1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hải Quân Nhân Dân Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaputin, 23/03/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangvista93

    hoangvista93 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/12/2011
    Bài viết:
    380
    Đã được thích:
    33
    :-ss:-ss Ý bác là anh Tiệp à :-O:-O=))=))=))=))=))
  2. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    đã bảo nghỉ bàn rồi mà, lần cuối Hùng khẳng định cô ấy là eva. Chấm dứt nhé! Đừng quote và hỏi Hùng nhé![r23)]
  3. nguoiquansat

    nguoiquansat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    1.542
    Đã được thích:
    352
    Sẵn đậu phộng đề rồi thì đỗ tương luôn...
    Hề hề... Có khả năng eva là gái lắm...
    Năm ngoái vô Đà Nẵng chơi, lơ mơ biết là eva là dân ở đây, mình có pm trên ttvnol cho eva để gặp mặt giao lưu... Ngỡ đơn giản vì bên QK thủ đô chuyện đó thì khỏi nói, ới một cái là ra quán nhậu ngay, mà lần nào cũng có gương mặt mới... Hào hứng đợi trả lời thì :
    Mình: "Mợ ơi hình như mợ ở Đà Nẵng đúng không ạ?
    Tình hình là mai em cũng vào đó chơi mấy ngày... Nếu mợ không phiền thì mem thủ đô gặp mem Đà Nẵng nhé...
    Nếu mợ OK thì để lại số điện thoại cho em với"
    Thím: "Chắc hẹn bác lúc khác vậy, đợt này em không rảnh lắm, với cả em và bác cũng chưa quen biết gì nhiều. "
    Thế là chưng hửng. Lúc đó nghĩ hơi cú vì nghĩ chắc tay này là dân quan trọng (mà mình thấy mình cũng làm ở chỗ quan trọng đấy chứ :) ) có nhiều thông tin mật nên không muốn giao tiếp nhiều. Vì thế đợt rồi cách 1 tháng mình vào ĐN cũng chả hẹn hò gì với ai cả.
    Giờ thấy các bác nghi thế, em cũng dám lắm....
  4. ALFA-6

    ALFA-6 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2011
    Bài viết:
    171
    Đã được thích:
    2
    Chính sách biển và Hải quân Việt Nam

    Làm phát cho đỡ lạc đề đê[:P]

    Chuyên gia Nga đánh giá sức mạnh hải quân Việt Nam hiện nay.



    [​IMG]
    Đông Nam Á là một trong những khu vực phát triển năng động nhất trong những năm gần đây. Có thể tự tin nói đến sự xuất hiện một trung tâm địa-chính trị mới của thế giới. Điều đó được quy định bởi sự tập trung tại khu vực này các tuyến giao thương hàng hải chủ chốt, các nguồn tài nguyên, dân số 600 triệu người và tiềm năng xung đột cao.

    Tiềm năng xung đột được quy định một mặt bởi sự hiện diện của một số lượng đáng kể các mối đe dọa phi nhà nước (khủng bố quốc tế, cướp biển, buôn bán ma túy) và nội bộ quốc gia (bất ổn chính trị, các xung đột sắc tộc, tôn giáo chưa được giải quyết), mặt khác bởi sự đối kháng giữa các quốc gia, kể cả giữa một số quốc gia trong khu vực, lẫn các cường quốc ngoài khu vực.

    Yếu tố chủ chốt của nền chính trị khu vực ở Đông Nam Á là sự gia tăng mạnh vai trò của đại dương thế giới. Eo biển Malacca và Biển Đông ở mức độ đáng kể bảo đảm cho sự tăng trưởng kinh tế trong khu vực, nhưng chúng cũng tạo ra phần lớn các nguy cơ đối với an ninh quốc gia và quốc tế. Chính các tuyến đường biển quy định vai trò lớn mà các cường quốc ngoài khu vực là Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ đang có ở đây. Không có gì ngạc nhiên khi các quốc gia trong khu vực đều “đã quay ra hướng biển” và dành sự chú ý ngày càng lớn cho chính sách biển.

    Một trong các quốc gia then chốt ở khu vực lấy chính sách biển làm chỗ dựa là Việt Nam. Để phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh quốc gia của một nước 90 triệu dân, việc phát triển tiềm năng biển nói chung và hải quân nói riêng sẽ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong tương lai gần. Hơn nữa, sự phát triển sức mạnh hải quân của Việt Nam đã trở thành yếu tố quan trọng trong “ván cờ lớn” của ba gã khổng lồ Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ.


    [​IMG]

    Chính sách biển

    Về truyền thống, Việt Nam xưa nay vốn dĩ vẫn là quốc gia hải quân yếu và sự yếu kém này đã không chỉ một lần ảnh hưởng tai hại đối với an ninh quốc gia của Việt Nam. Thời chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, ưu thế trên biển hiển nhiên đã cho phép Mỹ tự do tiến hành chuyển quân và tấn công bờ biển miền Bắc Việt Nam. Năm 1974, sau một cuộc va chạm nhỏ giữa các tàu chiến của Việt Nam cộng hòa và Trung Quốc, Trung Quốc đã thiết lập quyền kiểm soát đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

    Trong cuộc chiến tranh Trung-Việt năm 1979, Việt Nam đã thể hiện được sức mạnh của lực lượng vũ trang của mình ở trên bộ và sự yếu kém trên biển, điều đó đã được bù đắp bởi sự hiện diện của một binh đoàn tàu chiến lớn của Liên Xô. Các chiến hạm Liên Xô đã bảo đảm nhiệm vụ bảo vệ bờ biển Việt Nam, giao thông vận tải của Việt Nam, cũng như kiềm chế hạm đội Trung Quốc. Các tàu Liên Xô cũng đã đóng vai trò lớn trong việc ngăn chặn Mỹ can thiệp vào cuộc chiến khi Mỹ duy trì sự hiện diện của cụm tàu sân bay do tàu sân bay Constellation dẫn đầu ở gần bờ biển Việt Nam trong 3 tháng.

    Một trong những kết quả của cuộc chiến Trung-Việt là việc Hà Nội và Moskva ký kết hiệp định thành lập trạm bảo đảm vật chất-kỹ thuật của Hải quân Liên Xô ở Cam Ranh, căn cứ hải quân lớn nhất của Liên Xô ở nước ngoài. Tuy nhiên, năm 1988, hạm đội Liên Xô đã không thể trợ giúp Việt Nam trong cuộc va chạm mới giữa các tàu chiến Việt Nam và Trung Quốc ở bãi đá Gạc Ma, trong đó Việt Nam lại thất bại và Trung Quốc kiểm soát được một bộ phận các đảo của quần đảo Trường Sa.

    Sau khi Liên Xô sụp đổ, Việt Nam đã có cách nhìn khác về sự cần thiết phát triển chính sách biển. Tấm gương điển hình đối với Việt Nam là trường hợp Singapore, quốc gia đã từ một mảnh đất nhỏ ở cực nam eo biển Malacca trở thành một trong những nước dẫn đầu thế giới về GDP trên đầu người nhờ phát triển hạ tầng cảng biển và thương mại đường biển.

    Khác với Singapore, Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia, Việt Nam có hạ tầng cảng biển cực kỳ yếu. Ba hải cảng lớn nhất của Việt Nam là Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng thua xe Hongkong, Tanjung Pelepas và Port Klang của Malaysia, Laem Chabang của Thái Lan về doanh thu và chất lượng dịch vụ. Sự tụt hậu này có tác động tiêu cực tới khả năng cạnh tranh của kinh tế Việt Nam và cản trở việc phát triển khai thác dầu mỏ và các tài nguyên khác.

    Năm 1999, Chính phủ Việt Nam đã công bố chương trình 10 năm phát triển hạ tầng cảng biển và nó đã chỉ được thực hiện một phần. Mặc dù vậy, Việt Nam đã tìm được một đồng minh chiến lược là đối tác lâu đời Ấn Độ, quốc gia từ thập niên 1990 đang phát triển học thuyết “Hướng đông” và đang muốn bám trụ ở Đông Nam Á. Mùa thu năm 2011, tập đoàn dầu khí Videsh của Ấn Độ và PetroVietnam của Việt Nam đã ký hợp đồng đối tác 3 năm trong lĩnh vực thăm dò, khai thác các mỏ dầu khí ở Biển Đông.

    Việc củng cố quan hệ giữa Hà Nội và New Delhi đã làm cho quan hệ Việt-Trung căng thẳng hơn nữa. Tờ báo China Energy News của Trung Quốc đã đăng bài kêu gọi Ấn Độ và Việt Nam hủy hợp đồng dầu khí này và đe dọa không cho thực hiện hợp đồng,

    Mặc dù cả hai nước đều có chung ý thức hệ cộng sản, Trung Quốc vẫn là mối đe dọa chủ yếu đối với an ninh quốc gia của Việt Nam. Sau hơn 30 năm đối đầu, sự căng thẳng trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội ở Biển Đông đang gia tăng. Các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với phần lớn Biển Đông, các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa khiến cho Việt Nam ngày càng bất bình.

    Ấn Độ cảm thấy ngày càng tự tin ở Đông Nam Á và vì Việt Nam họ sẵn sàng chấp nhận sự gia tăng căng thẳng nhất định trong quan hệ với Trung Quốc.

    Một đối tác khác của Việt Nam trong cuộc đối đầu với các tham vọng của Trung Quốc trong khu vực là Mỹ. Sau khi Liên Xô tan vỡ, Hà Nội và Washington đã chủ trương vượt qua sự thù địch tồn do chiến tranh để lại. Năm 2000, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã thăm Việt Nam lần đầu tiên sau chiến tranh. Năm 2010 và 2011, Mỹ và Việt Nam đã tiến hành đợt huấn luyện hải quân chung mà lập tức bị giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc gọi là “không phù hợp”.

    Nguon : http://www.vietnamdefence.com/Home/phantich/Chinh-sach-bien-va-Hai-quan-Viet-Nam/20124/51556.vnd
  5. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    bác nói đúng, Hùng đọc rất nhiều bài viết của eva, từ đó biết được ngôn ngữ tính cách của cô ấy. Không thể lào là boy được[:D]
  6. truongsa_hoangsa

    truongsa_hoangsa Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/12/2011
    Bài viết:
    858
    Đã được thích:
    4
    trời ! mấy trang rồi mà vẫn còn topic mợ (chú)evan nữa sao ;))??? mợ(chú) nó đâu vào giải quyết dứt điểm đi:!!
  7. bailamos_1986

    bailamos_1986 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2006
    Bài viết:
    2.858
    Đã được thích:
    7
    Bác nguoiquansat đã đỗ tương thì em xin đậu đen luôn. Trong số các bác nếu ai đã từng xem Harry Potter chắc sẽ biết nhân vật nữ trong avatar của evan, đó là Luna Lovegood, vốn có tính cách rất nhiệt tình nhưng lại điềm tĩnh và có gì đó hơi lạnh lùng. Túm lại là giống hệt phong cách của evan nên em vote cho evan là nữ :-bd [r2)]
  8. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    Bác đã đậu đen thì em cũng xin vừng luôn. Có lần eva pm cho A# nội dung là "a trả lời tin nhắn e đi", rồi lúc cãi nhau với bác Triumf nũa.
    Quá rõ ràng là eva là nữ rồi, còn phải bàn cãi gì nữa và chắc chắn là người trong hình luôn. Nhưng quan trọng là khi biết điều ấy thì dư lào?
    Hehehe, chỉ là nhìn trăng nơi mặt nước thôi.
    >:)
  9. xuanhuy1511

    xuanhuy1511 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2007
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    14
    có cần tôi post hình ông "Đực rựa" evan lên ko để các đồng chí thôi mộng tưởng ^:)^^:)^^:)^
  10. bintao

    bintao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2011
    Bài viết:
    365
    Đã được thích:
    101
    hehe.Hóa ra mợ evan là con gái à.Em cũng ở Đà Nẵng nè.Mình giao lưu chị nhé

Chia sẻ trang này