1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hải Quân Nhân Dân Việt Nam (phần 4)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Su35Fk, 27/03/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kotus

    kotus Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.841
    Đã được thích:
    3.199
    Đây, đẹp nữa này
    [​IMG]
    Trông thơ một thế này thôi mà chút nữa bắn đạn đỏ trời. Nghe nói trong những vụ diễn tập báo động hàng tuần, đạn và tên lựa các loại bắn sáng rực cả đảo. Tác giả bẩu là không dám úp các loại ảnh về diễn tập báo động đó.
  2. fitter

    fitter Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2003
    Bài viết:
    968
    Đã được thích:
    75
    Đẹp quá, bác có hi?nh cơ? lớn 1600x1200 kô cho em xin la?m wallpaper, thank bác. fitter.vn@gmail.com

  3. cattrang08

    cattrang08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/05/2008
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    56

    4 con hàng nằm ngoài Trường Sa cùng 1 lúc. Có thằng nào muốn nhào vô "cắn trộm" không nhỉ ?
    Hôm trước có mấy quang lớn tra đó nên mấy chiếc đó theo hầu ấy mà

  4. babyphu

    babyphu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2008
    Bài viết:
    522
    Đã được thích:
    55
    Báo động diễn tạp hàng tuần này từ trước tới nay vẫn vậy, hay là mới đây vậy bác?
  5. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    ặc, hàng tuần bắn tên lửa và đạn sáng rực thế thì không hiểu tiền đâu ra mua đồ bắn khi chiến sự xảy ra
    Phét vừa thôi hỉ
  6. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Báo động diễn tạp hàng tuần này từ trước tới nay vẫn vậy, hay là mới đây vậy bác?
    [/quote]
    ặc, hàng tuần bắn tên lửa và đạn sáng rực thế thì không hiểu tiền đâu ra mua đồ bắn khi chiến sự xảy ra
    Phét vừa thôi hỉ
    [/quote]
    Chắc la? chi? bắn Igla với pháo hiệu thôi!
    Chứ môfi tuâ?n bắn hết va?i triệu đô thi? đúng la? công tư? Bạc Liêu cufng vái sống luôn
  7. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Mấy anh nhà báo thường làm sao phân biệt được đạn báo với tên lửa. Cứ thấy súng lớn súng bé bắn đì đùng thì nghĩ súng bé là súng tiểu liên cá nhân, còn súng lớn 37mm trở lên gọi là tên lửa
  8. vam35bm

    vam35bm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Gần hết bộ sưu tập hàng mới của nhà mình bị tóm gọn trong ảnh của bác. Trực chiến thế này còn nghe được, chứ xem VTV về Trường Sa toàn thấy tầu vận tải, giờ em yên tâm rồi.
    Hy vọng tầm này năm sau còn thấy thêm mấy cái u bò đen đen và mấy em có chuồn chuồn đậu đuôi cùng trực chiến thì phê hết biết các bác nhỉ
  9. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Mấy cái ảnh này lấy trong loạt bài của một thành viên kỳ cựu của diễn đàn Thanh niên xa mẹ.
    Ảnh thì các bạn đã post, mình post bài viết nhé.
    Nguồn:
    http://www.phuot.com/forums/showthread.php?p=98534#post98534
    Trước hết tôi rất xin lỗi vì lời hứa viết ngay về chuyến đi của tôi để chia sẻ cùng các bạn những cảm nhận của cá nhân trong chuyến đi Trường Sa vừa rồi. Thật đáng tiếc vì thời gian vừa rồi quá nhiều việc cần giải quyết nên tôi chưa thể làm được, tuy vậy những cảm nhận trong chuyến đi này vẫn còn in đậm trong tôi không hề phai nhạt. Tôi luôn tin rằng mình có thể viết lại vào bất kỳ thời gian nào.
    Hôm nay cho phép tôi quay lại diễn đàn, chia sẻ cùng các bạn những cảm nhận của cá nhân về chuyến đi với tôi đó là lịch sử. Những bài viết này, khi nhận được góp ý của các thành viên và bạn bè tôi sẽ gửi tặng các chiến sỹ, thủy thủ mà tôi đã rất ngưỡng mộ.
    Có một điều tôi luôn mong muốn và chúc cho các bạn đang nuôi dưỡng ước mơ cháy bỏng "ra với Trường Sa" đó là hãy đừng dừng lại, tiếp tục ước mơ rồi một ngày ước mơ sẽ thành sự thật như chính ước mơ của tôi. Chỉ có điều rằng đó không phải là cuộc dạo chơi đơn giản, đó là thử thách các bạn phải vượt qua, nhưng tôi cam đoan đó thực sự là điều thú vị mà trong đời hãy cố gắng để được một lần cảm nhận.
    Trong những bài viết của tôi, xin phép sẽ không đưa tên từng người cụ thể, hãy coi như tôi đang viết về các anh những người con của tổ quốc, đang hiến dâng tuổi trẻ của mình cho nhiệm vụ cao cả thiêng liêng "Giữ toàn vẹn vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc". Xin được cảm ơn tất cả những người đã cho tôi cảm hứng để viết được loạt bài này, và cũng xin được cảm ơn các bạn đã đọc và góp ý giúp tôi có cơ hội hoàn chỉnh hơn.
    Cảng Lữ đoàn 125, nơi chúng tôi khởi hành ra Trường Sa:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Những con sóng bắt đầu đón tàu chúng tôi:
    [​IMG]
    Những chiến hạm cùng chúng tôi ở Trường Sa:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Đảo Trường Sa mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc:
    [​IMG]
  10. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    TRƯỜNG SA 19 VÀ LỜI TIỄN HẢI LỘ BÌNH AN
    Hôm tôi nhận được tin mình đã có tên trong danh sách đi Trường Sa, cảm giác lúc ấy thật khó tả : vui mừng, lo lắng, bồn chồn ... quả thật là đứng ngồi không yên. Một trong những điều tôi lo lắng nhất đó là lỡ không được đi vào phút cuối cùng! Quả thật tôi bồi hồi cho chuyến đi Trường Sa hơn rất nhiều so với chuyến đi Hoa Kỳ trước đó. Vì công việc tôi đã từng làm việc trong khá nhiều lĩnh vực, trong đó có hơn 200 giờ bay kỹ thuật ở độ cao dưới 2km, lắc dằn giống như đang đi xe u oát trên đường xấu, vậy mà mọi người vẫn cảnh báo với tôi rằng đi Trường Sa còn vất vả hơn thế. Tôi mong ước được ra Trường Sa, tôi mong ước được ra với đại dương, được lênh đênh trên biển, được thấy nỗi nhọc nhằn vất vả mà những người đi biển đang đối mặt hàng ngày và thử xem khả năng chịu đựng gian khổ của mình tới được đâu!
    Đoàn chúng tôi có hai chiến sỹ được giao nhiệm vụ vào Vũng Tàu trước hai ngày để chuẩn bị đồ đạc cần thiết cho chuyến đi, còn chúng tôi sẽ có mặt ở Vũng Tàu một đêm trước ngày khởi hành. Chúng tôi đáp chuyến bay 6 giờ 30 sáng của Việt Nam Airlines vào TP. Hồ Chí Minh và có mặt ở Vũng Tàu vào buổi chiều, đoàn chúng tôi được bố trí ở trong nhà khách Lữ đoàn 175 cùng với đoàn Văn công Hải quân. Cả buổi tối hôm đó, tôi chỉ mong sao được thủ trưởng điều động vào trong cảng để ngắm con tàu mà tôi sẽ được cùng ra khơi vào sáng ngày hôm sau. Nhưng khi họp đoàn, thủ trưởng chỉ thông báo ngắn gọn sẽ xếp hàng của chúng tôi lên tàu vào buổi sáng ngày hôm sau, kết quả là suốt đêm hôm đó tôi thao thức mãi không ngủ được chỉ mong sao trời nhanh sáng để được vào cảng.
    Cuối cùng thì cũng đến giờ vào cảng, 8 giờ sáng chúng tôi bắt đầu xếp hàng lên xe ô tô để chuyển vào khu vực cảng của Lữ đoàn 125. Tới nơi, thủ trưởng chỉ con tàu mang số hiệu Trường Sa 19 và nói với chúng tôi kia là tàu sẽ đi Trường Sa, sau vài phút ngắm nghía tôi bắt đầu bước chân lên cầu để sang mạn tàu, thuỷ thủ trên tàu cũng đang hối hả xếp nốt những thùng thực phẩm cuối cùng. Cũng phải mất gần hai tiếng đồng hồ chúng tôi mới chuyển hết hàng xuống tầng dưới cùng, nơi chúng tôi sẽ tạm trú trong suốt hành trình. Khi chúng tôi sắp xếp xong hàng cũng là lúc trên cầu cảng xuất hiện thêm các đoàn công tác khác: Đoàn của Đài truyền hình Việt Nam với cơ man nào là trang thiết bị, mãi sau này tôi mới biết đó là toàn bộ êkíp làm chương trình Chúng tôi là Chiến sỹ, rồi đoàn Văn công Hải Quân với rất nhiều diễn viên nữ, bụng bảo dạ chuyến đi này chắc sẽ vui đây. 10 giờ, tất cả thuỷ thủ đoàn và các đoàn công tác đã có mặt trên tàu và được triệu tập đến buổi họp ngắn tại khu vực boong chìa (phần ô văng đua ra từ tầng hai ngay trên nắp hầm hàng). Chúng tôi được thông báo những quy định chung, nhiệm vụ của tàu, thuỷ thủ đoàn và các đoàn công tác có mặt trên tàu. Theo đó, chỉ huy trưởng của tàu đồng thời là trưởng đoàn công tác là Phó chính uỷ Vùng 4 Hải quân, một thuyền trưởng, một chính trị viên tàu và hai thuyền phó cùng thuỷ thủ đoàn. Quân số trên tàu là hơn 70 người trong đó thuỷ thủ đoàn gồm 32 chiến sỹ. Chúng tôi được thông báo về nhiệm vụ chính của tàu là vận chuyển 1 nghìn tấn hàng ra Trường Sa kết hợp đưa bốn đoàn công tác ra đảo bao gồm: Đoàn VTV3 và người thân chiến sỹ, đoàn Văn công Hải quân, đoàn Cục Bản đồ Bộ Tổng Tham Mưu, đoàn Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga. Chúng tôi cũng được phổ biến các quy định an toàn trên tàu, nội quy sinh hoạt, chế độ báo cáo quân số hàng ngày. Và tất cả các thành viên trong đoàn công tác đều hết sức cảm động khi biết rằng: Thuỷ thủ đoàn tàu Trường Sa 19 được lệnh nhường tất cả các buồng ngủ cho các đoàn công tác, thuỷ thủ sẽ ngủ bằng võng ngoài ngoài hành lang và boong chìa. Để đảm bảo bữa ăn hàng ngày cho các đoàn công tác, chỉ huy Vùng 4 Hải quân cũng đã bổ sung cho tàu nhóm cấp dưỡng gồm 5 chiến sỹ. Chúng tôi được lệnh nhổ neo vào lúc 11 giờ và dự kiến sẽ đến Trường Sa sau 48 giờ - Lời cuối cùng của buổi họp mà chúng tôi nhận được từ Trưởng đoàn công tác đó là lời chúc: ?~chúc các đồng chí hải lộ bình an?T.
    Đúng 10 giờ 30 thuỷ thủ đoàn được lệnh chuẩn bị nhổ neo, tất cả đều mặc quân phục chỉnh tề, riêng nhóm neo và dây ở mũi tàu còn phải khoác thêm áo phao cứu nạn. Các tàu cặp mạn với Trường Sa 19 đều đã rời mạn, di chuyển đến vị trí mới nhường một lối vừa đủ để Trường Sa 19 quay mũi, trên buồng lái thuyền trưởng bắt đầu nhiệm vụ chỉ huy của mình. 11 giờ đúng những sợi dây chão lớn, mối liên kết duy nhất giữa tàu và bờ cảng cũng đã được thu hết lên tàu, Trường Sa 19 từ từ rời bờ cảng sau ba hồi còi dài chào tạm biệt. Tất cả các thành viên có mặt trên tàu đều đứng hết ra mạn để vẫy tay tạm biệt đất liền, chứng kiến động tác quay mũi rời cảng và tránh phao tiêu phía bên bờ đối diện được thuyền trưởng chỉ huy một cách hoàn hảo, tàu rời khỏi cảng được chừng 1 hải lý lại nhận được ba hồi còi chào tạm biệt của một tàu mang số hiệu Trường Sa khác đang buông neo bên mạn phải, tiếng còi dài mạnh mẽ như một lời chúc may mắn Trường Sa 19. Chúng tôi đã bắt đầu cuộc hải trình 48 tiếng với tàu Trường Sa 19 như vậy đó.
    TRƯỜNG SA 19 VÀ LỜI TIỄN HẢI LỘ BÌNH AN (TIẾP)
    Mãi đến khi thành phố Vũng Tàu chỉ còn là một vệt dài phía đuôi tàu tôi mới quay về cabin của mình dưới tầng một. Tầng một là tầng thấp nhất và là nơi ít bị lắc ngang nhất ở trên tàu nhưng đổi lại đây lại là nơi ồn nhất và luôn hôi nồng mùi dầu máy. Đoàn chúng tôi có 5 người được bố trí ở trong một cabin có bốn giường tầng, đón chúng tôi là những chủ nhân của cabin này trong đó có một bạn là y tế duy nhất trên tàu, ba thành viên còn lại đều là ba lái chính. Ngoại trừ chính trị viên tàu là người lớn tuổi, còn lại thủy thủ đoàn đều là những thanh niên còn rất trẻ và rất dễ thương, những chàng trai da sạm nắng gió biển khơi, rắn chắc nhưng lại ngại ngùng trước sự có mặt của nhiều chị em trên tàu, tất cả đều nói rằng đây là chuyến đi biển đặc biệt nhất của tàu Trường Sa 19. Tôi bắt đầu làm quen với thuỷ thủ đoàn và chui vào mọi ngõ ngách của tàu, từ buồng máy lên buồng lái, từ đuôi tàu lên mũi tàu, từ nhà bếp đến nhà ăn. Càng về chiều sóng biển càng lớn hơn, mặc dù tàu đã chất đủ tải nhưng qua ô cửa sổ tròn trong cabin, con tàu lao xuống đáy sóng rồi lại ngóc đầu lên, những con sóng lớn tràn qua làm nhạt nhoà ô cửa kính trong nắng chiều vàng rực trên biển.
    Chúng tôi bắt đầu bữa ăn tối lúc 6 giờ, hầu hết các thành viên nữ đã bắt đầu có biểu hiện mệt mỏi. Cảm giác ngồi ăn trên tàu khi ở ngoài khơi cũng rất đặc biệt, bạn sẽ được ngồi ăn trong tiếng ầm ĩ của động cơ tàu, trong tiếng ầm ào của sóng biển, trong tiếng cười đùa huyên náo của những thành viên còn khoẻ mạnh và thật đặc biệt, mặc dù trên tàu không phải làm gì những nếu không say sóng thì cảm giác đói đến rất nhanh và bữa ăn nào cũng thấy ngon miệng, tất nhiên là không phải là sóng gió cấp 6 cấp 7 rồi nhé. Bạn có đi tàu mới thấy được cái vất vả của những người cấp dưỡng, vì số người trên tàu Trường Sa 19 đông nên phải chia làm ba khu ăn: Trong nhà bếp, ngoài lan can tầng 1 và trên boong chìa, chỉ cần mang được đồ ăn lên và dọn dẹp sau bữa ăn đã không phải nhiệm vụ đơn giản rồi, nhất là điều kiện sóng to gió lớn. Ngoại trừ nhà ăn ra, hai khu ăn còn lại cũng là khu mắc võng của các thuỷ thủ nên mỗi khi đến giờ ăn, tất cả anh em lại tháo bỏ và thu gọn ?~giường ngủ?T của mình lại để nhường chỗ cho hành khách đi tàu.
    Buổi tối đầu tiên trên tàu quả là khó ngủ với tôi, phần vì cảm giác bồng bềng đung đưa lạ lẫm, phần vì háo hức ngắm trời biển về đêm và đợi tàu chạy ngang qua khu vực khai thác dầu khí. Tôi đã thức gần hết đêm với ba lần đổi ca hàng hải (mỗi ca hàng hải kéo dài 3 tiếng đồng hồ) đều có mặt trên buồng lái. Buồng lái tàu Trường Sa 19 không được trang bị những hệ thống dẫn đường thế hệ mới như ECS hay ECDIS, hải đồ giấy và chiếc máy định vị vệ tinh GPS được sử dụng để lập hải trình, tính toán góc phương vị để điều khiển tàu bám sát hải trình đã lập. Biển đêm sẫm màu, hoa tiêu phải căng mắt về phía trước và màn hình radar mà quan sát và xử lý tình huống. Đã rất nhiều lần đi tàu ở nước ngoài (tất nhiên chỉ đi ven bờ trên các tàu thử nghiệm), tôi thấy công việc điều khiển tàu đối với họ sao đơn giản thế, hải đồ giấy chỉ còn là thứ để kiểm tra đối chiếu, người láu tàu được trang bị một màn hình lớn chạy ECS hoặc ECDIS với hải đồ điện tử làm nền, vị trí của tàu luôn được thông báo bằng một chấm sáng trên nền hải đồ biết tự động điều chỉnh độ sáng dựa theo giờ mà máy tính cung cấp, chấm sáng này luôn có các thông tin đi kèm như hướng và tốc độ dịch chuyển, điểm dẫn đường kế tiếp, thời gian cần để đến điểm đó, thông tin về các tàu đang di chuyển trong khu vực lân cận, ranh giới các quốc gia trong khu vực, độ sâu tại vị trí tàu đang đi qua, các khu vực nguy hiểm trong suốt hải trình ? và người lái tàu chỉ việc đưa ra quyết định dựa trên những thông tin liên tục, thời gian thực và trực quan này. Nhưng trên tàu Trường Sa 19 công việc không đơn giản như vậy, không có hệ thống máy tính dẫn đường, lộ trình được vạch và tính toán trên hải đồ giấy và được hoa tiêu thông báo trực tiếp cho người lái tàu, vị trí và tốc độ di chuyển của tàu có thể quan sát được qua màn hình đen trắng của máy định vị vệ tinh GPS Coden treo ngay trên bàn đọc hải đồ. Tôi biết, chỉ cần cải tạo một chút thôi công việc trên buồng lái của tàu Trường Sa 19 sẽ bớt vất vả đi rất nhiều và quan trọng nhất các anh luôn biết được rằng tàu mình đang nằm ở trên vùng biển nào một cách chính xác nhất. 10 giờ đêm chúng tôi cùng nhau ngồi ăn đêm là nồi chè đỗ xanh thơm phức, hôm đó nhằm đúng ngày rằm, mặt trăng tròn vành vạnh trên cao, ánh sáng soi rọi xuống mặt biển như dát bạc, những con sóng va vào mạn tàu vỡ oà cùng với ánh trăng. Tôi ngồi nói chuyện với anh em thuỷ thủ tới gần sáng với đủ thứ chuyện trên đời, chuyện về biển, chuyện vệ những nhiệm vụ các anh được giao, chuyện về những chuyến bám biển theo dõi tàu xâm phạm đáng nhớ, chuyện về những đàn cá heo các anh vẫn gặp, chuyện những đêm tối trời dừng tàu thả trôi để câu cá câu mực ? với tất cả lòng cảm phục, trong tôi, họ thực sự là những người hùng. Tôi đã được nhìn tận mắt, rất gần toàn bộ khu vực giàn khoan dầu khí về đêm, ánh điện và ánh lửa đốt khí đồng hành sáng rực cả một vùng biển, những dàn khoan cao sừng sững trên biển, hàng chục chiếc tàu dàn hàng vây quanh, nhìn cả khu vực không khác gì một thành phố nổi sầm uất giữa biển khơi. Tôi về cabin lúc đã gần sáng, anh em thuỷ thủ nằm ngủ ngon lành ngay trên buồng lái, tiếng tíc tè điện đàm vẫn đều đều vọng ra, tôi bước xuống cầu thang, trên hành lang kín võng, ngoài boong chìa cũng vậy. Ngả lưng xuống giường tôi thấy cay cay nơi sống mũi. Tôi viết lại những dòng này, có thể các anh trên tàu không bao giờ đọc được nhưng hãy coi đó là lời cảm ơn mà tất cả những thành viên trong đoàn gửi tới các anh, những thuận lợi mà các anh đã dành lại cho chúng tôi trong suốt hành trình ra với Trường Sa.
    Sau 48 tiếng lênh đênh trên biển, tàu Trường Sa 19 đã đưa tất cả hành khách của mình đến đảo Trường Sa. Những ngày trên đảo, mặc dù công việc bộn bề nhưng ngày nào chúng tôi cũng dành thời gian để đứng nhìn về phía tàu Trường Sa 19 đang hối hả dỡ hàng trên bờ cảng, thủy thủ đoàn chắc cũng đang mong chúng tôi về với tàu. Chúng tôi cùng thuỷ thủ đoàn lại có một buổi tối liên hoan cùng nhau trên tàu vào buổi tối thứ hai mà tàu neo tại Trường Sa, hôm đó tất cả chúng tôi đều cùng nâng cốc chúc mừng nhau và vui vẻ đến nửa đêm trước khi rời tàu về lại trên đảo.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này