1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hải Quân Nhân Dân Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaputin, 23/03/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. withmefile3

    withmefile3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/04/2011
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    66
    Ăn đứt cả Type 051/051B và 052/052B Trung Quốc cơ mà!
  2. hoameo0804

    hoameo0804 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2014
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    1
    Dạ, chỉ là hơi tò mò thôi ạ.
  3. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Nga tái sản xuất tàu đổ bộ đệm khí Việt Nam quan tâm
    Ly Vy - theo Trí Thức Trẻ |

    [​IMG]
    Tàu đổ bộ đệm khí Murena-E trong biên chế Hải quân Hàn Quốc
    Nga sẽ tái khởi động việc chế tạo các tàu đổ bộ đệm khí Murena vào năm 2016 và đây sẽ là cơ hội cho một số quốc gia quan tâm đến loại tàu này.

    Nhà máy đóng tàu Khabarovsk thuộc Tập đoàn đóng tàu Thống nhất của Nga sẽ tái khởi động việc chế tạo các tàu đổ bộ đệm khí lớp Murena thuộc đề án 12061 vào năm 2016. Thông báo trên được đưa ra bởi chủ tịch hội đồng quốc phòng và an ninh Liên bang Nga, ông Viktor Ozerov tại một buổi họp báo tại Khabarovsk.
    Theo đó, việc tái khởi động chế tạo tàu đổ bộ đệm khí Murena nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm các tàu đổ bộ loại này của quân đội Nga trong chương trình mua sắm nhà nước. Bên cạnh đó, phía Nga cũng đang đàm phán với Hàn Quốc về việc tiếp tục cung cấp các tàu đổ bộ đệm khí Murena-E (phiên bản xuất khẩu của tàu Murena). Trước đó, năm 2002, Hàn Quốc (khách hàng đầu tiên của Murena-E) đã ký kết với công ty xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga hợp đồng trị giá 100 triệu USD để tiếp nhận 3 chiếc tàu Murena-E theo chương trình trả nợ của Chính phủ Nga cho Hàn Quốc. Khoản cho vay này nằm trong chương trình hợp tác kinh tế giữa 2 nước.
    Trong năm 2010, Nga kí hợp đồng bán tàu đổ bộ đệm không khí Murena-E cho Kuwait. Còn có thông tin Nga đã chào bán tàu Murena-E cho Trung Quốc.
    Ngoài những nước trên, trong một bài viết đăng tải ngày 27/6/2011, tờ vpk-news của Nga cũng đã đề cập tới việc một số quốc gia khác rất quan tâm tới tàu đệm khí Moray-E của Nga như Venezuela, Brazil, Trung Đông, Các tiểu vương quốc Ả Rập, Algeria, Việt Nam và Malaysia.
    Tàu đổ bộ dự án 12061 được phát triển trên cơ sở dự án 1206. Nguyên mẫu đầu tiên được thử nghiệm vào năm 1982.
    Tàu đổ bộ đệm khí Murena-E có chiều dài 31,3m, rộng 14,8m, lượng giãn nước 150 tấn. Tàu được trang bị 2 động cơ MT-70M (với công suất của mỗi động cơ lên đến 10.000 mã lực) giúp tàu đạt được tốc độ tối đa ở điều kiện biển lặng sóng là 55 hải lý/giờ, tầm hoạt động 360km (với tốc độ 50 hải lý/giờ) ngoài ra tàu có khả năng vượt dốc có độ dốc 6 độ và tường cao 0,8m.
    Vũ khí trang bị trên tàu 2 pháo AK-306 và 8 tên lửa phòng không Igla. Về khả năng chuyên chở, tàu đổ bộ đệm khí Murena-E có thể chở được 130 lính với đầy đủ trang bị hoặc 2 xe chiến đấu bộ binh có trong biên chế của Việt Nam như BMP1, BMP2 hoặc 2 xe thiết giáp chở quân BTR-60 (đang được trang bị trong các lữ đoàn Hải quân đánh bộ Việt Nam) hoặc 2 xe tăng lội nước PT-76... Giá một chiếc tàu đổ bộ đệm khí Murena-E vào khoảng 35 triệu USD.
    Sự cơ động giúp Murena-E tiếp cận nhanh mục tiêu và phù hợp cho việc duy trì, kiểm soát cũng như bảo vệ khu vực ven biển. Murena-E thích hợp với các quốc gia sở hữu ít tàu hải quân hoặc ngân sách quốc phòng không lớn.

    [​IMG]
    Mô hình tàu đổ bộ đệm khí Murena-E.

    Việc tái khởi động chế tạo tàu đổ bộ đệm khí Murena có thể dẫn đến việc Nga đẩy mạnh xuất khẩu loại tàu này (do nếu chỉ đáp ứng đơn hàng trong nước thì không đem lại hiệu quả kinh tế). Với sự quan tâm sẵn có dành cho Murena-E, rất có thể trong tương lai Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ đặt mua các tàu đổ bộ đệm khí này.
    http://soha.vn/quan-su/nga-tai-san-xuat-tau-do-bo-dem-khi-viet-nam-quan-tam-20140407015545858.htm
    yetkieu thích bài này.
  4. cu-bo

    cu-bo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Bài viết:
    388
    Đã được thích:
    322
    Nga nâng cấp tàu tên lửa BPS-500 cho Việt Nam

    [​IMG]HQ-381 - chiếc tàu tên lửa BPS-500 duy nhất của Hải quân Việt Nam đang được sửa chữa và nâng cấp.

    Cục thiết kế phương Bắc (Nga) đang sửa chữa, đại tu và nâng cấp chiếc tàu tên lửa BPS-500 duy nhất cho Hải quân Việt Nam.

    BPS-500 - chiếc tàu tuần tra mang tên lửa diệt hạm đầu tiên do Việt Nam tự đóng trong nước với sự hỗ trợ của Nga, sau một thời gian dài phục vụ, bắt đầu được sửa chữa và khôi phục toàn diện để tiếp tục hoạt động thêm nhiều năm nữa.

    Theo hợp đồng với Công ty cổ phần Rosoboronexport, trong năm 2013, Cục thiết kế phương Bắc của Nga đã bắt đầu công việc tham gia hỗ trợ kỹ thuật trong sửa chữa tái tạo và nâng cấp chiếc tàu tuần tra tên lửa BPS-500 duy nhất cho Hải quân Việt Nam, thông tin này đã được xác nhận trong báo cáo tài chính năm 2013 của công ty.

    Như vậy, có thể khẳng định chiếc tàu tên lửa duy nhất BPS-500 thuộc dự án KBO 2000 được Việt Nam chế tạo từ cuối những năm 1990 đang được đại tu và nâng cấp để có thể khôi phục khả năng hoạt động và sức mạnh chiến đấu mới.

    [​IMG]
    Tàu HQ-381 phóng tên lửa diệt hạm Kh-35 Uran-E trong một cuộc diễn tập của Hải quân Việt Nam.
    Cần nhớ lại rằng, KBO 2000 là một dự án hợp tác đóng tàu quân sự giữa Nga và Việt Nam, trong đó đại diện phía Nga là Cục thiết kế phương Bắc (SPKB), trong dự án này, SPKB đã tham gia thiết kế ra đề án tàu hộ tống tên lửa BPS-500 theo yêu cầu của Hải quân Việt Nam.

    Chiếc tàu tên lửa BPS-500 đầu tiên sau đó được chế tạo tại một nhà máy đóng tàu ở thành phố Hồ Chí Minh (có thể là xưởng Ba Son) với sự hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp trang thiết bị, linh kiện phụ tùng từ Nga. Theo bài báo Jane’s đăng tháng 3/1999 thì khi đó BPS-500 đã hoàn thành, hạ thủy và đang trải qua thử nghiệm trên biển.

    Tuy nhiên, sau khi đóng xong chiếc tàu BPS-500 đầu tiên, Việt Nam đã dừng hẳn chương trình đóng tàu này, nguyên nhân được một số phương tiện truyền thông nước ngoài cho là thiết kế của BPS-500 đã lỗi thời, không đáp ứng được các yêu cầu mà Việt Nam đề ra hoặc không thể so sánh được với khả năng của lớp tàu tên lửa Project 1241.8 Molniya nên dự án đã bị hủy bỏ. Chiếc BPS-500 duy nhất được đóng và đang phục vụ trong thành phần Lữ đoàn 162 Hải quân mang số hiệu HQ-381.

    Tàu tên lửa cỡ nhỏ BPS-500 dài 62m, rộng 11m, lượng giãn nước toàn tải 520 tấn, thủy thủ đoàn 50 người. Tàu được trang bị động cơ diesel cho tốc độ 30 hải lý/h, dự trữ hành trình 30 ngày.

    Hệ thống điện tử trên tàu có radar đa năng Pozitiv ME trinh sát mục tiêu trên không và trên biển, có tầm trinh sát hơn 100km, có thể phát hiện mục tiêu bay có diện tích phản xạ sóng radar (RCS) 1m2 bay ở độ 1.000m từ cách 11km, phát hiện tên lửa diệt hạm có RCS 0,03m2 ở độ cao 15m cách xa 15km. Radar cũng có thể theo dõi 15 mục tiêu cùng lúc, bám 3-5 mục tiêu. Ngoài ra, tàu còn có các hệ thống radar điều khiển hỏa lực pháo và hỏa lực tên lửa cùng hệ thống thông tin liên lạc.

    Về mặt hỏa lực, BPS-500 trang bị pháo hải quân AK-176, 8 tên lửa hành trình chống tàu Uran-E (tầm bắn 130km), 2 ụ pháo phòng không cao tốc AK-630, tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp Igla và 2 đại liên 12,7mm.

    [​IMG]
    Biến thể hiện đại hóa tàu tên lửa BPS-500 do viện thiết kế Severnoe (Nga) giới thiệu gần đây.
    Cần lưu ý rằng, viện thiết kế Severnoe của Nga gần đây cũng vừa giới thiệu biến thể mới của tàu hộ tống BPS-500 với cấu hình vũ khí mạnh hơn so với tàu HQ-381 của Hải quân Việt Nam. Theo đó, biến thể tàu mới được trang bị pháo hạm A-190E cỡ nòng 100 mm thay vì pháo hạm AK-176 mm và được trang bị hệ thống chống ngầm phóng ngư lôi Paket-E (hệ thống ngư lôi mới và hiện đại nhất của hải quân Nga). Với các cải tiến này, biến thể tàu hộ tống BPS-500 mới sẽ có sức mạnh vượt trội hơn, đa năng hơn thay vì chỉ có chức năng chống tàu nổi.
    source
    yetkieu thích bài này.
  5. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Nga nó đóng tất cả ít nhất 12 chiếc đ/c Toom nhóe. Thằng Buyan-M cũng được đóng theo công nghệ Module nên sau này thích nâng cấp nhét thêm đồ chắc dễ hơn.

    QĐND Online - Tờ báo Nga Business Online đăng tải ngày 7-4, Bộ Quốc phòng Nga vừa ký hợp đồng với Xưởng đóng tàu mang tên Gorky tại Tatarstan đóng thêm 3 tàu tuần tra cao tốc mang tên lửa thuộc Đồ án 21631 (lớp Buyan-M). Sau khi tiếp nhận thêm 3 tàu trên, Hải quân Nga sẽ sở hữu tổng cộng 12 chiến hạm lớp này. Dự kiến, các tàu tuần tra lớp Buyan-M mới sẽ biên chế Hạm đội Biển Đen.

    [​IMG]

    [​IMG]
    Tàu tuần tra lớp Buyan-M.

    [​IMG]
    Trang bị của chiến hạm lớp Buyan-M.

    Cuối tháng 2-2014, Tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Viktor Chirkov tuyên bố, trong khuôn khổ Chương trình mua sắm vũ khí quốc gia, Hải quân Nga sẽ tiếp nhận thêm 9 chiến hạm lớp Buyan. Theo đó, năm 2014, Hải quân Nga sẽ nhận chiếc tàu lớp Buyan tiếp theo, mang tên "Velyki Ustyug " và trong năm 2015 là chiếc "Jelyoni Dol".

    Hiện tại, Hải quân Nga sở hữu 2 tàu lớp Buyan-M là "Svijazhsk Grad" và "Uglich", thuộc biên chế Hạm đội Biển Caspian.

    Tàu tuần tra thuộc Đồ án 21631 có lượng choán nước đạt 949 tấn; khả năng đạt tốc độ tối đa tới 25 hải lý/giờ và tầm hoạt đông khoảng 2.500km. Tuy có lượng choán nước nhỏ, nhưng tàu tuần tra lớp Buyan-M được vũ trang mạnh với hải pháo A-190 100mm, tổ hợp tên lửa diệt hạm Klub, tổ hợp pháo phòng thủ tầm ngắn AK-630M Duet 30mm. Ngoài ra, lớp tàu tuần tra này còn được trang bị các cụm hỏa lực hạng nhẹ như dùng súng máy 14,5mm và 12,7mm.

    Đặc biệt, tàu tuần tra lớp Buyan-M được trang bị công nghệ tàng hình; công nghệ đóng mô-đun kiểu mới để giảm thời gian đóng mới và nâng cấp.
    hoameo0804meo-u thích bài này.
  6. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.435
    Đã được thích:
    3.360
    Bác hiểu nhầm ý em rồi, ý em là muốn nói đến con nữa mùa này cơ:D Còn con trên thì em cực khoái rồi!

    [​IMG]
  7. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Thế mà dân Vịt lại chê em này chạy chậm. Chậm hơn Ghẻ có 4 hải lý/giờ thì có sao đâu nhể.
  8. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.881
    Đã được thích:
    17.404
    kon Buran này oánh tay bo với con gẻ nhà mềnh thì ... ai thắng các cụ nhẩy :D
  9. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    igla-l/e là loại nào thế bạn :( còn ảnh bệ phóng trên TT400TP nhé bạn :D
    [​IMG]
    vị trí khoanh tròn màu đỏ nhé :D
    hoameo0804iloveubaby thích bài này.
  10. lamali1

    lamali1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    7.391
    Đã được thích:
    13.434
    :D:D:D:D Ở TTVNOL này mãi mà còn cứ giả vờ, Tên lửa siêu âm thì cân cả con USS John S. McCain nhé :D:D:D
    halosun thích bài này.

Chia sẻ trang này