tấp nập mà không quá ồn ã , nắng rọi từng bước từng bước người qua . Một ngày mới bắt đầu , con đường thành phố cảng in lặng những bóng cây , mỗi nơi đến là một ngày mới . Trời xế chiều từng giọt hoàng hôn dần nhạt , thì từ đâu cái cảm giác thật lạ xen vào lòng người , ung dung thư thái mà thoải mái. Hoàng hôn buông chẳng đâu thể những đôi tình nhân bên nhau trên mỗi con đường , từ đường này đến đường khác từ phố này đến phố kia , mỗi con đường phải chăng đã là kỉ niệm mỗi hoàng hôn.
    LÊ ĐẠI HÀNH , HỒ XUÂN HƯƠNG , QUANG TRUNG , NGUYỄN ĐỨC CẢNH rồi đến ngã 5 ngã 6 dù xa đến mấy , cũng quay tròn lại với nhau.......... nơi quảng trường ấy. Đường không rộng nhưng lòng người HẢI PHÒNG thật rộng , ai gặp rồi cũng ấn tượng , ai đến rồi cũng mong mà nhớ . Nơi đâu mỗi con đường mang một cái tên , nhưng những tên đường tên phố thành phố cảng lại chính là những gì bạn thấy nơi đây
    TÔI YÊU THÀNH PHỐ QUÊ TÔI _ MỖI CON ĐƯỜNG QUÊ HƯƠNG!
    Copy lại từ bài của lch_h trong Chủ đề "Nhưng con đường phố cang"
  10. innocent

    innocent Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    1.156
    Đã được thích:
    1
    5 năm trời tôi di qua con đương Hồ Xuân Hương để đến trường, một trong những năm tháng vui nhất của cuộc đời. Hồn nhiên vô tư. Tôi còn nhớ thỉnh thoảng trời mưa có được một nắm hạt dẻ (loại hạt nhỏ chứ không to như hạt mít bây giờ) trong tay thì cảm thấy cuộc đời là nhất. Thỉnh thoảng đi qua đó gặp bác Đào An, còn gọi cháu chào bác Đào Ao nữa chứ.
    Rồi những tháng ngày đó qua đi thật mau, tôi lớn lên thêm rời xa thành phố Cảng, 5 năm sau trở lại mọi thứ như chẳng chút đổi thay, con đường Hồ Xuân Hương vẫn thế, vẫn cây lá xanh tươi. Thêm một lần 5 năm nữa tôi trở lại, Hải Phòng vẫn còn nguyên vẹn trong kí ức tôi. Con đường Hồ Xuân Hương có thêm quán Eden, cuối đường ngã 3 với Lý Tự Trọng, cái chạp nước mắm biến mất dể lại một quán hải sản khá to. Cũng trên đường Lý Tự Trọng, rap chiếu phim quân đội đã không còn làm cho con đường sáng thêm lên cùng với ngôi trường mẫu giáo đối diện. Ngã 6 đã không còn cái lô cốt nữa cứ cảm thấy trống trống làm sao đó, khi thay vào đó cái đèn nhấp nháy có người khen đẹp có kẻ khen màu mè (sến?!).
    Khu bán hàng lưu niệm ngày trước ở đối diện khách sạn Hữu Nghị giờ đã trở thành khách sạn Bạch Đằng 3 sao, siêu thị Ánh Dương mọc lên cùng với Siêu thị Sắt và siêu thị Minh Khai. Điều đáng buồn nhất chợ Sắt đã không còn lại dáng vẻ ngày trước dù rằng nó đưọc xây to hơn, đồ sộ hơn. Có ai đó nói Hải Phòng phát triển chậm, nhưng với tôi có như vậy Hải Phòng mới là Hải Phòng.
    Tôi yêu thành phố này, nơi tôi có những chuỗi ngày thật hạnh phúc, kỉ niệm của mười mấy năm chưa phai nhạt trong tôi bao giờ, lần nào về Hải Phòng quăng đồ đạc vào nhà tôi cũng phải xách xe chạy dọc theo đường Điện Biên Phủ qua Đinh Tiên Hoàng rồi từ từ rẽ vào Hồ Xuân Hương. Lần nào về HP cũng vậy, tôi tự cho đó là một trong nhưng đặc ân mà HP đem lại cho tôi mỗi khi đi ngang con đưòng đó.
    Nói về Hải Phòng thì không thể nào hết khi mà người vợ thân yêu nhất của tôi cũng đã sinh ra và lớn lên ở đây và tôi cũng đã tìm thấy nàng ngay tại mảnh đất này.
    Tôi yêu Hải Phòng như những gi yêu thương nhất.
    (Copy từ bài của NoDoi_HP trong Chủ đề "Những con đường phố cảng)

    Nhân tài là nguyên khí quốc gia

Chia sẻ trang này