1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hải Quân Nhân Dân Việt Nam (phần 4)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Su35Fk, 27/03/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phuocrautdm

    phuocrautdm Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    1.649
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  2. phuocrautdm

    phuocrautdm Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    1.649
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  3. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    X51
  4. terminaterx300

    terminaterx300 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/04/2006
    Bài viết:
    2.245
    Đã được thích:
    1
    cái xưởng đóng tàu của x-51 thuộc về Tổng Cục CNQP roài,mấy anh HQ chỉ còn phần sửa chữa thôi,mà ko bik đang đóng con zì to thế nhỉ
  5. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    VN thuần dưỡng thành công cá heo biển Đông
    - Các nhà khoa học của Trung tâm Nhiệt đới Việt ?" Nga đã vây bắt, thuần dưỡng và huấn luyện cá heo biển Đông VN phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, kinh tế và bảo vệ nguồn lợi. 3 con cá heo do nhóm đánh bắt, thuần dưỡng hiện đã biết biểu diễn 12 động tác xiếc phục vụ khách du lịch như: khiêu vũ, chào khách, nhảy múa...
    Dự án này là nghiên cứu khoa học cấp TP.HCM, được Sở KH-CN đánh giá tốt, có khả năng ứng dụng thực tiễn cao.
    Nhiều lợi ích so với cá heo "ngoại"
    Sau khi đánh bắt, vận chuyển về bể lưu giữ trên bờ, chỉ sau 5 tháng, sức khoẻ của 3/4 con cá heo được huấn luyện rất tốt và đã thực hiện được 12 động tác biểu diễn xiếc với thời lượng khoảng 20 phút. Số cá heo còn lại vì nhiều lí do như có thai, sức khoẻ không đảm bảo... nên không thể huấn luyện mà trả về tự nhiên. Nhóm các nhà khoa học dự trù chi phí vây bắt, thuần dưỡng, và huấn luyện một con cá heo ?omade in VN? cho tới khi có khả năng làm xiếc chỉ bằng 1/6 chi phí của Nhật Bản.
    [​IMG]
    TS Nguyễn Thị Nga, người được bè bạn thân thiết gọi là "Tiến sĩ cá heo". Ảnh: T.Hương
    Theo TS. Nguyễn Thị Nga, chủ nhiệm đề tài cho biết, cá heo nằm trong loài động vật có vú quý hiếm, bị cấm buôn bán, săn bắt. Tuy nhiên, có thể định giá để so sánh thông qua giá thành của cá heo Nhật Bản, là nước có kinh doanh loài động vật quý hiếm này.
    Giá thành thô (giá dự án) của VN chỉ gần 107 triệu đồng/con, trong khi Nhật Bản là 680 triệu đồng/con. Giá thành cá heo đã huấn luyện biểu diễn xiếc (giá dự án) của VN 422,5 triệu đồng/con, trong khi Nhật Bản bán 2.210 triệu đồng/con.
    Tuy nhiên, đây chỉ là chi phí dự trù tính theo giá dự án, chưa tính công sức bỏ ra của nhóm các nhà nghiên cứu bỏ ra đi vây bắt, huấn luyện cá heo và thuế.
    Với chi phí như vậy, theo nhóm các nhà nghiên cứu, dự án này không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn nhiều lợi ích kinh tế và bảo vệ nguồn lợi.
    Nhóm các nhà nghiên cứu cũng cho biết, trong tương lai có những nghiên cứu dài hơi hơn, mục đích thuần hoá cá heo biển Đông, phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, kinh tế, bảo vệ nguồn lợi.
    Tuyển cá heo khó như... tuyển nghệ sĩ
    Có chứng kiến cảnh nhóm các nhà nghiên cứu lênh đênh ròng rã hàng chục ngày đi biển khảo sát, vây bắt cá heo mới thấy khâm phục sự nhiệt tình của họ. Vây bắt cá heo giữa bốn bề sóng nước, ở khu vực biển có độ sâu khoảng 10 mét rất vất vả. Vất vả hơn nữa là giai đoạn thuần dưỡng ban đầu tại bè lưu giữ trên biển. Khi thả cá xuống nước, phải nhẹ nhàng hạ một bên cáng, đỡ cá ra ngoài, vuốt ve và nâng cá lên mặt nước để cá thở tạo cảm giác an toàn thân thiện.
    Cá heo do TT làm xiếc ở CLB Cá heo Tuần Châu (Hạ Long). Ảnh: TT Nhiệt đới Việt Nga
    Huấn luyện viên của cá heo, một kỹ sư người Nga nhận xét vui rằng, tuyển được một con cá heo làm xiếc khó như tuyển nghệ sĩ. Thi vào trường lớp đã sàng lọc rơi rụng nhiều, sàng lọc qua thực tế lại giảm một phần đáng kể nữa. Và cuối cùng, thực tế chỉ 3 ?onghệ sĩ? cá heo có thể biểu diễn xiếc hiện đang được nuôi dưỡng ở Câu lạc bộ Cá heo Tuần Châu (Hạ Long).
    TS Nguyễn Thị Nga, chủ nhiệm đề tài cho biết, cá heo là loài động vật rất thông minh và nhạy cảm, vì vậy phương pháp, quy trình vận chuyển rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, quá trình thuần dưỡng, thích nghi, huấn luyện sau này.
    TS Nguyễn Thị Nga kể câu chuyện cảm động: do nhạy cảm nên khi mới về bè có khi cá heo không chịu ăn uống gì, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của cá. 5, 7 người cùng xúm vào, ghè miệng cá ra để ép nó ăn, nhưng không được. Vậy mà, khi chỉ một bác sĩ thú y lại thì thầm vào tai nó: "Ăn đi con, ăn cho chóng khoẻ chứ", chú cá heo như một đứa trẻ bướng bỉnh bỗng nhiên đổi nết, hiền lành há miệng đớp thức ăn.
    Sau khi thuần dưỡng trên biển, cá heo được đưa về bể lưu giữ trên bờ bằng máy bay. Trước khi vận chuyển phải tiêm thuốc an thần cho chúng. Tổng thời gian di chuyển của cá heo là 15 giờ đồng hồ.
    GS.TSKH Đào Văn Lượng, nguyên Giám đốc Sở KH-CN TP.HCM cho biết, việc đánh bắt thuần dưỡng cá heo của các nhà nghiên cứu TT Nhiệt đới Việt - Nga có nhiều ý nghĩa khoa học. Các nước trên thế giới đã thực hiện nhưng ở VN đây là lần đầu tiên, hơn nữa, cá heo VN rất nhạy cảm và khó tính, chỉ cần không hài lòng, hoảng sợ, bị stress là chúng có thể lăn ra bỏ ăn mà chết!
    Cá heo ông sư (Orcaella brevirostris (Gray, 1866), thuộc lớp động vật có vú. Chúng phân bố nhiều ở các vùng biển ven bờ và những con sông lớn của Đông Nam Á, phía Bắc Australia và Papua New Guinea.
    Trọng lượng trung bình của cá heo khi mới sinh khoảng 12kg và khi trưởng thành là 90 ?" 150kg. Chiều dài khi mới sinh khoảng 90 ?" 100cm, khi trưởng thành là 2,1 ?" 2,6m.
    Cá heo hiền và thông minh nên có nhiều trường hợp cá heo cứu người trên biển. Kết quả nghiên cứu cá heo biển Đông VN liên quan đến các đơn vị có nhu cầu sử dụng như: Các CLB biểu diễn xiếc, CLB thể thao cá heo bơi lội với người, trung tâm cá heo chữa bệnh thần kinh, câm điếc bẩm sinh, các viện, trường nghiên cứu về biển, các công ty trục vớt cứu hộ...
    Được Excocet sửa chữa / chuyển vào 13:12 ngày 24/05/2009
  6. binhnhat

    binhnhat Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    782
    Đã được thích:
    7

    Chiều nay tình cờ xem được 1 đoạn phim tài liệu trên HTV9 về Trường Sa. Thời điểm quay khá mới vì trên phim thấy cả em Molnya và Tarantul. Tìm trên website của HTV thì không thấy tên phim.
    Tập chiều nay mới là tập 1, bác nào có điều kiện thu lại các tập sau chia sẻ với mọi người thì hay quá
  7. cuongvp2910

    cuongvp2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/01/2008
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Em lọ mọ trên mạng thấy cái này :http://tnxm.net/showthread.php?t=8446&page=14 Bài viết cũng hay mà hình ảnh cũng hay . Mong sao có nihều bài viết ,hình ảnh thật có ích như thế .
  8. bmt1986

    bmt1986 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2007
    Bài viết:
    289
    Đã được thích:
    1
    -Sao con Rescure này có con màu xanh , lại có con sơn màu đỏ nhỉ
    -Ý nghĩa có khác nhau ko nhỉ các bác
  9. cuongvp2910

    cuongvp2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/01/2008
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Bác nào rành xin coppy bài viết và ảnh của Anh nhaphat giúp em , Xin cảm ơn trước ạ !
  10. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449
    Trước hết tôi rất xin lỗi vì lời hứa viết ngay về chuyến đi của tôi để chia sẻ cùng các bạn những cảm nhận của cá nhân trong chuyến đi Trường Sa vừa rồi. Thật đáng tiếc vì thời gian vừa rồi quá nhiều việc cần giải quyết nên tôi chưa thể làm được, tuy vậy những cảm nhận trong chuyến đi này vẫn còn in đậm trong tôi không hề phai nhạt. Tôi luôn tin rằng mình có thể viết lại vào bất kỳ thời gian nào.
    Hôm nay cho phép tôi quay lại diễn đàn, chia sẻ cùng các bạn những cảm nhận của cá nhân về chuyến đi với tôi đó là lịch sử. Những bài viết này, khi nhận được góp ý của các thành viên và bạn bè tôi sẽ gửi tặng các chiến sỹ, thủy thủ mà tôi đã rất ngưỡng mộ.
    Có một điều tôi luôn mong muốn và chúc cho các bạn đang nuôi dưỡng ước mơ cháy bỏng "ra với Trường Sa" đó là hãy đừng dừng lại, tiếp tục ước mơ rồi một ngày ước mơ sẽ thành sự thật như chính ước mơ của tôi. Chỉ có điều rằng đó không phải là cuộc dạo chơi đơn giản, đó là thử thách các bạn phải vượt qua, nhưng tôi cam đoan đó thực sự là điều thú vị mà trong đời hãy cố gắng để được một lần cảm nhận.
    Trong những bài viết của tôi, xin phép sẽ không đưa tên từng người cụ thể, hãy coi như tôi đang viết về các anh những người con của tổ quốc, đang hiến dâng tuổi trẻ của mình cho nhiệm vụ cao cả thiêng liêng "Giữ toàn vẹn vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc". Xin được cảm ơn tất cả những người đã cho tôi cảm hứng để viết được loạt bài này, và cũng xin được cảm ơn các bạn đã đọc và góp ý giúp tôi có cơ hội hoàn chỉnh hơn.
    Cảng Lữ đoàn 125, nơi chúng tôi khởi hành ra Trường Sa:
    [​IMG]
    Tàu Trường Sa 19 bắt đầu rời cảng:
    [​IMG]
    Những con sóng bắt đầu đón tàu chúng tôi:
    [​IMG]
    http://img15.imageshack.us/img15/3933/song1.jpg
    Cụt cánh e***: Kô dẫn cái hình trên về vì khổ quá lớn, kô muốn
    resize để tôn trọng tác giả, bác nào quan tâm nhấn vào link.
    Bình minh trên biển Đông:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Những chiến hạm cùng chúng tôi ở Trường Sa:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Đảo Trường Sa mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc:
    [​IMG]
    TRƯỜNG SA 19 VÀ LỜI TIỄN HẢI LỘ BÌNH AN
    Hôm tôi nhận được tin mình đã có tên trong danh sách đi Trường Sa, cảm giác lúc ấy thật khó tả : vui mừng, lo lắng, bồn chồn ... quả thật là đứng ngồi không yên. Một trong những điều tôi lo lắng nhất đó là lỡ không được đi vào phút cuối cùng! Quả thật tôi bồi hồi cho chuyến đi Trường Sa hơn rất nhiều so với chuyến đi Hoa Kỳ trước đó. Vì công việc tôi đã từng làm việc trong khá nhiều lĩnh vực, trong đó có hơn 200 giờ bay kỹ thuật ở độ cao dưới 2km, lắc dằn giống như đang đi xe u oát trên đường xấu, vậy mà mọi người vẫn cảnh báo với tôi rằng đi Trường Sa còn vất vả hơn thế. Tôi mong ước được ra Trường Sa, tôi mong ước được ra với đại dương, được lênh đênh trên biển, được thấy nỗi nhọc nhằn vất vả mà những người đi biển đang đối mặt hàng ngày và thử xem khả năng chịu đựng gian khổ của mình tới được đâu!
    Đoàn chúng tôi có hai chiến sỹ được giao nhiệm vụ vào Vũng Tàu trước hai ngày để chuẩn bị đồ đạc cần thiết cho chuyến đi, còn chúng tôi sẽ có mặt ở Vũng Tàu một đêm trước ngày khởi hành. Chúng tôi đáp chuyến bay 6 giờ 30 sáng của Việt Nam Airlines vào TP. Hồ Chí Minh và có mặt ở Vũng Tàu vào buổi chiều, đoàn chúng tôi được bố trí ở trong nhà khách Lữ đoàn 175 cùng với đoàn Văn công Hải quân. Cả buổi tối hôm đó, tôi chỉ mong sao được thủ trưởng điều động vào trong cảng để ngắm con tàu mà tôi sẽ được cùng ra khơi vào sáng ngày hôm sau. Nhưng khi họp đoàn, thủ trưởng chỉ thông báo ngắn gọn sẽ xếp hàng của chúng tôi lên tàu vào buổi sáng ngày hôm sau, kết quả là suốt đêm hôm đó tôi thao thức mãi không ngủ được chỉ mong sao trời nhanh sáng để được vào cảng.
    Cuối cùng thì cũng đến giờ vào cảng, 8 giờ sáng chúng tôi bắt đầu xếp hàng lên xe ô tô để chuyển vào khu vực cảng của Lữ đoàn 125. Tới nơi, thủ trưởng chỉ con tàu mang số hiệu Trường Sa 19 và nói với chúng tôi kia là tàu sẽ đi Trường Sa, sau vài phút ngắm nghía tôi bắt đầu bước chân lên cầu để sang mạn tàu, thuỷ thủ trên tàu cũng đang hối hả xếp nốt những thùng thực phẩm cuối cùng. Cũng phải mất gần hai tiếng đồng hồ chúng tôi mới chuyển hết hàng xuống tầng dưới cùng, nơi chúng tôi sẽ tạm trú trong suốt hành trình. Khi chúng tôi sắp xếp xong hàng cũng là lúc trên cầu cảng xuất hiện thêm các đoàn công tác khác: Đoàn của Đài truyền hình Việt Nam với cơ man nào là trang thiết bị, mãi sau này tôi mới biết đó là toàn bộ êkíp làm chương trình Chúng tôi là Chiến sỹ, rồi đoàn Văn công Hải Quân với rất nhiều diễn viên nữ, bụng bảo dạ chuyến đi này chắc sẽ vui đây. 10 giờ, tất cả thuỷ thủ đoàn và các đoàn công tác đã có mặt trên tàu và được triệu tập đến buổi họp ngắn tại khu vực boong chìa (phần ô văng đua ra từ tầng hai ngay trên nắp hầm hàng). Chúng tôi được thông báo những quy định chung, nhiệm vụ của tàu, thuỷ thủ đoàn và các đoàn công tác có mặt trên tàu. Theo đó, chỉ huy trưởng của tàu đồng thời là trưởng đoàn công tác là Phó chính uỷ Vùng 4 Hải quân, một thuyền trưởng, một chính trị viên tàu và hai thuyền phó cùng thuỷ thủ đoàn. Quân số trên tàu là hơn 70 người trong đó thuỷ thủ đoàn gồm 32 chiến sỹ. Chúng tôi được thông báo về nhiệm vụ chính của tàu là vận chuyển 1 nghìn tấn hàng ra Trường Sa kết hợp đưa bốn đoàn công tác ra đảo bao gồm: Đoàn VTV3 và người thân chiến sỹ, đoàn Văn công Hải quân, đoàn Cục Bản đồ Bộ Tổng Tham Mưu, đoàn Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga. Chúng tôi cũng được phổ biến các quy định an toàn trên tàu, nội quy sinh hoạt, chế độ báo cáo quân số hàng ngày. Và tất cả các thành viên trong đoàn công tác đều hết sức cảm động khi biết rằng: Thuỷ thủ đoàn tàu Trường Sa 19 được lệnh nhường tất cả các buồng ngủ cho các đoàn công tác, thuỷ thủ sẽ ngủ bằng võng ngoài ngoài hành lang và boong chìa. Để đảm bảo bữa ăn hàng ngày cho các đoàn công tác, chỉ huy Vùng 4 Hải quân cũng đã bổ sung cho tàu nhóm cấp dưỡng gồm 5 chiến sỹ. Chúng tôi được lệnh nhổ neo vào lúc 11 giờ và dự kiến sẽ đến Trường Sa sau 48 giờ - Lời cuối cùng của buổi họp mà chúng tôi nhận được từ Trưởng đoàn công tác đó là lời chúc: ?~chúc các đồng chí hải lộ bình an?T.
    Đúng 10 giờ 30 thuỷ thủ đoàn được lệnh chuẩn bị nhổ neo, tất cả đều mặc quân phục chỉnh tề, riêng nhóm neo và dây ở mũi tàu còn phải khoác thêm áo phao cứu nạn. Các tàu cặp mạn với Trường Sa 19 đều đã rời mạn, di chuyển đến vị trí mới nhường một lối vừa đủ để Trường Sa 19 quay mũi, trên buồng lái thuyền trưởng bắt đầu nhiệm vụ chỉ huy của mình. 11 giờ đúng những sợi dây chão lớn, mối liên kết duy nhất giữa tàu và bờ cảng cũng đã được thu hết lên tàu, Trường Sa 19 từ từ rời bờ cảng sau ba hồi còi dài chào tạm biệt. Tất cả các thành viên có mặt trên tàu đều đứng hết ra mạn để vẫy tay tạm biệt đất liền, chứng kiến động tác quay mũi rời cảng và tránh phao tiêu phía bên bờ đối diện được thuyền trưởng chỉ huy một cách hoàn hảo, tàu rời khỏi cảng được chừng 1 hải lý lại nhận được ba hồi còi chào tạm biệt của một tàu mang số hiệu Trường Sa khác đang buông neo bên mạn phải, tiếng còi dài mạnh mẽ như một lời chúc may mắn Trường Sa 19. Chúng tôi đã bắt đầu cuộc hải trình 48 tiếng với tàu Trường Sa 19 như vậy đó.
    Được chimcanhcut1212 sửa chữa / chuyển vào 02:06 ngày 25/05/2009
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này