1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hai quan niệm về công phu!

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi tinhyeuxanh, 08/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tinhyeuxanh

    tinhyeuxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Hai quan niệm về công phu!

    Tôi đã được hai đàn anh tập Thiếu Lâm Hồng Gia nói quan điểm của họ về công phu như sau:

    Người thứ nhất nói: Điều khác biệt của tớ với những người khác là tớ chuyên luyện nhiều công phu. Ý hiểu công phu ở đây như chúng ta thường hiểu, tức là nhiều phương pháp luyện lực, luyện gân, luyện công phá. Và quả thật anh này theo trường phái ra đòn cương mãnh, mang tính áp đảo đối thủ.

    Người thứ hai phát biểu một quan điểm theo tôi là khá lạ: Công phu chẳng qua là những gì được tập đi tập lại, thành nhuần nhuyễn, tự nhiên. Ví dụ như một động tác nhất định, khi được thực hành thành phản xạ, thì đó chính là công phu. Nhiều người (như bác Vien_Anh) đã phát biểu Thiếu Lâm Hồng Gia tại Hà Nội hầu như không tập nội công, nhưng theo tôi biết khả năng chiến đấu của các thế hệ học trò cụ Sú là rất cao, và rất thực tế. Phải chăng là do các bác này đã luyện quá thành thạo, chuẩn xác các phân thế chiến đấu mà chưa cần đi sâu vào nội công? Những người theo quan điểm này thường có cách tiếp cận đối thủ nhẹ nhàng, lả lướt hơn đôi chút.

    Mời các bạn, các anh trao đổi.
  2. chicken_2006

    chicken_2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2006
    Bài viết:
    1.247
    Đã được thích:
    0

    Công phu thì em không dám bàn luận. Nhưng điều của người thứ 2 nói em thấy rất hay, em có mấy ông anh cũng như vậy.
  3. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Theo tui cả 2 quan điểm này đều đúng cả.
    - Quan điểm thứ nhất: Người này luyện nhiều môn Kungfu để tăng cường khả năng chiến đấu thực tế của bản thân, ví dụ như công phá, gân, lực,.... Nếu cùng 1 đòn đánh thì người tập Kungfu nhiều hơn sẽ có mức độ thành tựu cao hơn và gây cho đối thủ chấn thương trầm trọng hơn.
    Quan điểm này rất phù hợp với giới trí thức, lao động chân tay ít, sức khoẻ hạn chế, nếu không tập thêm các môn Kungfu bổ trợ thì khả năng võ thuật sẽ bị hạn chế rất nhiều.
    - Quan điểm thứ hai: Người lao động làm một công việc nào đó như : những người bốc vác ở bến xe bến tàu, thợ cưa xẻ gỗ, anh chàng quai búa ở lò rèn, người cầm chày gỗ chuyên giã giò ở các lò sản xuất giò chả, phu kéo xe thời trước, thợ rang xay cà fê chuyên rang xay bằng bễ lò cổ điển bằng tay quay, dân chài lưới trên sông biển, tiều phu đốn củi,...... tất cả những cái đó cũng được coi là Kungfu rồi, nhưng muốn phát huy những khả năng đó trong chiến đấu thì nhóm người đó sẽ phải trải qua tập quyền cước đối luyện để bản năng đó phát huy được hiệu quả....
    Nói chung quan điểm này phù hợp với nhóm người lao động chân tay nhiều, sức khoẻ có sẵn do lao động vất vả mà có.
  4. DanTien

    DanTien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Sao em thấy nó giống giống câu chuyện tranh đấu giữa hai phe "Kiếm tông" và "Khí tông" của phái Hoa Sơn thế nhỉ
  5. chicken_2006

    chicken_2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2006
    Bài viết:
    1.247
    Đã được thích:
    0
    nhờ mod xoá hộ
    Được chicken_2006 sửa chữa / chuyển vào 14:17 ngày 09/10/2006
  6. _VienAnh_

    _VienAnh_ Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    1.007
    Đã được thích:
    0
    Công phu hay còn gọi là công pháp bao gồm :
    _ Nghạnh công , Nhuyễn công , Khí công , Nội công , Ngoại công ..... Ví dụ như một nhà Yoga tài giỏi cho dù không biết một tý gì về võ thuật nhưng khi họ đánh một quyền thì có khi rất nhiều bậc võ sư cũng không thể nào chịu được . Hoặc như họ có những khả năng phi thường mà rất ít người hiện đang sống trên trái đất có thể làm được ... vậy đó có phải là công phu không ?
    Đúng !
    Đó chính là công phu .
    Vậy công phu là gì ?
    Công phu chính là những phương pháp được sàng lọc và tinh luyện để đạt đến một mức cao hơn mức mà những người bình thường có thể làm được .
    Ví dụ : Một diễn viên xiếc có thể tung hứng với hơn hai mươi quả bóng hoặc chùy , một diễn viên khác có thể nhào lộn trên dây mà không cần dây bảo hiểm và một diễn viễn khác nữa có khả năng phi dao trăm phát trăm trúng .
    Tôi đề cập đến những ví dụ trên với ý rằng :
    _ Không nhất thiết những kỹ năng chỉ trong võ thuật mới có và mới được gọi là công phu đâu các bạn ạ !
    Vậy nên khi bây giờ tôi quay trở lại vấn đề công phu _ công pháp trong võ thuật để chỉ ra rằng :
    _ Không phải chỉ vận dụng những phương pháp luyện công theo chiều hướng cương nghạnh ( luyện lực , luyện gân , luyện công phá ) thì mới được gọi là công phu của võ thuật đâu các bạn ạ !
    Có những vị đại sư cả đời chỉ chuyên luyện những hình thức nhu nhuyễn nhưng khả năng ứng dụng trong quyền pháp thực chiến rất cao , đâu dễ gì đánh bại được họ .
    Còn nữa là : Chuyên luyện về chiêu thức ứng dụng đến thuần thục thì đó cũng là một công phu rồi đó !
    Vậy theo kinh nghiệm của riêng bản thân tôi thì :
    _ Công phu - công pháp là : Nếu có sức thì luyện thêm tý nghạnh công - ngoại công , nếu ít sức và có sự kiên trì thì luyện nhuyễn công - nội công ... cũng có thể tập thêm khí công nếu đó là sở thích . Nhưng trong võ thuật thì dù gì cũng phải luyện đến tinh thông kỹ năng ứng dụng ( bộ pháp - thân pháp - thủ pháp - cước pháp - nhãn pháp - tâm pháp và chiêu thức ) , bởi vì dù có thành thạo nghạnh công - ngoại công ... nhuyễn công - nội công ... hay khí công đi chăng nữa mà không thành thạo kỹ năng ứng dụng thì coi như chỉ đạt được một phần nào đó của võ thuật thôi các bạn ạ !
    Nhẹ nhàng mà vẫn áp dụng tốt trong tự vệ thực chiến thì làm sao mà phải hùng hục nữa hả các bạn ?
  7. nguoitpnhatrang

    nguoitpnhatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2005
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Các bác bàn về hàm nghĩa công phu làm em nhớ lại tích "cao thủ bắn cung và ông lão bán dầu". Công phu rốt lại cũng chỉ là một khả năng nào đó của con người được phát huy đến cao độ nhờ thực hành nhiều, không có gì thần bí ghê gớm nhưng tuyệt nhiên không có chỗ cho kẻ lười biếng (như em đây).
  8. Kilua

    Kilua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2004
    Bài viết:
    2.387
    Đã được thích:
    0
    Bạn Tinhyeuxanh có nêu ra 2 luận điểm khác nhau về Công Phu. Nhưng theo Võ học Công Phu chia ra làm 4 loại NHUYỄN CÔNG,NGẠNH CÔNG,NỘI CÔNG và NGOẠI CÔNG
    Trong quá trình luyện tập võ thuật thì ngoài luyện quyền thuật và binh khí ra thì cần phải luyện nhuyễn công và ngạnh công.Quyền thuật và binh khí chỉ là những động tác ứng dụng trong khi công phu ngạnh công lại là cái gốc của quyền thuật và binh khí.Vì thế trong chiến đấu,mọi người ngoài việc tinh thông quyền giới ra còn phải có cả công phu.
    Công phu nói chung có thể được phân làm 4 loại,đó là nhuyễn công,ngạnh công,nội công và ngoại công.Nhuyễn công thường là âm thủ,ngạnh công coi là sát thủ,nội công chủ yếu là luyện khí,còn ngoại công lại chú trọng đến luyện lực.
    Luyện tập nhuyễn công tương đối khó khăn,sau khi luyện thành công ,nhìn bề ngoài thì không thấy gì là khác biệt nhưng bên trong thì vô cùng lợi hại.Kình lộ âm nhu đặc biệt kinh người,dĩ nhu thắng cương,vì thế được gọi là âm công nhu kình.Ví dụ:Chu Sa Chưởng,Nhuyễn huyền công
    Luyện tập ngạnh công tương đối dễ,sau khi luyện thành đánh sẽ như thương đao nhưng cần xúc lực vận khí.Ví ngạnh công thường là kình lộ dương cương cho nên nó được gọi là dương công kình công.Những người hay chiến đấu thường luyện ngạnh công,công phu cao hay nông là tùy thuộc vào mức độ luyện tập của mỗi người.ví dụ:Ngọc đới công,Ưng dực công.
    Ngoại công chuyên luyện về lực đánh của các đòn quyền cước,tăng mức độ tàn phá gây tổn thương.Ví dụ:Thiết tí công,Thiết tảo công(tảo địa cước),các môn võ Karatedo,teakondo,whusu,Pencak shilat đều chuyên luyện ngoại công.
    Nội công chuyên luyện về khí,đạo dẫn công cơ bản là thông qua hô hấp tụ nhiên.Luyện thành công nội công khi đến tầng cao nhất có thể phát khí trị bệnh,đả thương địch thủ.Ví dụ :Tẩm thấu kình,thông bối quyền.
    Sau khi luyện thành công phu thân thể khoẻ mạnh,đao thương không dễ gì gây thương tổn cho ta,bách bệnh cũng không phát ra,nắng mưa nóng lạnh cũng không thể xâm phạm,hơn nũa lại có quyền cước binh khí linh hoạt,vận dụng tựa như khó có thể mà không thắng.
    Vì thế công phu,quyền thuật binh khí 0 thể tách rời phải kết hợp với nhau,bởi lẽ vậy mà quyền gia có nói:"LUYỆN QUYỀN BẤT LUYỆN CÔNG,ĐÁO LÃO NHẤT TRƯỜNG KHÔNG.LUYỆN CONG MÀ KHÔNG LUYỆN QUYỀN THÌ CHIÊU PHÁP VÔ NHÂN TRUYỀN".
  9. anhquanjp

    anhquanjp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    1
    Xin ?ođạo? ít chữ của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp để phát triển thêm ý của bác TLVN
    ?oVề đại lược, trong võ lâm, thường chia ra hai môn phái chính là Bắc tông và Nam tông. Bắc tông tổ chức quy củ, có trường lớp, bài bản. Người của Bắc tông ở trong công sở, trong cung đình, nhiều người giữ chức vụ lớn. Thanh thế của Bắc tông lớn đến nỗi tự coi là môn phái chính thống.
    Ngược với Bắc tông, Nam tông tổ chức lỏng lẻo, gần như không có tổ chức, tự phát, hoà lẫn trong dân gian. Nam tông không nệ sách vở, thường ỷ vào trực giác, lấy sự đốn ngộ làm trọng. Trong khi đó, Bắc tông coi trọng phương pháp giáo dục dần dần, tiệm ngộ, có phần nào đề cao lý trí...
    Tuy có sự phân biệt môn phái, nhưng giữa Bắc tông và Nam tông vẫn có sự giao thoa, ảnh hưởng đôi khi rất khó phân biệt. Khi lâm sự, một khi cao thủ ra đòn, nhiều khi cũng không thể biết đâu là chiêu pháp của Bắc tông hay Nam tông nữa.?

    Lời bàn của anhquanjp: Đoạn văn trên có lẽ không sát lắm với chủ đề của bạn TYX,như đã viết ở trên,nó chỉ để phát triển thêm 2 quan điểm của bác TLVN.Quan điểm võ học từ ngàn năm nay ( có lẽ còn trước thời kì Võ Lâm Ngũ Bá nhiều) ,bất luận của môn phái nào, cuối cùng cũng chỉ tập trung đi theo 2 dòng chính mà thôi-khác với bác Thiệp-chúng tôi gọi là ?oTrí Tông? và ?oDũng Tông?.Trước hết về dòng ?Trí Tông?, có thể nói cao thủ dòng này nhiều vô số,trùng trùng như mây, đa số xuất thân đại học,chỉ có một phần trăm rất ít là tốt nghiệp cao đẳng hoặc trung cấp.Các cao thủ dòng ?oTrí Tông? tiếp cận và phát triển võ học bản môn theo hệ thống quy củ, có bài bản ,ngoài những công phu được chân truyền họ còn luyện thêm trên Internet và các kì thư võ học nên di sản họ để lại cho hậu thế là hệ thống quyền thuật khá phong phú và hoàn chỉnh bao gồm đủ nội,ngoại công phu, binh khí,y thuật thậm chí ở vài môn phái Chính thống còn để lại cả tử vi tướng số nữa.Tuy nhiên do phải phân tán khá nhiều thời gian và tâm lực vào việc chính trị,khoa học,kinh doanh nên số lượng cao thủ đạt được thành tựu lớn trong võ học không nhiều,ngoài ra tính thực chiến của dòng này không cao do quá câu nệ vào sách vở và khuôn phép-mà trong chiến đấu thì-như Võ sư Ngô Xuân Bính đã từng nói ?" không có một luật lệ nào hết.Tiếp theo là dòng ?o Dũng Tông?, các cao thủ dòng này như trên đã viết thường không lệ thuộc sách vở , ỷ vào trực giác,lấy mồ hôi nhuộm màu đai,lấy tháng năm xây đẳng cấp, đặc điểm dễ nhận thấy ở các cao thủ dòng này là họ dành phần lớn thời gian và tâm lực vào việc luyện công ,không bị phân tán vào giá xăng lên hay nhà đất đóng băng nên tỉ lệ cao thủ thành danh trong dòng này chiếm áp đảo.Theo quan điểm
    Jut In Time của Toyota ?o Chỉ luyện những gì cần cho chiến đấu và chỉ chiến đấu những gì đã luyện? nên mặc dù hệ thống quyền pháp dòng này không nhiều nhưng tính thực chiến cực cao.Nhược điểm của dòng này là các môn sinh mới nhập môn thường khó vượt qua Level 1 do nhàm chán hoặc lăn tăn về hệ thống quyền thuật bản môn .Thêm một nhược điểm mà nữa là các Võ sư dòng này rất hay uống rượu.
    Mấy câu tán nhăng cuội nhân lúc rỗi rãi ,theo tôi tuỳ theo từng người ,đi theo dòng nào cũng tốt.
  10. fitieu

    fitieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2006
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Hì hì , ông bạn này chắc thuộc dạng ghiền games ...nhưng câu cuối cùng lại chí lí.
    Công phu la công phu ...thế mà bàn luận chi cho rắc rối. Cái việc gì cũng có công phu cả, kể cả đánh máy nhanh 150 từ phút là một dạng bí tắc công phu tại văn phòng ...mấy ai làm được.
    Võ thuật là dạng hoạt động đặc biệt nên việc đạt được công phu trong võ thuật cũng được thêu dệt & thần thánh hoá hơi bị nhiều.
    Hãy trả nó về cái nó vốn là, và vốn có.

Chia sẻ trang này