1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hạm đội Biển Đen - Че??номо??ский Фло?,

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ALPHA3, 27/08/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Masan_1

    Masan_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    2.330
    Đã được thích:
    14
    Bác Hoàng theo tớ hiểu ý đ/c dumpmod là cái hệ thống đấy khi thấy mục tiêu chạy phải thông báo ngay cho tên lửa để tên lửa tự chỉnh quỹ đạo, cái này thì hồi đó Nga chưa làm được, mà phải là vệ tinh báo cho trung tâm, trung tâm chỉnh tên lửa, có điều chả hiểu bây giờ tên lửa hiện đại nhất của Mẽo cũng có thể tự chỉnh được ko???
    Còn theo đ/c ý là nếu tầu thuyền nhận được thông tin từ hệ thống đó là anh đang ở đâu thì ko phải là định vị và dẫn đường. Thế thôi ...
  2. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Chú dump ấy nói à bọn GPS, Glonass mù, không phát hiện được mục tiêu từ đầu rồi cơ mà . Không phát hiện mà dẫn bắn được thì chỉ có nước cho điệp viên cầm thiết bị phát lên tàu địch thôi
    Bác nói đúng 1 phần về nguyên tắc dùng vệ tinh dẫn dường đánh mục tiêu di động đó là cho biết toạ độ tương đối của đối phương, điều khiển tên lửa bay đến khu vực có tàu địch. Tại đây bản thân tên lửa có trang bị thiết bị để nhận dạng và khoá mục tiêu. Tên lửa tự động làm phần còn lại, vệ tinh xem như hoàn thành nhiệm vụ. Dùng vệ tinh điều khiển dễ bị jam, hack hơn là dùng thiết bị onboard.
    Đồ của Nga làm đúng, đủ các nguyên tắc trên, đáp ứng được yêu cầu đề ra thế là tốt. Cái trò cạnh khoé cái tên, phải định nghĩa thế này, thế kia nghe trẻ con cực. Nga với Mỹ là 2 trường páhi QS khác nhau. Định nghĩa của Mỹ chưa chắc tương đương định nghĩa của Nga. Chú dump quán triệt nguyên tắc này đi rồi hẵng ba hoa tiếp.
  3. Masan_1

    Masan_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    2.330
    Đã được thích:
    14
    Tất nhiên là đoạn cuối tên lửa dung radar hay thiết bị định vị mục tiêu của mình rồi đây là nguyên tắc ở đoạn cuối tất cả các tên lửa tầm xa của Nga, tớ chỉ không rõ là ICBM có cái này hay ko thôi còn hành trình đến anti-ship đều thế cả.
    Được Masan_1 sửa chữa / chuyển vào 01:33 ngày 05/09/2008
  4. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    ICBM cần nhận dạng làm quái gì ? Cái thành phố/căn cứ nó to chù ụ, toạ độ nằm yên 1 chỗ chứ có chạy đi đâu. Nhận dạn, lock on làm gì cho phiền .
  5. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Hình như Rena Dasaev chưa bị giết bằng cái j` hết á
    Còn vụ kia là điện thoại vệ tinh bị định vị rồi bắn hạ bằng Su chứ nhỉ? Cái ông dùng alô đó đâu có bị dẫn bắn bằng hệ thống định vị vệ tinh?
  6. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.186
    Đã được thích:
    5.586
    Đoạn vàng vàng chứng tỏ bác không hiểu mấy về kỹ thuật điều khiển rồi. Đọc tọa độ liên tục chỉ tổ làm ngộp bộ điều khiển thôi. Tên lửa chỉ cần đi đến đúng đích chứ không cần phải đi đúng quỹ đạo đã vạch ra đến từng mét .
    Điều này cũng giống như việc ta xem giờ vậy. Có đồng hồ để biết giờ là hết sức cần thiết, nhưng không phải lúc nào ta cũng lom lom nhìn đồng hồ cả.
  7. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Thứ nhât, chiến hữu dump quá dump ko biết GPS hoạt động như thế nào. Quan niệm về GPS của chiến hữu sai ,sai ,sai toàn bộ, toàn diện và do đó toàn bộ quan điểm về dẫn đường vệ tinh cho tên lửa mất giá trị.
    "GPS thông báo cho tên lửa về vị trí của nó" - mới nghe thì có vẻ đúng ý tưởng, nhưng về mặt kỹ thuật sai toàn bộ. Thực chất, tên lửa mang một bộ thu phát sóng để báo cho GPS là nó đang ở đâu để biết nó có đến đúng vj trí ko, vệ tinh sẽ trả lời cho nó là đúng, mày đang ở đúng vị trí hoặc sai, mày lạc đường miẹ nó rồi. Trước khi bắn phải biết vị trí mục tiêu, từ đó lập ra đường bay hành trình cho tên lửa, tên lửa cứ bay theo đường bay vạch sẵn đó, dùng TERCOM, thỉnh thoảng đến khúc cua cần rẽ mới phát tín hiệu hỏi vệ tinh để lái cho chính xác. Đến mục tiêu, nó sẽ bật tín hiệu hỏi dồn dập rằng tao đến đúng chỗ chưa, để đánh mục tiêu cho chuẩn.
    Chiến hữu dump cứ hỏi CEP như thế nào, chính là phụ thuộc vào giai đoạn cuối này.
    Giờ nghiên cứu tình huống bắn chết Basaev, trùm khủng bố gọi điện thoại di động, chính xác nó giống cái receiver của quả Tômahốc khi phát tín hiệu báo cho vệ tinh rằng đây đây tao đang ở đây đây. Su25 đc vệ tinh báo rằng đấy đấy nó ở đấy, liền bắn một quả tên lửa, làm sao quả này đánh trúng vào vị trí đó nhỉ? À ờ thì nó cũng có một bộ thu phát tín hiệu hỏi vệ tinh dồn dập rằng tao đến đúng chỗ này chứ gì, vệ tinh trả lời ừ đúng đúng nó ở đấy đấy, thế là bùm đúng ngay chóc luôn. Vậy bảo Ngố ko có dẫn đường vệ tinh ở chỗ nào nào?
    Thứ nhì, về MiG31, tui đã khẳng định với Deltaphi rằng tui ko hề nhầm về tốc độ và quãng đường mà lại.
    Nó có đủ dầu, 25 tấn, để bật đốt hậu xả láng, cụ thể là nếu đốt hậu tối đa lên đến tốc độ M2,8 liên tục được 15 phút, tương đương 1000km, tiếp đó là tốc độ "hành trình siêu âm" ở M2 ở độ cao lớn 25km được hơn 50 phút, xấp xỉ 2300km, đây là chế độ bay after burn tối thiểu. Còn khi bay subsonic thì nó bay 4000km là ít.
    Như vậy, về mặt tốc độ, các máy bay cụ thể nào đó, ví dụ như F22, sẽ đuổi nó như thế n
  8. DaiTrac

    DaiTrac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2006
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Hề các bác cứ bàn mãi về chuyện Nga ám sát bằng tên lửa mà không để ý... người bị ăn tên lửa của Su là Dudaev chứ không phải là Bassaev.
    Dudaev là tổng thống tự phong đầu tiên của Chechnya, bị giết bằng tên lửa; còn Bassaev là chỉ huy phiến quân Chechnya sau đó, bị giết bằng bom, hai cái này khác hẳn nhau.
  9. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    Ôi giời, từ trên biển ccs bác lại phi ngay lên trên không rròi.
    Định vị là định vị, dẫn đường là dẫn đường, cứ lẫn lộn thế thì chết. Dẫn đường là giống như đài kiểm soát không lưu với anh máy bay chở khách, ko phải lúc nào máy bay chở khách cũng lèm bèm hỏi đài xem tao đang ở đâu mà khi nào đến điểm hẹn break point gì đó mới check với đài xác nhận lại vị trí là đi đúng đường. Còn định vị là phải biết toạ độ mục tiêu, làm sao biết thì có thể từ vệ tinh soi, từ máy bay trinh sát soi hay anh đặc nhiệm dùng ống nhòm hay cục GPS soi rồi báo lại. Ví dụ như phong viên Mỹ đã chứng kiến ở chiến tranh Apghanistan vụ đánh nhau ở pháo đài cỏ giam tù Taliban một chú dặc nhiệm Mỹ đo toạ độ GPS sai nên dẫn đến máy bay Mỹ bom toạ độ nhầm vào cái xe tăng T62 của Northern Alliance.
    Còn từ vệ tinh có soi được toạ độ dưới đất không, có: Hệ vệ tinh tìm kiếm cứu nạn Nga liên kết với Canada từ những năm 8x đã soi được cái máy bay Cessna bị nạn trong rừng, chụp ảnh xác định toạ độ báo về trung tâm đi cứu.
    Còn GPS phổ cập nên nhiều chú cứ tưởng chỉ có thể định vị theo kiểu GPS.
    Thực ra đây chỉ là kiểu "ngụ binh ư dân", các bác dân thường cứ việc tống các loại toạ độ của các kiểu nhà cửa cầu cống lên, máy tính trung tâm của Mỹ sẽ lọc lấy những toạ độ cần thiết cho quân sự lưu sẵn lại chờ khi hữu sự.
  10. DeltaPhi

    DeltaPhi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2008
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    yêu cầu bác này về đọc lại RCS radar cross section đi. Mig-31 có RCS cao hơn F-15/Su-27(các loại), tầm của rađar phụ thuộc vào RCS của máy bay.
    nếu bác là radar mặt đất thì cần phải biết là đường chân trời giới hạn tầm lại.
    [​IMG]
    đây là hình của S-300PM tầm nó thay đổi tầm khi bác mang nó lên độ cao khác nhau để nó có thể bắt được mục tiêu ở trần 27,000 mét.
    RCS cua Mig-31 to hơn F-15/Su-30 (cùng lớp RCS 10-15 m2) thì khả năng phát hiện của AWACS theo Mỹ công bố là 400-500 km, công bố AWACS bản nâng cấp tối đa là 800 km . nếu em biết trần của Boeing-707 AWACS là bao nhiêu thì em đã có vài nghìn đô la tiền thưởng của Tình Báo QĐ Nga rồi. BQP Mỹ thừa nhận máy bay AWACS bay trên 29,000 ft, E-2C trần bay 37,000ft. nếu theo hình bên thì quá đủ để phát hiện máy bay ở tầm 500-600 km.
    -----------------
    em xem trên global security thì bảo là
    Ferry range, km 3000
    Intercept range at the supersonic cruising speed (M 2.35), km 720
    at the subsonic cruising speed (M 0.85) km 2200
    nếu nguồn của bác ở đau xin cho biết đê.
    http://www.globalsecurity.org/military/world/russia/mig-31-specs.htm
    ---------------------------
    cái Link 16 chỉ để dùng chung cho Nato thôi. Thuỵ điển có data link mạnh hơn cả Link 16 nhưng không có nguồn độc lập nào cả chỉ từ Gripen thôi. còn Northrop Grumman and L-3 Communications thì cho F-22 băng thông rộng Upload 548 Mbps, download 1 Gbps. http://www.aviationweek.com/aw/generic/story_generic.jsp?channel=awst&id=news/12125p2.xml
    ------------------------
    bác săn AWACS thì Mỹ không biết săn IL-76 à. F-22 vs. IL-76 thì theo lý luận bác thì chắc ăn rồi. lúc em nói là E-2C mang PESA to hơn như Mig-31 mà không phát hiện Mig truớc thì coi như bỏ đi rồi. E-2C còn có passive detection, bác Mig-31 lỡ dại bật radar sớm bị phát hiện ngay, tầm bị động thường gấp đôi chủ động. E-3 Sentry viết là > 29,000 ft không rõ là trần bay bao nhiêu vì nếu trần bay cao, với radar mạnh thì nó sẽ xa hơn. E-3 Sentry có 2 loại động cơ: Pratt & Whitney JT8D low bypass turbofan, hay CFM International CFM56 high bypass. B-707 có trần là 42,000 đủ sức vượt qua giới hạn đường chân trời.
    -----Bomber mà bay vào lãnh thổ Nga thì thường bay một mình làm gì có AWACS bay cạnh hộ tống. có rađar mặt đát rồi. chỉ khi Mỹ đi tấn công bằng HKMH thì mới ra mặt nhưng chỉ bay quanh sân nhà lấy đau ra mà bắn. Gulf War 1, E-3 và E-2 bay quanh biên giới Iraq và Arab Saudi và Biển Đỏ. bác bay thấp nó cũng phát hiện ra vì nó có lock down mode thì phải.
    em đưa ra chuyện Mig-25 bắn E-2C nhé. 1991, 4 F-15 bay hộ tống E-2C, E-3C và ES-3A. tất cả bay trong yên lặng, không radar (bật radar nhưgn không phát sóng). ES-3A nghe thấy kênh liên lạc của Iraq và sóng rada từ máy bay Iraq bị E-2C thụ động bắt được. lập tức E-2C bật ra da lên. CGI gọi Mig-25 về, Mig-25 bay supersonic tối đa, F-15 truy theo nhưng khoảng cách là 20 miles thì AARAMM AIM-120B bắn không tới do bắn đuổi tầm giảm một nửa (15 miles). hai bên về mà không ai thắng.
    [​IMG]
    đợi Mig-35Mig-31 về Syrria rồi có trò hay để xem.
    Được DeltaPhi sửa chữa / chuyển vào 11:25 ngày 05/09/2008

Chia sẻ trang này