1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hải quân Nhân dân Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi cuongnsls, 08/05/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tvm303

    tvm303 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    1.973
    Đã được thích:
    6
    Theo em nhiệm vụ của HQ ta hiện nay là giữ vững các đảo ở khu vực Trường Sa, bảo vệ quyền lợi kinh tế như các vùng biển có nhiều dầu mỏ, các ngư trường chư ko phải đem HQ ra hù doạ khắp nơi như Mẽo. Cần một số frigate 1000t~2000t như Gepard và 1~3 con destroyer 6000t như Sov làm kỳ hạm và tăng sức răn đe. Có thêm KQ thuộc HQ và AWACS để dám sát. Học thuyết của ta vẫn là phòng thủ tầm gần và trung thôi (ra đến giữa biển đông)
    Được tvm303 sửa chữa / chuyển vào 21:23 ngày 06/06/2007
  2. cuongnsls

    cuongnsls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2007
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    1
    ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Học thuyến quân sự XHCN chú trong Lục quân.HQ chỉ để phòng thủ bờ biển.Bao giờ đủ tiền để " Đánh bắt xa bờ" đây????
  3. cuongnsls

    cuongnsls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2007
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    1
    Chuyến đi cuối cùng của chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu
    Vào những năm 1971, 1972, nhiệm vụ vận chuyển vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam bằng đường biển gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù ta đã tổ chức nhiều tuyến đường vận chuyển mới theo hướng xa bờ nhằm tránh sự phong tỏa của địch nhưng vẫn gặp phải sự ngăn cản của chúng. Đã có nhiều chuyến đi đành phải quay về. Tàu 645 được ngụy trang như một chiếc tàu buôn với cái tên ?oVĩnh Trung? do Thuyền trưởng Lê Hà và Chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu chỉ huy nhận nhiệm vụ chở hàng cho khu 9 đã ra đi hai chuyến nhưng cả hai chuyến đi ấy đều phải quay về. Ngày 12-4-1972, nhận nhiệm vụ của trên, tàu 645 lại tiếp tục đi lần thứ ba.
    Rút kinh nghiệm của hai chuyến đi trước, chuyến thứ ba, tàu 645 đã khéo léo vượt qua các tuyến phong tỏa, tuần tiễu, cảnh giới của máy bay và tàu chiến địch. Đến rạng sáng ngày 23-4-1972, tàu 645 đã đến được điểm chuyển hướng vào bờ, cách đảo Phú Quốc chừng 60 hải lý (1 hải lý bằng 1,852km). Đến 17 giờ, đang trên đường vào ?obến? (địa điểm giao hàng) thì nhận được điện: ?oBến động!?. Thuyền trưởng Lê Hà và Chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu quyết định cho tàu quay ra. Mặc dù đã vượt qua chặng đường dài đầy gian khổ và hiểm nguy mới đến được ?obến?, nhưng không còn cách nào khác. Đúng như điện báo của trên, tàu 645 vừa quay ra đã gặp phải tàu khu trục 04 (Trần Quang Khải) của địch từ hướng vịnh Thái Lan đi tới. Tàu khu trục bắn pháo sáng. Cán bộ, chiến sĩ trên tàu 645 nhìn rõ ở phía trước còn có ba tàu tuần tiễu của địch chặn hướng ra của tàu. Trong tình thế bị bao vây, Thuyền trưởng Lê Hà và Chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu lập tức cho tàu tăng tốc độ quay hướng ra biển. Ngay lập tức, tàu khu trục cũng tăng tốc độ bám đuổi theo.
    Lợi dụng ưu thế tốc độ và hỏa lực, tên chỉ huy tàu khu trục 04 cho tàu vượt lên cắt ngang trước mũi tàu 645 nhằm ép tàu ta vào đất liền bắt sống. Không những thế chúng còn dùng loa kêu gọi tàu ta đầu hàng. Mặc cho tàu địch đe dọa, tàu 645 vẫn giữ hướng đi và tốc độ không thay đổi. Sau những thủ đoạn đe dọa, mua chuộc không kết quả, địch dùng đèn đánh tín hiệu bắt tàu 645 dừng máy, thả trôi nếu không sẽ bắn. Tàu 645 vẫn cứ đi. Chúng nổ một phát đạn 76,2mm trước mũi tàu 645 để cảnh cáo. Tàu 645 chuyển hướng đi và treo cờ phản kháng. Bất chấp sự phản kháng của ta, tàu địch đã dùng tất cả các hỏa lực pháo có trên tàu cấp tập bắn sang tàu 645. Thuyền trưởng Lê Hà và Chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu chỉ huy tàu vừa cơ động ra xa vừa đánh trả địch quyết liệt. Khi vị trí con tàu đã ở xa đồng đội và đi gần về phía tàu địch, Nguyễn Văn Hiệu thực hiện cho nổ hủy con tàu. Một ánh chớp lóe lên và kế tiếp là một tiếng nổ dữ dội làm rung chuyển cả một vùng biển. Con tàu 645 và người chính trị viên đã ra đi như thế. Anh mãi mãi nằm lại với con tàu thân yêu của mình nơi vùng biển tây nam Tổ quốc trong sự tiếc thương của đồng chí, đồng đội.
    Lúc đó là 20 giờ 30 phút. Cuộc chiến đấu không cân sức giữa tàu ta và tàu địch diễn ra quyết liệt. Đã có một số đồng chí bị thương nặng. Thuyền trưởng Lê Hà và Chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu vẫn bình tĩnh chỉ huy tàu chống cháy, chống chìm, băng bó cấp cứu thương binh, vừa cơ động tàu tránh đạn pháo địch. Bất ngờ một quả đạn pháo địch bắn trúng xích lái, xích lái bị đứt, tàu không còn khả năng điều khiển được. Con tàu bắt đầu chạy vòng tròn. Khi biết tàu hỏng lái, Chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu đề nghị Thuyền trưởng Lê Hà tổ chức cho anh em cùng số thương binh rời tàu. Còn anh sẽ nhận trách nhiệm ở lại tàu thực hiện nhiệm vụ điểm hỏa cho hủy tàu cùng toàn bộ vũ khí đạn dược, không để rơi vào tay địch và là người rời tàu cuối cùng.
    Khi anh em xuống nước được một lúc, Nguyễn Văn Hiệu phát hiện một tình huống vô cùng nguy hiểm. Tất cả 16 thủy thủ, phần lớn đều bị thương, nên anh em phải cụm lại thành từng khối để dìu nhau mà bơi. Như vậy thời gian sẽ rất chậm trong khi con tàu mất lái cứ chạy vòng tròn, lúc ở xa, có lúc gần anh em thủy thủ. Anh sợ khi tàu ở gần anh em rồi nổ, tính mạng 16 người sẽ hết sức nguy hiểm. Phải cho tàu nổ khi tàu ở vào vị trí xa đồng đội nhất.
    Trong khi Nguyễn Văn Hiệu đang nóng lòng chờ cho tàu ra xa vị trí đồng đội thì dưới biển, anh em vừa bơi vừa cố nán lại chờ người chính trị viên của mình. Biết được ý định đó của đồng đội, Nguyễn Văn Hiệu nói to: ?oCác đồng chí hãy khẩn trương, tôi sẽ vào sau. Các đồng chí hãy báo cáo với Đoàn là tôi đã hoàn thành nhiệm vụ?. Nói rồi, anh quay vào buồng lái vừa quan sát đồng đội vừa đăm đắm nhìn về phía tàu địch. Khi vị trí con tàu đã ở xa đồng đội và đi gần về phía tàu địch, Nguyễn Văn Hiệu thực hiện cho nổ hủy con tàu. Một ánh chớp lóe lên và kế tiếp là một tiếng nổ dữ dội làm rung chuyển cả một vùng biển. Con tàu 645 và người chính trị viên đã ra đi như thế. Anh mãi mãi nằm lại với con tàu thân yêu của mình nơi vùng biển tây nam Tổ quốc trong sự tiếc thương của đồng chí, đồng đội.
    Trung úy Nguyễn Văn Hiệu, Chính trị viên tàu 645 là người con của quê hương xã Thăng Phương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Anh nhập ngũ tháng 11-1951 và tham gia chiến đấu ở miền Nam. Năm 1954, anh tập kết ra Bắc và được cử đi học rồi được bổ sung về đoàn tàu không số (đoàn 125 Hải quân). Bất kỳ cương vị công tác nào, anh cũng luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, tận tụy với công việc và bình tĩnh, dũng cảm trong chiến đấu.
    Nguyễn Văn Hiệu đã được tặng thưởng hai huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất và hạng nhì, được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân ngày 30-10-1978.
  4. cuongnsls

    cuongnsls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2007
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    1
    Cái này có thể nói lên một phần hướng phát triển của HQVN trong tương lai gần.
    Công nghiệp đóng tàu quân sự, một hướng mới
    Sửa chữa và đóng mới tàu thuyền thông thường thì ta có từ trong chống Mỹ. Nhưng đóng mới với một dây chuyền khép kín, sử dụng công nghệ cao, hình thành từng cụm hoàn chỉnh, cho ra đời những con tàu phục vụ những nhiệm vụ quân sự theo ý muốn thì 4-5 năm nay ta mới có. Kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, chúng tôi đến gặp Thiếu tướng Nguyễn Đức Lâm, Anh hùng Lao động, Phó chủ nhiệm Tổng cục, một trong những người có đóng góp to lớn cho sự hình thành ngành đóng tàu quân sự Việt Nam và nghe đồng chí kể về sự hình thành của ngành:
    Với hơn 3.200km bờ biển, vùng lãnh hải và thềm lục địa rộng hơn 1 triệu km2, bảo vệ vùng biển là một nhiệm vụ chiến lược cực kỳ quan trọng. Mấy chục năm qua, phương tiện phục vụ bảo vệ biển của quân đội ta chủ yếu do các nước anh em viện trợ hoặc mua của nước ngoài, phần đóng mới của công nghiệp nước ta cho sự nghiệp bảo vệ vùng biển của Tổ quốc còn rất khiêm tốn. Đây là điều mà những người công nhân quân giới có nhiều suy nghĩ, băn khoăn. Nguyện vọng của mọi người, từ cán bộ lãnh đạo đến người công nhân là muốn được nhà nước quan tâm, ngành quân giới vươn lên để đóng mới được nhiều phương tiện để trang bị cho bộ đội hải quân, bộ đội biên phòng và các lực lượng khác làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển. Chính từ nguyện vọng này mà những năm gần đây, nhà nước và quân đội ta đã có sự sắp xếp lại sản xuất quốc phòng, xây dựng ngành công nghiệp đóng tàu quân sự.
    Hiện nay trong quân đội ta có khoảng 20 nhà máy vừa đóng mới vừa bảo dưỡng kỹ thuật tàu thuyền các loại nằm ở các quân chủng, quân khu, tổng cục. Sau khi được Nhà nước qui hoạch, những nhà máy đóng mới tàu được giao cho Tổng cục Công nghiệp quốc phòng quản lý. Cho đến bây giờ, đó là 4 đơn vị: Ba Son, Hồng Hà, 189 và Sông Thu. Các đơn vị này đều có những truyền thống tốt đẹp. Xí nghiệp liên hiệp Ba Son thành lập từ 80 năm trước, đến nay được trang bị mới, với đội ngũ kỹ thuật viên mạnh, có khả năng sửa chữa được tàu hàng vạn tấn, đóng mới các loại tàu từ 500 tấn đến hàng nghìn tấn. Công ty Hồng Hà là đơn vị có sự đột phá mạnh mẽ trong công nghiệp đóng tàu, trang bị hiện đại, công nhân lành nghề, đóng được các loại tàu tới 500 tấn, tốc độ cao, trang bị mạnh, cơ động nhanh. Công ty 189 chuyên đóng các loại tàu nhỏ phục vụ các đơn vị tuần tra bảo vệ bờ biển, đang xây dựng khu đóng tàu mới ở Đình Vũ (Hải Phòng), khi hoàn thành có thể đóng mới tàu vận tải hàng vạn tấn phục vụ dân sinh và tàu vận tải quân sự hàng nghìn tấn. Công ty Sông Thu đóng được các tàu nhỏ, tàu kéo cứu hộ cứu nạn.
    Trong công nghiệp đóng tàu, các nước phát triển đang có xu hướng chuyển các công nghệ thông thường cho các nước đang phát triển, nơi có nguồn lao động dồi dào và rẻ, có mặt bằng sản xuất rộng lớn rồi đặt mua lại các tàu vận tải có trọng tải lớn. Tận dụng xu hướng này, những năm gần đây, ngành công nghiệp đóng tàu của nhà nước ta đã vươn lên mạnh mẽ, có bước phát triển nhanh, đóng mới được hàng chục tàu hàng vạn tấn để phục vụ trong nước và xuất khẩu. Thuận lợi này có ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp đóng tàu quân sự. Tuy nhiên, đóng tàu quân sự là ngành đặc thù, lợi thế khách quan có ảnh hưởng nhất định, nhưng điều quyết định là ta phải định hướng đúng, chọn cách làm thích hợp, đầu tư đúng mức, phải tạo mối quan hệ hữu cơ giữa người sản xuất và người sử dụng.
    Để xây dựng thành một ngành sản xuất thực sự, cần phải hình thành không phải từng nhà máy mà là từng cụm công nghiệp đóng tàu, chuyên môn hóa cao cho từng đơn vị, mỗi đơn vị chỉ sản xuất những chi tiết được giao, tập trung vốn cho từng sản phẩm trọng tâm, tạo sự hỗ trợ cho nhau về kỹ thuật và công nghệ. Từng cụm công nghiệp lại phải xác định cho được các loại sản phẩm phù hợp với đặc điểm kỹ thuật và công nghệ, phù hợp với truyền thống tay nghề của đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân, thích hợp với nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của các đơn vị.
    Đến nay, tuy thực hiện chức năng quản lý nhà nước việc đóng tàu thuyền quân sự, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng mới xây dựng bước đầu, mọi việc còn mới mẻ, nhưng trên vĩ mô đã hình thành những ý tưởng về quan hệ giữa thiết kế với sản xuất, hình thành các cụm công nghiệp đóng tàu quân sự, xác định sản phẩm chủ yếu cho từng đơn vị, xây dựng sản phẩm mũi nhọn cho công nghiệp đóng tàu quân sự Việt Nam... Ở phía bắc, với Công ty Hồng Hà làm nòng cốt, có Công ty 189 với các mặt hàng truyền thống đã được thị trường chấp nhận, xây dựng thêm khu đóng tàu Đình Vũ và tập hợp thêm các doanh nghiệp quốc phòng khác sẽ hình thành nên cụm đóng tàu quân sự có độ giãn nước từ 500 tấn trở xuống nhưng tốc độ cao, chất lượng tốt, trang bị phù hợp với nhiệm vụ của từng đơn vị, đóng mới các tàu vận tải phục vụ dân sinh và quốc phòng hàng nghìn, hàng vạn tấn. Ở phía nam, với Xí nghiệp liên hiệp Ba Son làm trung tâm, xây dựng hoàn chỉnh khu sản xuất mới, tập hợp thêm các nhà máy quốc phòng sẵn có trong khu vực, trong tương lai không xa sẽ là cụm công nghiệp đóng tàu quân sự có khả năng đóng được các loại tàu chiến hàng nghìn tấn, tàu vận tải hàng vạn tấn.
    Sự hình thành ngành công nghiệp đóng tàu quân sự sẽ là một sự bổ sung, tiếp tục làm hoàn chỉnh, phong phú cho đội ngũ cán bộ, công nhân Công nghiệp quốc phòng nước ta sau 60 năm ra đời, đã có những đóng góp to lớn cho các cuộc kháng chiến, nhưng trên nhiều lĩnh vực như bảo vệ biển, bảo vệ vùng trời, chiến tranh công nghệ cao... do đất nước còn nghèo mà nay vẫn còn đang thiếu.

    Được cuongnsls sửa chữa / chuyển vào 15:04 ngày 07/06/2007
  5. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Chú thôi quảng cáo cho cái web của chú đi! Trang chủ thì toàn lấy bài của wiki, ebook thì chắc cũng lại Ctrl+V and Ctrl+C ở đâu đó, trong đó chú lấy nguyên một phần hình ảnh của topic Đặc trưng vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến của anh viết trên TTVN về làm của nhà chú mà không thèm đề nguồn cũng như tên tác giả! Chú muốn phát triển mà ăn cắp thì còn lâu nhé!
  6. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Ờ, xe tăng trên đó là em viết đó, xe tăng trong ưiki, bản dó bị bọn nó xoá đi rồi. Bác đừng có mà chê em.
  7. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Ờ, xe tăng trên đó là em viết đó, xe tăng trong ưiki, bản dó bị bọn nó xoá đi rồi. Bác đừng có mà chê em.
    -------------------------------------------------------------------------------
    Hừm, anh không chê chú, cũng chả chê wiki, cái anh nói ở đây là thông tin của trang chủ vndefence không có gì là của chính nó, của riêng cả mà toàn là copy and paste từ các trang khác, ngay cả của TTVN mình nữa. Ờ thì không đủ trình để tự viết lấy, đi "nhặt" của người khác về thì ít nhất cũng phải ghi nguồn vào chứ, đúng không? He...he, đằng này các chú chàng cứ tinh vi hệt như là mình tự viết lấy vậy! Chán cho nhân cách của các chú ấy quá!
    Link những bài viết của anh đây:
    http://www9.ttvnol.com/gdqp/496658/trang-17.ttvn
    Của các chú vndefence đây (trong mục KTQS):
    http://vndefence.info/modules.php?name=News&op=viewst&sid=110
    Được dongadoan sửa chữa / chuyển vào 20:54 ngày 08/06/2007
  8. cuongnsls

    cuongnsls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2007
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    1
    ĐÓng góp của HQ trên đg mòn HCM trên biển
    Trong suốt 14 năm liên tục (1961 -1975) tuyến ?oĐường Hồ Chí Minh trên biển? ?" huyền thoại của bộ đội Hải quân đã có 1.789 chuyến tàu không số vận chuyển 150 ngàn tấn vũ khí trang bị và 80 ngàn lượt cán bộ, vượt qua hàng vạn hải lý, khắc phục hơn 4000 quả thủy lôi, chống chọi hơn 20 cơn bão, chiến đấu hơn 30 lần với tàu địch, đánh trả 1.200 lần máy bay địch tập kích, bắn rơi 5 chiếc và bắn cháy nhiều tàu xuồng của địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đoàn tàu không số với tuyến ?oĐường Hồ Chí Minh trên biển? là một kỳ công của bộ đội Hải quân, trở thành huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước hào hùng của dân tộc ta, góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất tổ quốc.
  9. cuongnsls

    cuongnsls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2007
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    1
    máy X51 Hải quân: Mở hướng phát triển

    Sửa chữa tàu hải quân trên ụ 5.000 DWT ở nhà máy X51

    Trong chuyến công tác ở các đơn vị phía nam lần này, chúng tôi đến nhà máy X51 cục Kỹ thuật (Quân chủng Hải quân). Trước mắt chúng tôi là những dãy nhà xưởng mới được nâng cấp, những con tàu đang chờ vào ụ sửa chữa và gương mặt phấn khởi của những người lính thợ. Cảm nhận của chúng tôi là nhà máy có những đổi thay khá rõ nét. Đưa chúng tôi đến các phân xưởng sản xuất, thượng tá Nguyễn Thế Vinh, giám đốc nhà máy phấn khởi cho biết: Nhà máy được xác định là trung tâm sửa chữa và đóng mới tàu tại khu vực phía nam, đây là bước chuyển quan trọng về chất, tạo bước phát triển trong những năm tới. Nhà máy đang triển khai có kết quả dự án đầu tư chiều sâu với hàng chục tỷ đồng mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị, triển khai dây chuyền công nghệ sửa chữa lớn động cơ đi-ê-zen, đóng mới các loại tàu vận tải quân sự và phương tiện thủy chuyên dụng 1.000T...
    Dẫu còn nhiều khó khăn về máy móc thiết bị, giá nguyên vật liệu, diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến sản xuất, nhưng từ đầu năm đến nay, Đảng ủy và Ban giám đốc nhà máy đã lãnh đạo, triển khai hoàn thành nhiều hạng mục công trình trong dự án đầu tư như: Xây dựng ụ nổi sửa chữa tàu 5.000 DWT; mở rộng, nâng cấp hàng nghìn mét vuông nhà xưởng làm vỏ tàu, cơ khí; lắp đặt cầu trục 25/3,2T phục vụ sửa chữa tàu lớn? Đại tá Nguyễn Việt Khoa, bí thư đảng ủy, chính ủy nhà máy nói với chúng tôi: Để xứng đáng là trung tâm sửa chữa và đóng mới tàu vận tải quân sự, vấn đề trọng tâm hàng đầu được Đảng ủy, Ban giám đốc nhà máy quan tâm lãnh đạo là xây dựng đội ngũ cán bộ và công nhân tay nghề bậc cao, thực hiện nghiêm túc kỷ luật công nghệ, kỷ luật lao động và kỷ luật con người. Nhà máy tổ chức mở các lớp đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho đội ngũ công nhân, trang bị cho họ kiến thức và kinh nghiệm, tiếp cận công nghệ đóng tàu hiện đại; đồng thời cử hàng chục cán bộ, công nhân kỹ thuật đi đào tạo tại các trường trong và ngoài quân đội, tuyển chọn các kỹ sư trẻ tốt nghiệp các trường đại học, hình thành đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật bậc cao đáp ứng nhiệm vụ sửa chữa, đóng mới tàu trọng tải lớn trong những năm tới.
    Trong buổi làm việc với các đồng chí trong Ban giám đốc, chúng tôi được biết, từ đầu năm đến nay, nhà máy đã nỗ lực phấn đấu, tập trung trọng tâm trọng điểm cho nhiệm vụ quốc phòng, hoàn thành tốt nhiệm vụ sửa chữa, nâng cấp 15 tàu Hải quân, bảo đảm tiến độ, chất lượng tốt, được các đơn vị đánh giá cao. Ngày 22-9 vừa qua, nhà máy tiến hành bàn giao tàu HQ961, HQ261, HQ263. Theo yêu cầu nhiệm vụ, nhà máy tập trung lực lượng, thiết bị, khẩn trương sửa chữa, nâng cấp các loại thiết bị trên tàu. Chỉ sau hơn 3 tháng vào xưởng, các tàu đã được bàn giao cho đơn vị trước sự chứng kiến của đại diện quân chủng, được đơn vị đánh giá tốt. Đặc biệt là sửa chữa, bảo quản 2 tàu HQ863, HQ864 tham gia tuần tra chung đạt chất lượng tốt. ?oMỗi lần bàn giao, cả chủ và khách vui như hội, bao công sức của những người lính thợ đổ vào đó mà?-Anh Vinh phấn khởi nói như vậy.
    Nhìn vào tiến độ triển khai các dự án đầu tư chiều sâu, nâng cao công nghệ đóng tàu, nhà máy đang có sự chuyển động đáng phấn khởi. Nhờ ứng dụng công nghệ tiên tiến, thân vỏ tàu được nhà máy đóng mới theo phương pháp phân tổng đoạn dựa trên phần mềm phóng dạng và gia công hạ liệu trên máy cắt công nghệ cao, đạt độ chính xác, giảm chi phí, rút ngắn thời gian thi công. Thành công này thêm khẳng định tài năng, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật bậc cao trong việc đóng mới, sửa chữa tàu vận tải, tàu kéo v.v? Thể hiện quyết tâm cao trong thực hiện hai khâu đột phá: Xây dựng nền nếp chính quy kỹ thuật và làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật khí tài hải quân.
    Tuy nhiên, để có thể đóng mới, sửa chữa các loại tàu lớn, làm chủ công nghệ sửa chữa vũ khí, khí tài điện tử trên các tàu, còn nhiều vấn đề nhà máy cần quan tâm, như đầu tư trang bị máy móc thiết bị, tính đồng bộ của thiết bị và công nghệ đóng tàu, xây dựng mới cầu tàu 10.000T, dây chuyền công nghệ sửa chữa động cơ tua, bin khí? Chúng tôi rời Nhà máy X51 với niềm tin, từ Nhà máy X51 Hải quân này, sẽ có nhiều hơn những con tàu trọng tải lớn với đầy đủ thiết bị, do những người lính thợ Hải quân đóng mới, sửa chữa tham gia vào đội hình tuần tra, sẵn sàng chiến đấu của bộ đội Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng

  10. cuongnsls

    cuongnsls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2007
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    1
    Đây là loại tàu jì????
    Chuyến thứ 5 xuất phát vào tháng 4/1968, lần này đi bằng tàu nhỏ nhanh, lộ trình sát bờ, chở 7 tấn hàng do thuyền trưởng trực tiếp lái. Lần này, ?ohàng? chủ yếu là tên lửa bộ binh, thuốc nổ cực mạnh, sức công phá rất lớn.
    Đội hình có 2 tàu do CCB Hoàng Hữu làm phân đội trưởng kiêm thuyền trưởng tàu số 1, tàu số 2 do thuyền trưởng Võ Đán lái. Lái tàu này đòi hỏi có sức khoẻ rất tốt.
    Tàu chạy với tốc độ 80 hải lý/h, cột nước cao tới 25 m. 15h chiều ăn cơm, 18h tàu ở Long Châu, 23h tàu đã ?obay? đến Cù Lao Chàm (Đà Nẵng), giao hàng xong ra ngay, sáng đã về tới căn cứ Đồ Sơn. Sau một đêm bay trên biển, người khỏe như Hoàng Hữu mà vẫn mỏi mệt rã rời, lên bờ tưởng như không bước đi được nữa
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này