1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hạm đội Biển Đen - Че??номо??ский Фло?,

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ALPHA3, 27/08/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. DeltaPhi

    DeltaPhi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2008
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Nato thường xuyên bay E-3 trên bầu trời Đức ( > 800 km, Beyond Visual Horizon > 500km, look down > 320km). RSIP Radar System Improvement Programme đuợc hoàn thành năm 2006 để E-3 có dủ khả năng theo dõi các vật nhỏ như tên lửa hành trình rất có ích trong cuộc "đối đầu này". tại sao không bay vào Ba Lan hay Slovakia vì hiện tại Nga và Nato đang tuyên bố chiến tranh nên không có máy bay dân sự nữa. nếu mà không tuyên bố CT, Nga đánh AWACS phủ đàu sợ đánh nhầm vì với vài nghìn máy bay trên bầu trời ai ũng bay với 0.85M thì ra da nào phát hiện ra. cho nên trong thời bình thì E-3 bay thoải mái không cần hộ tống. thành ra để có chuyện Mig-31 vs AWACS phải nổ ra CT là vậy.
    hiện tại 1 E-3 đang trong chế độ Pulse Doppler Non Elevation Scan để phát hiện chủ động máy bay đối phương. tuy nhiên trên bầu trời lúc đó có khá nhiều máy bay B-707 hiện lên radar nhưng người Nga biết rõ là trong số ấy có KC-135 tanker và E-3 đang ở chế độ bị động theo dõi.
    00:00 tại các căn cứ NMD Mỹ tại Ba Lan, Czech thì nhóm SIGINT đang chăm chú lắng nghe lan sóng liên lạc và ra da của Nga thì bất ngờ tại phi trường QS gần Moscow, một đốm sáng nổi lên ( coi la 00:00). radar của Nga đã tăng công xuất tối đa. US air force Europe HQ nâng lên tình trạng 3 và thông báo cho E-3 chú ý vào blink. Phi công thuộc nhom báo động 7 phút lập tức lên máy bay trong khi lớp 40 phút lục đục ròi bỏ công việc đang làm chạy đến brief room.
    00:05 4 đốm sáng hiện lên trên màn hình radar của E-3, ngay lập tức cô điều khiển tóc vàng lập tức chuyển sang chế độ Pulse Doppler Elevation Scan nhằm xác định range và cao độ, bên cạnh là anh da đen kiểm soát không lưu run rẩy gào vào mic: Red Ban***s Bull Eye 140 (cái này hollywood nên sai - thông cảm) nhắm tới greek nơi anh đang bay qua. màn mình rađar cho thấy 4 chiếc Mig-31 tăng tốc 2.3M (do phải bảo quản động cơ, Nga mới có 15 chiếc thôi, mà mỹ và đông minh thì hơn 40 E-3). như vậy thì 2 F-22 hộ tống chỉ có 20 phút cho đến lúc vào gần. toàn bộ E-3 trên bầu trời bật ra đa lên. Starbuck leader ra lên cho E-3 tắt ra đa và dive xuống 1000 ft tuy nhiên nó phải mất 10 phút thì Mig-31 đã vào tầm bắn RR-37 (Nato gọi là AA-13 Arrow) vũ khí huỷ diệt AWACS tối tân nhất của Nga. tuy đã từng được chơi trên máy tính nhiều lần nhưng Starbuck gọi wing man Apollo bật ra da AESA lên ngay lập tức phát hiện 4 đốm sáng di chuyển về phía anh. lúc này F-22 đã tăng hết tốc độ đạt M2
    2 chiếc F-22 F-22 tiến về phía Nga đối mặt. Mig-31 phát hien ra E-3 đang dive nhưng ở 300km Mig-31 lập tức bắn ra 12 quả Arrow do phải mang thêm pylon xăng mõi chiếc Mig-31 chỉ có 2 quả AA-11 Archer. Ngay lập tức 2 Mig-31 quay về còn hai chú Mig-31 tiếp tục. hoá ra 2 Mig-31 còn lại phải track mục tiêu cho đến khi rađả tên lửa chủ động vào tầm. hiện tại Arrow bay theo quán tính. bất ngờ leader của Nga kêu lên: "Raptor 2 o''clock" car hai Mig-31 lập tức rẽ phải quay lại Nga. đây là chiến thuật tốt vì Mig-31 đi thẳng nhanh hơn nên F-22 với AIM-120 không thể bắn khi chưa vào 20 milés. tuy nhiên Arrow do không có đuợc update tiếp tục gia tốc lên đến 6M khi bật radar chủ động thì chaff phụt ra từ E-3 làm một số tên lửa mắc lừa nhưng 6 chiếc vẫn vượt qua được. E-3 bất ngờ bật ECM nhằm cố jam tên lửa. R-37 nhẹ nhàng chuyển sang bị bị động như tên lửa chống radar nổ rất ngọt.
    15 phut sau E-3 bật ra da lên quay trở lại Đức. phi công gọi HQ: "missiles all clear." ủa sao thế. tên lửa R-37 nổ vào cái gì. hoá ra có một F-18E của Navy bay hộ tống theo E-3 nhưng nó không mang tên lửa hay bom mà mang theo 20 quả ADM-141C ITALD đuợc trang bị động cơ M 0.8 trang bị chaff, ECM và các thiết bị khác. khi decoy bật jammer lên thì tên lửa tự động chuyển sang chế độ thu dộng homming vào decoy. còn E-3 thì đã trốn vào sau đám mây nhôm.
  2. Anonymous_boy

    Anonymous_boy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2006
    Bài viết:
    548
    Đã được thích:
    1
    Em xin bác, MiG-31 lấy đâu ra 25 tấn dầu. Su-27 khủng lắm cũng đến 9 tấn là hết mà.
  3. a2p2tXreload

    a2p2tXreload Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2007
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    1
    Theo em đọc ở trang này:
    http://www.aeronautics.ru/archive/vvs/mig31-01.htm
    ----------------------------------------------------------------------
    Weights and Loadings
    Weight empty
    21,820 kg (48,105 lb)
    Internal fuel
    15,500 kg (34,170 lb) (Mig31-M: 16,350 kg)
    Max T-O weight:
    with max internal fuel ---------- 41,000 kg (90,390 lb)
    with max internal fuel and two underwing tanks ---------- 46,200 kg (101,850 lb) (Mig31-M: 52,000 kg)

    ----------------------------------------------------------------------
    Có thể là bác ấy tính cả dầu phụ.
    Được a2p2tXreload sửa chữa / chuyển vào 06:23 ngày 06/09/2008
  4. ngochai12a2

    ngochai12a2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2008
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    961
    bác delta ... cách của bác vẫn chưa ổn lắm ... ỡ đây bác thoát đc nhờ nhiễu .chứ bác vẫn chưa cản đc Mig-31 phóng R37 ... nhưng mà cách này khá may rủi đó bác , ko phải lần nào nhiễu cũng cản đc hết tên lửa đâu bác ,,, mà cái R37 nó có đầu nổ to như SAM , chỉ cần 1 quả trúng thôi chắc cũng đủ
    hiên tại Ngố có 370 mig-31, trong đó hơn 200 chiếc sẵn sàng chiến đấu , tât nhiên ko phải tât cả đều là Mig31M hay Mig31BM nhưng với tình hình hiện tại em tin ngân sách cho việc nâng cấp sẽ đc bổ sung đáng kể . với lại nó cũng có thể dùng kết hợp Mig31 cũ và mới cho cùng 1 nhiệm vụ mà
    Àh quên nói thêm với bác như kịch bản vừa rồi thì bọn AWACS cũng phát hoảng mà rut (thấy 12 quả R37 bay tới mà ko run mới lạ ) , AWACS mà rút các F cũng rút ... Mig-31 hoàn thành nhiệm vụ ...còn lại là việc của Su
    Được ngochai12a2 sửa chữa / chuyển vào 06:45 ngày 06/09/2008
  5. TuanRussia

    TuanRussia Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2008
    Bài viết:
    629
    Đã được thích:
    626
    Từ năm 2006 Nga đã có kế hoạch nâng cấp toàn bộ các Mig-31:
    http://www.globalsecurity.org/wmd/library/news/russia/2006/russia-061102-rianovosti01.htm
    Quay về chủ đề chính không lại lạc:
    Theo như kịch bản cũ là Mỹ với Nato đưa đến 3 tàu sân bay và khoảng 150 chiếc F/A 18 - E/F, để đối phó với lực lượng này Nga cũng bổ xung cho TDQ KQ số 4 số lượng tương tự Su-27, Mig 29 và Mig - 31. Kế hoặc là AWACS sẽ hỗ trợ các F xông vào, tượng tự A-50 hỗ trợ Su Mig xông ra. Vấn đề ở chỗ Nga có Mig-31 để lùng diệt AWACS, F của Mỹ muốn tìm A-50 thì phải qua mấy chiếc Su với Mig đã. Giả sử Nga cử 4 phi đội mỗi phi đội 2 chiếc SU 27 hoặc Mig 29 và 2 chiếc Mig 31. Su 27 với Mig 29 trang bị 4-6 BVR, Mig-31 trang bị 6 R-37 còn lại là 6 WVR, vì cả 2 bên đều dùng AWACS nên coi như bị Jam như nhau, cái này chỉ phụ thuộc vào chống Jam của bên nào tốt hơn, cái này thì không bàn đến vì 2 bên chưa thử với nhau bao giờ.
    Với đội hình và trang bị như vậy, F/A-18 E/F không đủ khả năng intercept Mig 31 trước khi Mig 31 vào được range và fire first shot đến AWACS. AIM-120D hiện tại mới chỉ có 95km (http://en.wikipedia.org/wiki/AIM-120_AMRAAM). Trong khi đó R-37 có range 300km, tốc độ M6. Một khi tên lửa đã rời bệ phóng thì gần như AWACS không có cơ hội tránh. Việc radar của Mig có thể dò được tầm xa như vậy thì các chuyên gia đã phân tích ở các trang và topic khác rồi em không dám múa rìu qua mắt thợ nữa ạ :D(http://www.janes.com/extracts/extract/jalw/jalw3600.html)
  6. brucelee1

    brucelee1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2008
    Bài viết:
    1.186
    Đã được thích:
    0
    Chiến hạm Mỹ giáp mặt quân Nga
    Chiến hạm thứ ba của Hải quân Mỹ USS Mout Whitney chở hàng cứu trợ đến Gruzia hôm qua đã cập cảng Poti trên bờ Biển Đen, nơi một số binh sĩ Nga vẫn đang đồn trú xung quanh.
    [​IMG]

    Chiếc tàu đô đốc thuộc Hạm đội 6 của Hải quân Mỹ tại Địa Trung Hải USS Mount Whitney. Ảnh: AP.
    Một nguồn tin tình báo cho biết Nga sẽ tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng về chiến hạm nói trên. "Chuyến tàu kia thực sự chở hàng gì đến Gruzia, mọi việc sẽ nhanh chóng sáng tỏ", nguồn tin này tiết lộ. Trong khi giới chức Mỹ hôm qua tuyên bố lực lượng gìn giữ hòa bình Nga không có quyền kiểm soát chuyến hàng do cảng Poti nằm trên lãnh thổ Gruzia.
    Chiếc USS Mount Whitney đi qua eo biển Bosporus thuộc quyền kiểm soát của Thổ Nhĩ Kỳ hôm 3/9, chở theo một số hàng tiếp tế bao gồm chăn, thức ăn trẻ em và một số vật dụng vệ sinh. Đây là chiến hạm đầu tiên của Hải quân Mỹ cập cảng Poti kể từ sau cuộc chiến giữa Nga và Gruzia. Hiện vẫn còn hàng trăm binh sĩ Nga có mặt tại cảng này.
    Trước đó, hai tàu chiến Mỹ chở hàng cứu trợ đều cập cảng Batumi, nơi không có quân Nga. Khu trục hạm trang bị tên lửa USS McFaul tới Gruzia hôm 24/8. Sau đó tới ngày 27/8 đến lượt tàu US Coast Guard Cutter Dallas. Ban đầu, tàu US Coast Guard Cutter Dallas có kế hoạch tiến vào cảng Poti, nhưng tới phút chót Mỹ thay đổi lịch trình và cho tàu cập cảng Batumi.
    Nga tỏ ý nghi ngờ hàng cứu trợ chỉ là vỏ bọc để các tàu Mỹ chở vũ khí cho Gruzia. Trong khi đó, tàu USS Mount Whitney thuộc Hạm đội 6 của Mỹ tại Địa Trung Hải vừa đến Poti hôm qua có đủ khả năng để chở các loại vũ khí hạng nặng.
    Mỹ bắt đầu chuyển hàng cứu trợ bằng cả đường hàng không và hàng hải đến Gruzia sau khi chiến sự giữa Nga và Gruzia xung quanh khu vực ly khai Nam Ossetia kết thúc. Nhà Trắng hôm 4/9 đã công bố gói viện trợ 1 tỷ USD để Gruzia tái thiết cuộc sống sau chiến sự.
    Thủ tướng Nga Vladimir Putin từng cảnh báo Matxcơva có thể sẽ đáp trả sự hiện diện ngày càng nhiều tàu chiến của NATO ở Biển Đen. Đô đốc Nga Eduard Baltin tuyên bố, Hạm đội Biển Đen của họ đủ khả năng diệt tàu của NATO trong vòng 20 phút. Theo Matxcơva, tại Biển Đen hiện có khoảng 10 tàu chiến của các nước NATO và 8 tàu khác có kế hoạch sẽ đến đây trong thời gian tới.
    Tuy nhiên hôm 5/9, Bộ Ngoại giao Nga cho biết nước này không có kế hoạch sử dụng các hành động quân sự để đáp lại sự có mặt ngày càng nhiều các tàu chiến Mỹ tại khu vực Biển Đen. NATO cũng lên tiếng phủ nhận cáo buộc của Nga rằng họ đang tăng cường sự hiện diện trên Biển Đen, đồng thời khẳng định các tàu triển khai tại đây không liên quan đến khủng hoảng Gruzia.
  7. brucelee1

    brucelee1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2008
    Bài viết:
    1.186
    Đã được thích:
    0
    Chiến hạm Mỹ giáp mặt quân Nga
    Chiến hạm thứ ba của Hải quân Mỹ USS Mout Whitney chở hàng cứu trợ đến Gruzia hôm qua đã cập cảng Poti trên bờ Biển Đen, nơi một số binh sĩ Nga vẫn đang đồn trú xung quanh.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  8. brucelee1

    brucelee1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2008
    Bài viết:
    1.186
    Đã được thích:
    0

    Chiến hạm Mỹ giáp mặt quân Nga
    Chiến hạm thứ ba của Hải quân Mỹ USS Mout Whitney chở hàng cứu trợ đến Gruzia hôm qua đã cập cảng Poti trên bờ Biển Đen, nơi một số binh sĩ Nga vẫn đang đồn trú xung quanh.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. brucelee1

    brucelee1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2008
    Bài viết:
    1.186
    Đã được thích:
    0

    Chiến hạm Mỹ giáp mặt quân Nga
    Chiến hạm thứ ba của Hải quân Mỹ USS Mout Whitney chở hàng cứu trợ đến Gruzia hôm qua đã cập cảng Poti trên bờ Biển Đen, nơi một số binh sĩ Nga vẫn đang đồn trú xung quanh.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  10. brucelee1

    brucelee1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2008
    Bài viết:
    1.186
    Đã được thích:
    0

    Chiến hạm Mỹ giáp mặt quân Nga
    Chiến hạm thứ ba của Hải quân Mỹ USS Mout Whitney chở hàng cứu trợ đến Gruzia hôm qua đã cập cảng Poti trên bờ Biển Đen, nơi một số binh sĩ Nga vẫn đang đồn trú xung quanh.

    Đích thân bộ trưởng BQP Gruzia David Kezerashvili ra đón
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

Chia sẻ trang này