1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hàng Không 100 năm 1 cái nhìn, Part I

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Antey2500, 06/12/2002.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Chú Ăn Hành Tây cho anh hỏi phát, thế bay cobra thế này có tránh được SAM không hay là chỉ để bắn nhau với máy bay địch cho vui thôi ?
    Phim Blue Max của Đức kể về sỹ quan không quân Stachen có chiến thuật "cobra" kiểu cắm đầu xuống đất, khiến cho máy bay địch bay vọt qua đầu, sau đó thì Stachen sẽ ngóc đầu lên và bắn vào máy bay địch.
  2. lamole

    lamole Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    1
    hỏi mọi người một chút:
    cobra dựng ngược như zậy tất nhiên sinh ra moment làm xoay máy bay, không biết Su-27 làm thế nào để khỏi bị lộn vòng vòng theo moment này zậy ta. (hông thôi sau khi kéo lên máy bay xoay vòng vòng ngược chiều kim đồng hồ, khỏi bay bò zì luôn).
  3. ucbu

    ucbu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    577
    Đã được thích:
    0
    ối thằng ttvnol củ chuối em viết reply cho bác fugaka hai ba hôm trước rồi mà không post được, bây giờ post lại vậy
    Hehe về động tác cobra này có điều rất vui là nó được bàn tán ở khắp nơi về khả năng chiến đấu của nó nhưng Sukhoi không hề nói gì về khả năng chiến đấu của động tác này mà chỉ dùng nó để chứng tỏ khả năng linh hoạt vượt trội so với máy bay phương tây.
    Khi máy bay lên đến đỉnh của cobra thì gần như đứng yên, các radar lock theo hiệu ứng doppler sẽ bị unlocked (cái này theo cái hình của bác visser post lại). Còn nếu bị tên lửa tầm nhiệt thì phi công chắc không dại gì dùng cobra để né cả
    Đoạn rơi 400m thì em không chú ý thật em chưa bao giờ được xem máy bay biểu diễn cả bây giờ đang ở úc củ chuối nên chẳng có hy vọng gì. Hồi bé có lần được sang Nga thì lại ốm đúng hôm có triển lãm hàng không
    Vietchess | Ván cờ hay | Chess puzzle
  4. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Xin được post lại mấy cái link máy bay sử dụng các thủ thuật chiến đấu
    Đây là trò cobra maneuver
    http://aeroweb.lucia.it/~agretch/Movies/Testpilots1.MPG
    107 Kb
    Còn đây là trò Tailslide
    http://aeroweb.lucia.it/~agretch/Movies/Testpilots4.MPG
    169 Kb
    http://aeroweb.lucia.it/~agretch/Movies/su37.4.MPG
    Cái video này thằng su-37 biểu diễn cobra đặc sắc luôn ( chậm và rõ ràng hơn )
    http://aeroweb.lucia.it/~agretch/Movies/su37.12.13.14.MPG
    Còn cú lượn ngoạn mục này cũng đã luôn
    Động tác cobra làm tăng góc AOA có lợi thế trong cận chiến tưởng tượng như bạn đang bị vây bốn bề thì dùng cobra là có thể khai hoả bắn thằng ở trên và ở dưới rồi ( bắn tên lửa quay ngược 180 độ về phía sau )
    Còn nếu bạn nói về unlocked thì chẳng nhẽ nếu bị máy bay địch sử dụng rada theo hiệu ứng doppler lock thì chỉ cần thực hiện cobra maneuver một cái là thoát à. Rada xung doppler luôn có một thiết bị kiểm soát tốc độ mục tiêu tần số thay đổi và có thiết bị nén xung, không đương nhiên dễ dàng mà mục tiêu lại tự dưng biến mất được
    Máy bay su-27 Nga có thiết bị cân bằng động lực tốt nên không bị lộn tùng phèo khi thực hiên cobra nhưng nếu làm gắt quá thì cũng làm máy bay lộn luôn một vòng trên không và cú thể hiện đó coi như không thành công
    Còn chuyện dùng cobra để tránh SAM thì chắc là không thể
    [​IMG]
  5. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Cobra là động tác thực hiện trong dog-fight nghĩa là các trận không chiến tầm gần .Gần có nghĩa là độ dưới 5 km ,thực ra dog-fight thông thường chỉ khoảng 2 km đến vài trăm thước .Ở tầm gần này thì có rất nhiều chuyện xảy ra :
    Thứ nhất do quá gần nên mổi khi địch di chuyển thì nó rất mau chóng rơi khỏi thị trường của ta hoặc tầm bắn ,do radar và tên lửa chỉ ngắm bắn hiệu quả ở 1 góc độ nào đó ,càng ra xa thì góc độ lại bao quát 1 khoảng không lớn hơn ,chính vì thế khi ở xa thì địch chạy khó thoát khỏi góc ngắm còn gần thì chỉ cần nó lượn 1 phát là ra khỏi thị trường của ta rồi .
    Chính vì tầm gần độ cơ động ngang-dọc có ý nghĩa như vậy nên không dại gì tăng tốc mà giảm tốc thật nhanh để đạt độ cơ động tối đa .
    Hẳn bạn biết từ góc tác xạ rồi chứ . 1 xạ thủ có kinh nghiệm đều luôn tìm cách làm hẹp góc tác xạ về 0 độ hoặc 180 độ .Nghĩa là ta đứng sau lưng đối phương bắn thẳng vào đường chạy của nó hoặc đứng đối diện và bắn ,dù đối phương có chạy nhanh ra sao cũng không thể né .
    Còn khi đường bắn của ta vuông góc với đối phương là góc tác xạ lớn nhất 90 độ ,tình huống này tệ hại nhất ,đối phương di chuyển cắt mặt lấy đường ngắm đã khó đã vậy bắn lại rất dể trật .Chính vì dog-fight đánh tầm gần nên việc chiếm lĩnh góc đánh cần thiết và nhanh chóng thoát khỏi góc tác xạ lợi thế của đối phương là phương cách sống còn duy nhất .Bay nhanh không có ích lợi gì khi bị bám đuôi và nó nả cho 1 phát ,máy bay không thể nào nhanh hơn tên lửa và thế là ..........bùm .

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  6. nguoiquansat

    nguoiquansat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    1.542
    Đã được thích:
    352
    Các bác cho hỏi: sao các máy bay cánh quạt, đặc biệt là thời kỳ WW1 và WW2 đều có một cái sợi dây căng ở trên lưng đính vào đuôi thế? Cái gì vậy, tác dụng của nó ntn??
    Ví dụ con IL-2
    Hay con A-20 của Mỹ

    The Observer

    Được nguoiquansat sửa chữa / chuyển vào 22:39 ngày 17/09/2003
  7. Visser_Three_new

    Visser_Three_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/11/2001
    Bài viết:
    784
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ là dây điều khiển rudder hoặc flaps bác ạ.

    [​IMG]
  8. tran_manh_hai_new

    tran_manh_hai_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2001
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    2 cái dây đấy được gọi la giây trời phục vụ cho vô tuyến điện đấy mà, thời kỳ lạc hậu mà
    Tranmanhhai
  9. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Bác nói hoàn toàn đúng đấy [nick]Visser Three[/nick].Thời WW1 hay thì khái niệm điều khiển bằng thiết bị thuỷ lực (các pitttong dầu ) vẩn chưa tồn tại ,đến thời WW2 thì vài thế hệ máy bay có nhưng nói chung là chưa phổ biến .
    Phổ biến nhất vẩn là dùng dây nối từ cần điều khiển đến flap(cánh điều khiển ) rồi nối từ bàn đạp ở chân đến Rudder(cánh đuôi đứng).Khi bay thì tay kéo cần điều khiển sẻ chỉnh flap giúp lượn hay bổ nhào còn đạp dây kéo rudder thì điều khiển cánh đuôi đứng ,vai trò của nó thì đã nhắc đến trong chủ đề này rồi .
    Còn về vô tuyến điện : thời WW1 gần như không có
    Thời WW2 thì có cũng tương đối nhiều và nó chỉ là 1 cái anten phát và thu sóng cùng với 1 máy bộ đàm ,nói chung là trong đội sẻ quy định nói với nhau bằng tầng số nào thì vặn tới tầng số đó để nói với nhau.Không hề có chuyện kênh liên lạc bí mật an toàn gì cả,bởi thế trong WW2 mới có chuyện LX cuốn cuồng đi tìm những người từng sang Đức và biết nói tiếng Đức để dịch lại các cuộc nói chuyện mà họ nghe được hay giải mả các bức điện.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  10. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Máy bay phản lực có một thời kỳ ngắn ngủi: thử nghiệm, kéo dài khoảng 10 năm trước WW2. Sau đó là thời kỳ tăng tốc: các nhà sản xuất đua nhau làm cho nó bay nhanh hơn bất chấp mọi thứ.
    Nhưng từ những năm 1970 trở lại đây, việc tăng tốc không còn là mục tiêu hàng đầu. Thực tế những máy bay bay nhanh nhất và bay nhanh nhất trong tầng đối lưu lại không thể chiến đấu được. Người ta đua nhau làm nó ổn định hơn và ổn định hơn ở các tốc độ khác nhau: rất nhanh và rất chậm, tăng tốc nhanh hơn, mang nặng hơn, vòng gấp hơn.
    lamole

    "hỏi mọi người một chút:
    cobra dựng ngược như zậy tất nhiên sinh ra moment làm xoay máy bay, không biết Su-27 làm thế nào để khỏi bị lộn vòng vòng theo moment này zậy ta. (hông thôi sau khi kéo lên máy bay xoay vòng vòng ngược chiều kim đồng hồ, khỏi bay bò zì luôn).
    "
    Việc xoay máy bay thông thường được chống lại ở tốc độ cao bằng các cánh khí động-trọng tâm. Khi ở tốc độ thấp và rất thấp, các cánh khí động mất tác dụng. Khi ở tư thế bay đứng, trọng tâm mất tác dụng. Do đó các máy bay lên thẳng phản lực rất đắt và tốn kém-nếu muốn giữ tính năng chiến đấu. Với máy bay cách quạt và một rotor phản lực, đổi hướng máy bay ở tốc độ thấp rất nguy hiểm, may cho chúng ta là SU có hai rotor lận, và có các cánh lái khí thải, lại được lái tự động một phần. Hai rortor nên triệt tiêu hiệu ứng con quay.
    ucbu

    "Hehe về động tác cobra này có điều rất vui là nó được bàn tán ở khắp nơi về khả năng chiến đấu của nó nhưng Sukhoi không hề nói gì về khả năng chiến đấu của động tác này mà chỉ dùng nó để chứng tỏ khả năng linh hoạt vượt trội so với máy bay phương tây.
    Khi máy bay lên đến đỉnh của cobra thì gần như đứng yên, các radar lock theo hiệu ứng doppler sẽ bị unlocked (cái này theo cái hình của bác visser post lại). Còn nếu bị tên lửa tầm nhiệt thì phi công chắc không dại gì dùng cobra để né cả
    Đoạn rơi 400m thì em không chú ý thật em chưa bao giờ được xem máy bay biểu diễn cả bây giờ đang ở úc củ chuối nên chẳng có hy vọng gì. Hồi bé có lần được sang Nga thì lại ốm đúng hôm có triển lãm hàng không
    "
    Lần đầu tiên, HP xem đoạn băng một công trình sư nói về chiếc SU của nhóm ông với các phóng viên. Ông nói: đây là một động tác rất khó, dùng để huấn luyện và chỉ máy bay Nga và phi công Nga có. Khi chiến đấu, tư thế này làm mồi cho tên lửa. Sau đó, mọi thứ đã thay đổi, các động cơ mạnh được thiết kế bằng siêu máy tính, đốt hậu bổ xung oxide là máy bay tăng giảm tốc rất nhanh. Trong phim Top Gun, các bác có thể thấy ứng dụng: khi bị đuổi, giảm tốc rất nhanh và vọt lên: chuyển sang đuổi. F22 được thiết kế cố gắng như vậy, nhưng so với các SU còn xa.
    Visser Three post lại của bác Antey2500, bác Lekien cũng đã nói về việc này. Thực ra, không thể chống được tên lửa hay RADAR bằng tư thế bay này, tính năng chiến đấu của nó đơn giản như sau.
    [​IMG]
    Việc thay đổi tốc độ và hướng bay ưu việt, cùng sự ổn định đã cứu Phạm Tuân: anh lao thẳng máy bay xuống đất đến khi địch không dám đuổi theo.
    Đoạng rơi 400m thì các bác thấy: nó rơi nhanh vì có động cơ đấy chứ: đó kà thời kỳ phục hồi tốc độ để chiến đấu.
    Thậy có một điều lạ: thời kỳ tăng tốc, MIG trội lên nhưng thời kỳ cơ động: SU lại trội lên.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này