1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hạn chế của kính TV Galileo

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi Fairydream, 14/04/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Hạn chế của kính TV Galileo

    Đang tìm hiểu mấy cái ống nhòm, giờ mới biết bấy lâu ngộ nhận cứ nghĩ ống nhòm làm theo cấu tạo của kính TV Galileo (vật kính hội tụ, thị kính phân kì ). Ông nhòm hiện nay thường sử dụng lật ảnh bằng lăng kính còn nguyên lý phóng đại thì dùng vật kính thị kính đều là kính hội tụ
    Kính thiên văn đầu tiên của Galileo có một số nhược điểm :
    - Độ phóng đại nhỏ theo đọc chỉ tăng lên khoảng 3x là hết cỡ.
    -Thị trường kém.
    Không biết các hạn chế này do đâu: nguyên lý cấu tạo , hay do hạn chế về công nghệ làm kính phân kỳ .
    Ai biết chỉ điểm dùm. Thank sờ

    (đáng lẽ không cần mở topic mới, nhưng thấy box lý dạo này vui qúa )
  2. thogiao

    thogiao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2007
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    - Thị kính của ống nhòm là 2 thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, ép sát vào nhau bởi 1 lớp keo. Khi chiếu ánh sáng qua nó (đem ra nắng lấy tiêu điểm), hoặc đặt khỏan cách xa nhìn vào vẫn thấy giống như kính phân kỳ. Nếu không quan sát kỹ có thể nhầm lẫn là kính phân kỳ.
    - Lật ảnh dùng lăng kính chỉ được áp dụng đa phần trên các ống nhòm nhỏ, gãy khúc.
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Thanks! nhưng Tớ muốn hỏi hạn chế kính của Galileo, tại sao nó có những hạn chế như : không thể tăng độ phóng đại lên nhiều , thị trường nhỏ ...
  4. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Hạn chế trong việc không tăng độ phóng đại lớn hơn đuợc là vì :
    Nếu tăng độ phóng đại lên nhiều thì vật kính phải có độ hội tụ lớn, mà độ hội tụ càng lớn thì cầu quang sai càng dài , làm cho hình ảnh bị nhoà không thấy rõ, vì vậy không thể tăng độ phóng đại lên nhiều đuợc.
    Thân mến
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Bác Binh000 nhầm rồi . Kính Galileo (thị kính phân kỳ) hay kính thiên văn thường sử dụng bây giờ (thị kính hội tụ) độ phóng đại đều tính theo CT: K=F(vậtkính) / f (thị kính) . Muốn tăng k thì tăng F và giảm f . F tăng thì giảm độ hội tụ của vật kính .
    Đồng thời khi tăng K mà không tăng các đường kính của vật kính , thị kính => thị trường giảm .
    Cuối cùng thì cũng tìm ra tài liệu tính toán các số liệu này, nhưng chưa có thời gian đọc, mong bác nào biết chỉ điểm để cho nhanh
    http://www.pacifier.com/~tpope/Galilean_Optics_Page.htm
  6. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Hai thấu kính hội tụ ghép lại thành 1 thấu kính phân kỳ có thật không đó
  7. thogiao

    thogiao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2007
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0

    - Để kiểm chứng về việc ghép 2 thấu kính này, Fairydream ra chợ trời, mua vài cái thị kính của kính hiển vi sẽ rõ, hoặc lấy 2 thấu kính hội tụ chồng lên nhau, đưa ra nắng, sẽ không thấy ánh sáng hội tụ tại tiêu điểm.
    - Tùy theo tiêu cự của 2 thấu kính hội tụ mà khỏan cách giữa 2 thấu kính dài ngắn khác nhau. Nếu tiêu cự cực ngắn có thể ép sát chúng lại.
    Được thogiao sửa chữa / chuyển vào 22:47 ngày 16/04/2007
  8. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Sơ qua về cấu tạo kính Galileo (hiện nay đang sử dụng ở các loại ống nhòm đơn giản như ống nhòm đồ chơi ...). Ưu điểm cho ảnh cùng chiều với vật mà không phải dùng lăng kính ->rẻ tiền
    [​IMG]
    Vật kính là kính hội tụ có tiêu cự lớn , thị kính là kính phân kỳ có tiêu cự nhỏ. Cách bố trí sao cho có độ phóng đại lớn nhất như hình (F trùng với f)
    Công thức độ phóng đại của cả hệ K=F (vật kính)/ f(thị kính) .
    Muốn tăng K lên thì tăng F giảm f.
    Tăng F thì kính dài. cho nên thường giảm f .
    Đối với loại kính này , thị trường sẽ rất hẹp do thị kính loại phân kì cho nên ánh sáng chiếu xiên từ 2 bên rìa của vật kính bị thị kính bẻ không đến mắt người được => thị trường chỉ là vùng trung tâm của vật kính (công thức chưa xem )
    Vì vậy nếu giảm f thì độ phóng đại tăng lên nhưng thị trường lại giảm rất đáng kể do hầu như chỉ có ánh sáng ở vùng trung tâm trục kính đến được mắt . còn bọn ngoài bị bẻ khiếp hơn .
    Mọi cố gắng nâng cao độ phóng đại với tên này đều vô ích cho nên chỉ lên được đến 3X là hết cửa . Hơn nữa thì thị trường quá nhỏ nên xem như là mù ( ai dùng kính thiên văn mới biết ý nghĩa của thị trường ) .
    Ngày nay kính thiên văn sử dụng thị kính là kính hội tụ, hãy so sánh nguyên lý để thấy loại này không bị giới hạn về thị trường khi giảm f. (thực tế thị trường cũng sẽ giảm nhưng do vấn đề khác)
    [​IMG]
    ------
    @Thogiao 2 kính hội tụ ghép lại kiểu gì cũng không cho ra kính phân kì . Các ống nhòm đắt tiền đều sử dụng lăng kính lật ảnh , cấu tạo thì như kính thiên văn hiện giờ thị kính vật kính đều là kính hội tụ . Thị kính thường là hệ kính để giảm quang sai , ghép lại thì vẫn là 1 hệ hội tụ
  9. thogiao

    thogiao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2007
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
  10. thogiao

    thogiao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2007
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    - Fairydream đã lấy 2 thấu kính hội tụ ghép lại và test chưa? Kết quả?
    - @: test nhanh bằng cách rọi dưới ánh sáng đèn pin hoặc đèn điện cũng Ok!

Chia sẻ trang này