d(sinx) = cosx.dx d(cosx) = -sinx.dx d(tgx) = [1/(cosx)^2].dx T(sinx)dx = -cosx + C T(cosx)dx = sinx + C T(tgx)dx = T(sinx/cosx)dx = -T(d(cosx)/cosx) = -ln(cosx) + C Được dangiaothong sửa chữa / chuyển vào 09:11 ngày 19/07/2007
Công thức tích phân thì thuộc làu làu;nhưng cái bài định nghĩa tích phân trong SGK lớp 12 thì ..... +Không hiểu bản chất tích phân (Chỉ biết là nó chia thành các hình thang vô cùng nhỏ rồi tính tổng diện tích =>liên quan đến S-hình phẳng) +Không hiểu bản chất công thức tích tích phân từng phần (CThức Niutơn - Lepnít) Thế mà cứ áp dụng ầm ầm; giải như ai....; có cần phải biết bản chất ko nhỉ?
Bạn nói về loại nào? Tích phân đường, tích phân mặt, hay tích phân ba lớp, để tôi vẽ hình giải thích cho.
Bản chất của tích phân, hiểu đúng nghĩa, là cộng nhiều phần nhỏ với nhau, tức là tính tổng các vi phân. Câu hỏi của bạn FS phải hỏi là tính NGUYÊN HÀM (tích phân không xác định cận) mới chính xác. Các khái niệm về tích phân khác, các bạn tham khảo nhé!
Ví dụ, muốn tính diện tích người ta phải vi phân nhỏ nó ra từng phần, càng chia nhiều phần, càng chính xác. Sau đó cộng tất cả lại ( Tích phân lại). Giống như chia lưới ô vuông trên bản đồ để đo diện tích ấy mà.
Chết thật, bạn phải hỏi các nguyên tắc cơ bản mà làm chứ cứ gặp một bài lại hỏi một bài thế thì sao mà làm ăn được??? Quy tắc 1: T(C.f(x))dx = C.T(f(x))dx Quy tắc 2: Đổi biến (xem thêm nhé) Bài của bạn: S = T(sin(wt))dt: Đặt u = wt =>du = wdt S = T((1/w)sinu)du = (1/w)T(sinu)du = -cosu/w = -cos(wt)/w