1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hải quân Nhân dân Việt Nam (phần 2)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi ov10, 25/08/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. TMTVhero

    TMTVhero Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2007
    Bài viết:
    259
    Đã được thích:
    0
    tình hình mấy hôm này là :tin nóng, hình nóng và spam dữ quá nên không quan tâm đến câu hỏi của em
  2. DVuongHung

    DVuongHung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2008
    Bài viết:
    427
    Đã được thích:
    1
    Hơ xin lỗi nhá. Tôi sẽ cẩn thận hơn.
    Quay lại tình hình TS đang nóng lên vì những tin đồn tháng 11,tháng 12 thì theo các đc HQ nhà ta sẽ đánh đấm ra sao? Cái này nhiều người băn khoăn lắm
  3. satthumoscow

    satthumoscow Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2007
    Bài viết:
    724
    Đã được thích:
    53
    báo Hà Nội mới online đưa đoạn tin này là có ý gì ?
    " Để bảo toàn tính toàn vẹn lãnh thổ trên biển, điều tiên quyết là Việt Nam cần phải giữ vững và thực thi chủ quyền ở vùng Tư Chính ?" Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn. Việc Trung Quốc thành công trong việc xâm lấn vùng này sẽ là một tiền lệ nguy hiểm cho tất cả vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ bờ biển Việt Nam ở Biển Đông. Hơn nữa, không nên lẫn lộn giữa tranh chấp tại những vùng biển rõ ràng thuộc về Việt Nam, bao gồm các vùng biển được đề cập trên đây, với tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa./. "
  4. vnmajor

    vnmajor Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2008
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    1
    Xem bài này sẽ hiểu
    Đánh giá yêu sách của TQ với ExxonMobil và BP

    Lê Minh Phiếu và Dương Danh Huy




    Dù Mỹ không nghiêng về bên nào trong tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa, Đại sứ Mỹ và Thứ trưởng ngoại giao Mỹ nhân chuyến thăm Việt Nam mới đây cũng đã khẳng định rằng các vùng mà ExxonMobil đang hợp tác là thuộc chủ quyền của Việt Nam.
    Những động thái này không phải là không có lý do, bởi Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền ở vùng Tư Chính ?" Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn, trong khi những tranh chấp của Trung Quốc đối với những vùng này lại hoàn toàn không có căn cứ.
    Chủ quyền không thể chối cãi
    Nhiều người hiểu lầm rằng những phản đối của Trung Quốc liên quan đến các khu vực nói trên là sự tranh chấp chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa.
    Thế nhưng, theo luật quốc tế, giả sử như Hoàng Sa và Trường Sa có thuộc về Trung Quốc một cách hợp pháp đi nữa, thì vùng Tư Chính ?" Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn nằm ở phía bắc ranh giới với Indonesia vẫn thuộc về Việt Nam. Bởi, tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến chủ quyền của Việt Nam ở những vùng này.
    Theo Điều 57 và 76 của UNCLOS (Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển quốc tế), các quốc gia ven biển được hưởng một vùng đặc quyền kinh tế rộng tối đa là 200 hải lý từ đường cơ sở và một vùng thềm lục địa; nếu địa lý đáy biển cho phép thì có thể rộng tối đa là 350 hải lý từ đường cơ sở hay 100 hải lý từ độ sâu 2500 mét.
    UNCLOS cũng quy định là nếu có tranh chấp, trong trường hợp vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của hai quốc gia chồng lấn lên nhau, thì tranh chấp phải được giải quyết một cách công bằng (Điều 74 và 83).
    Giới thiệu tác giả
    Lê Minh Phiếu, nghiên cứu sinh ở Đại học Montesquieu - Bordeaux IV, Pháp.
    Dương Danh Huy, tiến sif vật lý tại Đại học Southampton, Anh Quốc, hiện la?m IT consultant tại Oxford
    Khi xét xử tranh chấp biển, Toà án Công lý Quốc Tế thường vạch đường trung tuyến giữa hai nước làm ranh giới thử nghiệm, sau đó Toà sẽ xem xét tỷ lệ diện tích được chia cho mỗi nước có gần như tỷ lệ chiều dài bờ biển liên quan tới tranh chấp hay không.
    Trong việc vạch ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, luật biển quốc tế không tính những đảo nhỏ, xa bờ, không có các điều kiện cho sự cư trú của con người và đời sống kinh tế riêng. Nguyên tắc này được pháp điển hóa tại Khoản 3 Điều 121 của UNCLOS và cũng đã áp dụng trong các vụ kiện như thềm lục địa Bắc Hải, Lybia/Malta, Vịnh Maine, Guniea/Guniea-Bisseau.
    Toàn thể vùng Tư Chính ?" Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn phía bắc ranh giới với Indonesia và Malaysia, hoặc nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, hoặc nằm trong phạm vi thềm lục địa của Việt Nam. Do vậy, theo Điều 57 và 76 của UNCLOS, những vùng này hiển nhiên thuộc về Việt Nam.
    Ngoài Trung Quốc ra, các nước Malaysia, Philippines và Indonesia không tranh chấp chủ quyền của Việt Nam ở vùng Tư Chính ?" Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn. Riêng Brunei tranh chấp một phần nhỏ của vùng Tư Chính ?" Vũng Mây, nhưng không tranh chấp lô 133 và 134. Như vậy, những nước Đông Nam Á, dù có tranh chấp Trường Sa, vẫn tôn trọng UNCLOS và không có đòi hỏi lấn sâu vào vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của Việt Nam.
    Về yêu sách của Trung Quốc
    Năm 1992, Trung Quốc ký hợp đồng thăm dò dầu khí ở vùng Tư Chính ?" Vũng Mây với công ty Crestone. Năm 1994, Trung Quốc phản đối hợp đồng dầu khí giữa Việt Nam và Mobil ở vùng Thanh Long. Năm 2007, Trung Quốc gây áp lực buộc BP ngưng hoạt động trong dự án dầu khí ở hai vùng Mộc Tinh, Hải Thạch. (Các vùng Thanh Long, Mộc Tinh, Hải Thạch nằm trong bồn trũng Nam Côn Sơn).
    Năm nay, Trung Quốc gây áp lực với ExxonMobil yêu cầu không được cộng tác với Việt Nam trong một dự án thăm dò dầu khí ở bồn trũng Nam Côn Sơn.
    Nhưng, chiếu theo luật quốc tế, những yêu sách này hoàn toàn không có cơ sở.

    Vùng Tư Chính - Vũng Mây nằm ngoài lãnh hải 12 hải lý của các đảo Trường Sa. Các vùng Thanh Long (05-1B), Mộc Tinh (05-3), Hải Thạch (05-2), Lan Tây, Lan Đỏ (06-1) nằm ngoài phạm vi đường trung tuyến từ Trường Sa.
    Tất cả các đảo trong quần đảo Trường Sa đều có diện tích dưới 0,5 km vuông, tự thân chúng không có các điều kiện cho sự cư trú của con người và đời sống kinh tế riêng. Theo các quy tắc pháp lý quốc tế đã dẫn, những đảo này không được hưởng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Chúng chỉ được hưởng lãnh hải tối đa là 12 hải lý (Điều 121, khoản 2 và 3 UNCLOS).
    Bản đồ 2 cho thấy lãnh hải 12 hải lý của tất cả các đảo trong quần đảo Trường Sa nằm ngoài vùng Tư Chính ?" Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn. Vì vậy, tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Trường Sa không cho Trung Quốc cơ sở pháp lý để tranh chấp vùng này.
    Hơn nữa, vùng này nằm về phía Việt Nam của đường trung tuyến giữa bờ biển Việt Nam và các đảo Trường Sa trên thuỷ triều cao (Bản Đồ 2).
    Vì vậy, Trung Quốc tranh chấp vùng Tư Chính ?" Vũng Mây, vùng Thanh Long, Mộc Tinh, Hải Thạch, hay bất cứ vùng nào khác trong bồn trũng Nam Côn Sơn, với Việt Nam là một điều hoàn toàn không có cơ sở pháp lý, ngay cả khi đang tồn tại tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa.
    Nhằm bảo toàn tính toàn vẹn toàn lãnh thổ trên biển, điều tiên quyết là Việt Nam cần phải giữ vững và thực thi chủ quyền ở vùng Tư Chính ?" Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn. Việc Trung Quốc thành công trong việc xâm lấn vùng này sẽ là một tiền lệ nguy hiểm cho tất cả vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ bờ biển Việt Nam ở Biển Đông.
    Hơn nữa, không nên lẫn lộn giữa tranh chấp những vùng biển rõ ràng thuộc về Việt Nam, bao gồm các vùng biển được đề cập trên đây, với tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa. Không để cho Trung Quốc dùng tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa để ngụy trang cho việc xâm lược các vùng đó của Việt Nam, cũng như việc chiếm phần diện tích 75% trên Biển Đông.
    Ba?i viết thê? hiện quan điê?m riêng cu?a tác gia? Lê Minh Phiếu tư? Pháp va? Dương Danh Huy tư? Anh. Quý vị có ý kiến xin gư?i vê? địa chỉ vietnamese@bbc.co.uk .

  5. vnmajor

    vnmajor Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2008
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    1
    Tranh chấp ở vùng Tư Chính ?" Vũng Mây và Nam Côn Sơn
    Những bản đồ này cho thấy tranh chấp Trường Sa không phải là cơ sở chính đáng để Trung Quốc gây áp lực đối với BP và ExxonMobil. Điều này cũng cho thấy ý chí và hành động của Trung Quốc để theo đuổi ranh giới lưỡi bò.
    [​IMG]
    Bản đồ 1: Bản đồ vùng Tư Chính ?" Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn (Nam Con Son Basin). Vùng Thanh Long nằm trong lô 05-1B. Vùng Mộc Tinh nằm trong lô 05-3. Vùng Hải Thạch nằm trong lô 05-2. Vùng Lan Tây, Lan Đỏ nằm trong lô 06-1. Vạch chấm đen là ?ođường lưỡi bò? của Trung Quốc trên Biển Đông.
    [​IMG]
    Bản đồ 2: Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ bờ biển Việt Nam. Các hình tròn đen là lãnh hải 12 hải lý của các đảo trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. ?oĐường lưỡi bò? của Trung Quốc lấn sâu vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ bờ biển Việt Nam. Dựa trên bản đồ của PetroVietnam.
    [​IMG]
    Bản đồ 3: Vùng Tư Chính - Vũng Mây nằm ngoài lãnh hải 12 hải lý của các đảo Trường Sa. Các vùng Thanh Long (05-1B), Mộc Tinh (05-3), Hải Thạch (05-2), Lan Tây, Lan Đỏ (06-1) nằm ngoài phạm vi đường trung tuyến từ Trường Sa.
    Được vnmajor sửa chữa / chuyển vào 21:21 ngày 19/09/2008
  6. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Chả nói điêu chứ mấy chỗ đó mà Tàu chen vào được thì nuôi mấy cái Lữ hải Quân, 1 mớ Su tuần tiễu phí cơm à!
  7. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Tháng 10 năm 1988, khi Lữ đoàn XXX vừa hoàn thành nhiệm vụ trong chiến dịch thì lại nhận ngay một nhiệm vụ mới.
    Đó là nhiệm vụ bảo vệ thềm lục địa phía Đông Nam thuộc địa phận đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo để Nhà nước xây dựng ở
    đây một cụm kinh tế - khoa học - dịch vụ phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.
    Được dienthai sửa chữa / chuyển vào 17:22 ngày 19/09/2008
  8. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Công việc dầu tiên mà Lữ đoàn cần tiến hành là khảo sát các vị trí xác định các yếu tố địa lý, thủy văn để làm cơ sở
    cho việc xây dựng quyết tâm đưa lực lượng ra làm nhiệm vụ.
    Ngày 6 tháng 11 năm 1988, một biên đội gồm hai tàu HQ713 và HQ688 do các đồng chí thuyền trưởng Phạm Văn Thư, Nguyễn
    Hồng Thưởng (quyền thuyền trưởng Đỗ chỉ huy). Cùng di có các đồng chí Nguyễn Hồng Phong, chủ nhiệm chính trị, Đôn Hòa
    phó chủ nhiệm kỹ thuật, Đỗ Văn Thành, chủ nhiệm hậu cần..., dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí trung tá Lữ đoàn
    trưởng Phạm Xuân Hoa đã rời cảng ra khơi.
    [​IMG]
    Được dienthai sửa chữa / chuyển vào 17:21 ngày 19/09/2008
  9. vnmajor

    vnmajor Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2008
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    1
    Bản đồ phân lô thăm dò vùng Tư chính -Vũng Mây của CNOOC- Tung của (màu xanh đậm)
    Ngày nào tầu khoan Tung của kéo đến đây liệu HQ VN dám ra xua đuổi không?
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được vnmajor sửa chữa / chuyển vào 21:30 ngày 19/09/2008
  10. DVuongHung

    DVuongHung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2008
    Bài viết:
    427
    Đã được thích:
    1
    Mưu đồ thằng Tầu này quá rõ, Cát dài hãy cảnh giác
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này