1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hải Quân Nhân Dân Việt Nam (phần 5)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi binhnhat, 21/10/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. terminaterx300

    terminaterx300 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/04/2006
    Bài viết:
    2.245
    Đã được thích:
    1
    nước ta đâu có đem quân đi đánh chiếm bờ biển nước nào đâu mà phải cần tàu đổ bộ hiện đại,tất cả số tàu này dc duy trì để lâu lâu tập trận với có việc gì cần vận tải thì dùng nó
    vd : côn đảo có 1 đại gia cần vận chuyển xế xịn thì em này rất phù hợp
    p/s coi band of brothers mấy con này đổ bộ cũng ác lém,nhưng chỉ thời đó và số lượng cả trăm con,còn nhà ta chỉ có vài con thôi
  2. THMILK

    THMILK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Nhìn đau lòng quá! Thương quá các chiến sỹ hải quân của mình. Đừng quên kẻ thù còn đó.
    http://www.youtube.com/watch?v=YFxLeNVLRoM
  3. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Con này là HQ-502, của VNCH ta thu dc, đang đại tu, sữa chữa.
    Ko biết bác chán gì?. Chán vì ta vẫn còn dùng đồ Mẽo, chán vì ta vẫn đại tu tàu cũ, chán vì Mẽo thiết kế tàu dở, hay chán vì bác tưởng đó là tàu mới của VN mà đặt súng kiểu vậy?
    Biết thì thắc mắc, ko biết ngậm...mà nghe
    [/quote]
    nước ta đâu có đem quân đi đánh chiếm bờ biển nước nào đâu mà phải cần tàu đổ bộ hiện đại,tất cả số tàu này dc duy trì để lâu lâu tập trận với có việc gì cần vận tải thì dùng nó
    vd : côn đảo có 1 đại gia cần vận chuyển xế xịn thì em này rất phù hợp
    p/s coi band of brothers mấy con này đổ bộ cũng ác lém,nhưng chỉ thời đó và số lượng cả trăm con,còn nhà ta chỉ có vài con thôi
    [/quote]
    ủa, em xem BoB có thấy màn nào dùng tàu đổ bộ đâu? Bọn này là lính dù mà?
    Mà hồi ww2 bọn Mẽo có thấy LTS đâu? toàn thả LCVP từ cargo đấy chứ!
    Nhà mình cũng cần thủ sẵn nhiều tàu đổ bộ mà còn đánh chiếm lại HS với HN chứ, dạo vừa rồi chả đóng thử vài con loại bé đấy thôi
  4. TechNip

    TechNip Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/05/2009
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    382
    Tiếp theo bài trước, tôi xin nêu một số quan điểm cá nhân dựa trên các nguồn thông tin đã tổng hợp được về biện pháp, phương tiện chống ngầm và ngược lại dùng tàu ngầm để tác chiến.
    Những quốc gia có kinh nghiệm và truyền thống về hải chiến với tàu ngầm có thể kể ra là Mỹ, Anh, Đức, Liên Xô. Liên Xô tuy không có nổi bật về tàu ngầm trong Đệ nhị Thế chiến, nhưng họ phát triển tàu ngầm rất mạnh từ thời hậu chiến và qua cả thời chiến tranh lạnh cho đến nay, cho nên cũng là cường quốc về tàu ngầm. TQ thì biết đến tàu ngầm nghe đâu từ thời 1959, tức khoảng 10 năm sau kỳ cách mạng thành công. VN thì tính luôn kinh nghiệm từ thời nhận tàu ngầm của BTT, chính xác từ thời gian nào thì tôi không rõ, nhưng nếu đem so tàu ngầm với TQ thì rõ ràng mình là chiếu dưới. TQ học cách đóng tàu ngầm từ những năm 60-70, đến bây giờ tàu ngầm tự đóng tuy có thể thua hàng Nga, nhưng như thế rất đáng nể, tuyệt đối không thể xem thường. Có thể nói nếu Mỹ, Anh, Đức, Liên Xô đá ở giải Thế giới, thì TQ tương đương giải Á châu, còn VN đang ở giải Đông Nam Á. Như vậy không nên đánh nhau với TQ, vì mình sẽ phải chấp nhận thua thiệt đủ bề, và không nên ảo tưởng về sức mạnh của 6 chiếc Kilo mà VN mình sắp có.
    Vậy tác chiến chống ngầm quan trọng thế nào và phương pháp thực hiện ra sao. Tôi xin nêu quan điểm cá nhận dựa trên các thông tin tổng hợp được:
    1. Săn ngầm bằng tàu nổi và phi cơ chuyên dụng
    Tàu ngầm quả thật là sát thủ giấu mặt, nhưng không phải tàu ngầm có thể thịt bất cứ loại tàu nào khác. Tàu ngầm hay dùng chiến thuật đánh lén hay du kích tuỳ cách sử dụng từ hoặc cũng có khi đánh theo đội hình vào những tàu đi riêng lẻ. Tàu ngầm bí mật theo dõi rồi phóng ngư lôi vào tàu đối phương luôn mang lại hiệu quả rất cao ; nhưng đến phiên tàu ngầm bị phát hiện, bị truy đuổi thì cũng phải chạy càng nhanh càng tốt. Vì lẽ đơn giản: một con tàu nổi khi bị trúng ngư lôi, có khi bị đứt làm đôi và chìm nghỉm, nhưng thủy thủ đoàn vẫn còn người sống sót. Trái lại tàu ngầm khi bị trúng đạn nếu đang lặn dưới biển thì thủy thủ đoàn chỉ có nước cầm chắc cái chết. Hơn nữa tàu ngầm thuộc phương tiện loại kỹ thuật cao, rất đắt tiền, nên mất một tàu ngầm sẽ thiệt hại hơn một tàu nổi.
    Tàu ngầm thường tấn công các tàu vận tải, tàu tiếp liệu hoặc các chiến hạm không chuyên về săn tàu ngầm. Đối với loại chiến hạm chuyên trách săn tàu ngầm ?" thường thuộc lớp hộ tống hạm (Frigate) ?" tàu ngầm sẽ tránh giao chiến, vì tiếp cận các chiến hạm này là chuyện không đơn giản. Loại hộ tống hạm săn tàu ngầm mà VN hiện có là loại Petya-2) đóng từ thập niên 60, nâng cấp lên chuẩn 2 từ thập niên 70. Ngư lôi được trang bị là loại nặng, 533mm. Nhưng chống tàu ngầm không phải cứ ngư lôi mạnh là đã thành công, mà hệ thống sonar, máy móc điện tử mới là quan trọng. Nếu không (nghe) thấy được tàu ngầm trước khi nó thấy mình thì coi như gặp bất lợi toàn diện. Chi tiết về hệ thống sonar Petya này thì vẫn nằm trong vòng bí mật, nhưng thời đại này hệ thống đó không thể gọi là tối tân được nữa. VN hiện có 6 chiếc Petya-2, còn bao nhiêu chiếc sẵn sàng chiến đấu trong số 6 chiếc đó thì thông tin này chưa được công bố. Loại Petya-2 này không chở theo trực thăng và cũng không có hệ thống sonar dây kéo (Towed array sonar).
    Nếu theo đúng bài bản của Hải quân Liên Xô thì những chiếc Petya này sẽ săn tàu ngầm theo đoàn, dàn thành hàng ngang, hàng dọc hay tam giác, hình vuông gì gì đó, quét mặt biển theo lối cuốn chiếu. Khi dò tàu ngầm, không phải Petya cứ vừa chạy vừa nghe ngóng, mà là theo kiểu chạy một mạch đến điểm muốn đến, giảm tốc độ hoặc dừng hẳn, sau đó mới nghe ngóng. Khi không phát hiện gì lại rồ ga chạy đến điểm mới, tiếp tục dừng, tiếp tục dò. Phương pháp mới và hiệu quả hơn là xử dụng trực thăng. Trực thăng có trang bị máy phát hiện sai lệch từ trường và sonar chìm. Phi cơ cũng sẽ bay từ điểm này qua điểm khác, thả sonar chìm xuống độ sâu cần thiết và nghe ngóng, cùng lúc đó tàu mẹ cũng nghe ngóng, cơ hội tăng lên gấp đôi. Phi cơ trực thăng sẽ linh hoạt hơn chiến hạm trong việc nhảy cóc như thế. Trực thăng còn có thể chủ động ?oping? tàu ngầm, trong khi tàu mẹ chỉ việc nghe sóng phản hồi, sẽ an toàn hơn nếu đích thân tàu mẹ phát âm thanh dò. Tàu ngầm tất nhiên cũng biết được vị trí thằng phát ra tiếng ?oping? mình nhưng chẳng làm gì được, không lẽ táng ngư lôi vào cái thiết bị treo dưới bụng trực thăng đó. Khi định vị được tàu ngầm địch, tàu mẹ chỉ việc phóng ngư lôi. Cho dù ngư lôi không trúng đích thì tàu ngầm địch cũng sợ chết khiếp. Ngư lôi cũng có thể phóng ra từ trực thăng, hiệu quả hơn nhiều so với phóng ra từ tàu mẹ, vì ngư lôi không tốn thời gian di chuyển một quãng đường, vừa tiết kiệm nhiên liệu vừa có nhiều yếu tố bất ngờ hơn (các bác vệ phủ đều biết ngư lôi hoạt động dựa trên nguồn năng lượng chủ yếu là pin). Nhưng do các thiết bị dò tìm nặng nề và để cho thời gian bay dò tìm của trực thăng được lâu hơn, các trực thăng chuyên nghe ngóng sẽ không mang theo ngư lôi ?" hay mang loại ngư lôi phóng từ phi cơ là loại nhẹ 324mm. Lý tưởng nhất là Tàu mẹ mang theo hai trực thăng, một chiếc lớn chuyên đi dò tìm và một chiếc nhỏ điều khiển từ xa mang ngư lôi thả lên đầu địch (đấy là lý do tôi đồ rằng Trung quốc đang nghiên cứu và chế tạo loại trực thăng không người lái để phục vụ phương pháp săn diêệt tàu ngầm này).
    Vũ khí chống ngầm của Việt nam (dựa trên những thông tin đã public)
    Hệ thống RBU-1000 và RBU-6000
    [​IMG]
    Rocket chống ngầm RBU-6000 được trang bị trên khu trục hạm lớp Neutrasimiy của Nga
    Sự phát triển rocket chống ngầm hiện đại không thể không kể đến các hệ thống RBU-2500, RBU-1000, RBU-6000 và RBU-12000 của hải quân Liên Xô.
    Ra đời sớm nhất trong series này là hệ thống RBU-2500 (Smerch-1) được trang bị trên hộ tống hạm lớp Petya từ năm 1957. Hệ thống này gồm hai hàng, 16 ống phóng rocket, đạn được nạp bằng tay với tầm bắn hơn hẳn hệ thống Hedgehog nguyên bản, lên đến 2.500 mét.
    Không những thế, với sonar chủ động Pegas 24 kHz, RBU-2500 có độ chính xác cao và là hệ thống chống ngầm cực kỳ hiệu quả trong thời đại của nó.
    Hiện nay, tuy không còn được sản xuất nhưng hệ thống rocket chống ngầm RBU-2500 vẫn đang được sử dụng trong lực lượng hải quân một số nước như Ấn Độ, Syria và Việt Nam.
    Xu thế hiện nay rocket chống ngầm được sử dụng là một trong những thành phần của các hệ thống chống ngầm và chống ngư lôi; trong đó phải kể đến rocket RBU-12000 được sử dụng trong hệ thống Udav-1 của Nga trang bị trên hoặc hệ thống VL-ASROC của hải quân Mỹ có khả năng chống cả tầu ngầm và ngư lôi với tầm bắn xa và xác suất bắn trúng cực kỳ cao.
    [​IMG]
    Hộ vệ hạm lớp Petya đang bắn thử rocket chống ngầm RBU-2500
    Nếu bom chìm, súng cối, rocket chống ngầm có tính chất phòng vệ thụ động thì máy bay, tên lửa tầm xa săn ngầm là những vũ khí tấn công tầu ngầm có tính chủ động
    Tên lửa tầm xa chống ngầm ?" Cái này các bác ở trên nên nghiên cứu mua nhanh để đa dạng hoá các phương pháp chốgn ngầm cho hải quân
    Các phiên bản ngư lôi chống ngầm trang bị đầu dò tự dẫn hạng nhẹ thường được dùng làm đầu đạn trên các tên lửa đối hạm để đối phó với tầu ngầm ở khoảng cách xa.
    Điển hình của dòng vũ khí này có thể kể đến tên lửa chống ngầm RUM-139 VL-ASROC phóng từ tầu nổi, UUM-44 SUBROC phóng từ tầu ngầm của Mỹ và các dòng RPK của Nga như RPK-6 Vodopad, RPK-9 Medvedka phóng từ tầu nổi; RPK-2 Viyuga, RPK-7 Vorobei phóng từ tầu ngầm.
    Những loại tên lửa này có thể phóng đi từ những ống phóng chuyên dụng hoặc các loại ống phóng ngư lôi 533 mm hay 650 mm; có tầm bay vượt trội so với rocket chống ngầm (UUM-44 SUBROC có tầm bay tới 55km hay tên lửa nhiên liệu rắn của hệ thống RPK-6/7 có tầm bay tới 100 km).
    Đầu đạn sau khi phóng đến vị trí phát hiện tầu ngầm sẽ tự tách ra và được thả bằng dù xuống biển và tự tìm mục tiêu bằng thiết bị định vị âm thanh gắn kèm.
    [​IMG]
    Tên lửa VL-ASROC đang được bắn thử nghiệm
    Ngoài ra để phục vụ việc chủ động săn ngầm, các nước có nền khoa học QS tiên tiến thường sử dụng máy bay có cánh cố định.
    Sự phát triển của không quân trong thời kỳ hiện đại đã mang đến một giải pháp chống ngầm hữu hiệu, đó là các máy bay chống ngầm. Nhiệm vụ chủ động săn tìm và tiêu diệt tầu ngầm thường được giao cho các loại máy bay cánh cố định, có tốc độ bay vừa phải và thời gian bay lớn.
    Điển hình cho loại máy bay này là máy bay săn ngầm P3C - Orion của Mỹ và Ilyushin IL-38 của Nga. P3C Orion có tốc độ bay hành trình khi làm nhiệm vụ là 610 km mỗi giờ và có thể bay liên tiếp 14 tiếng liên tục, còn thông số này đối với IL-38 là 645 km mỗi giờ trong 12 tiếng hành trình.
    Các loại máy bay săn ngầm này thường có tải trọng lớn, vì bên trong chứa các thiết bị phát hiện và theo dõi tầu ngầm hiện đại như các loại sonar; radar tìm và diệt mục tiêu, cảm biến địa từ trường.
    Ngoài ra, chúng cũng được trang bị các loại vũ khí như ngư lôi tự dẫn chống ngầm, bom chìm, tên lửa chống hạm (AGM-86 Harpoon trên P3C) và thậm chí là tên lửa không đối không để tự vệ như AA-11 Archer trên IL-38).
    Năng lực hoạt động của những chiếc máy bay săn ngầm này rất lớn; những chiếc IL-38SD mới của Hải quân Nga có khả năng phát hiện và tấn công tầu ngầm ở khoảng cách lên đến 150 km.
    Việt nam hiện nay có trong biên chế 3 máy bay tuần duyên EADS-CASA C212 Series 400 mua từ tây ban Nha sử dụng hệ thống MSS 6000. Đó là một hệ thống tích hợp bao gồm cả SLAR (Side-Looking Airborne Radar), quét IR / UV (cổng hồng ngoại / tia cực tím), FLIR, (Chuyển tiếp cổng hồng ngoại), tìm kiếm, giám sát bằng radar, và video camera, AIS (hệ thống nhận dạng tự động), tốc độ cao liên kết các dữ liệu vệ tinh và hướng tìm kiếm.
    Thông tin từ các Sensors sẽ có thể được truy cập từ các nhà điều hành khiển được hiển thị trong thời gian thực và được tích hợp chặt chẽ với một bản đồ chiến thuật. Bản đồ sẽ chứa địa điểm và thời gian đánh dấu vị trí trên các chuyến bay theo dõi. Bản đồ hình ảnh đã có một số lượng lớn các nhà quản lí lựa chọn -chẳng hạn như cung cấp thông tin (biên giới lãnh thổ, kinh tế, khu vực biên giới, bảo vệ các khu vực vv). Tất cả các thông tin từ các nhiệm vụ được lưu và có thể được biên soạn trong công tác báo cáo và gửi đến căn cứ và các đơn vị.
    Còn về chức năng săn ngầm tôi tìm mỏi cả mắt cũng không thấy thông tin, cái này nhờ các bác bổ sung giùm.
  5. TechNip

    TechNip Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/05/2009
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    382
    Còn về loại trực thăng săn ngầm KA27 của Việt nam
    Nhiệm vụ của các tầu săn ngầm hay tự vệ trước tầu ngầm của những tầu chiến thông thường khác cũng được san sẻ cho những chiếc trực thăng chống ngầm trang bị đi theo tầu. Những chiếc trực thăng đảm nhận nhiệm vụ này có thể kể đến như SH-60B Seahawk của Hoa Kỳ, AW101 Merlin của Anh hay Ka-27 Helix của Nga
    Sử dụng cánh quạt đồng trục, được làm bằng chất liệu composite và sử dụng chất chống đóng băng, Ka-27 có thể hoạt động ở xứ lạnh, cất, hạ cánh trên boong tàu trong điều kiện tàu bị lắc, tròng trành khi hành trình trên biển trong điều kiện sóng to.
    Loại máy bay này còn dùng phương pháp "hai cánh quạt nâng đồng trục" nên bỏ được cánh quạt ở đuôi. Hai bộ cánh quạt quay đồng trục, ngược chiều nhau giúp triệt tiêu mômen làm quay thân máy bay. Hệ thống cánh quạt đồng trục giúp Ka-27 có thể hoạt động một cách linh hoạt, đặc biệt là trong các trường hợp di chuyển đột ngột theo nhiều hướng khác nhau.
    Do Ka-27 không sử dụng cánh quạt đuôi nên rất dễ điều khiển, không bị ảnh hưởng của gió thổi ngang. Đặc biệt, nó có thể cất, hạ cánh, bay treo và hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết. Do đường kính cánh quạt nhỏ nên kích thước của Ka-27 rất gọn, có thể triển khai trên các tàu chiến loại nhỏ.
    Hệ thống phát hiện tàu ngầm
    Các trang bị điện tử của trực thăng Ka-27 bao gồm: radar trinh sát được đặt ngay dưới mũi máy bay, thiết bị sonar ngầm dưới biển và phao thủy âm để phát hiện tàu ngầm.
    Ka-27 được trang bị hệ thống radar vừa có chức năng dò tìm, phát hiện mục tiêu ngầm, vừa có chức năng hỏi đáp, dẫn đường. Sonar ngầm VGS-3 dùng để phát hiện tàu ngầm, xác định chính xác tọa độ của tàu ngầm.
    Ka-27 cũng có hệ thống dò tìm các trạng thái dị thường và máy thu để dò tìm và dẫn đường cho các trực thăng khác về phía các phao thủy âm.
    Thiết bị săn ngầm của Ka-27 cho phép phát hiện mục tiêu ở độ sâu 500 m dưới mặt nước và cách xa đến 10 km. Ka-27 có thể tiến hành các hoạt động trinh sát ngầm trong điều kiện biển động cấp 5, trong phạm vi bán kính lên tới 200 km. Trong điều kiện chiến đấu, Ka-27 luôn hoạt động theo đội hình gồm ít nhất hai chiếc, trong đó, một chiếc làm nhiệm vụ dò tìm, phát hiện mục tiêu, truyền thông tin sang chiếc bên cạnh để tiêu diệt mục tiêu. Toàn bộ quá trình dò tìm, khóa mục tiêu được thực hiện một cách tự động. Nhiệm vụ của phi công chỉ là lựa chọn vũ khí và nhấn nút để tiêu diệt.
    [​IMG]
    Phi đội săn ngầm tiêu chuẩn của Ka-27.
    Hệ thống vũ khí
    Về vũ khí, Ka-27 được trang bị các loại như: Ngư lôi tự dẫn 533 mm, Tên lửa ngư lôi, 10 bom chùm PLAB 250-120 và hai bom OMAB.
    Ngư lôi tự dẫn 533 mm được đặt trong một khoang sấy nhằm đảm bảo độ tin cậy trong mọi điều kiện thời tiết. Cho dù loại ngư lôi 533 mm này có kích thước lớn nhưng ưu điểm của nó là có thể tiêu diệt được hầu hết các loại tàu ngầm trên thế giới.
    Nhược điểm duy nhất của Ka-27 nằm ở hệ thống điện tử. Do hệ thống điện tử không hiện đại nên chiếm nhiều diện tích trong khoang lái. Radar săn ngầm của Ka-27 cũng quá lớn khiến hạn chế trong việc trang bị thêm các loại vũ khí khác.
    2. Să n ngầm bằng ? tàu ngầm
    Tàu ngầm vs. tàu ngầm cũng lại là cuộc chơi nghe ngóng cần sự kiên nhẫn như trên. Mỗi loại tàu bất kể chìm hay nổi đều phát ra tiếng động đặc trưng của mình. Đó là tiếng chân vịt, tiếng động cơ, tiếng máy bơm? Nếu như bên radar cần những người mắt tốt thì tàu ngầm cần những người thính tai. Một nhân viên sonar giỏi có thể nghe và biết được tàu địch có 1 hay 2 chân vịt, biết được động cơ địch là loại Made in China hay Russia? và từ đó biết được đối thủ của mình là ai, loại tàu gì. Kho dữ liệu tiếng động này là hàng thuộc lại bí mật quân sự của mỗi nước, dựa trên kinh nghiệm theo dõi lâu năm, chủ yếu là thu thập trong thời bình để chuẩn bị cho thời chiến, nên không biết VN có được Nga chia sẻ chút gì hay phải tự làm lấy. Nếu tự làm lấy thì rất bất lợi vì TQ đã đi trước chúng ta nhiều năm và kinh nghiệm là thứ không thể có liền.
    Hai tàu ngầm chiến đấu với nhau cũng giống như hai người dò nhau trong phòng tối. Do phòng tối nên ta chỉ có thể nghe tiếng chân, tiếng hơi thở của địch mà phán đoán nó ở hướng nào, cách ta bao xa, hướng nó đang di chuyển và tốc độ? Ta còn có thể đánh phủ đầu trước nhưng nếu đánh hụt là ta mệt mỏi lớn. Vì khi ta mở các thiết bị định vị và chuẩn bị tác xạ thì địch sẽ thấy ta rõ mồn một, cho nên tàu ngầm chỉ phát sóng định vị trước khi phóng ngư lôi thôi, để lấy thông số tác xạ chính xác & mới nhất nạp vào máy tính điều khiển. Mà trước khi phóng ngư lôi thì phải dẫn nước làm ngập ống phóng, mở nắp ống phóng? bao nhiêu đó cũng gây ra một mớ tiếng động đặc trưng báo cho tàu địch biết mà đề phòng. Đến khi ngư lôi rời bệ phóng lao về tàu địch thì cũng chưa chắc đã trúng tàu địch nữa. Nếu khoảng cách xa và tàu địch chạy nhanh thì ngư lôi chạy đến cạn nhiên liệu cũng chưa tới mục tiêu. Chưa kể trong quá trình điều khiển ngư lôi hướng đến mục tiêu sợi dây có thể bị đứt, tỉ lệ đứt dây điều khiển này không phải là nhỏ cũng không phải là lớn, bao nhiêu thì tùy loại vũ khí. Cho dù ngư lôi khỏe bắt kịp tàu ngầm địch thì tàu địch vẫn còn cơ hội thả ra mồi thủy âm (decoy) để đánh lừa. Nếu địch mà thoát chết thì đến phiên nó bắn lại thì tai hại vô cùng.
    Phát triển kỹ thuật phát hiện và theo dõi tầu ngầm.
    Phát triển song song cùng vũ khí tiêu diệt là các loại thiết bị do thám, giúp phát hiện chính xác sự hoạt động của tầu ngầm. Với mục tiêu chủ động phát hiện, theo dõi và tiêu diệt các tầu ngầm đối phương, những hệ thống phao thủy âm (sonar) đơn giản như ASDIC không còn đáp ứng được yêu cầu chiến tranh hiện đại.
    Dù ngày nay kỹ thuật sử dụng sonar chủ động và bị động đều có những tiến bộ vượt bậc nhưng các tầu ngầm hiện đại đều được trang bị những thiết bị khử âm hiệu quả.
    Những tầu ngầm tấn công như loại Akula của Nga có lớp phủ cách âm dày đến 100 mm, gồm nhiều loại vật liệu khác nhau có thể ngăn chặn âm thanh ở tất cả các tần số, giúp tiếng động nó phát ra giảm đến 100 lần. Do đó, việc sử dụng những kỹ thuật khác để phát hiện tầu ngầm là điều tất yếu.
    [​IMG]
    Các phương pháp săn ngầm phổ biến hiện nay
    Radar: Các tầu ngầm hoạt động bằng động cơ diesel thường có thời gian lặn liên tục kéo dài từ vài ngày đến một tuần, sau đó chúng phải nổi lên để vận hành động cơ diesel, sạc lại các bộ pin trong tầu.
    Tại thời điểm này, chúng dễ bị phát hiện bởi radar gắn trên các loại máy bay săn ngầm. Dù chỉ phát hiện tầu ngầm khi chúng nổi lên trên mặt nước, nhưng radar có thể giúp phát hiện được các tầu ngầm ở khoảng cách cực kỳ xa để khoanh vùng và sử dụng các biện pháp đối phó bổ sung.
    Hiện nay, một số hệ thống radar hiệu quả đang được Hải quân Mỹ sử dụng phải kể đến AN/APS-115 trên máy bay P3C Orion và AN/APS - 124 gắn trên trực thăng SH-60B Seahawk.
    Cảm biến địa từ trường (MAD - Magnetic Anomaly Detector): Về nguyên tắc cơ bản, cảm biến MAD hoạt động tương tự như những thiết bị dò kim loại: Một vật làm bằng kim loại có kích cỡ lớn như tầu ngầm sẽ tạo ra một khu vực địa từ trường khác thường xung quanh nó.
    Các cảm biến MAD sẽ tính toán dựa trên cường độ của điểm thay đổi địa từ trường này các thông số như kích cỡ, chất liệu vật cản để xác định đó có phải là tầu ngầm hay không.
    Trước sự phát triển mãnh liệt của tầu ngầm Liên Xô, và sau này là của Nga, Trung Quốc, Mỹ đã kịp "chạy theo" những bước dài và phát triển công nghệ cảm biến điện từ trường gồm các hệ thống AN/ASQ-81 sử dụng trên máy bay săn ngầm S3B Viking và hệ thống AN/ASQ-208 trên máy bay P3C Orion.
    Cảm biến điện từ: Các thiết bị cảm biến điện từ sẽ kiểm tra và phát hiện các tần số ?olạ? của sóng radio phát ra khi tầu ngầm đối phương liên lạc với căn cứ. Loại cảm biến này không những gắn được trên các tầu nổi và máy bay, mà chúng thậm chí có thể gắn trên cả những tầu ngầm tấn công để phát hiện và tiêu diệt tầu ngầm đối phương.
    Cảm biến hồng ngoại (IR-Infra Red sensor): Các cảm biến hồng ngoại (FLIR hay IRDS) có thể phát hiện được những vùng nước ấm tạo ra do động cơ tầu ngầm phát nhiệt khi vận hành. Đặc biệt là về đêm khi các hệ thống khác hoạt động kém hiệu quả.
    Không những thế, các cảm biến hồng ngoại gắn trên máy bay săn ngầm còn có thể sử dụng để theo dõi các phương tiện hoạt động trên biển khác như tầu nổi, người nhái...
    Tóm lại, Hải quân các nước trên thế giới đặc biệt là những nước có hạm đội tàu ngầm mạnh bên cạnh lực lượng tàu ngầm đều song song duy trì và phát triển khả năng chống ngầm. Những phương pháp chống ngầm trên hiểu trên cơ sở lý thuyết và mua sắm thì không khó lắm, nhưng phức tạp ở chỗ kết nối đồng bộ để tạo mạng lưới thông tin liên hoàn với các phương tiện xử lý thông tin khác cũng như kết nối với các cơ cấu chấp hành (tôi dùng từ của Tự động hoá - ở đây là các phương tiện diệt ngầm)
    Mua nửa tá kilo ngoài mục đích răn đe và đa dạng hoá các hình thức tác chiến biển, còn là phương tiện tiêu diệt hiệu quả hạm đội của địch mà ở đây là trung quốc. Nhưng để làm được việc đó thì còn rất nhiều bài toán phải giải và còn cần cả yếu tố thời gian nữa
    Link tham khảo
    http://www.naval-technology.com
    http://en.wikipedia.org/wiki/Petya_class_frigate
    http://www.sinodefence.com/navy
    www.baodatviet.vn
    www.quansuvn.net
  6. ctthk80

    ctthk80 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/08/2009
    Bài viết:
    510
    Đã được thích:
    14
    Bài viết của bác technip rất công phu nhưng bác chỉ đưa ra được phương cách tấn công bằng ngư lôi của tàu ngầm,mà quên rằng các tàu ngầm hiện đại ngày nay có khả năng tấn công mục tiêu ở cự ly xa vài trăm km bằng tên lửa,ví dụ như tên lửa club của Nga có thể đánh chìm tàu nổi ở khoảng cách >200km.
    Tiếp theo nói việc 6 tàu ngầm không mang lại nhiều thay đổi sức mạnh hải quân là sai đấy bác ạ.trong chiến tranh thì tàu ngầm hoật động đơn lẻ là những bóng ma trên biển,chiến thuật thông thường thì tàu ngầm lặng lẽ vẫn động đến khu vực phán đoán hoặc được chỉ điểm là tàu dói phương sẽ đi qua rồi lặn sâu nằm im chờ đợi,lúc này tàu rất khó bị phát hiện,sau đó bất ngờ phóng ngư lôi tiêu diệt rồi biến mất.Nên việc phát hiện tàu ngầm là rất khó khăn trong môi trường rộng lớn trên biển.Do luôn đứng trong bóng tối để đánh kẻ thù ngoài sáng nên tàu ngầm là kẻ thù rất nguy hiểm cho các tàu nổi trên biển.
    đồng ý với bác là VN không có nhiều kinh nghiệm sử dụng tàu ngầm như TQ,nhưng chiến tranh bất đối xứng thì VN có mang tàu ngầm đi dàn trận đấnh tay đôi với tàu ngầm TQ đâu mà bác đã sợ ta thất thế.Cái hay của nó là lẩn tránh được cái mạnh và tấn công cái sơ hở mà.
    Cái hay nữa là tên lửa từ tàu ngầm hiện tại còn có khả năng tấn công đất liền,nên có thể sử dụng để tập kích các cơ sở quân sự của kẻ thù ở khu vực duyên hải,gây thiệt hại vật chất và áp lực tâm lý buộc đối phương phải căng lực lượng đề đề phòng bị tập kích thay vì dùng lực lượng đó để tấn công ta.
  7. iloveubaby

    iloveubaby Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/11/2007
    Bài viết:
    2.045
    Đã được thích:
    701
    Bác Technip post bài khá công phu .Nhưng rõ ràng việc chống ngầm là công việc "vô cùng khó khăn" trong thời điểm hiện tại lẫn quá khứ.Tàu ngầm tấn công chạy điện hiện nay vẫn là 1 trong các loại vũ khí cực kì lợi hại và là thứ vũ khí "răn đe" hiệu quả của các nước nhỏ.Các nước nhỏ hiện nay rất thích 2 kiểu tàu ngầm là Kilo của Nga và U-212 của Đức và coi nó như là loại vũ khí "chủ bài" cho Hải Quân.
    Kilo thì được các nước "bạn" của Liên Xô và Nga sử dụng khá rộng rãi và rất được tín nhiệm mặc dù việc bảo trì và vận hành khá đắt đỏ.Ngay cả Nga hiện nay vẫn sử dụng Kilo và đang phát triển thế hệ kế tiếp là Lada như là 1 vũ khí tấn công tàu mặt nước lợi hại.Hiện nay Hải quân Nga do tài chính hạn hẹp nên chỉ ưu tiên phát triển tàu ngầm tấn công và tàu ngầm hạt nhân tấn công như là 1 giải pháp tình thế nhằm làm giảm đi sự yếu kém của Hải Quân nước này trước các đối thủ tiềm tàng là các nước NATO và Trung Quốc thì đủ thấy tàu ngầm có giá trị thực tế và răn đe cỡ nào rồi..
    Thực tế gần đây cũng chứng minh tính lợi hại và nguy hiểm của tàu ngầm như thế nào .Việc tàu ngầm Trung Quốc bám theo Hàng Không Mẫu Hạm Kitty Hawk của Mĩ suốt 1 quãng đường dài và luôn đặt chiến hạm Mĩ trong tầm ngắm mà Hải quân Mĩ không hề hay biết cho đến khi chiếc tàu ngầm nổi lên thì mới...hết hồn.Rồi 1 tàu ngầm Trung Quốc xâm phạm biển Nhật Bản mặc dù bại lộ thân phận nhưng Hải quân Nhật Bản hiện đại với "đồ chơi Mĩ" cũng bó tay trong việc xác định vị trí của chiếc tàu ngầm "lạ".Rồi tàu ngầm Trung Quốc (lại là Trung Quốc) va chạm với thiết bị sonar của chiến hạm "săn ngầm" của Mĩ ở trên Thái Bình Dương gần Philipines nhưng lại 1 lần nữa Hải quân Mĩ bó hand .Và...nhiều lắm
    ===> Việc Việt Nam mua 6 tàu ngầm Kilo hay Lada ? là 1 việc làm đúng đắn và được suy tính cho phù hợp với chiến lược của quân đội Việt Nam là phòng thủ bảo vệ là chính tuy là các tàu ngầm mà Trung Quốc đã sử dụng qua nhưng rõ ràng nó cũng là thứ để Trung Quốc phải cân nhắc trước khi có những manh động..Anh em trên Vệ phủ cũng rất mong thấy được Kilo của Việt Nam tung tăng bơi lội chung với số tàu ngầm hiện có (nghe Tây đồn là 5 chiếc lớn,nhỏ nhưng chưa rõ loại gì) bảo vệ chủ quyền biển đảo cho bà con ngư dân làm ăn an toàn.
  8. TechNip

    TechNip Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/05/2009
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    382
    Sub lớp Kilo so với các loại khác của phương tây như Gotland hay loại 212A & 214 của Đức thì cũng chỉ ở mức khá mà giá thành lớn hơn nhiều. Nhược điểm của Kilo là tốc độ cao nhất thấp, và không duy trì dài ngày trên đại dương được. Hơn nữa tần suất nổi lên để nạp khí cao vì nó không được trang bị hệ thống AIP - Air Independent Propulsion nên không thể ở dưới nước quá 2 tuần được.?oLặn? ở đây chắc ý là tàu phải vừa lặn vừa di chuyển, chứ nếu chỉ lặn nằm im một chỗ thì khi đó thời gian ở dưới nước lại tùy thuộc vào lượng không khí cho thủy thủ đoàn thở. Nếu mỗi người ?ophấn đấu? nhịn thở một tí chắc cũng được 2-3 tuần, còn về lượng điện tiêu thụ cho sưởi ấm, máy móc truyền tin, sonar? chắc không cần nhiều, dù sao cũng đỡ được mớ tiền điện khi cái chân vịt không có quay. Nhưng về mặt hành quân, tác chiến thì tàu ngầm mà chỉ nằm im để ráng đạt đến mốc 2-3 tuần dưới nước thì hoàn toàn vô duyên (không nói đến nằm phục kích nhé, trong trường hợp đó AIP cũng sẽ phục kích được lâu hơn).
    Giờ tàu ngầm muốn xịn thì nên chơi loại có động cơ hạt nhân không thì có trang bị AIP. Vì nhược điểm loại diesel-điện là phải chạy tà tà gần mặt nước để lấy không khí chạy động cơ diesel và nạp điện cho các khối ắc-quy. AIP đã được áp dụng rộng rãi rồi, bỏ quá nó thì quả thực vô cùng phí phạm.
    Bonus bạn một thông tin này: Pakistan đang đặt mua tàu ngầm loại 214 với động cơ AIP của Đức, họ đặt đến 3 chiếc. Một khi Pakistan có được tàu ngầm loại 214 trong tay, TQ sẽ tiếp cận với công nghệ AIP để copy nó, nâng cấp cho đội tàu ngầm phi hạt nhân của mình, vì có thể họ đã bí mật bơm tiền cho Pakistan trong thương vụ này.
    Hơn nữa Kilo muốn di chuyển không bị phát hiện cần duy trì tốc độ 5km/hr ở chế độ lặn. Như vậy rất lâu để thoát ly ra khỏi vùng nguy hiểm sau khi thực hành tác xạ. Đại dương thì mênh mông thật đấy, nhưng khi đã có sự phân vùng kiểm soát các phương tiện chống ngầm hợp lý và lại nhiều vùng biển nông mà tàu ngầm không thể hoạt động thì cái sự mênh mông đó cũng không còn nhiều ý nghĩa.
    Klub S hay N có giá 3 triệu USD/ chiếc với nhiều tính năng tự tìm mục tiêu tiên tiến, nếu bạn nói dùng tên lửa đối hạm này mà bắn vào mục tiêu trên đất liền thì phí quá. Mà thông tin về Klub S trang bị cho mớ kilo mà VN mình định mua tôi cũng chưa khẳng định là có hay không.
    Còn về trang bị tàu ngầm cho Hải quân VN tôi có khẳng định là không cần thiết đâu mà thực sự rất cần. Quan trọng là các phương tiện đắt tiền nhưng mong manh dễ vỡ này được sự dụng ra sao và mức độ kết hợp với các phương tiện tàu nổi, không quân, tên lửa đối hạm, hệ thống trinh sát định vị...thế nào mà thôi chứ không thì là sự lãng phí tiền của của nhân dân.
  9. phamthangloi

    phamthangloi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    To hoan toan khong dong y voi i kien cua ban. Khi tac chien thi bao gio cung nho vao hiep dong binh chung thi moi hieu qua . Kilo duoc trang bi Club , duoc bao ve boi Su 27,30, cung voi ham doi noi thi no qua la mot vu khi loi hai o bien dong, do la chua ke kha nang trinh sat cua no. Khi chien tranh xay ra no cung voi ham doi duoc Sukhoi 27,30 cover thi moi dam tranh tinh trang bi tui thuy quan luc chien cua tung cua danh thoc suon, chi can no danh thoc ngang tao the gong kim vao cac cua bien thanh hoa , nghe an , la se lam quan doi cua ta bi cat ra lam 2. Lich su da chung minh rat nhieu ve van de nay , nam 79 neu khong co hai quan nga tuan tieu doc bo bien cua vietnam thi minh coi bo khong duoc kha cho lam, nam xua khang chien chong quan Mong Co , neu khong co mot ham doi de chi chuyen quan ra khoi can cu Van Kiep , thi hon 200000 quan cua cu Tran Hung Dao da bi bao vay tieu diet. Chien thuat hien nay cua cac bo la rat dung ( Luc quan phong thu , Hai quan tien cong) .
  10. kakashivn200

    kakashivn200 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2009
    Bài viết:
    555
    Đã được thích:
    0
    VN có thể coi là nước rất coi trọng việc chống đổ bổ đường biển ( vì qua CT chống Mĩ, chống đổ bộ rất được coi trọng ). Pháo bờ biển , phòng thủ đất liền của ta khá mạnh, nên TQ năm 79 cũng chỉ dám chơi bộ binh và dùng tàu chiếm các đảo của ta mà thôi - cái này chính là điểm yếu của ta khi đó, hải quân yếu, không có nhiều yểm hộ từ trên không.
    Bây giờ với Su, Kilo, it nhất cũng tạo được sự đe dọa với địch, không cho chúng lợi thế tấn công như trước.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này