1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hai truyện ngắn hay: "Cún khóc" và "Gà ô tử mỵ"

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi BeeWitch, 02/03/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BeeWitch

    BeeWitch Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2007
    Bài viết:
    2.199
    Đã được thích:
    0
    Hai truyện ngắn hay: "Cún khóc" và "Gà ô tử mỵ"

    Hai truyện (chưa lên mạng) trong tuyển tập Rồng Đá

    Cún khóc
    Truyện ngắn
    Lê Mai

    Bạn tôi kể:

    Bỗng? một hôm, nhà anh xuất hiện rất nhiều chuột. Chuột đủ loại: Chuột Cống ?" Chuột Đồng ?" Chuột Chù ?" Chuột Nhắt? Chúng quá thể lắm, chẳng coi ai ra gì. Chúng chạy nhảy tùy tiện, tớn tở nô đùa, rúc rích tán tỉnh? Chúng mở vung nồi cơm, chúng hất nắp thùng gạo, chúng xô đổ chai lọ, chúng gặm nát giấy tờ? Nhiều con còn tò mò, vô giáo dục ngó nghiêng tận giường ngủ vợ chồng anh. Tớn lên, chúng còn cắn cả ngón chân, ngón tay đau buốt.

    Không chịu được, vợ anh ra chợ mua ngay những tấm keo dính chuột. Người bán hàng dặn: lối nào chuột hay đi thì đặt tấm keo dính vào đấy. Vợ anh rải khắp nhà: cạnh nồi cơm, thùng gạo; dưới gầm giường, gầm tủ; trên nóc bếp, xà nhà? Nhưng? keo chỉ dính được tay vợ, chân con và áo quần của khách. Keo dính chuột thành keo dính người. Chuột vẫn chạy vẫn phá. Vợ anh hậm hực đi mua bẫy. Bẫy cũng giăng khắp nhà. Vợ chồng anh nằm giường căng tai dõi nghe tiếng bẫy sập. Nhưng? bẫy chỉ sập được ngón tay của con, chuột vẫn chạy vẫn phá. Quá tức, vợ anh dùng biện pháp sinh tử: đánh bả! Những ống thuốc diệt chuột mang nhãn MADE IN CHINA được mua về, trộn đều, dầm thẫm những miếng thịt thơm nức. Nhưng? chẳng diệt được con nào, vì chuột nhà anh giở ngón ăn chay. Linh hoạt, vợ anh trộn thuốc với những món chay. Nhưng cũng chẳng diệt được con nào vì chúng lại đồng loạt chuyển sang ăn mặn. Vợ anh ngửa mặt than: chịu! Vợ chịu thì anh ra tay. Anh dùng sức mạnh tổng hợp. Anh trộn đều thuốc với cả món mặn lẫn món chay rồi giăng bẫy theo binh pháp Tôn Tử. Anh giăng bẫy khắp nơi theo kế ?oHoa nở trên cành?. Cẩn thận hơn, mỗi nơi đặt mồi anh đặt món chay xen món mặn theo kế sách ?oBỏ mận lấy đào?. Kế sách của anh thành công đến mức ngoài dự tính. Chuột chết hàng loạt. Con chết trong nồi cơm. Con ngoẻo trong bể nước. Con tử trong túi áo. Con tỏi dưới gầm giường. Vợ chồng con cái anh lổm nhổm bò khắp nhà thu lượm xác chuột. Nhưng chỉ hôm sau hơi thối đã tràn ngập ngôi nhà. Mùi thối ngày càng nặng, khó chịu, khó thở hơn cả tiếng chuột kêu, chuột phá. Anh ngửa mặt than: đúng là vinh quang cay đắng! Thế mà cũng chỉ bình yên được một tuần. Rồi thì lại chuột từ dưới cống đùn lên, lại chuột từ hàng xóm kéo đến. Vợ anh lo lắng, kéo anh ra một chỗ kín đáo quan sát cảnh chuột nhà anh ăn mật. Chai mật ong chỉ còn hơn nửa, miệng chai nhỏ, có tài thánh cũng không rúc đầu vào nổi. Thế mà, chẳng hiểu nó học được kinh nghiệm từ lớp tập huấn nào mà loáng một cái, nó đã thò được đuôi vào chai ngoáy mật, rồi ra một chỗ ngồi, vểnh đuôi lên, ung dung liếm mật. Vợ anh không nói, lo lắng kéo anh ra một chỗ kín đáo quan sát ổ trứng gà. Quả trứng to. Con chuột nhỏ. Anh cười, nói với vợ: lần này thì thách kẹo. Con chuột chẳng nói gì, lặng lẽ giang rộng bốn chân ôm quả trứng, rồi bất ngờ lăn đùng lăn ngửa ra đất. Quả trứng nằm gọn trong lòng. Những con chuột khác xà vào cắn đuôi nó kéo đi. Khoa học ?" công nghệ hết mức. Anh lác mắt bảo vợ: con này bét cũng tiến sĩ. Vợ anh lo lắng hỏi: Anh thấy không, có tận mắt chứng kiến những cảnh này mới biết mình bất lực. Hết cách. Anh tủng tẳng nói: Hết là thế nào! Dùng công nghệ sinh học. Mày dùng mẹo sâu thì ông có công nghệ cao. Vợ anh hỏi, anh bảo: nuôi chó, nuôi rắn mà diệt chuột chứ còn thế nào. Nghe anh nói, vợ anh thở phào, nhẹ nhõm, buột miệng khen: Giỏi, giỏi lắm! Lần đầu tiên em thấy cái sự học của anh là có ích. Chứ cứ viết vớ viết vẩn lợi đâu chẳng thấy, có ngày mang vạ vào thân. Để em đi chợ xách con mèo về nuôi, anh nhé. Anh nổi cáu vô cớ, gắt: Không nuôi mèo. Năm thì mười họa mới vồ được con chuột nhắt mà cứ ra vẻ ta đây, quăng con mồi chỗ này, quẳng con mồi chỗ kia, dền dền dứ dứ? sốt ruột. Gặp con chuột to, chuốt cống thì lỉnh. Lại còn lươn lẹo, thông đồng cả với lũ chuột mới kinh. Chẳng phải ngẫu nhiên mà đồng dao có câu:

    Con mèo mà trèo cây cau

    Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà

    Chú chuột đi chợ đồng xa

    Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo.

    Đã thế lại còn lúc nào cũng như đoan trang, dịu dàng, hiền thục. Đến ngày động đực mới lòi mặt thật ra. Đêm đêm anh ả ***g lộn ngao ngao trên mái nhà, chẳng còn kín đáo, tế nhị. Mua con chó mà nuôi. Vợ anh vặc lại: Chó... chó... chó em không nuôi. Anh còn nhớ con Milu, Mila nhà ông Dũng không? Mồm cứ xoen xoét chó nhà anh khôn lắm, chỉ cắn trộm không cắn khách. Mình tưởng thật? nào ngờ? nó tợp cho một nhát. Thế là phấp phỏng lo âu cả tháng trời. Ngày nào cũng phải lọ mọ đạp xe đến nhà ông ấy thăm hỏi sức khỏe con chó. Cứ nghĩ đến là kinh đến già. Anh ôn tồn nói: Cứ như em thì nhà mình chỉ còn nước nuôi rắn. Thôi, nghe anh, cứ mua lấy con chó. Nhớ đừng mua giống Tây Tàu ?" Âu Á gì cả. Cứ mua con chó ta, anh mang tiêm phòng dại là xong. Chó nó thật thà, được việc.

    Quả đúng. Từ ngày nhà nuôi chó, chuột nhà anh biệt tích. Con chó suốt ngày lùng sục, săn bắt chuột. Nó bắt chuột cũng nhiều nhưng cũng có phần là do sợ vía nó mà chuột dạt hết sang nhà hàng xóm. Vợ chồng con cái anh mừng lắm. Vợ anh bảo: nó xứng đáng có một cái tên. Anh gật đầu bảo: Phải! Vợ anh lại nói: là Giôn, là Nic hay Milu, Mila? Anh nhăn mặt bảo: Em chỉ sính ngoại. Vợ anh cãi: Ngoài xã hội cái gì chẳng mang tên ngoại. Các siêu thị, nhà hàng, trung tâm, khách sạn? có cái nào mang tên ta không? Thời buổi kinh tế thị trường, giao lưu toàn cầu cái tên cũng phải tây tây một tý mới sang, mới đảm bảo tính hiện đại. Anh đuối lý, nói yếu ớt: Phải? phải. Để anh tính. Là Giôn, là Nic? không được. Xóa bỏ hận thù, hướng tới tương lai cơ mà. Đặt tên nó là Bíp em ạ. Bíp chứ không phải là Bin. Bíp? Bíp... nghe dân tộc mà hiện đại, lại giữ vững lập trường. Vợ anh cười tít mắt, buột miệng khen: Tên hay, tên hay, kín mọi nhẽ. Đúng là có học có hơn. Anh sướng âm ỉ. Và, con chó có lẽ cũng hài lòng với cái tên chủ đặt. Nhưng rồi? có sự cố. Ra đường, nó cứ cắm đầu mải miết chạy theo ô tô. Hóa ra đường phố loạn xạ tiếng còi xe: bíp bíp? bíp? Anh lo lắng bảo vợ: có lẽ phải đổi tên cho nó ngay. Đà này, không khéo nó bị tai nạn ôtô, xe máy ngay trong tháng an toàn giao thông này chứ chẳng chơi. Vợ anh gật đầu xác nhận: Anh nói phải. Lần này anh đừng Tây Tàu gì nữa, cứ thuần Việt mà đặt. Ông ra ông ?" thằng ra thằng đừng nửa dơi nửa chuột. Anh bảo: Em nói đúng. Vàng, Mực, Vện, Đốm? thuần Việt cả đấy nhưng nghe quê quá. Lớ xớ còn bị hiểu lầm. Anh đặt cho nó là Cún. Cún có được không em? Cún! Nghe vừa thuần Việt, thuần chủng vừa tình cảm. Vợ anh buột miệng khen: tên hay, được lắm. Không như cái tên Bíp. Chẳng biết có bíp được ai không, hay chỉ bíp chính mình. Cún! Giỏi lắm. Các cụ mình từ ngàn xưa thường vẫn gọi cháu chắt yêu dấu của mình là Cún con anh nhỉ. Cún. Hay, hay tuyệt. Vừa tình cảm vừa truyền thống. Anh vui với niềm vui của vợ. Cún mừng với niềm vui của chủ.

    Tháng năm vùn vụt trôi? Đến một ngày như bao ngày khác, anh đang ngồi đọc báo với chú Cún dịu dàng cuộn dưới chân. Bỗng, Cún bật mình nhỏm dậy, mồm gầm gừ tức giận, mắt vằn những tia uất hận mà bất lực. Sao thế nhỉ? Mọi lần nó lao như tên bắn, mềm mại dũng mãnh như cọp beo. Anh ngước mắt nhìn theo ánh nhìn của Cún. Thì ra, trên xà nhà, nóc nhà có tới bốn năm con chuột đang khả ố trêu ngươi nó. Anh chợt hiểu. Xoa đầu Cún sẻ chia mà anh như thầm thĩ cả với lòng mình: chuột nó leo cao đến thế này thì? chẳng phải chỉ mày mà ngay cả tao cũng bất lực. Trời không chịu đất thì đất phải chịu trời thôi Cún. Không làm gì được chúng nó đâu. Đành làm ngơ mà sống chung với chuột. Chuột dạo này nó leo cao quá, Cún ơi!

    Cún lắc đầu, xoay người nằm nghiêng, hết nhìn anh lại nhìn lũ chuột nghênh nghênh diễu hành trên xà nhà, nóc nhà. Có con còn khả ố đái một bãi xuống nền nhà vừa lau sạch bóng. Nếu có cánh, khéo chúng còn bay kín trời giỡn mặt anh và Cún cho mà xem. Những lời động viên chân thành của anh không làm Cún vui lên được. Mắt nó ươn ướt, khẽ rên ư ử. Hình như Cún? khóc!

    L.M.
    Nguồn: http://viet-studies.info/VNTien/LeMai_CunKhoc.htm

    ----
  2. BeeWitch

    BeeWitch Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2007
    Bài viết:
    2.199
    Đã được thích:
    0
    Gà ô tử mỵ
    Vũ Ngọc Tiến
    Đã gần chín giờ sáng. Những tia nắng ban mai qua khung cửa kính nhích dần, bò dần tới nửa gian phòng khách của ngôi biệt thự sang trọng. Cường uể oải vươn vai ngồi dậy. Anh lẳng lặng vào trong phòng tắm, ngâm mình trong bồn nước. Tiếng ro ro của các tia nước từ hai bên thành bồn tắm xói vào lườn gây một cảm giác lâng lâng, đê mê. Thời đại văn minh thật thú vị. Đến bồn tắm cũng làm được viêc massa thay bàn tay của các cô gái. Các huyệt đạo được khai thông, âm dương giao hòa, khiến anh chìm dần vào lạc thú như được ai ve vuốt chiều chuộng. Một gã trí thức nghèo hèn, nhét đầy bụng chữ mà vợ bỏ, con khinh, nếu không có cơ hội làm quản gia bất đắc dĩ cho bạn, sức mấy anh được hưởng cái lạc thú nhân tạo này. Hai tuần qua đi, có lẽ Cường chỉ thích nghi với bồn tắm này và công việc chăm sóc gà ô cho bạn. Ngoài ra, cả biệt thự sang trọng cùng các tiện nghi khác đều xa lạ với anh. Đến cả việc ngủ trong phòng kín có máy điều hoà giữa tháng năm oi bức Cường cũng không thể quen được. Anh đành cắp gối ra ngủ ở đi văng phòng khách thoáng đãng khí trời. Gió từ hồ Tây thổi qua hoa viên biệt thự vào phòng khách vẫn thú hơn gió lạnh từ máy điều hoà.
    Đời Cường quá quen với cảnh chật chội 12 m2 chuồng chim ở khu nhà lắp ghép Thành Công đang xuống cấp. Đùng một cái ông bạn thân mò đến và nói:
    - Vợ chồng tao đi du lịch Singapore, Đài Bắc một tháng. Lũ trẻ đứa đi học nước ngoài, đứa đi công tác Sài Gòn. Cô bé giúp việc thì xin về quê, vả lại cũng không đủ tin giao nhà cho nó được. Kẹt quá! Mày đến biệt thự của tao nghỉ ngơi tĩnh dưỡng và coi nhà giúp tao. Biết mày lười nấu ăn nên bà xã tao đã chất cả núi đồ nguội trong tủ lạnh, dùng cả tháng... Giúp tao nhé!
    - Cũng được. Tao đang viết dở báo cáo tổng kết đề tài lai tạo giống cây trồng rừng cho chương trình 327 ở sáu tỉnh miền núi phía Bắc nên cũng cần yên tĩnh.
    Tuyệt quá! Nhất cử lưỡng tiện... À, tao quên chưa nói. Tao có con gà ô tướng tử mỵ, tao yêu nó như con đẻ. Ở nhà mày chịu khó thay tao chăm sóc nó. Cách thức chăm sóc đã có ông cụ Huy bên hàng xóm cũng thuộc dân mê gà chọi sẽ hướng dẫn mày.
    - Có phức tạp lắm không?
    - Đơn giản thôi. Mày xem cụ Huy làm một hai lần là quen ngay.
    - Thế thì tốt rồi.
    - Tao dặn thêm, nếu ở nhà có thằng Mão Sếch hay Mão đại ca, ở biệt thự gần mép hồ gạ gẫm chọi gà mày đừng có nhận lời. Nó là thứ vi trùng uốn ván, dây vào là gà của tao chết cong người có phen đấy, mày ạ!
    - Mày đi vắng nó biết tao là ai mà gạ với gẫm.
    - Chưa biết chừng, thằng này máu ăn thua, cay cú vì mấy lần trước gà nó đều thua gà ô của tao. Nghe nói Mão Sếch vừa cho đệ tử đi tầm được gà chiến của cụ giáo Dậu bên Bắc Ninh. Cụ ấy không chịu bán, nó vừa nài nỉ vừa ép mua với giá năm triệu đồng.
    - Yên tâm, tao sẽ trông nom nhà cửa, gà chọi chu đáo. Chúc hai vợ chồng mày một chuyến đi vui vẻ!
    Từ hôm ấy Cường nghiễm nhiên thành chủ nhân ngôi biệt thự vào loại to nhất nhì làng du lịch Quảng Bá. Cuộc sống độc thân giúp anh dễ bề di chuyển. Bạn bè ai có việc cần nhờ trông nhà, anh đi liền, chẳng vấn vương suy tính gì. Tuy vậy lần này thảnh thơi, vương giả nhất trong hơn 40 năm làm cái thằng người của anh. Ở biệt thự này từ con mèo, con chó, con gà cũng sướng gấp bội lần anh lúc ỏ nhà. Đời là vậy!?
    T
    Có tiếng chuông reo gọi cửa. Cường biết đó là cụ Huy sang chơi. Anh lật đật ra sân mở khoá cổng sắt.
    -Cháu chào cụ, rước cụ vào trong nhà ạ!
    - Không dám, bác mới thức dậy phải không? Đêm qua tôi để ý thấy phòng khách bên này sáng điện gần hết đêm.
    -Dạ thưa cụ đêm qua cháu mải viết báo cáo đến lúc sực nhớ ra xem đồng hồ đã 2 giờ sáng.
    - Trí thức các bác làm việc vất vả chẳng ai biết cho.
    - Vâng, thưa cụ làm viêc trí thức cốt ở cái tâm, cái chí hướng của mình thôi.
    - Nhưng đời này cũng bạc bẽo quá, bác nhỉ.
    - Dạ, cám ơn cụ! Cũng tại cháu bất tài thôi, cụ ạ!
    - Đừng tự hạ thấp mình như vậy, nhìn bác làm việc là tôi biết cả, mà thôi, xưa nay anh hùng bất kiến minh quân là thế?
    - Có lẽ cũng đến giờ rồi, con vẫn chưa xoa bóp và cho gà ăn. May có cụ sang, ta ra thăm nó một lát rồi rước cụ lên nhà xơi nước- Cường lảng sang chuyện khác.
    - Tôi cũng định bàn với bác thế đấy. Giống vật nuôi nó mà chầm vập, âu yếm, chăm sóc, nó sẽ giả nghĩa mình sâu lắm, không biết đâu mà lường hết được.
    - Từ bữa về đây lại được gặp cụ, cháu cũng đâm ra mê gà chọi.
    Cụ Huy theo Cường hăm hở đến bên ***g gà chọi. Chú gà ô thấy hai ngưòi hăm hở đập cánh gáy . Tiếng gáy nghe đanh và gọn như một tiếng quát.
    Cụ Huy chỉ con gà nói với Cường:
    - Con gà này có tiếng gáy rất quý tướng. ?oNgôn vi tâm thanh hình vi tâm tưởng?. Lời là trí là dũng của lòng, vẻ là hình của lòng. Các cụ ta còn có câu phương ngôn ?oMiệng người sang có gang có thép?. Câu này ngoài nghĩa ở mặt trái cuộc đời quyền và tiền dễ đổi trắng thay đen, còn có nghĩa là người có quyền uy, trí tuệ giọng nói trầm hùng sang sảng, đanh thép, ngắt mạch gọn hơi. Tiếng gáy như con gà ô nhà mình là thể hiện quyền uy, sức mạnh và tư chất của nó. Gà ô nhà mình ít gáy, nhưng tôi đảm bảo loại gà hèn tướng chỉ nghe nó gáy cũng đủ ngác ngơ, sã cánh, cụp đuôi lủi mất.
    - Tiếng gáy như thế nào gọi là gà tầm thường ạ? - Cường thích thú hỏi.
    - Nếu nghe tiếng gáy thấy đơn điệu, đều đều như mọi giống gà khác thì tiếng gáy ấy biểu hiện một tài năng tư chất tầm thường. Gà gáy theo mọi nhà, mà trong tiếng gáy không nghe thấy sự thách thức hiên ngang thì thường oai ở nhà, hèn khi ra sân xới lạ. Tiếng gáy khàn đục là gà tiểu nhân.
    - Cháu đọc bao nhiêu sách, bây giờ học cụ nuôi gà lại thấy sáng ra nhiều điều.
    Cụ Huy nghe Cường nói chỉ vuốt râu tủm tỉm cười. Cường lấy rượu thuốc ra xoa bóp cho gà. Cụ Huy vừa giúp Cường chăm sóc chú gà ô, nói lời âu yếm. Hai người say sưa ngồi ngắm chú gà ô thong thả mổ từng hạt ngô. Ăn no chú xoải cánh nằm ngủ phơi nắng. Cụ Huy quay sang Cường nói:
    - Bác nhìn kỹ sẽ thấy gà ô nhà mình có nhiều tướng ẩn. Khi nó ngủ, đầu và cổ thả xuống đất thõng mềm như con rắn. Đó là tướng gà tử mỵ, ngủ mà như chết. Nếu nhìn kỹ, bác sẽ thấy, chỉ lúc nó phơi nắng hay đập cánh, ta mới nhìn rõ mỗi cánh chỉ có một chiếc lông trắng muốt. Đó là tướng ẩn thứ hai, gọi là gà ô điểm bạch. Gà tướng ẩn nhiều khi mới vào trận có vẻ ngu ngơ chịu đòn để thăm dò hoặc khích tướng đối phương. Vào lúc bất ngờ nó bùng lên, xuất những chiêu thức lạ và đối thủ có khi chết ngay tại trận. Điều đáng quý và đó là tướng ẩn thứ ba như bác vừa trông thấy. Gà ô nhà mình là giống gà chiến lẫy lừng nhiều chiêu độc thủ vậy mà khi nãy vừa ăn vừa cúc cúc gọi mấy chú gà con đến ăn cùng. Dáng điệu nó lúc ấy thật hiền từ, âu yếm thương quý đám gà con như cha thương con. Có nhiều con gà chọi khác đang ăn thấy gà con sán đến liền giương mắt mổ một nhát toét cả đầu. Bác đã gặp ai trên đời độc ác, thiếu tình yêu với trẻ con mà hậu vận được tốt đẹp không?
    Cường nghe cụ Huy giảng giải cao hứng vỗ tay cười ngất. Anh lễ phép mời cụ lên nhà uống nước và né người sang một bên mời cụ đi trước. Cụ Huy nhìn anh gật gù ra chiều hài lòng, mến phục cử chỉ nho nhã ấy. Vào đến phòng khách Cường vừa pha trà vừa vui vẻ nói:
    - Đêm qua con thức khuya thấy mệt nên sáng nay xả láng nghỉ ngơi hầu chuyện cụ. Xin cụ dạy bảo con thêm về cách xem tướng gà, rồi hai ông con mình uống rượu. Mọi thức đều có sẵn ở trong tủ lạnh, không phiền phức, diệu vợi gì cụ ạ!
    - Xem tướng gà không đơn giản đâu.
    - Dạ, thưa cụ con biết.
    - Xem tướng gà cũng phải hiểu kinh dịch, thông suốt huyền cơ và cái lẽ biến hoá của trời đất bởi gà cũng như người vậy. Người cốt ở tướng mặt, tướng tay. Gà cốt ở đôi mắt và đôi chân.
    - Con nhìn gà thấy con nào cũng giống con nào, biết xem thế nào ạ?
    - Mắt gà rất khó xét đoán vì là cửa sổ của tâm hồn. Thường mắt to, mắt trơ là gà vô cảm, bất tài. Mắt mọng nước như trái nhãn bóc vỏ là gà uỷ mỵ, thiếu ý chí sắt đá khi xung trận. Mắt lầm cát là gan lì, không chịu khuất phục. Nếu đưa tay ta vào gần thấy mắt gà thu nhỏ, con ngươi bé tí ti như một chấm sáng ấy là gà thông minh, nhiều mưu lược,có đòn tập hậu hay tạt ngang bất ngờ. Dẫu sao nhìn vào mắt gà còn tuỳ thuộc vào sự giao cảm với người mà suy đoán những yếu tố hư tĩnh vô vi trong con ngươi, vành mắt của gà. Người có tâm càng sáng, đức càng cao, càng dễ giao cảm với loài vật.
    - Mới chỉ có đôi mắt gà cụ đã dẫn giải ngần ấy điều thì xem chân gà chắc còn nhiều điều thú vị - Cường xuýt xoa nói.
    - Đúng thế. Bác làm ơn cho lão xin một hớp rượu, rồi ta bàn tiếp.
    Cường đứng dậy lấy rượu ngâm rắn ngũ xà rót vào chai pha với rượu thuốc ngâm theo bài ?oDưỡng huyết khu phong? mà cụ Huy vẫn thích. Anh mở tủ lạnh lấy ra bát bầu dục đã thái sẵn, rót ít nước sôi, lấy thêm ít tiêu, mắm, chanh, ớt. Hai ông cháu vui vẻ uống rượu, nhìn ra hoa viên biệt thự. Nắng đã lên cao rắc những bụi sáng vàng trên từng tán lá. Xa xa phía hồ Tây mặt nước đong đưa, chao nghiêng cánh võng theo ngọn gió sớm mùa hè. Cường cảm thấy cuộc sống đáng yêu, thú vị và nhiều điều anh còn chưa biết, chưa khám phá hết. Cụ Huy bắt đầu giảng giải anh nghe về tướng chân gà. Hơi men làm cụ thêm say sưa, hào hứng.
    - Cái tinh, cái tướng gà hiện rõ ở đôi chân. Đùi là thượng túc. Cẳng là hạ túc. Thượng hạ đều nhau là tướng tầm thường. Hạ đoản, gà nhanh nhẹn, biến hoá vô thường. Gối chùng, gà có sức bật cao, mạnh. Gối thẳng, gà thường chậm, ít biến hoá. Kheo treo là tướng lạ, tướng quý khiến đôi chân gà khi vào trận thực hư biến hoá không biết đâu mà lường. Chính danh trên mặt vẩy, vô vi biến hoá trong phát hiện suy đoán là nguyên tắc cơ bản của thuật xem tướng chân gà. Ống chân của gà có hai mặt âm- dương . Mặt trước (mặt dương) vuông vức, có hai hàng vẩy to, hai bên mép là thành sắc lạnh. Mặt sau (mặt âm) tròn, mềm. lấm tấm những vẩy nhỏ như hạt kê. Mặt âm phải sáng bóng, nổi hạt và ấm nóng. Mặt dương phải khô lạnh, phải biểu hiện chính danh, nghĩa là phải có dấu hiệu của sự tôn quý thanh cao, hàm đủ: Nhân ?" Trí ?" Hùng - Lược.
    Ở mặt dương của ống chân gà phía trên áp gối là thiên, phía dưới áp bàn là địa. Hàng trên cùng vốn có hai vẩy, nếu chỉ có một vẩy che kín là con gà của giời. Ở hàng một là đệ nhất án thiên, hàng hai là đệ nhị án thiên, hàng ba là đệ tam án thiên. Sang đến hàng thứ tư lại trở về gà tầm thường. Đạo dịch nói rồi, thịnh mãi sẽ suy vậy.Gà con của giời ra đòn vũ bão hiên ngang như sấm gầm, chớp giật. Điểm nổi bật là gà không bao giờ chịu khuất phục, cho dù thân thể bầm nát. Nhưng đã là gà con của giời thường có thiên sứ mách bảo đòn hiểm để thoát nạn, giành chiến thắng bất ngờ. Gà án thiên cũng giống con gà ô nhà mình lúc nãy, không cắn gà con lại còn cho chúng ăn và không đánh kẻ thù khi chúng chưa ra đòn đánh trước... Áp bàn mà chỉ có một vẩy che kín gọi là tướng quỷ hay tướng phủ địa. Tướng này cho thấy gà có nhiều đòn hiểm, đòn tập hậu, luồn cánh hay tạt chéo. Đòn gà biến hoá vần vũ như thiên la địa võng, dễ dàng hạ gục kẻ thù hung hăng, hở miếng, lộ sườn.
    Nghe đến đây Cường nắm tay cụ Huy sung sướng reo lên:
    - Cụ đã dạy con một bài học vô giá về triết lý nhân sinh chứ không đơn giản là việc xem tướng gà nữa. Con phải cảm ơn anh bạn đã cho con cơ hội gần cụ những ngày này. Hai ông cháu mình uống tiếp dăm chén rượu mừng cuộc tao ngộ. Thức ăn nguội hết cả rồi, cụ ạ!
    Họ vừa uống rượu vừa quay sang bàn chuyện thời sự, chuyện nhân tình thế thái. Có bàn rộng đến việc đời Cường mới thấm thía câu ngạn ngữ ?obảy mươi học bảy mốt?. Cụ Huy đã kể anh nghe nhiều chuyện xảy ra trong đời. Thời trai trẻ cụ vốn là người sôi nổi, nhiệt thành và đa tài cũng lắm nỗi đa đoan. Bạn bè cùng lứa họat động bí mật trước năm Át Dậu, nhiều người văn hóa lem nhem nay lên tướng hay làm Bộ trưởng, còn cụ có bằng tú tài Tây hẳn hoi mà trước khi về hưu chỉ làng nhàng lương chuyên viên hạng bét. Có lần cụ bảo Cường rằng, nỗi bất hạnh lớn nhất đối với người quân tử là bất kiến minh quân. Nếu tìm được minh quân như Ngô Thì Nhậm tìm được Nguyễn Huệ thì dẫu có phải chết ấy là do số trời và cái chết ấy hàm chứa bao điều hạnh phúc. Một mình anh chỉ là cá thể đơn lẻ trong vũ trụ chẳng thể làm nên công tích gì vĩ đại nếu không biết dựa vào số đông, mà trong số đông ấy phải tìm cho ra minh chủ, minh quân?
    Chợt từ ngoài sân vang lên tiếng gáy báo trưa của chú gà ô. Cụ Huy nghe tiếng gáy như bừng tỉnh.
    - Mải nói dông dài chuyện đời quên mất đang dở bàn chuyện gà. Bác tha lỗi cho lão già lẩm cẩm.
    - Dạ thưa cụ ngày còn dài. Con lại xin được nghe tiếp chuyện gà của cụ.
    - Tôi đã bàn qua ống chân, bây giờ luận tiếp đến bàn chân: Bàn chân gà có ngón giữa to và dài gọi là ngón chúa, hai bên là ngón biên, phía sau ngón hậu, vị chi tất cả có bốn ngón. Xét về hình dáng, hai ngón bên phải tạo lập một góc vuông hay gần vuông. Đạo dịch rất trọng sự vuông tròn, có biến qua biến lại cũng là để đạt tới sự vuông tròn, cân đối, hài hoà. Xét về dấu tướng lạ, người ta tập trung xem vẩy ở ngón chúa. Có tướng gà con của ấu chúa biểu hiện ở chỗ vẩy thứ nhất và vẩy thứ hai tạo thành chữ Nhân . Đó còn gọi tướng gà nhân tự đầu hổ. Tướng này như Gia Cát Lượng phò ấu chúa hay Triệu Tử Long ở Tương Dương - Trường Bản. Khi lâm trận, gà tiến thoái vào ra như đi giữa trận đồ bát quái. Nếu gặp đối thủ cao cường, giữa phút nguy nan đến mức mắt mù, cổ gãy, gà bỗng nhiên trỗi dậy đá một đòn đối phương chết ngay. Gà nhân tự đầu hổ không bao giờ phản chủ hay làm nhục chủ. Nếu chữ Nhân tìm thấy ở những hàng vẩy khác, gà cũng vào lọai hay, nhưng chưa thể có tuyệt chiêu. Còn nhiều dấu hiệu của tướng linh kê khác như gà vẩy vương tự, vẩy xuyên đao, vẩy huyền kê, vẩy liên giáp thành nội, liên giáp thành ngoại... Tôi nói nhiều quá sợ bác không nhớ nổi. Đợi khi nào gặp con gà cụ thể tôi sẽ phân tích để bác hay. Bây giờ sắp quá ngọ sang mùi. Thời giờ đi mau thật. Tôi quấy quả, dông dài mãi sợ bác mất thời gian. Vậy tôi xin kiếu hẹn bữa khác...
  3. BeeWitch

    BeeWitch Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2007
    Bài viết:
    2.199
    Đã được thích:
    0
    õTƯ
    Cặỏằng chặa kỏằc vào. Chỏng 'ỏằÊi Cặỏằng cho phâp, hỏằ nghênh ngang kâo nhau xông thỏng lên phòng khĂch. MỏằTt gÊ khoanh tay dỏằa vào tỏằĐ buông mỏằTt cÂu xỏƠc xặỏằÊc:
    - "ng chỏằĐ 'Âu?
    Cặỏằng cau mày khó chỏằi chỏằĐ nhà?
    - Tôi là bỏĂn thÂn 'ỏn trông nhà, trông gà.
    - Vỏưy cỏằâ tỏĂm xem anh nhặ là chỏằĐ con ô tỏằư mỏằà. Nói cho nó nhanh! Tôi mỏƠy bỏưn ôm gà sang 'Ây 'Ă 'ỏằu thua 'ỏưm. Hôm nay có con gà tưa muỏằ'n cho thỏằư sỏằâc vỏằ>i con ô bên này. ĐặỏằÊc chỏằâ?...
    Nhỏưn thỏƠy Cặỏằng có vỏằ lúng túng, cỏằƠ Huy 'ỏằĂ lỏằi:
    - Gà tưa hỏằY. BĂc cho tôi coi mỏằTt chút, 'ặỏằÊc không bĂc MÊo?
    - Mỏằi cỏằƠ cỏằâ tỏằ nhiên - MỏằTt gÊ 'ỏằ? tỏằư vỏằôa trỏằi gỏãp 'ặỏằÊc mỏằTt con gà quẵ tặỏằ>ng. CĂc bĂc xem: con tưa này thuỏằTc loỏĂi tỏ** 'ỏĂi, lỏằc lặỏằĂng hặĂn con ô tỏ** trung. Nó nỏãng hặĂn con ô ưt nhỏƠt bỏằ'n lỏĂng, cao hặĂn sĂu phÂn. ĐỏĐu nó nhỏằ, theo xuôi vỏằ>i cỏĐn cỏằ.. Mỏằ ngỏn và chỏc, hàm lỏĂi rỏằTng, mỏằ. vào 'ỏằ'i phặặĂng cỏằâ là dỏằât tỏằông miỏng thỏằn. Lông nó mặỏằÊt và chỏãt lông, nỏu ngÊ xuỏằ'ng nặỏằ>c chỏằ? cỏĐn lỏc mơnh vài cĂi là khô liỏằn. Đôi chÂn con tưa này mỏằ>i thỏằc tuyỏằ?t. Đại dài hặĂn cỏng, kheo treo, bỏp cặĂ nỏằ.i rỏn nhặ tỏÊng 'Ă. ỏằng chÂn 'Ê có vỏây phỏằĐ 'ỏằi thỏằc sỏằ là quỏĐn hạng hỏằTi yỏn. "ng anh mà không dĂm 'ặa gà ô ra thỏằư sỏằâc thơ xoàng quĂ, uỏằ.ng công tỏằƠi em xoa bóp gà tưa cho 'ỏĂi ca suỏằ't mỏằTt tuỏĐn.
    - Giang hỏằ" có luỏưt. Chỏằ'i tỏằô thỏ nào 'ặỏằÊc. ,n mÊi thơ 'ỏn lặỏằÊt phỏÊi nôn - MỏằTt gÊ khĂc 'ỏằ mỏãt tiỏp lỏằi.
    - Nhặng có phỏÊi gà cỏằĐa tôi 'Âu - Cặỏằng nhỏằ nhỏạ 'Ăp.
    - Không 'ặỏằÊc. "ng anh mỏằ>i vỏằ xóm này không biỏt 'ỏĂi ca ba, bỏằ'n lỏĐn ôm hỏưn trên sÂn xỏằ>i biỏằ?t thỏằ này. Có trỏưn 'ỏĂi ca tôi 'Ê chỏt gà lỏĂi mỏƠt toi gỏĐn trfm triỏằ?u cĂ 'ỏằT. Oan có 'ỏĐu, nỏằÊ có chỏằĐ...
    Đôi bên lỏằi qua tiỏng lỏĂi mỏằ-i lúc thêm ỏằ"n Ê. Cặỏằng càng tỏằô chỏằ'i, khỏƠt lỏĐn tỏằƠi 'àn em MÊo Sỏch càng hung hfng âp buỏằTc. CỏằƠ Huy chỏằ? ngỏằ"i im lỏãng, tỏằ** tỏằ?m cặỏằi mĂt và quan sĂt chú gà tưa oai phong, lỏôm liỏằ?t. Hỏằ"i lÂu cỏằƠ nói bÂng quặĂ:
    - Nghâ câng lỏĂ. Gà quẵ tặỏằ>ng thỏ này mà cỏằƠ giĂo Dỏưu bên Bỏc Ninh lỏĂi bĂn cho cĂc anh?
    - Không 'ặĂn giỏÊn 'Âu cỏằƠ ặĂi! ĐỏĂi ca chúng chĂu phỏÊi nfn nỏằ? rĂt lặỏằĂi, khô miỏằ?ng nỏằưa ngày giỏằi mà cỏằƠ giĂo vỏôn làm thinh. MÊi sau cỏằƠ giĂo thỏƠy chúng chĂu lơ quĂ mỏằ>i phĂt giĂ 5 triỏằ?u ngỏằĂ là nói lỏằĂm 'ỏằf xua khĂch vỏằ, ai ngỏằ 'ỏĂi ca chúng chĂu chặĂi 'ỏạp, xoă tiỏằn ôm gà chỏĂy ra cỏằưa không nói nỏằưa lỏằi. CỏằƠ giĂo chỏc là tiỏc 'ỏằât ruỏằTt.
    - Thỏ thơ tôi hiỏằfu ẵ cỏằƠ giĂo rỏằ"i - CỏằƠ Huy quay sang 'ặa mỏt ra hiỏằ?u cho Cặỏằng rỏằ"i huặĂ tay tuyên bỏằ' - ĐĂnh thơ 'Ănh, sỏằÊ gơ mà cỏằâ giỏng co mÊi.
    - Hoan hô cỏằƠ già. Thỏ mỏằ>i là hỏÊo hĂn làng chặĂi.
    - Chiỏằu nay bỏằ'n giỏằ khai cuỏằTc.
    - CỏằƠ nói là 'ỏÊm bỏÊo quÂn tỏằư nhỏƠt ngôn 'ỏƠy. Đúng bỏằ'n giỏằ tỏằƠi chĂu ôm gà sang 'Ă.
    - ĐÊ bỏÊo bỏằ'n giỏằ, không sai mỏằTt giÂy.
    - Ý cỏằƠ 'ỏằ ngặỏằi không nói thành lỏằi, chỏằ? biỏt nỏằY nỏằƠ cặòi hơnh thoi, 'ôi mỏt 'ỏằ ra ngÂy dỏĂi. Khi bỏằn MÊo Sỏch ôm gà lỏằƠc tỏằƠc kâo nhau ra ngoài quĂn bia 'ỏĐu ngà, Cặỏằng mỏằ>i hoàn hỏằ"n. Anh lỏp bỏp hỏằi cỏằƠ Huy:
    - CỏằƠ làm sao thỏ?
    - Tôi chỏng làm sao cỏÊ.
    - CỏằƠ ặĂi! Con lo lỏm! BỏĂn con lúc 'i dỏãn 'i dỏãn lỏĂi 'ỏằông có dÂy vỏằ>i bỏằn MÊo Sỏch. Lên 'ỏn phòng chỏằ mĂy bay anh ỏƠy còn chặa yên tÂm, chỏĂy xuỏằ'ng nỏm tay con nhỏc phỏÊi chfm sóc, bỏÊo vỏằ? gà ô.
    - BĂc cỏằâ yên tÂm. Tôi biỏt bỏằƠng bỏĂn cỏằĐa bĂc và bĂc ỏƠy câng hiỏằfu bỏằƠng tôi.
    - Yên tÂm làm sao 'ặỏằÊc hỏằY cỏằƠ? Nỏu gà ô cỏằĐa bỏĂn con có mỏằ?nh hỏằ? gơ, con biỏt fn nói thỏ nào?
    - BĂc chặa hiỏằfu nên lo là phỏÊi. Thặ thỏÊ ngỏằ"i tânh tÂm uỏằ'ng nặỏằ>c tôi nói bĂc hay.
    CỏằƠ Huy lỏĂi tỏằ** tỏằ?m cặỏằi nhơn anh hỏằ"i lÂu. CỏằƠ vuỏằ't chòm rÂu, 'ỏằâng dỏưy tơm chiỏc 'iỏu cày ỏằY góc phòng mang ra 'ỏĐu hiên vỏằôa hút vỏằôa mặĂ màng ngỏm cỏÊnh Hỏằ" TÂy lfn tfn sóng nặỏằ>c phưa xa xa. Cặỏằng nhơn theo cỏằƠ tÂm thỏĐn hoỏÊng hỏằ't, 'ỏằâng ngỏằ"i không yên, tay chÂn không biỏt 'ỏằf vào 'Âu. Anh toan chỏĂy ra van vỏằ? cỏằƠ Huy 'ỏằ.i ẵ 'ỏằf tỏằ mơnh 'i tơm MÊo Sỏch xin lỏằ-i. Nhặng có cĂi gơ vỏằôa e ngỏĂi vỏằôa nhặ tò mò 'Ê giỏằ chÂn Cặỏằng lỏĂi. Hơnh nhặ cỏằƠ Huy cỏÊm thỏƠy thỏằi gian 'Ê 'ỏằĐ cho Cặỏằng bỏằ>t lo sỏằÊ, ngỏằĂ ngàng, hỏằ"i tÂm mỏằTt phỏĐn. CỏằƠ vỏôy Cặỏằng ra ngoài hiên cạng 'i 'ỏn chỏằ- con gà ô.
    - Hỏằ"i nÊy nói chuyỏằ?n vỏằ>i bĂc vỏằ tặỏằ>ng gà tôi còn quên chặa nói hỏt. Tặỏằ>ng gà rỏƠt khó xât 'oĂn nhặng luyỏằ?n nhiỏằu vỏôn có thỏằf phĂt hiỏằ?n, tơm 'ặỏằÊc linh kê giỏằa muôn ngàn con gà tỏ** thặỏằng khĂc. Trong giỏằ>i chặĂi gà chỏằi còn nghiỏằ?m thỏƠy giỏằa chỏằĐ và gà có duyên may, có luỏưt nhÂn quỏÊ, luỏưt tặặĂng xung tặặĂng hỏằÊp. Quẵ vỏưt tỏ** quẵ nhÂn chỏằâ quẵ nhÂn không tỏ** quẵ vỏưt. Có nhỏằng con vỏưt ỏằY vỏằ>i chỏằĐ câ hiỏằfn hĂch chiỏn công nhặng khi vỏằ tay ngặỏằi khĂc thành gà 'ỏĂp mĂi. Luỏưt nhÂn quỏÊ cho thỏƠy chỏằĐ nhÂn tỏằô, luôn chfm sóc vỏằ- vỏằ, thặặĂng gà nhặ thặặĂng con, yêu gà nhặ yêu mơnh thơ linh kê ra trỏưn dạ mạ mỏt, gÊy cĂnh vỏôn có thỏằf bỏƠt ngỏằ chiỏn thỏng kỏằ 'ỏằ ỏƠy, nỏu ông chỏằĐ hăn hỏĂ, thỏƠt 'ỏằâc không mỏƠy khi 'ặỏằÊc gà hay. Nỏu ỏằã vào tiỏằn, vào thỏ mà âp buỏằTc, giành giỏưt linh kê tỏằô tay ngặỏằi khĂc thơ cĂi thỏĐn cỏằĐa linh kê sỏẵ biỏn mỏƠt.
    - CỏằƠ nói xa xôi quĂ con không hiỏằfu. Con lo lỏm cỏằƠ ỏĂ! Gà ô này là bỏĂn con giao lỏĂi bỏng tỏƠt cỏÊ tơnh cỏÊm tỏằô hỏằ"i chúng con còn mỏãc quỏĐn thỏằĐng 'ưt.
    - Sao bỏằ-ng dặng ngặòi có hỏằc thỏằâc, thông minh lỏằi gà chỏằi, nên bĂc chặa thỏƠy 'ặỏằÊc cĂi linh cỏÊm ỏƠy. BỏĂn bĂc ỏằY nhà có thỏằf có sỏằ 'ỏằ"ng cỏÊm nhặ tôi. Sỏằ buỏằ"n nỏÊn cỏằĐa gà tưa 'Ê dỏằ"n xuỏằ'ng 'ôi chÂn có vỏây quẵ tặỏằ>ng rỏằ"i, bĂc chặa biỏt 'ỏƠy thôi. Hai mỏãt Âm dặặĂng cỏằĐa chÂn gà 'Ê mỏƠt cÂn bỏng, Âm 'ang thỏằi cỏÊm nhỏưn hỏt 'ặỏằÊc 'iỏằu này. MỏằTt lâ lặu manh giòi bỏằ nhặ MÊo Sỏch làm sao có thỏằf nuôi 'ặỏằÊc linh kê, có nòi giỏằ'ng tôn quẵ nhặ gà tưa cỏằĐa cỏằƠ giĂo Dỏưu lỏằông danh trong làng chặĂi gà chỏằi xỏằâ Kinh Bỏc. " hô!... Tiỏc thay hỏĂt gỏĂo trỏng ngỏĐn, 'Ê vo nặỏằ>c 'ỏằƠc lỏĂi vỏĐn than rặĂm! Anh hạng bỏƠt kiỏn minh quÂn nhặ gà tưa khĂc nào PhỏĂm Tfng thỏằ HỏĂng Và, cha con Lẵ Lfng chỏt ỏằY ỏÊi Hỏằ" Quan bỏằYi Mao Diên Thỏằ, Tỏằ'ng Nhac Phi chỏt ỏằY phĂp trặỏằng bỏằYi tay TỏĐn Cỏằ'i... LÊo tin gà ô nhà mơnh câng vơ lỏẵ 'ó. VỏÊ chfng nom tơnh thỏ lúc này bỏằn 'àn em MÊo Sỏch vỏằôa tranh cÊi vỏằôa âp buỏằTc, hạng hỏằ. nhặ muỏằ'n nhai sỏằ'ng gà ô, nên tỏằô chỏằ'i mÊi ỏt câng không xong. Hung 'ỏằ" nhặ bỏằn MÊo Sỏch sỏàn sàng trói gô tôi vỏằ>i bĂc lỏĂi, 'em gà ra 'Ă. Còn viỏằ?c cĂ 'ỏằT tôi 'Âu có thiỏt, chỏng qua vơ tôi muỏằ'n cho chúng nó biỏt và nhỏằ> 'ỏằi thỏ nào là luỏưt nhÂn quỏÊ trong giỏằ>i chặĂi gà chỏằi.
    - Đành rỏng vỏưy, con vỏôn nỏằưa tin nỏằưa ngỏằ thỏ nào ỏƠy.
    - Tôi 'ỏÊm bỏÊo xin chỏằi bỏĂn cỏằĐa bĂc, 'ỏằông lo.
    - Nhặng chĂu thặặĂng cho gà ô lỏm.
    - Đỏằông sỏằÊ. Đỏằi mỏằTt con gà 'ặỏằÊc chiỏn 'ỏƠu vỏằ>i con gà tưa cỏằĐa cỏằƠ giĂo Dỏưu còn gơ vinh hỏĂnh hặĂn. Tôi 'ỏãc biỏằ?t tin vào tặỏằ>ng gà ô 'iỏằfm bỏĂch cỏằĐa con tỏằư mỏằà nhà mơnh. Giỏằ'ng vỏưt xât vỏằ màu lông nó kỏằ lỏĂ lỏm. Luỏưt vỏằ tặỏằ>ng ỏân trên mỏằ-i loài vỏưt mỏằTt khĂc, nhặng 'ỏằu rỏƠt thiêng. Loài chó, trỏằi phú cho cĂi mâi 'ỏằf tơm kỏằ thạ, cĂi tai 'ỏằf nghe lỏằi chỏằĐ. Tặỏằ>ng chó lỏĂ phỏÊi là õ?obỏĂch khuyỏằfn hoàng nhâõ?, chỏằâ 'Âu phỏÊi chó trỏng tuyỏằn nhặ mỏƠy ông buôn chó vỏôn kân mang lên biên giỏằ>i. Loài măo trỏằi lỏĂi phú cho cĂi 'uôi 'ỏằf lỏƠy 'à, lĂi bặỏằ>c nhỏÊy sao cho vỏằ" trúng con mỏằ"i. Cho nên măo tặỏằ>ng lỏĂ phỏÊi là õ?obỏĂch mặu hoàng vâõ?, chỏằâ không phỏÊi măo tam thỏằf. Loài gà khĂc con chó, con măo ỏằY 'ôi cĂnh nÂng nó lên khỏằi mỏãt 'ỏƠt, vặặĂn tỏằ>i trỏằi cao. Gà ô 'iỏằfm bỏĂch là tặỏằ>ng thiêng, tặỏằ>ng lỏĂ mà tôi vỏôn chặa hơnh dung hỏt sỏằ kỏằ diỏằ?u cỏằĐa nó...
    õTƯ
  4. BeeWitch

    BeeWitch Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2007
    Bài viết:
    2.199
    Đã được thích:
    0
    Đúng bốn giờ chiều trận tử chiến giữa gà ô, gà tía bắt đầu khai cuộc. Theo luật cá độ, cụ Huy và Mão Sếch mời Cường làm trọng tài, nộp tiền cược cho anh theo tỷ lệ hai trăm ngàn ăn bốn triệu. Tin đồn từ trưa bay đi rất xa, nên các tay chơi gà lão luyện và dân cá độ ở đất Hà Thành đổ xô đến biệt thự đông đúc, huyên náo khác thường. Mọi người bàn luận sôi nổi và nhiều nhóm cá độ mới xuất hiện. Ai cũng chắc gà tía thắng vì nó to lớn, dũng mãnh gấp bội lần gà ô. Hơn nữa, tiếng tăm gà nòi nhà cụ giáo Dậu ở Bắc Ninh từ lâu nổi như sấm cồn. Tỷ lệ cá cược có nhóm lên tới một ăn một trăm.
    Vào cuộc, gà tía liên tiếp ra đòn như vũ bão, nhưng gà ô chỉ né tránh, thỉnh thoảng ra đòn thăm dò. Suốt cả hồi một, uy thế tuyệt đối thuộc về gà tía, nhưng cả hai con gà đều ít bị dính đòn nặng, thương tích của gà ô không đáng kể. Tuy vậy, trong lúc giải lao xoa bóp cho gà ô, cụ Huy và Cường luôn miệng xuýt xoa vỗ về nó. Đám đệ tử của Mão Sếch ỷ thế gà tía hơn phân, mải say sưa với cá độ nên chỉ xoa bóp qua loa, không một chút biểu cảm.
    Sang hồi hai, đặc biệt ở hồi ba, mặc dù có vài chiêu thức độc đáo khiến gà tía dính đòn toác mào, rách nách nhưng sức gà ô yếu dần. Nó bị gà tía bao vây, dồn ép, ra đòn liên tiếp vào đầu, vào ngực, vào cổ. Khắp người gà ô bầm tím, rách nát. Mào của nó bị cắn đứt một mảng lủng liểng trên đầu, gần rơi xuống đất. Một bên mép bị rách toác, túa máu ra tai và hàm. Cổ và lưng gà ô chi chít các vết thương. Cánh một bên hơi sã xuống... Hết hồi ba, Cường vừa xoa bóp cho gà ô mà nước mắt cứ muốn trào ra. Cụ Huy dồn hết nghị lực ghìm nén nỗi xót xa, thương cảm và luôn miệng động viên an ủi gà ô. Cụ đưa mắt sang phía góc sân đối diện, thấy bọn đàn em Mão Sếch xoa bóp qua loa, ẩu tả cho gà tía, miệng reo cười huyên náo, gọi nhau í ới. Mão Sếch đang lúc cao hứng khệnh khạng lại gần con gà tía đang thở hổn hển. Hắn đưa mũi giầy lên sát hàm con gà, cười hềnh hệch:
    - Gà tía cụ giáo Dậu đâu phải chuyện xoàng. Năm triệu con gà này rẻ chán.
    Tự nhiên cụ Huy cảm thấy nhói đau trong lòng. Cụ thật lòng thương cho thân phận gà tía và càng thêm khinh bỉ Mão Sếch. Cụ cảm thấy đôi mắt con gà tía đang nhìn vào chủ của nó đầy vẻ oán giận, tủi hờn. Rồi cụ cảm thấy thương cho người bạn già bên Bắc Ninh. Nếu cụ giáo Dậu nhìn thấy cảnh này sẽ tê lòng thắt ruột. Là bạn già với nhau, cụ Huy hiểu cụ giáo Dậu quyết không hề có ý muốn bán gà tía của mình, nhất là cho người như Mão Sếch. Có lẽ chúng nó vừa mua vừa như ăn cướp của chủ cũ. Hỡi ôi gà tía! Anh hùng bất kiến minh quân là thế này đây!...
    Mở đầu hồi bốn, gà ô bỗng nhiên đập cánh gáy vang, hăng hái xung trận. Càng về cuối hồi, thế trận lấy lại thế cân bằng vì gà tía tỏ ra chậm chạp không muốn tránh đòn. Dẫu sao với sức lực cường tráng nó vẫn có đôi phần lấn át gà ô. Chỉ còn vài phút thì hết hồi bốn, bỗng gà ô bị dính một đòn búa bổ vào mang tai. Nó lạng người đi, chúi đầu xuống đất quay quay mấy vòng. Gà tía mất cảnh giác thu đôi cánh lại, đứng nhìn. Bất ngờ gà ô luồn đầu qua háng đối thủ, hất tung người gà tía, sau đó liên tiếp ra đòn sấm sét làm đối phương tối tăm mặt mũi. Cú đá cuối cùng của gà ô trúng hàm gà tía, lướt lên mắt trái khiến gà tía lòi một con ngươi, kêu lên thất thanh que... quéc... nghe rất thống thiết. Tất cả sân xới ngây người nhìn gà tía gục xuống, hai cánh xoã ra như con gà trúng đạn, một chân co lại, còn chân kia duỗi ra cào lên mặt đất yếu dần rồi cứng đơ.
    Vừa lúc đó một cụ già râu tóc bạc phơ, hớt hơ hớt hải, xô mạnh cánh cửa sắt chạy vào, khóc nấc lên:
    - Ôi tía ơi! Tía ơi! Đường xa, xe kẹt, ta đến muộn, đã hại chết con rồi tía ơi là tía ơ ... ơi!...
    Trong khi bọn Mão Sếch và đám người cá độ lủi thủi kéo nhau ra về, thì cụ Huy và cụ giáo Dậu cùng quỳ bên xác con tía, nước mắt rơi lã chã. Tiếng cụ giáo nấc lên từng hồi, khiến Cường thấy bủn rủn tay chân. Anh không ngờ tình nghĩa chủ và gà lại sâu nặng như tình cha con. Có tiếng cụ giáo Dậu gạt nước mắt, hỏi cụ Huy nghe hờn giận, trách móc.
    - Cụ là người ăn độ cơ mà? Cụ còn khóc thương con tía nhà tôi vì cơn cớ gì?
    - Cụ giáo ơi! Tôi cũng bị miễn cưỡng như cụ thôi. Tôi khóc là khóc cho một Phạm Tăng dưới trướng Hạng Võ. Giờ đây, anh hùng như gà tía nhà cụ sao số phận lại để rơi vào tay lũ lưu manh hạ đẳng như Mão Sếch. Hỡi ôi, anh hùng bất kiến minh quân!...
    - Tôi hiểu ra rồi. Tủi thân và cay đời lắm. Tía ơi là? tía ơi!...
    Cường đứng lặng giữa sân nhìn hai cụ già tóc bạc phơ sụt sùi gạt lệ chôn xác gà tía dưới gốc cây hoàng lan. Bên tai anh âm âm, u u lời than của cụ Huy. Cơn giông từ phía Hồ Tây ùn ùn xô tới. Những đám mây đen vần vũ bay trên biệt thự. Gió thổi tung những mảnh cỏ, rác trên sân xới gà.-
    28-2-09
    Nguồn: http://viet-studies.info/VNTien/VNTien_GaOTuMy.htm
    -----
    Đây là hai truyện ngắn trong số 20 truyện ngắn của hai tác giả Vũ Ngọc Tiến và Lê Mai.
    Xem tham khảo cả tập truyện tại đây:
    http://viet-studies.info/VuNgocTien_RongDa.htm
  5. Meinkampf

    Meinkampf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2009
    Bài viết:
    171
    Đã được thích:
    0
    Uhm, cũng không tệ.
  6. phu_doi4

    phu_doi4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2006
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Cũng hay

Chia sẻ trang này