1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hải Quân Nhân Dân Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaputin, 23/03/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Wehrmacht1

    Wehrmacht1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/12/2007
    Bài viết:
    852
    Đã được thích:
    2
    Theo tài liệu của đại tá hạm trưởng hải quân QLVNCH Hà Văn Ngạc thì chứng tỏ trong năm 1973, và ít nhất cho đến đầu 1974, VNCH không hề nắm rõ tình hình của Song Tử Tây và Song Tử Đông.

    Và vì không nắm rõ nên trong chiến dịch THĐ 48 vẫn đặt mục tiêu là chiếm đóng STT vì vẫn cho rằng nó chưa bị nước nào chiếm đóng, trong khi thực ra cả STT và STĐ đã bị Phi kiểm soát bằng quân đồn trú từ trước 1974.
  2. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Miềng không hiểu thiệt tình là bạn Vê mát đang nói cái gì vậy?
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Pm địa chỉ đi nhé, chơi liền khe khe[r2)]
  3. huyphongssi

    huyphongssi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2009
    Bài viết:
    926
    Đã được thích:
    7
    Mấy "tìm tòi" của anh giai Wehrmacht trên các nguồn của Phi luật tân và mấy bác lính cũ nếu là thật thì chỉ cho thấy một điều là chính quyền VNCH rất cẩu thả trong việc thực thi chủ quyền lãnh thổ trên quần đảo TS. Ai lại quần đảo được cắm bia chủ quyền từ trước thời bảo hộ, qua thời bảo hộ tới Quốc gia Việt Nam, tới luôn đệ nhất rồi đệ nhị CH cũng chỉ xuân thu nhị kì ghé qua đôi lần để nhặt phân chim. Một cái nhà có chủ cũng như không mới bị thằng hàng xóm nhảy dù vào chiếm. Đó là cái tội thứ nhất. Muốn lấy lại nhà mà phải dùng tới mĩ nhân kế bỉ ổi. Đó là cái tội thứ hai.
  4. apusy84

    apusy84 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/08/2004
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    4
    em nghĩ cũng tội cho anh VNCH, vừa bị mấy anh miền Bắc đè đầu, rồi lại đến mấy tên đục nước béo cò Tàu, Đài, Phi lợi dụng tình hình đang căng ở Việt Nam chiếm đảo. Cứ nói là Mỹ viện trợ này nọ cho VNCH nhiều, nhưng miền Bắc hồi ấy cũng có Trung Quốc và Liên Xô viện trợ sát cạnh mình, thuận lợi đôi đường thế còn gì. Đến lúc không thể bảo vệ được đẩo thì lại bị chửi là không yêu nước. Đúng là bên chiến thắng khi nhìn lại thì nhìn cho khách quan.
  5. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    Thế miền Bắc có nhận nhiều như VNCH không:
    + Hải Quân - tàu HQ nhiều thứ 5 thê giới
    + KQ - hơn 1000 máy bay - thứ 4 tg
    + Lục quân hơn 1 triệu

    Hỗ trợ của Mẽo + sự tham chiến của Phil + Thái + Hàn + Canada + NewZealand + Úc thì sao?[-X
  6. saruman

    saruman Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    1.684
    Đã được thích:
    140

    Hế hế, khi Đài, Phi lấy Ba Bình, Vành khăn... Có mống nào bảo vệ mấy đảo đó đâu (lúc này anh Diệm đang mải diệt +), "ko thèm giữ" nó khác "ko giữ được" cô em ạ.

    Nói chung cô em nên đọc thêm sử và dùng thêm 2 con cá voi rồi hẵng ưỡn ngực "khách quan"
  7. apusy84

    apusy84 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/08/2004
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    4

    ưỡn ngực là thế nào anh:((
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    thế anh Sa râu mân cũng cùng bè lũ với lão Home à
  8. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Cái thằng đi bám đuôi ngoại bang xâm lược nước khác thì chẳng có tí quái tư cách nào mà đứng ra rao giảng cho cái nước đã từng bị nó gây kha khá nợ máu. Vậy mà vài người lại cứ thích mang nó đặt lên bàn thờ và bắt người khác thờ nó theo mình.

    Đấy, chỉ đáng bàn mỗi chỗ đấy thôi ạ.
  9. ALPHA3

    ALPHA3 Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    26.328
    Đã được thích:
    4.538
    Đã xóa bài vậy mà vẫn còn thích lạc đề nữa. 12h nữa sẽ có một cơ số nick bị "bỏ bót".
  10. nguoibaove

    nguoibaove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2002
    Bài viết:
    2.948
    Đã được thích:
    0
    ;));));));));));)) Lời cảnh báo cuối cùng[-X[-X[-X[-X ;));));))
    đang đọc bài hay các bác viết và tranh luận xuất sắc bị Mod khóa nick và xóa roài do lạc chủ đề mất rồi chẳng còn gì để đọc.Các bác cho tý HQVN lên tranh luận,Đừng như kiều cô gì 84 nhà mấy người HS bố thì TB ;));));));));))
    Đọc ở đây bao năm hum nay đang đọc đến trang 144 thì topic lại bị lag .


    [​IMG]
    Các bác cho em thử xem topic có bị lag không nhé .Nói đến HQ thì xem đào tạo thế nào tý ạ (Em chỉ biết đọc nhưng ko biết vieets0 Copy paste ở trang khác sang đây ạ

    Lịch sử​
    Ngày 26 tháng 4 năm 1955 theo quyết định số 1125/QF/TTL của Bộ Quốc phòng Việt Nam, Trường Huấn luyện Bờ biển được thành lập (mật danh là C45) với nhiệm vụ:
    • Huấn luyện, đào tạo cán bộ thủy binh cho các thủy đội và đài quan sát
    • Cùng Bộ nghiên cứu kế hoạch huấn luyện và hoạt động của hải quân
    Theo kế hoạch của Bộ Tổng tư lệnh và Cục Phòng thủ Bờ biển (Bộ Tư lệnh Hải quân hiện nay), trường đã tiếp quản trại lính Thủy quân lục chiến Pháp nằm trên ngã ba bờ sông Tam Bạcsông Cấm, cách cầu Hạ Lý 300 m. Ngày 6 tháng 6 năm 1955, khóa học đầu tiên đã được khai giảng. Học viên là cán bộ, chiến sĩ bộ binh, công binh,... của các sư đoàn 330, 308 và một số đơn vị khác đã tham gia tại nhiều chiến trường; văn hóa không đồng đều mà chủ yếu là lớp 2, lớp 3.
    Ngày 24 tháng 8 năm 1955, Bộ Quốc phòng đã quyết định giao cho nhà trường tổ chức lễ thành lập 2 thủy đội Sông Lô và Bạch Đằng.
    • Thuỷ đội Sông Lô: Có 9 thuyền gỗ gắn máy do Dương Quang Đàm làm đội trưởng.
    • Thủy đội Bạch Đằng: Có 5 thuyền gỗ gắn máy do Chu Minh làm đội trưởng.
    Ngày 24 tháng 1 năm 1959, Trường được đổi tên thành "Trường Huấn luyện Hải quân". Khu doanh trại mới dời về ngã sáu Hải Phòng (khu E) và được xây dựng thêm để đáp ứng việc tăng số lượng học viên của trường.
    Tháng 1 năm 1961, trường được đổi tên thành "Trường Hải quân Việt Nam".
    Tháng 4 năm 1966, Bộ Tư lệnh Hải quân quyết định chuyển trường ra Tiên Yên để vừa thực hiện nhiệm vụ đào tạo, vừa tăng cường lực lượng vũ trang ở vùng Đông Bắc.
    Ngày 20 tháng 1 năm 1968, Hiệu trưởng - Trung tá Hoàng Hữu Thái đã ký quyết định thành lập đại đội đặc công nước C 13.
    Tháng 7 năm 1969 trường đã di chuyển ra đảo Vạn Hoa, tiếp nhận toàn bộ cơ sở của Trung đoàn 170.
    Theo quyết định của Quân chủng, nhà trường trở về Quảng Yên làm nhiệm vụ đào tạo sĩ quan "không phải đảm nhiệm huấn luyện hạ sĩ quan và nhân viên kỹ thuật nữa", Tiểu đoàn 8 và Tiểu đoàn 9 của trường vẫn ở lại Vạn Hoa thành lập Trung đoàn 170 để làm nhiệm vụ huấn luyện hạ sĩ quan và nhân viên kỹ thuật. Trong 5 ngày từ ngày 10 đến 15 tháng 5 năm 1973, trường đã hoàn thành việc chuyển quân từ Vạn Hoa đến Quảng Yên, chuẩn bị cho thực hiện nhiệm vụ huấn luyện.
    Chấp hành chỉ thị của Bộ Quốc phòng, ngày 10 tháng 9 năm 1975 **** ủy Quân chủng Hải quân ra nghị quyết số 986/ĐU và ngày 15 tháng 9 năm 1975, Tư lệnh Hải quân ra chỉ thị số 1005/TL quyết định chia Trường Sĩ quan Hải quân thành 2 trường: Trường Sĩ quan Hải quân I và Trường sĩ quan Hải quân 2.
    Trường Sĩ quan Hải quân I đóng quân tại thị trấn Quảng Yên huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh.
    Trường Sĩ quan Hải quân II tiếp quản Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nha Trang của Việt Nam Cộng hòa tại Nha Trang tỉnh Khánh Hòa.
    Thực hiện nghị quyết số 228/QUTW ngày 20 tháng 6 năm 1978 của Quân ủy Trung ương về công tác nhà trường trong tình hình mới, ngày 28 tháng 7 năm 1979, Tư lệnh Hải quân đã ký quyết định sáp nhập 2 trường Sĩ quan Hải quân I và II thành Trường Sĩ quan Hải quân Việt Nam.
    Ngày 23 tháng 10 năm 1980, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã ký quyết định số 610/QĐQP về xác định tên gọi và chức năng hệ thống nhà trường trong quân đội. Theo quyết định đó, Trường Sĩ quan Hải quân Việt Nam đổi tên thành Trường Sĩ quan Chỉ huy-Kỹ thuật Hải quân. Trường có nhiệm vụ đào tạo sĩ quan hải quân theo 7 loại hình đào tạo:
    • sĩ quan hoa tiêu
    • sĩ quan pháo-tên lửa
    • sĩ quan mìn-ngư lôi
    • sĩ quan cơ điện
    • sĩ quan thông tin và thiết bị kỹ thuật vô tuyến,
    • sĩ quan chính trị hải quân,
    • cán bộ chỉ huy tàu sông (cho Thủy quân Lào).
    Quyết định cũng xác định rõ: sĩ quan tốt nghiệp Trường Sĩ quan Chỉ huy-Kỹ thuật Hải quân thuộc sĩ quan chỉ huy trong quân đội, riêng loại hình sĩ quan cơ điện thuộc sĩ quan kỹ thuật.
    Ngày 3 tháng 4 năm 1993 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định số 125/QĐ-QP nâng cấp Trường Sĩ quan Chỉ huy-Kỹ thuật Hải quân thành Học viện Hải Quân.
    Ngày 20 tháng 12 năm 1995, Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo bậc đại học cho Học viện Hải quân
    Ngày 01/03/1999, Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ cho Học viện Hải quân ngành chỉ huy quản lý hải quân.


    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Danh hiệu

    • Học viện đã được Nhà nước tặng thưởng:
      • Danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang thời kì chống Mỹ.
      • 1 Huân chương quân công hạng nhất.
    và nhiều giải thưởng, huân, huy chương cao quý khác.

    Tham gia chiến đấu


    Trường Sa 1988

    Bài chi tiết: Hải chiến Trường Sa 1988
    Giữa năm 1987, tình hình quần đảo Trường Sa ngày càng căng thẳng. Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc tăng cường thăm dò, xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam mặc dù chính phủ Việt Nam đã nhiều lần tuyên bố Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam. Trước tình hình đó, nhà trường đã kịp thời giáo dục nhiệm vụ bảo vệ Trường Sa với tinh thần sẵn sàng đi làm nhiệm vụ khi có lệnh.
    Đầu năm 1988, nhà trường được lệnh chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. Ngày mùng 3 Tết Mậu Thìn, 4 sĩ quan Phạm Hồng Thuận. Nguyễn Lương Trí, Phạm Phúc LộcHồ Ngọc Lĩnh được điều về tăng cường cho Sở Chỉ huy Chiến dịch CQ-88 tại Cam Ranh. Ngày mùng 5 Tết Mậu Thìn tàu HQ-652 của nhà trường lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ đảo. Ngày 25 tháng 2 năm 1988, hai bác sĩ Trần Quang VinhNguyễn Ngọc Thạch được điều về tăng cường cho Lữ đoàn 146. Ngày 3 tháng 3 năm 1988, Tư lệnh Hải quân ra quyết định số 12/QĐ điều 800 cán bộ, học viên chiến sĩ của nhà trường sẵn sàng đi làm nhiệm vụ chiến đấu.
    Nhà trường được giao thêm nhiệm vụ chính trị là chuyển tải hàng ra đảo xây dựng trận địa và tăng cường lực lượng sẵn sàng chiến đấu. Các sĩ quan Hồ Sĩ Đác, Nguyễn Văn Trí, Trần Quang Khuê được điều về tăng cường cho đơn vị chiến đấu. Tàu HQ-653 được lệnh đi làm nhiệm vụ bảo vệ đảo.
    Một số cán bộ chủ trì như Hiệu trưởng Trần Doãn Oánh, phó chủ nhiệm chính trị Lê Thiết Thực, trưởng khoa hàng hải Lê Đình Tường đã xuống tàu đi những chuyến đầu tiên để rút kinh nghiệm chỉ đạo.
    Ngày 21 tháng 3 năm 1988, đội chuyển tải tàu Thuận An 02 do Đại úy Dương Kim Tịnh là đội trưởng, Đại úy Lê Văn Định làm đội phó cùng học viên hai lớp H 31 và KH 5 chở hàng đi đảo Tiên Nữ đã xuất phát mở màn cho chiến dịch CQ-88. "Tất cả cho Trường Sa, tất cả vì Trường Sa" đã trở thành khẩu hiệu hành động của mọi cán bộ, học viên. Nội dung, chỉ tiêu thi đua "giải phóng hàng nhanh, quay vòng tăng chuyến", "người chờ tàu, không để tàu chờ người" đã tạo nên không khí thi đua giữa người đi chuyển tải và người phục vụ, năng xuất chuyển tải ngày càng cao, có chuyến đạt 3,5 tấn/người/ngày. Nhiều cán bộ, học viên đã xung phong tham gia 3 đến 4 chuyến chuyển hàng ra đảo. Đến tháng 8 năm 1988 đã có 1157 lượt cán bộ, giáo viên, học viên, chiến sĩ tham gia 31 đội chuyển tải. Năm 1988 nhà trường đã chuyển được 23.087 tấn vật tư hàng hóa từ tàu lên 7 đảo an toàn. Cán bộ, giáo viên Khoa Hàng Hải (đ/c Trần Ngọc Thuynh, Hoàng Quan phú...), Khoa Chiến Thuật (đ/c Nguyễn Xuân Thủy, Vũ Ngọc Dương)đã tham gia làm hoa tiêu cho tàu của các địa phương chở hàng đi Trường Sa an toàn. Trong trận chiến đấu vào rạng sáng 14 tháng 3 năm 1988, tại đảo Gạc Ma, 2 học viên thực tập lớp KH4 của trường là Kiều Hồng LậpNguyễn Bá Cường đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ trên tàu HQ - 604.
    Tháng 2 năm 1989, mạn Nam quân cảng Nha Trang đã được sửa chữa xong và đưa vào sử dụng bốc xếp hàng ra đảo trong chiến dịch CQ-89.

    Bảo vệ chủ quyền biên giới Tây Nam

    Tháng 1 năm 1979, xảy ra sự kiện biên giới Tây-Nam, nhà trường cử 176 học viên khóa 20 đến Lữ đoàn 171 vừa thực tập vừa tham gia chiến đấu. Học viên khóa 20 trong đội hình lữ đoàn 171 đã chiến đấu và hoàn thành nhiệm vụ; các người đã mất trong trận này là: Nguyễn Duy Tiến, Trần Anh Linh, Nguyễn Tiến Sâm, Nguyễn Huy Hoàng,...

Chia sẻ trang này