1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hải Phòng - Những điều bạn chưa biết

Chủ đề trong 'Hải Phòng' bởi gianghobenbinh, 10/06/2003.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. t9g68

    t9g68 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2003
    Bài viết:
    1.254
    Đã được thích:
    0
    Kính chào các bác ở Hải Phòng.
    Hôm rồi, em có đi theo 1 tàu đánh cá ở xã Lập Lễ huyện Thuỷ Nguyên nên được biết đôi chút về HP.
    Thực hiện đúng tinh thần giao lưu, em đã post bài về HP ở bên box Thái Bình. Mời các bác ghé vào chỉ bảo dùm em với ạ:
    chuyện về anh - chuyện về biển khơi
    Rất mong nhận được sự góp ý chân thành.
    Chúc Hải Phòng luôn vững mạnh về mọi mặt.
    Được t9g68 sửa chữa / chuyển vào 14:13 ngày 09/06/2004
  2. LastManStanDing4U

    LastManStanDing4U Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    ban nao co the noi cho toi ve lich su pho^'' Dinh...con goi la Tran Nguyen Ha~n..doa.n tu nha` xa''c bay gio` ra den dau` Nguye~n Duc Ca?nh..vi nha` to^i 3 đo*`i so^''ng o đây ro^`i ma toi thi ko ro~ ve lich su cua no lam..rat cam on neu ban nao cho toi duoc biet..chuc cac ban vui ve
  3. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Lịch sử phố Dinh - Phố Trần Nguyên Hãn
    Chú em lastmanstanding thân mến, đúng như vậy, đôi khi nhà mình ở ngay nơi, thậm chí ở ngay trên mảnh đất mà trong lòng nó chứa ngồn ngộn các giá trị lịch sử mà mình không biết, thậm chí bề trên của mình không biết hoặc có biết nhưng không có cơ hội nói ra cho con cháu.
    Còn nếu chú muốn biết nhà mình có phải là đoạn phố mà chú em mô tả là phố Dinh hay không thì không phải. Để kiểm chứng, chú có thể vào trang Hải Phòng phần "Lược khảo đường phố Hải Phòng" để biết đâu là phố Dinh. Để giúp chú em, tớ copy từ trang đó ra đây một đoạn mô tả đoạn phố đó:
    "Phố Nguyễn Đức Cảnh kéo dài từ chân cầu Quay đến ngã tư Cầu Đất (khu vực Quán hoa), dài 1.522m, rộng 11,5m. Vỉa hè đoạn từ chân cầu Quay đến phố Trần Nguyên Hãn bên trái dài 263m, rộng 4m, bên phải dài 265m, rông 5m; đoạn từ phố Trần Nguyên Hãn đến trụ sở công an phường An Biên bên trái 847m, rộng 8m, bên phải dài 810m, rộng 6,5m; đoạn còn lại vỉa hè hai bên rộng 6,5m.
    Hệ thống thoát nước đoạn từ chân cầu Quay đến phố Trần Nguyên Hãn dài 252,5m đặt cống ~ 600mm dưới lòng đường mép phải; đoạn từ phố Trần Nguyên Hãn đến trụ sở công an phường An Biên dài 826m, đặt cống ~ 1.200mm trên hè trái; đoạn trụ sở công an phường đến phố Mê Linh dài 82,5m, đặt cống ~ 1.200mm trên hè trái; đoạn Mê Linh đến phố Cầu Đất dài 312m, đặt cống hộp 700 x 1.300mm dưới lòng đường sát mép hè trái.

    Phố thuộc đất của xã An Dương và An Biên cũ. Trước giải phóng thuộc khu Đường Cát. Phố ra đời cùng với việc đào kênh vành đai theo chủ trương của chánh Công sứ Pháp đầu tiên ở Hải Phòng mang tên Bonnan. Phố này ngay từ đầu đã có tác dụng rõ rệt trong sự thông thương và buôn bán. Nó hội tụ đầy đủ các điều kiện trên bến dưới thuyền, qua cầu Quay ra quốc lộ số 5 và tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội. Ngày nay, cảnh trên bến dưới thuyền không còn nữa, nhưng phố Nguyễn Đức Cảnh vẫn là một phố chiếm một vị trí khá quan trọng về giao thông và buôn bán.

    Lúc mới mở, phố được gọi là đại lộ Bonnan. Đại lộ này lúc đó kéo dài từ cổng chính hiện nay của Cảng đến đầu phố Trần Nguyên Hãn. Sau cách mạng tháng Tám đại lộ Bonnan đổi gọi là đại lộ Nguyễn Thái Học, phố Tam Kỳ (đoạn từ phố Trần Nguyên Hãn hiện nay đến cầu Quay) gọi là phố Dinh. Năm 1954, đại lộ Bonnan đổi là đại lộ Lê Thánh Tông, phố Tam Kỳ trở lại tên cũ là Tam Kỳ. Sau ngày tiếp quản thành phố, đại lộ Lê Thánh Tông và Tam kỳ hợp lại gọi là phố Trần Phú. Năm 1985, phố Trần Phú tách làm hai phố Nguyễn Đức Cảnh và phố Trần phú như hiện nay."
    Tớ còn nhớ ngày còn nhỏ bố mẹ tớ có một người bạn nhà ở đoạn cách ngã tư NGC-TNH vài ba nhà về phía Cầu Quay và hay sai tớ "Con đến nhà bác A ở phố Dinh để mời bác ấy đến nhà ta ăn cơm..."
    Nhân tiện, Chú em có thể tìm thấy nhiều điều về lịch sử địa danh của Hải Phòng trong vòng trên 100 năm trở lại đây trên trang web của thành phố HP
    Chúc chú em khoẻ.
    Được levant57 sửa chữa / chuyển vào 19:43 ngày 16/07/2004
    u?c thankiemvdk s?a vo 21:57 ngy 25/10/2006
  4. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    ====================================================================
    Chú em lastmanstanding thân mến, đúng như vậy, đôi khi nhà mình ở ngay nơi, thậm chí ở ngay trên mảnh đất mà trong lòng nó chứa ngồn ngộn các giá trị lịch sử mà mình không biết, thậm chí bề trên của mình không biết hoặc có biết nhưng không có cơ hội nói ra cho con cháu.
    Còn nếu chú muốn biết nhà mình có phải là đoạn phố mà chú em mô tả là phố Dinh hay không thì không phải. Để kiểm chứng, chú có thể vào trang Hải Phòng phần "Lược khảo đường phố Hải Phòng" để biết đâu là phố Dinh. Để giúp chú em, tớ copy từ trang đó ra đây một đoạn mô tả đoạn phố đó:
    "Phố Nguyễn Đức Cảnh kéo dài từ chân cầu Quay đến ngã tư Cầu Đất (khu vực Quán hoa), dài 1.522m, rộng 11,5m. Vỉa hè đoạn từ chân cầu Quay đến phố Trần Nguyên Hãn bên trái dài 263m, rộng 4m, bên phải dài 265m, rông 5m; đoạn từ phố Trần Nguyên Hãn đến trụ sở công an phường An Biên bên trái 847m, rộng 8m, bên phải dài 810m, rộng 6,5m; đoạn còn lại vỉa hè hai bên rộng 6,5m.
    Hệ thống thoát nước đoạn từ chân cầu Quay đến phố Trần Nguyên Hãn dài 252,5m đặt cống ~ 600mm dưới lòng đường mép phải; đoạn từ phố Trần Nguyên Hãn đến trụ sở công an phường An Biên dài 826m, đặt cống ~ 1.200mm trên hè trái; đoạn trụ sở công an phường đến phố Mê Linh dài 82,5m, đặt cống ~ 1.200mm trên hè trái; đoạn Mê Linh đến phố Cầu Đất dài 312m, đặt cống hộp 700 x 1.300mm dưới lòng đường sát mép hè trái.

    Phố thuộc đất của xã An Dương và An Biên cũ. Trước giải phóng thuộc khu Đường Cát. Phố ra đời cùng với việc đào kênh vành đai theo chủ trương của chánh Công sứ Pháp đầu tiên ở Hải Phòng mang tên Bonnan. Phố này ngay từ đầu đã có tác dụng rõ rệt trong sự thông thương và buôn bán. Nó hội tụ đầy đủ các điều kiện trên bến dưới thuyền, qua cầu Quay ra quốc lộ số 5 và tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội. Ngày nay, cảnh trên bến dưới thuyền không còn nữa, nhưng phố Nguyễn Đức Cảnh vẫn là một phố chiếm một vị trí khá quan trọng về giao thông và buôn bán.

    Lúc mới mở, phố được gọi là đại lộ Bonnan. Đại lộ này lúc đó kéo dài từ cổng chính hiện nay của Cảng đến đầu phố Trần Nguyên Hãn. Sau cách mạng tháng Tám đại lộ Bonnan đổi gọi là đại lộ Nguyễn Thái Học, phố Tam Kỳ (đoạn từ phố Trần Nguyên Hãn hiện nay đến cầu Quay) gọi là phố Dinh. Năm 1954, đại lộ Bonnan đổi là đại lộ Lê Thánh Tông, phố Tam Kỳ trở lại tên cũ là Tam Kỳ. Sau ngày tiếp quản thành phố, đại lộ Lê Thánh Tông và Tam kỳ hợp lại gọi là phố Trần Phú. Năm 1985, phố Trần Phú tách làm hai phố Nguyễn Đức Cảnh và phố Trần phú như hiện nay."
    Tớ còn nhớ ngày còn nhỏ bố mẹ tớ có một người bạn nhà ở đoạn cách ngã tư NGC-TNH vài ba nhà về phía Cầu Quay và hay sai tớ "Con đến nhà bác A ở phố Dinh để mời bác ấy đến nhà ta ăn cơm..."
    Nhân tiện, Chú em có thể tìm thấy nhiều điều về lịch sử địa danh của Hải Phòng trong vòng trên 100 năm trở lại đây trên trang web của thành phố HP
    Chúc chú em khoẻ.
    Được levant57 sửa chữa / chuyển vào 19:43 ngày 16/07/2004
  5. LastManStanDing4U

    LastManStanDing4U Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    vâng cảm ơn ông anh
  6. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Hải Phòng ngày trước có một số công trình được xây dựng từ thời trước năm 1954 nhưng nay không còn nữa do bị tàn phá bởi bom đạn của máy bay Mỹ ném xuống trong những năm cuối thập kỷ 60 và năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ trước. Những công trình ấy, bao gồm cầu Xi Măng và cầu Quay, không chỉ là các công trình giao thông mà còn là các công trình kiến trúc khá đẹp. Không những thế, chúng còn là các cỗ máy cơ khí khổng lồ tức là chúng có thể chuyển động dưới tác động của các cơ cấu cơ khí.
    Trước năm 1954, hệ thống giao thông đường thuỷ nội địa khá phát triển ở khu vực đồng bằng bắc bộ mà Hải Phòng được xây dựng thành trung tâm. Ngoài các hãng tàu của Pháp và Hoa Kiều, Người Hải Phòng có thể tự hào về ông Bạch Thái Bưởi, Một nhà tư sản Việt Nam đã gây dựng thành công cho người Việt một cơ đồ vận chuyển hành khách và hàng hoá bằng đường sông cạnh tranh ngang ngửa với các hãng của người ngoại bang.
    Hàng ngày, các chuyến tàu thuỷ từNam Định Thái Bình ngạo nghễ nhả khói ngang dọc trên tuyến sông Cấm - Xi Măng - Tam Bạc.
    Để cho việc đi lại bằng đường sông thuận tiện hơn, người Pháp đã cho đào một con kênh (Sông đào Xi Măng) nối sông Tam Bạc tại khúc quanh ở Chợ Sắt với Sông Cấm đoạn giáp nhà máy Xi Măng và Nhà Máy xay. Trên đoạn sông này, người ta xây một cây cầu mà người HP thường gọi là CÀU XI MĂNG. Mỗi khi còi tầm 10.30 của sở Xi Măng trầm trầm vang lên là lúc nhịp giữa của cầu được hệ thống ròng rọc và động cơ điện kéo cất lên tận đỉnh của hai trụ chính và tàu thuỷ tuyến Nam định nhả khói chui qua cầu. Ít phút sau, phía dưới thượng nguồn khoảng hơn một cây số là câu cầu Quay cũng từ từ quay ngang nhịp giữa của nó dọc lòng sông.
    Đâu như năm 1967 cả hai cây cầu này đều bị bom đánh hỏng hoàn toàn. Từ đó, Hải Phòng mất hai tác phẩm kiến trúc và cơ khí tuyệt đẹp. Sau này, người ta đặt vào đấy mỗi vị trí một cây cầu xấu xí. Tuyến đường sông thủa nào giờ cứ co ngót, thu hẹp và nông cạn dần để chẳng bao lâu sẽ biến thành con mương kiểu như Kim Ngưu hay Tô Lịch của đất Hà Thành.
    Vài chục năm đã trôi qua, về vóc dáng, Hải Phòng đã trở thành một đô thị loại 1 nhưng Hải Phòng cũng mất đi khá nhiều những nét đẹp mặc dù do con người tạo ra những rất tự nhiên. Những nét đẹp đó "người ta" chẳng bao giờ quan tâm tới việc khôi phục nó bây giờ.
    Đầu óc của các cá nhân trong Ban lãnh đạo HP thường không khác gì đầu óc của quan lại khi xưa, manh mún và khoa trương, cá nhân chủ nghĩa và hẹp hòi. Bao giờ HP lại đẹp như ngày xưa đây?
    Tôi còn nhớ đã từng được chiêm ngưỡng cây cầu Xi Măng qua một tấm ảnh đen trắng khổ lớn và thấy đó là một bức ảnh đẹp. Giờ muốn thấy nó lại nhưng không biết có thể xem nó ở đâu.
    Các bạn HP nếu ai có nó làm ơn post nó lên topic này. Xin cảm ơn nhiều.
    Được levant57 sửa chữa / chuyển vào 10:18 ngày 08/09/2004
  7. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Hải Phòng ngày trước có một số công trình được xây dựng từ thời trước năm 1954 nhưng nay không còn nữa do bị tàn phá bởi bom đạn của máy bay Mỹ ném xuống trong những năm cuối thập kỷ 60 và năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ trước. Những công trình ấy, bao gồm cầu Xi Măng và cầu Quay, không chỉ là các công trình giao thông mà còn là các công trình kiến trúc khá đẹp. Không những thế, chúng còn là các cỗ máy cơ khí khổng lồ tức là chúng có thể chuyển động dưới tác động của các cơ cấu cơ khí.
    Trước năm 1954, hệ thống giao thông đường thuỷ nội địa khá phát triển ở khu vực đồng bằng bắc bộ mà Hải Phòng được xây dựng thành trung tâm. Ngoài các hãng tàu của Pháp và Hoa Kiều, Người Hải Phòng có thể tự hào về ông Bạch Thái Bưởi, Một nhà tư sản Việt Nam đã gây dựng thành công cho người Việt một cơ đồ vận chuyển hành khách và hàng hoá bằng đường sông cạnh tranh ngang ngửa với các hãng của người ngoại bang.
    Hàng ngày, các chuyến tàu thuỷ từNam Định Thái Bình ngạo nghễ nhả khói ngang dọc trên tuyến sông Cấm - Xi Măng - Tam Bạc.
    Để cho việc đi lại bằng đường sông thuận tiện hơn, người Pháp đã cho đào một con kênh (Sông đào Xi Măng) nối sông Tam Bạc tại khúc quanh ở Chợ Sắt với Sông Cấm đoạn giáp nhà máy Xi Măng và Nhà Máy xay. Trên đoạn sông này, người ta xây một cây cầu mà người HP thường gọi là CÀU XI MĂNG. Mỗi khi còi tầm 10.30 của sở Xi Măng trầm trầm vang lên là lúc nhịp giữa của cầu được hệ thống ròng rọc và động cơ điện kéo cất lên tận đỉnh của hai trụ chính và tàu thuỷ tuyến Nam định nhả khói chui qua cầu. Ít phút sau, phía dưới thượng nguồn khoảng hơn một cây số là câu cầu Quay cũng từ từ quay ngang nhịp giữa của nó dọc lòng sông.
    Đâu như năm 1967 cả hai cây cầu này đều bị bom đánh hỏng hoàn toàn. Từ đó, Hải Phòng mất hai tác phẩm kiến trúc và cơ khí tuyệt đẹp. Sau này, người ta đặt vào đấy mỗi vị trí một cây cầu xấu xí. Tuyến đường sông thủa nào giờ cứ co ngót, thu hẹp và nông cạn dần để chẳng bao lâu sẽ biến thành con mương kiểu như Kim Ngưu hay Tô Lịch của đất Hà Thành.
    Vài chục năm đã trôi qua, về vóc dáng, Hải Phòng đã trở thành một đô thị loại 1 nhưng Hải Phòng cũng mất đi khá nhiều những nét đẹp mặc dù do con người tạo ra những rất tự nhiên. Những nét đẹp đó "người ta" chẳng bao giờ quan tâm tới việc khôi phục nó bây giờ.
    Đầu óc của các cá nhân trong Ban lãnh đạo HP thường không khác gì đầu óc của quan lại khi xưa, manh mún và khoa trương, cá nhân chủ nghĩa và hẹp hòi. Bao giờ HP lại đẹp như ngày xưa đây?
    Tôi còn nhớ đã từng được chiêm ngưỡng cây cầu Xi Măng qua một tấm ảnh đen trắng khổ lớn và thấy đó là một bức ảnh đẹp. Giờ muốn thấy nó lại nhưng không biết có thể xem nó ở đâu.
    Các bạn HP nếu ai có nó làm ơn post nó lên topic này. Xin cảm ơn nhiều.
    Được levant57 sửa chữa / chuyển vào 10:18 ngày 08/09/2004
  8. gianghobenbinh

    gianghobenbinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    350
    Đã được thích:
    0
    Chuyện về một TS. Harvard quê Hải Phòng
    (VieNamNet) - "Một trong những nghiên cứu sinh Ph.D xuất sắc nhất của Havard", "một tiến sĩ đẳng cấp thế giới trong lĩnh vực kinh tế học phát triển". Ít ai ngờ lời khen ngợi của một trong những nhà kinh tế học nổi danh nhất thế giới, G.S Dale Jorgenson, lại dành cho một nghiên cứu sinh đến từ VN: TS. Vũ Minh Khương.


    Mang tên gọi "Phân tích những ảnh hưởng của công nghệ thông tin tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu", đề tài luận án tiến sĩ của anh đã "sục" vào một lĩnh vực kinh tế học còn khá mới mẻ của thế giới. Mặc dù vậy, luận án của Khương đã nhận được nhiều lời ngợi khen của các giáo sư Harvard nổi tiếng.
    "Anh đã mở ra nghiên cứu về tác động của đầu tư vào CNTT trong việc đưa những nền kinh tế đang phát triển như VN nhanh chóng tiến tới đẳng cấp, chuẩn mực của các quốc gia công nghiệp hoá khác. Hiển nhiên là các tiến bộ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ sẽ đạt được nhanh chóng hơn, tạo ra nền tảng phong phú cho những kế hoạch đầu tư hơn là nông nghiệp và sản xuất, nơi mà công nghệ truyền thống vẫn giữ địa vị chủ đạo".
    Vì thế, "Luận án của Khương rất ấn tượng cả về quy mô và đóng góp mới". Nhà kinh tế lừng danh thế giới, GS. Dale Jorgenson nhận xét.
    Còn GS. Dwight Perkins thì cho rằng, "đó là nghiên cứu một cách hệ thống nhất về chủ đề này và sẽ rất hữu ích trong việc định hướng chính sách trong các ngành này ở nhiều nước, trong đó có VN".
    Có trong tay bằng MBA tại Harvard Business School, bảo vệ thành công xuất sắc luận án tiến sĩ tại ĐH Harvard, được khắc tên vào bảng treo ở nơi trang trọng của trường Kenedy về thành tích giảng dạy, được Ngân hàng Thế giới và nhiều tổ chức nghiên cứu tổ chức seminar để trình bày kết quả nghiên cứu, Vũ Khương có lẽ đứng trong số những người mở đầu cho thành quả xuất sắc ở đẳng cấp quốc tế mà các sinh viên VN đạt được kể từ thời đổi mới.
    29 tuổi, làm hồi sinh một XN bên bờ vực phá sản
    Tháng 12/1988, lần đầu tiên ở Hải Phòng, người ta chứng kiến một cuộc thi hi hữu: thi tuyển GĐ cho XN hoá chất Sông Cấm. Có một người đã nhận được hơn 90% số phiếu bầu và nhậm chức GĐ trong sự hân hoan của công nhân. Đó là Vũ Minh Khương, một thanh niên trẻ ở tuổi 29.
    Sau này, ông Đoàn Duy Thành, nguyên Bí thư Thành uỷ Hải Phòng kể lại: "Ngày đó, ai cũng sợ không dám nhận trách nhiệm lãnh đạo Sông Cấm vì xí nghiệp này làm ăn thua lỗ kéo dài, đơn từ kiện tụng chồng chất?.
    Khương tiếp nhận Sông Cấm trong một tình thế gần như tuyệt vọng: tiền gửi không còn, ngân hàng khoá tài khoản vì XN không có khả năng trả nợ, hầu hết công nhân phải tạm nghỉ việc trong khi cuộc sống vô cùng khó khăn.
    "Trong bối cảnh khó khăn tuyệt vọng ấy, tinh thần hy sinh và tấm lòng sâu sắc của đội ngũ công nhân đã cho tôi một sức mạnh kỳ lạ. Tôi dựa vào chính sự ủng hộ của họ để cắt giảm gần 200 công nhân dôi dư cho chuyển đổi mặt hàng sản xuất; đồng thời tích cực động viên anh chị em kỹ thuật hợp tác với Viện Hoá Công nghiệp tiếp thu công nghệ và sản phẩm mới. Tôi cũng thuyết phục được ngân hàng công thương ủng hộ phương án đổi mới sản xuất và họ đã cho vay rất tận tình. Ngày đó, tham nhũng, tiêu cực còn ít lắm nên mọi việc giải quyết khá trôi chảy dựa trên sự thấu tình, đạt lý".?Z


    Những ngày gian nan ấy vẫn còn sống động trong ký ức của anh.
    Điều kỳ diệu đã đến khi cuối năm 1989, Sông Cấm vượt qua giai đoạn suy sụp và đi vào phát triển nhanh chóng.
    Cho đến giờ, nhiều công nhân của Sông Cấm (nay là một DN tư nhân) vẫn không thể quên niềm vui bất ngờ khi họ nhận được nhẫn vàng và xe đạp mini, một tài sản lớn khối người ao ước từ tay lãnh đạo XN. Với những người đã quen lo "chạy ăn từng bữa", lúc nào cũng thấp thỏm nỗi lo thất nghiệp và "chết đói" trong những năm đất nước còn chập chững bước ra từ thời kỳ bao cấp thì đó quả là một sự kiện đáng nhớ.
    "Tôi luôn tin rằng, khi Nhà nước muốn giúp phát triển một địa phương hay một DN, tìm kiếm và gửi về một người lãnh đạo có phẩm chất và khả năng ưu tú quý hơn ngàn lần việc bao cấp, tài trợ vốn và dự án thông qua một đội ngũ quản lý yếu về phẩm chất và năng lực".
    Thực ra, đấy không phải lần đầu anh tiếp nhận Sông Cấm từ hai bàn tay trắng. Hai năm trước, anh đã nhận trách nhiệm PGĐ Sông Cấm trong một tình thế hiểm nghèo không kém.
    Ở cái tuổi 75, nguyên Phó Chủ tịch HĐBT một thời Đoàn Duy Thành vẫn chưa quên lá thư tâm huyết của một người con đất Cảng nơi phương xa bày tỏ những suy nghĩ đồng điệu với ông về công cuộc đổi mới, về hướng đi của thành phố. (Phải nói thêm là lúc đó, Hải Phòng nổi lên như một điểm sáng trong cả nước với những cải cách táo bạo của ông Bí thư Thành uỷ như khoán chui, đào sông lấn biển, ngói hoá nông thôn... Song không phải lúc nào những đổi mới ?omạnh tay? của ông Thành cũng nhận được sự đồng tình, ủng hộ - NV).
    Ông Bí thư đã cho đăng báo lá thư và đáp lại trân trọng. Bất ngờ hơn, sau đó, ông lại nhận được lá thư thứ hai với một đề nghị táo bạo: xin làm GĐ một XN quốc doanh trên bờ phá sản để thử nghiệm khả năng xoay chuyển. Khi đó, Vũ Minh Khương đang có một cuộc sống ổn định tại TP. Hồ Chí Minh với một công việc là mơ ước của nhiều người: chuyên gia phân tích lập trình cho máy tính IBM/360/40, cán bộ cốt cán của Trung tâm Điện toán, Công ty Điện lực II. Công việc mà 3 năm trước, anh lính phục viên Khương đã phải gõ cửa tới hàng chục trung tâm máy tính, trải qua bao cuộc gặp thất bại mới tìm được.
    Gạt ngoài tai những lời khuyên can, từ giã vợ con, anh hăm hở ?ovác ba lô con cóc? quay về thành phố Cảng quê hương sau nhiều tháng trắc trở trong xin chuyển công tác. Không ít người cho anh ?ogàn?: làm gì có chuyện một người đã có gia đình và công việc thuận lợi ở một thành phố lớn nhất nước lại xin đi.
    Còn anh chỉ lý giải một cách giản dị cho hành động nhiều người cho rằng "phi thực tế" ấy. Tuổi thơ anh lớn lên ở Hải Phòng, cha mẹ anh vẫn còn ở đó. Thời trai trẻ, anh vẫn ước mơ thành phố quê hương mình sẽ vươn lên tầm vóc quốc tế, trong đó có sự góp sức của anh. "Tôi rạo rực lắm khi đọc những bài trên báo Sài Gòn Giải phóng trân trọng nỗ lực đổi mới và cải cách của nhân dân Hải Phòng dưới sự lãnh đạo của ông Đoàn Duy Thành".


    Nhận xét về Khương, nhiều người từng làm việc, tiếp xúc với anh đều ấn tượng về những suy nghĩ sâu sắc, kiến giải thấu tình đạt lý và hơn hết là tâm huyết của anh.
    ?oNgay từ lần gặp đầu tiên, Khương đã gây ấn tượng với tôi như là người hiểu sâu sắc công việc của Ngân hàng Thế giới ở Việt Nam?.
    Ông Tim Campbell, một chuyên gia cao cấp của Ngân hàng Thế giới (WB) nhớ lại cuộc gặp gỡ đầu tiên của ông với Vũ Minh Khương khi ông làm việc tại VN.
    ?oTrong hai năm đó, chúng tôi thường dựa vào những nhận xét và đánh giá thông tuệ của Khương?.
    Nhưng ấn tượng sống động nhất trong ký ức ông Campbell về Khương lại là lòng nhiệt tình và tâm huyết thực sự với đất nước. "Trong các câu chuyện của mình, ông Khương thường nói rất nhiều về hoài bão của mình cho đất nước VN. Gốc rễ sâu sắc của Khương là ở đây và anh ấy đã chia sẻ những cảm xúc, khao khát của mình với tôi. Nỗ lực của Khương ở Hải Phòng trong hợp tác với Ngân hàng Thế giới (WB) và sau này ở Trường ĐH Harvard luôn hướng tới tầm nhìn dài hơi mà ông đã xác định: giúp ích cho đất nước. Khương là con người truyền cảm hứng cho người đối diện theo cách đó".
    Anh thì kể một cách giản dị về tuổi thơ mình như cội nguồn hun đúc ý chí mãnh liệt trong anh.
    "Như bao bạn bè cùng thế hệ, tôi lớn lên trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh. Từ những năm phổ thông ở Hải Phòng đến những năm ở khoa toán của ĐHTH Hà Nội, tôi nỗ lực học tập và luôn luôn ở vị trí xuất sắc hàng đầu với ước muốn theo chân những tấm gương khoa học sáng chói thời đó...".
    Những ai sinh ra trong tiếng bom rơi, đạn rền, lớn lên bằng bát cơm độn khoai, độn sắn, bằng những giờ học dang dở, luôn bị ngắt quãng bởi tiếng kẻng báo động và ?othấp thỏm? lo chạy hầm tránh bom sẽ hiểu đó không phải là "lên gân", hay "hô khẩu hiệu"...
    Có lẽ, chính ước mơ ấy đã giúp anh đi qua những năm tháng sinh viên nơi giảng đường khoa toán ĐHTH Hà Nội với tấm bằng xuất sắc. Đi qua những bữa ăn chỉ một bát cơm độn ?obo bo? cứng, trệu trạo nhai giữa hai giờ lên lớp. Đi qua cả rất nhiều đêm không ngủ vì dạ dày lép kẹp, rận rệp đốt nhoi nhói. Đi qua những ngày ?ođói đến hoa mắt?, cày từng trang sách dưới ánh đèn tù mù.
    Con đường trở thành một TS. Harvard xuất sắc...
    Khi hoạt động của XN Hoá chất Sông cấm đã trở nên sống động và phát triển nhanh chóng với sự đoàn kết nhất trí cao của tập thể CBCNV, Vũ Minh Khương quyết định tìm kiếm con đường đi học ở nước ngoài. "Tôi muốn đến được một quốc gia phồn vinh và dốc lòng học hỏi để có được một tầm hiểu biết sâu rộng cho sự nghiệp tương lai".
    Những năm đầu thời kỳ đổi mới, tiếng Anh là một cái gì đó lạ lẫm chứ chưa trở nên "thời thượng" như bây giờ, ông GĐ Khương dù "bù đầu" với công việc quản lý DN nhưng vẫn cố gắng học thứ ngoại ngữ này với một nỗ lực đặc biệt. Anh ?ocày nát? các băng cassette dạy tiếng Anh trên các chặng đường công tác từ Hải phòng đi Hà nội và các địa phương; với vốn tiếng Anh còn ít ỏi, anh tận dụng mọi cơ hội làm việc với các doanh nhân nước ngoài để thực hành, học hỏi. Sự chuẩn bị tích cực cùng cơ hội đã tạo nên may mắn. Năm 1992, anh được tiếp nhận vào trường QTKD Harvard và lên đường sang Mỹ học tập. Tại ĐH Hardvard, anh đã nhanh chóng chinh phục được các giáo sư và bạn học. Giáo sư Carl Sloan nhận xét: ?otôi kinh ngạc thấy một sinh viên từ một nước đang phát triển có được khả năng phân tích sâu sắc như vậy?. Chính sự đánh giá cao của các GS trường QTKD Harvard trong giai đoạn này đã giúp Vũ Minh Khương trở lại Harvard một cách thuận lợi để theo đuổi học vị tiến sĩ.
    Lấy xong bằng MBA ở trường QTKD Harvard, anh về nước với "khao khát đóng góp kiến thức của mình cho sự nghiệp phát triển đất nước, đặc biệt với TP. Hải Phòng".
    "Tôi mong muốn sớm có cơ hội trở thành lãnh đạo xuất sắc của Hải Phòng, góp phần đưa thành phố lên tầm vóc quốc tế và trở thành động lực mạnh mẽ cho sự nghiệp hiện đại hoá đất nước. Tôi luôn có niềm tin mãnh liệt là các thành phố như Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM, Hà Nội có thể có được bộ máy quản lý chất lượng cao như Singapore nếu chúng ta hết sức tìm kiếm và trọng dụng cán bộ ưu tú từ mọi nguồn. Và đó sẽ là khâu then chốt để Việt Nam cất cánh, một khi môi trường kinh tế vĩ mô đã khá thuận lợi".
    Thế nhưng, những kỳ vọng của con người thường hay đối mặt với thực tế nghiệt ngã. Lòng nhiệt tình của anh đã không ít lần bị "dội nước lạnh" khi những đề xuất cải cách của anh bị chối từ.
    "Khương là con người của hành động, của suy nghĩ và có tâm huyết thực sự". Ông Đoàn Duy Thành nhận xét.
    Tâm huyết ấy luôn là nguồn sức mạnh tiềm tàng giúp anh vượt qua bao nản lòng, thất vọng, nuôi cho anh niềm tin khi con đường đi của Khương ở Hải Phòng gặp quá nhiều trắc trở: Tôi có đề nghị rất nhiều lần với lãnh đạo TP là cho tôi làm GĐ Sở Công nghiệp (lúc này anh là Phó Văn phòng UBND TP. Hải Phòng), là ngành tôi thực sự tâm huyết cho một nỗ lực cải cách, nhưng không được chấp nhận?Z.
    Anh cảm nhận ?oTP đã trở nên quen với cách nghĩ là có được vị trí lãnh đạo là do qui hoạch và may mắn chứ không phải do chiến công và đóng góp". Sau ba năm nỗ lực công tác ở UBND TP, anh hiểu rằng cách tốt nhất để đóng góp cho đất nước là ?otrở thành cán bộ khoa học xuất sắc về quản lý kinh tế?. Quyết định ấy đó đưa anh trở lại với Harvard lần thứ hai. Hơn bốn năm trời học tập và làm việc trong một môi trường với những thách thức khắc nghiệt của một trường ĐH đẳng cấp hàng đầu thế giới, không phải ai cũng có thể thích nghi và tồn tại. Nhưng một lần nữa anh đã vượt lên bằng ý chí sắt đá và tinh thần thực sự cầu thị.
    ?oTôi muốn hiểu biết thật thấu đáo những thách đố, cơ hội và con đường đi mà Việt Nam cần phải nắm bắt để đuổi kịp Nhật Bản, Hàn Quốc; đồng thời mong muốn góp phần làm người Việt Nam mình có thể ngẩng cao đầu ở trường ĐH danh tiếng này?.
    ?oVũ Minh Khương là một trong những học sinh xuất sắc nhất của tôi, một TS đẳng cấp thế giới về kinh tế học phát triển?. Có lẽ giờ anh đã có thể ngẩng cao đầu với lời ngợi khen của một trong những nhà kinh tế học nổi tiếng nhất thế giới.
    ... đến triết lý kỳ lạ về chữ VIỆT


    Tấm bằng TS Harvard, sự thừa nhận của những GS hàng đầu thế giới đang hứa hẹn trước mắt anh những cơ hội đầy hấp dẫn trên đất Mỹ. Anh đã được mời làm GS thỉnh giảng tại một số trường ĐH của Hoa Kỳ.
    Nhưng với Vũ Minh Khương, giấc mơ cháy bỏng thời trẻ vẫn luôn khắc khoải khôn nguôi. Và anh đang âm thầm chuẩn bị cho một cuộc trở về để đem những kiến thức đã có phục vụ cho quá trình phát triển của đất nước. Anh coi công việc hiện tại ở đất nước bạn, dù thuận lợi đến mấy, chỉ là một bước trong quá trình chuẩn bị này.
    Võ Minh Khương không muốn nói nhiều về bản thân, về những thành công đã qua của mình. Được hỏi về khả năng đóng góp của anh trong tương lai, ông Tim Campbell cho rằng: ?oSự đóng góp lớn của ông Khương sẽ kết nối các giá trị văn hoá, lịch sử sống còn của VN với các xu hướng và cơ hội đang nổi lên trong thế giới bên ngoài. Sự cam kết sâu sắc của Khương với VN, trí tuệ chói sáng, nhiệt tâm và kiến thức về một số hệ thống kinh tế và xã hội sẽ đem lại cho Khương khả năng đóng góp cao?.
    ?oTrong ba năm tới, tôi dự kiến trở thành một chuyên gia kinh tế xuất sắc ở tầm vóc thế giới, đồng thời tích cực giúp sức vào công cuộc đào tạo và truyền bá kiến thức trong lĩnh vực phát triển kinh tế và hội nhập toàn cầu cho thế hệ trẻ Việt Nam? - giọng nói của anh mạnh mẽ, tự tin.
    Trò chuyện với Khương, anh tin rằng nâng cao ý chí và phẩm chất dân tộc là chìa khoá then chốt tạo nên sức bật mạnh mẽ cho sự nghiệp phát triển đất nước. Anh suy tư về dân tộc và cảm nhận chữ "VIỆT" có ý nghĩa sâu sắc lắm: V là Vision, có nghĩa là tầm nhìn; I là Integrity, có nghĩa là trung trực; E là Energetic, nghĩa là nghị lực; T là Talent, nghĩa là tài năng.
    Theo Khương: "dân tộc VN ta sẽ làm nên sự nghiệp phát triển thần kỳ trong những thập kỷ tới nếu mỗi người chúng ta, đặc biệt đội ngũ chủ chốt trong ba trụ cột nền tảng của sự nghiệp phát triển: nhà nước, doanh nghiệp, và giáo dục - trí thức, dốc lòng dốc sức rèn luyện và hun đúc phẩm chất VIỆT: có tầm nhìn sâu rộng; chính trực; tràn đầy nghị lực, và thực sự tài năng".
    Ở tuổi ngoài 40, anh đã sẵn sàng cho một hành trình mới.
    Việt Lâm

  9. gianghobenbinh

    gianghobenbinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    350
    Đã được thích:
    0
    Chuyện về một TS. Harvard quê Hải Phòng
    (VieNamNet) - "Một trong những nghiên cứu sinh Ph.D xuất sắc nhất của Havard", "một tiến sĩ đẳng cấp thế giới trong lĩnh vực kinh tế học phát triển". Ít ai ngờ lời khen ngợi của một trong những nhà kinh tế học nổi danh nhất thế giới, G.S Dale Jorgenson, lại dành cho một nghiên cứu sinh đến từ VN: TS. Vũ Minh Khương.


    Mang tên gọi "Phân tích những ảnh hưởng của công nghệ thông tin tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu", đề tài luận án tiến sĩ của anh đã "sục" vào một lĩnh vực kinh tế học còn khá mới mẻ của thế giới. Mặc dù vậy, luận án của Khương đã nhận được nhiều lời ngợi khen của các giáo sư Harvard nổi tiếng.
    "Anh đã mở ra nghiên cứu về tác động của đầu tư vào CNTT trong việc đưa những nền kinh tế đang phát triển như VN nhanh chóng tiến tới đẳng cấp, chuẩn mực của các quốc gia công nghiệp hoá khác. Hiển nhiên là các tiến bộ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ sẽ đạt được nhanh chóng hơn, tạo ra nền tảng phong phú cho những kế hoạch đầu tư hơn là nông nghiệp và sản xuất, nơi mà công nghệ truyền thống vẫn giữ địa vị chủ đạo".
    Vì thế, "Luận án của Khương rất ấn tượng cả về quy mô và đóng góp mới". Nhà kinh tế lừng danh thế giới, GS. Dale Jorgenson nhận xét.
    Còn GS. Dwight Perkins thì cho rằng, "đó là nghiên cứu một cách hệ thống nhất về chủ đề này và sẽ rất hữu ích trong việc định hướng chính sách trong các ngành này ở nhiều nước, trong đó có VN".
    Có trong tay bằng MBA tại Harvard Business School, bảo vệ thành công xuất sắc luận án tiến sĩ tại ĐH Harvard, được khắc tên vào bảng treo ở nơi trang trọng của trường Kenedy về thành tích giảng dạy, được Ngân hàng Thế giới và nhiều tổ chức nghiên cứu tổ chức seminar để trình bày kết quả nghiên cứu, Vũ Khương có lẽ đứng trong số những người mở đầu cho thành quả xuất sắc ở đẳng cấp quốc tế mà các sinh viên VN đạt được kể từ thời đổi mới.
    29 tuổi, làm hồi sinh một XN bên bờ vực phá sản
    Tháng 12/1988, lần đầu tiên ở Hải Phòng, người ta chứng kiến một cuộc thi hi hữu: thi tuyển GĐ cho XN hoá chất Sông Cấm. Có một người đã nhận được hơn 90% số phiếu bầu và nhậm chức GĐ trong sự hân hoan của công nhân. Đó là Vũ Minh Khương, một thanh niên trẻ ở tuổi 29.
    Sau này, ông Đoàn Duy Thành, nguyên Bí thư Thành uỷ Hải Phòng kể lại: "Ngày đó, ai cũng sợ không dám nhận trách nhiệm lãnh đạo Sông Cấm vì xí nghiệp này làm ăn thua lỗ kéo dài, đơn từ kiện tụng chồng chất?.
    Khương tiếp nhận Sông Cấm trong một tình thế gần như tuyệt vọng: tiền gửi không còn, ngân hàng khoá tài khoản vì XN không có khả năng trả nợ, hầu hết công nhân phải tạm nghỉ việc trong khi cuộc sống vô cùng khó khăn.
    "Trong bối cảnh khó khăn tuyệt vọng ấy, tinh thần hy sinh và tấm lòng sâu sắc của đội ngũ công nhân đã cho tôi một sức mạnh kỳ lạ. Tôi dựa vào chính sự ủng hộ của họ để cắt giảm gần 200 công nhân dôi dư cho chuyển đổi mặt hàng sản xuất; đồng thời tích cực động viên anh chị em kỹ thuật hợp tác với Viện Hoá Công nghiệp tiếp thu công nghệ và sản phẩm mới. Tôi cũng thuyết phục được ngân hàng công thương ủng hộ phương án đổi mới sản xuất và họ đã cho vay rất tận tình. Ngày đó, tham nhũng, tiêu cực còn ít lắm nên mọi việc giải quyết khá trôi chảy dựa trên sự thấu tình, đạt lý".?Z


    Những ngày gian nan ấy vẫn còn sống động trong ký ức của anh.
    Điều kỳ diệu đã đến khi cuối năm 1989, Sông Cấm vượt qua giai đoạn suy sụp và đi vào phát triển nhanh chóng.
    Cho đến giờ, nhiều công nhân của Sông Cấm (nay là một DN tư nhân) vẫn không thể quên niềm vui bất ngờ khi họ nhận được nhẫn vàng và xe đạp mini, một tài sản lớn khối người ao ước từ tay lãnh đạo XN. Với những người đã quen lo "chạy ăn từng bữa", lúc nào cũng thấp thỏm nỗi lo thất nghiệp và "chết đói" trong những năm đất nước còn chập chững bước ra từ thời kỳ bao cấp thì đó quả là một sự kiện đáng nhớ.
    "Tôi luôn tin rằng, khi Nhà nước muốn giúp phát triển một địa phương hay một DN, tìm kiếm và gửi về một người lãnh đạo có phẩm chất và khả năng ưu tú quý hơn ngàn lần việc bao cấp, tài trợ vốn và dự án thông qua một đội ngũ quản lý yếu về phẩm chất và năng lực".
    Thực ra, đấy không phải lần đầu anh tiếp nhận Sông Cấm từ hai bàn tay trắng. Hai năm trước, anh đã nhận trách nhiệm PGĐ Sông Cấm trong một tình thế hiểm nghèo không kém.
    Ở cái tuổi 75, nguyên Phó Chủ tịch HĐBT một thời Đoàn Duy Thành vẫn chưa quên lá thư tâm huyết của một người con đất Cảng nơi phương xa bày tỏ những suy nghĩ đồng điệu với ông về công cuộc đổi mới, về hướng đi của thành phố. (Phải nói thêm là lúc đó, Hải Phòng nổi lên như một điểm sáng trong cả nước với những cải cách táo bạo của ông Bí thư Thành uỷ như khoán chui, đào sông lấn biển, ngói hoá nông thôn... Song không phải lúc nào những đổi mới ?omạnh tay? của ông Thành cũng nhận được sự đồng tình, ủng hộ - NV).
    Ông Bí thư đã cho đăng báo lá thư và đáp lại trân trọng. Bất ngờ hơn, sau đó, ông lại nhận được lá thư thứ hai với một đề nghị táo bạo: xin làm GĐ một XN quốc doanh trên bờ phá sản để thử nghiệm khả năng xoay chuyển. Khi đó, Vũ Minh Khương đang có một cuộc sống ổn định tại TP. Hồ Chí Minh với một công việc là mơ ước của nhiều người: chuyên gia phân tích lập trình cho máy tính IBM/360/40, cán bộ cốt cán của Trung tâm Điện toán, Công ty Điện lực II. Công việc mà 3 năm trước, anh lính phục viên Khương đã phải gõ cửa tới hàng chục trung tâm máy tính, trải qua bao cuộc gặp thất bại mới tìm được.
    Gạt ngoài tai những lời khuyên can, từ giã vợ con, anh hăm hở ?ovác ba lô con cóc? quay về thành phố Cảng quê hương sau nhiều tháng trắc trở trong xin chuyển công tác. Không ít người cho anh ?ogàn?: làm gì có chuyện một người đã có gia đình và công việc thuận lợi ở một thành phố lớn nhất nước lại xin đi.
    Còn anh chỉ lý giải một cách giản dị cho hành động nhiều người cho rằng "phi thực tế" ấy. Tuổi thơ anh lớn lên ở Hải Phòng, cha mẹ anh vẫn còn ở đó. Thời trai trẻ, anh vẫn ước mơ thành phố quê hương mình sẽ vươn lên tầm vóc quốc tế, trong đó có sự góp sức của anh. "Tôi rạo rực lắm khi đọc những bài trên báo Sài Gòn Giải phóng trân trọng nỗ lực đổi mới và cải cách của nhân dân Hải Phòng dưới sự lãnh đạo của ông Đoàn Duy Thành".


    Nhận xét về Khương, nhiều người từng làm việc, tiếp xúc với anh đều ấn tượng về những suy nghĩ sâu sắc, kiến giải thấu tình đạt lý và hơn hết là tâm huyết của anh.
    ?oNgay từ lần gặp đầu tiên, Khương đã gây ấn tượng với tôi như là người hiểu sâu sắc công việc của Ngân hàng Thế giới ở Việt Nam?.
    Ông Tim Campbell, một chuyên gia cao cấp của Ngân hàng Thế giới (WB) nhớ lại cuộc gặp gỡ đầu tiên của ông với Vũ Minh Khương khi ông làm việc tại VN.
    ?oTrong hai năm đó, chúng tôi thường dựa vào những nhận xét và đánh giá thông tuệ của Khương?.
    Nhưng ấn tượng sống động nhất trong ký ức ông Campbell về Khương lại là lòng nhiệt tình và tâm huyết thực sự với đất nước. "Trong các câu chuyện của mình, ông Khương thường nói rất nhiều về hoài bão của mình cho đất nước VN. Gốc rễ sâu sắc của Khương là ở đây và anh ấy đã chia sẻ những cảm xúc, khao khát của mình với tôi. Nỗ lực của Khương ở Hải Phòng trong hợp tác với Ngân hàng Thế giới (WB) và sau này ở Trường ĐH Harvard luôn hướng tới tầm nhìn dài hơi mà ông đã xác định: giúp ích cho đất nước. Khương là con người truyền cảm hứng cho người đối diện theo cách đó".
    Anh thì kể một cách giản dị về tuổi thơ mình như cội nguồn hun đúc ý chí mãnh liệt trong anh.
    "Như bao bạn bè cùng thế hệ, tôi lớn lên trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh. Từ những năm phổ thông ở Hải Phòng đến những năm ở khoa toán của ĐHTH Hà Nội, tôi nỗ lực học tập và luôn luôn ở vị trí xuất sắc hàng đầu với ước muốn theo chân những tấm gương khoa học sáng chói thời đó...".
    Những ai sinh ra trong tiếng bom rơi, đạn rền, lớn lên bằng bát cơm độn khoai, độn sắn, bằng những giờ học dang dở, luôn bị ngắt quãng bởi tiếng kẻng báo động và ?othấp thỏm? lo chạy hầm tránh bom sẽ hiểu đó không phải là "lên gân", hay "hô khẩu hiệu"...
    Có lẽ, chính ước mơ ấy đã giúp anh đi qua những năm tháng sinh viên nơi giảng đường khoa toán ĐHTH Hà Nội với tấm bằng xuất sắc. Đi qua những bữa ăn chỉ một bát cơm độn ?obo bo? cứng, trệu trạo nhai giữa hai giờ lên lớp. Đi qua cả rất nhiều đêm không ngủ vì dạ dày lép kẹp, rận rệp đốt nhoi nhói. Đi qua những ngày ?ođói đến hoa mắt?, cày từng trang sách dưới ánh đèn tù mù.
    Con đường trở thành một TS. Harvard xuất sắc...
    Khi hoạt động của XN Hoá chất Sông cấm đã trở nên sống động và phát triển nhanh chóng với sự đoàn kết nhất trí cao của tập thể CBCNV, Vũ Minh Khương quyết định tìm kiếm con đường đi học ở nước ngoài. "Tôi muốn đến được một quốc gia phồn vinh và dốc lòng học hỏi để có được một tầm hiểu biết sâu rộng cho sự nghiệp tương lai".
    Những năm đầu thời kỳ đổi mới, tiếng Anh là một cái gì đó lạ lẫm chứ chưa trở nên "thời thượng" như bây giờ, ông GĐ Khương dù "bù đầu" với công việc quản lý DN nhưng vẫn cố gắng học thứ ngoại ngữ này với một nỗ lực đặc biệt. Anh ?ocày nát? các băng cassette dạy tiếng Anh trên các chặng đường công tác từ Hải phòng đi Hà nội và các địa phương; với vốn tiếng Anh còn ít ỏi, anh tận dụng mọi cơ hội làm việc với các doanh nhân nước ngoài để thực hành, học hỏi. Sự chuẩn bị tích cực cùng cơ hội đã tạo nên may mắn. Năm 1992, anh được tiếp nhận vào trường QTKD Harvard và lên đường sang Mỹ học tập. Tại ĐH Hardvard, anh đã nhanh chóng chinh phục được các giáo sư và bạn học. Giáo sư Carl Sloan nhận xét: ?otôi kinh ngạc thấy một sinh viên từ một nước đang phát triển có được khả năng phân tích sâu sắc như vậy?. Chính sự đánh giá cao của các GS trường QTKD Harvard trong giai đoạn này đã giúp Vũ Minh Khương trở lại Harvard một cách thuận lợi để theo đuổi học vị tiến sĩ.
    Lấy xong bằng MBA ở trường QTKD Harvard, anh về nước với "khao khát đóng góp kiến thức của mình cho sự nghiệp phát triển đất nước, đặc biệt với TP. Hải Phòng".
    "Tôi mong muốn sớm có cơ hội trở thành lãnh đạo xuất sắc của Hải Phòng, góp phần đưa thành phố lên tầm vóc quốc tế và trở thành động lực mạnh mẽ cho sự nghiệp hiện đại hoá đất nước. Tôi luôn có niềm tin mãnh liệt là các thành phố như Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM, Hà Nội có thể có được bộ máy quản lý chất lượng cao như Singapore nếu chúng ta hết sức tìm kiếm và trọng dụng cán bộ ưu tú từ mọi nguồn. Và đó sẽ là khâu then chốt để Việt Nam cất cánh, một khi môi trường kinh tế vĩ mô đã khá thuận lợi".
    Thế nhưng, những kỳ vọng của con người thường hay đối mặt với thực tế nghiệt ngã. Lòng nhiệt tình của anh đã không ít lần bị "dội nước lạnh" khi những đề xuất cải cách của anh bị chối từ.
    "Khương là con người của hành động, của suy nghĩ và có tâm huyết thực sự". Ông Đoàn Duy Thành nhận xét.
    Tâm huyết ấy luôn là nguồn sức mạnh tiềm tàng giúp anh vượt qua bao nản lòng, thất vọng, nuôi cho anh niềm tin khi con đường đi của Khương ở Hải Phòng gặp quá nhiều trắc trở: Tôi có đề nghị rất nhiều lần với lãnh đạo TP là cho tôi làm GĐ Sở Công nghiệp (lúc này anh là Phó Văn phòng UBND TP. Hải Phòng), là ngành tôi thực sự tâm huyết cho một nỗ lực cải cách, nhưng không được chấp nhận?Z.
    Anh cảm nhận ?oTP đã trở nên quen với cách nghĩ là có được vị trí lãnh đạo là do qui hoạch và may mắn chứ không phải do chiến công và đóng góp". Sau ba năm nỗ lực công tác ở UBND TP, anh hiểu rằng cách tốt nhất để đóng góp cho đất nước là ?otrở thành cán bộ khoa học xuất sắc về quản lý kinh tế?. Quyết định ấy đó đưa anh trở lại với Harvard lần thứ hai. Hơn bốn năm trời học tập và làm việc trong một môi trường với những thách thức khắc nghiệt của một trường ĐH đẳng cấp hàng đầu thế giới, không phải ai cũng có thể thích nghi và tồn tại. Nhưng một lần nữa anh đã vượt lên bằng ý chí sắt đá và tinh thần thực sự cầu thị.
    ?oTôi muốn hiểu biết thật thấu đáo những thách đố, cơ hội và con đường đi mà Việt Nam cần phải nắm bắt để đuổi kịp Nhật Bản, Hàn Quốc; đồng thời mong muốn góp phần làm người Việt Nam mình có thể ngẩng cao đầu ở trường ĐH danh tiếng này?.
    ?oVũ Minh Khương là một trong những học sinh xuất sắc nhất của tôi, một TS đẳng cấp thế giới về kinh tế học phát triển?. Có lẽ giờ anh đã có thể ngẩng cao đầu với lời ngợi khen của một trong những nhà kinh tế học nổi tiếng nhất thế giới.
    ... đến triết lý kỳ lạ về chữ VIỆT


    Tấm bằng TS Harvard, sự thừa nhận của những GS hàng đầu thế giới đang hứa hẹn trước mắt anh những cơ hội đầy hấp dẫn trên đất Mỹ. Anh đã được mời làm GS thỉnh giảng tại một số trường ĐH của Hoa Kỳ.
    Nhưng với Vũ Minh Khương, giấc mơ cháy bỏng thời trẻ vẫn luôn khắc khoải khôn nguôi. Và anh đang âm thầm chuẩn bị cho một cuộc trở về để đem những kiến thức đã có phục vụ cho quá trình phát triển của đất nước. Anh coi công việc hiện tại ở đất nước bạn, dù thuận lợi đến mấy, chỉ là một bước trong quá trình chuẩn bị này.
    Võ Minh Khương không muốn nói nhiều về bản thân, về những thành công đã qua của mình. Được hỏi về khả năng đóng góp của anh trong tương lai, ông Tim Campbell cho rằng: ?oSự đóng góp lớn của ông Khương sẽ kết nối các giá trị văn hoá, lịch sử sống còn của VN với các xu hướng và cơ hội đang nổi lên trong thế giới bên ngoài. Sự cam kết sâu sắc của Khương với VN, trí tuệ chói sáng, nhiệt tâm và kiến thức về một số hệ thống kinh tế và xã hội sẽ đem lại cho Khương khả năng đóng góp cao?.
    ?oTrong ba năm tới, tôi dự kiến trở thành một chuyên gia kinh tế xuất sắc ở tầm vóc thế giới, đồng thời tích cực giúp sức vào công cuộc đào tạo và truyền bá kiến thức trong lĩnh vực phát triển kinh tế và hội nhập toàn cầu cho thế hệ trẻ Việt Nam? - giọng nói của anh mạnh mẽ, tự tin.
    Trò chuyện với Khương, anh tin rằng nâng cao ý chí và phẩm chất dân tộc là chìa khoá then chốt tạo nên sức bật mạnh mẽ cho sự nghiệp phát triển đất nước. Anh suy tư về dân tộc và cảm nhận chữ "VIỆT" có ý nghĩa sâu sắc lắm: V là Vision, có nghĩa là tầm nhìn; I là Integrity, có nghĩa là trung trực; E là Energetic, nghĩa là nghị lực; T là Talent, nghĩa là tài năng.
    Theo Khương: "dân tộc VN ta sẽ làm nên sự nghiệp phát triển thần kỳ trong những thập kỷ tới nếu mỗi người chúng ta, đặc biệt đội ngũ chủ chốt trong ba trụ cột nền tảng của sự nghiệp phát triển: nhà nước, doanh nghiệp, và giáo dục - trí thức, dốc lòng dốc sức rèn luyện và hun đúc phẩm chất VIỆT: có tầm nhìn sâu rộng; chính trực; tràn đầy nghị lực, và thực sự tài năng".
    Ở tuổi ngoài 40, anh đã sẵn sàng cho một hành trình mới.
    Việt Lâm

  10. NhiNhanhLaEm

    NhiNhanhLaEm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2004
    Bài viết:
    308
    Đã được thích:
    0
    hihihiih nghe Ban kể chă''c Nhi Nhanh lam` 1 chuyê''n ra HẢI PHONG` dây'' . kg biêt'' ngoai` do'' co'' dich vu. du lich nhu : sinh càe kg vay he he he ..................!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này