1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hàng Không 100 năm 1 cái nhìn, Part I

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Antey2500, 06/12/2002.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Thấy có một điều lạ: thời kỳ tăng tốc, MIG trội lên nhưng thời kỳ cơ động: SU lại trội lên.
    Cái này thì có gì là lạ Huy Phúc .
    Nhìn kỷ lại lịch sử từ trước đến nay của Mig và Su là ta thấy ngay rồi .Mig từ xưa nay cánh rất nhỏ còn thân thì tròn vo và suông đuột như 1 mủi tên : mục đích là làm sao để lao thật nhanh như 1 mủi tên bằng động cơ mạnh và cánh nhỏ hạn chế lực cản .
    Còn nhà Su từ thời xưa đã chú trọng hơn đến các đường cong uốn lượn giúp dòng air-flow trơn và mềm hơn trên thân và cánh dù ở góc độ lớn hay tốc độ nhỏ .
    Nhìn lại thiết kế gần đây nhất ,thằng Mig-29 OKB hay SMT vẩn chưa có các đường cong cần thiết trong khí đó Su27 đời nào thì vẩn uốn lượn rất tuyệt.Thằng Mig-31 và Mig35 thì được thiết kế như 1 mủi tên có gắn thêm 2 cánh và ít hoả tiển cơ động kém nên khi vác nó vào dog-fight thì tiêu rồi ,còn tụi Su thì thích hợp cho Multi-role hơn .Khi làm đánh chặn thì gắn radar tốt ,avionic tốt ,động cơ mạnh và tên lửa tầm xa vào ,khi làm fighter thì gắn kiểu fighter khi cần đánh đất thì gắn thêm radar quan trắc địa và thêm vủ khí đối đất thế thôi .Thằng Mig29 cũng gần được như thế còn mấy cu như Mig31 và Mig35 thì bay như mủi tên lấy gì đánh nhau với mục tiêu với đất chạy rề rề ,cơ động kém thì dog-fight kiểu gì bây giờ.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  2. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Cái này là động tác "tailslide maneuver" đó chứ... cái này mà máy bay địch đuổi rốn lên một tí thì tiêu đời còn gì, góc AOA của máy bay địch con rộng hơn cả máy bay su30mk
    [​IMG]
  3. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Cả cái tựa tấm hình em đưa ra cũng cho biết nó là trò gì rồi mà ,nói chung máy bay cơ động hơn thì làm trò gì địch thủ cũng không đở nổi

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  4. blackpuma

    blackpuma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2003
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Cho em hỏi 1 điều này! Có những chiếc máy bay thời Đệ nhất Thế Chiến ấy! súng của nó được gắn ngay trên động cơ và ngay đằng sau cánh quạt! Vậy thì làm cách nào mà đạn không dính vào cánh quạt khi bắn thế?!
    Được blackpuma sửa chữa / chuyển vào 13:52 ngày 18/09/2003
  5. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Thằng kỹ sư người Hà Lan là thằng đầu tiên giải quyết vấn đề này đó chính là súng galting bắn bằng động năng từ cánh quạt nên điều chỉnh được việc bắn không trúng cánh quạt.
    Trước đó súng phải lắp trên cao và có thêm 1 thằng cầm bắn còn máy bay Đức thì lắp cao lên trên gần buồng lái thằng lái sẻ tự bắn luôn ,sau này mới có vụ truyền động năng này .

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  6. haanh88

    haanh88 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    0
    Khi làm đánh chặn thì gắn radar tốt ,avionic tốt ,động cơ mạnh và tên lửa tầm xa vào ,khi làm fighter thì gắn kiểu fighter khi cần đánh đất thì gắn thêm radar quan trắc địa và thêm vủ khí đối đất thế thôi .Thằng Mig29 cũng gần được như thế còn mấy cu như Mig31 và Mig35 thì bay như mủi tên lấy gì đánh nhau với mục tiêu với đất chạy rề rề ,cơ động kém thì dog-fight kiểu gì bây giờ.
    Từ thời Mig tiền sử đã theo hướng chế tạo máy bay đánh chặn, tấn công mặt đất rất hạn chế. Mig tiêu biểu cho một lý thuyết người Nga theo đuổi mà không ai bắt chước nổi: muốn giải quyết không chiến bằng hàng trăm máy bay một lúc, kiểu như những trận bảo vệ Moscow trong WW2. Nên máy bay cần được chỉ huy thống nhất trong đội hình lớn, vũ khí không cần mang nhiều chỉ cần uy lực mạnh, tập trung giải quyết đam mê về tốc độ. Vì vậy mà Mig luôn có dạng mũi tên, các giá treo móc tên lửa, thùng dầu phụ rất hạn chế. Mig luôn bay nhanh, bám mục tiêu và tấn công quyết đoán rồi... mau chóng hạ cánh (tất nhiên còn phụ thuộc vào bản lĩnh phi công và nghệ thuật tác chiến). Từ thế hệ Mig super-sonic đầu tiên Mig21 đến nay, người Nga chẳng đem Mig đi không chiến trận nào, toàn người khác đem về xài, bộc lộ khá nhiều bất cập. Seri đầu tiên chỉ treo 2 tên lửa K-13 loại tầm nhiệt, seri sau mang 4 quả nhưng hoàn toàn vứt bỏ canon, lý do: đã dùng tên lửa thì canon không dùng làm gì cả, phải sang đời Mig21bis mới trang bị canon (đây cũng là thế hệ MIg21 trội hơn hẳn về động cơ, tầm bay và hoả lực). Trong khi đó F4 Fantom đối thủ cùng thời lại khác hẳn, cùng là F4 nhưng chia ra các đời A,B,C....đều có thể giải quyết nhiệm vụ đa năng: không chiến và tấn công mặt đất. Vũ khí là tên lửa, bom, và một khảu canon 6 nòng 20ly tốc độ bắn 1000 phát/phút. Nhìn F4 ra đánh trận thấy cánh máy bay không còn hở chỗ trống: không tên lửa, bom, thì cũng thùng dầu phụ. F4 không chiến có thể dùng tên lửa, cận chiến hoặc bắn mục tiêu bay chậm dùng canon, thậm chí khi phát hiện mục tiêu nhỏ dưới đất có thể bổ nhào dùng canon bắn. Mig21 thì chịu. Để bắn mặt đất Mig21dùng Rocket thay cho mang tên lửa. Không quân VN đã dùng rocket thay cho canon để đánh cực gần trong các cuộc không chiến. Thế hệ Mig sau này càng ngày càng cải tiến không còn ấu trĩ như thế hệ đầu nhưng dấu ấn Mig vẫn đặc trưng: phục vụ "chủ yếu" cho không chiến.Trên Forum có bài so sánh F16 với Mig29, đúng văn phong tiếp thị phương tây. Nhưng ở đâu có Mig thì ở đó các máy bay đối phương phải ngó trước trông sau...Chung quy là ở cách dùng máy bay.
  7. levanle2001

    levanle2001 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/11/2001
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    (Lâu lắm mới vào box này, lại chỉ post được mấy cái cười nhăn nhở )
    Thôi viết thêm vài dòng vậy:
    Tôi nhận thấy có một vài người luôn luôn ủng hộ chỉ Nga hoặc Mỹ, bất kể loại vũ khí nào của nước đó cũng là #1. Một số thì giọng hơi có vẻ hậm hực, nói xấu cá nhân người khác ý kiến với mình.
    Tôi nghĩ, để là một người thảo luận nghiêm túc trong box KTQS, mỗi chúng ta nên để ý tránh hai thái cực này. Các bác có để ý là box ta dạo này buồn tẻ không? Nguyên nhân là vì không có các cuộc tranh luận sôi nổi, mang nhiều thông tin nữa. Mà lý không có các cuộc tranh luận như vậy là vì nhiều người đã bỏ đi vì không thích kiểu tranh luận như vậy.

    Le Van Le
  8. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Từ thế hệ Mig super-sonic đầu tiên Mig21 đến nay, người Nga chẳng đem Mig đi không chiến trận nào, toàn người khác đem về xài, bộc lộ khá nhiều bất cập. Seri đầu tiên chỉ treo 2 tên lửa K-13 loại tầm nhiệt, seri sau mang 4 quả nhưng hoàn toàn vứt bỏ canon, lý do: đã dùng tên lửa thì canon không dùng làm gì cả, phải sang đời Mig21bis mới trang bị canon (đây cũng là thế hệ MIg21 trội hơn hẳn về động cơ, tầm bay và hoả lực). Trong khi đó F4 Fantom đối thủ cùng thời lại khác hẳn, cùng là F4 nhưng chia ra các đời A,B,C....đều có thể giải quyết nhiệm vụ đa năng: không chiến và tấn công mặt đất. Vũ khí là tên lửa, bom, và một khảu canon 6 nòng 20ly tốc độ bắn 1000 phát/phút. Nhìn F4 ra đánh trận thấy cánh máy bay không còn hở chỗ trống:
    không tên lửa, bom, thì cũng thùng dầu phụ. F4 không chiến có thể dùng tên lửa, cận chiến hoặc bắn mục tiêu bay chậm dùng canon, thậm chí khi phát hiện mục tiêu nhỏ dưới đất có thể bổ nhào dùng canon bắn. Mig21 thì chịu.....
    -----------------------------------
    Không ai đem Mig21 là loại interceptor ra so sánh với F4 Phantom II là loại multi fighter cả, đơn giản là tính năng của nó khác nhau. Còn về chuyện đến đời Mig21 Bis mới có canon tôi nghĩ bạn chưa biết chính xác rồi , Mig21 thế hệ từ Mig21F, PF,PFM thì không có canon nhưng đến đời MIg21-MF thì đã có gắn canon ở dưới bụng máy bay, đơn cử một chiếc ở trung đoàn Sao Đỏ ( 921) có một chiếc mang số hiệu là 5121, chiếc này đã hạ 8 máy bay Mỹ tính đến ngày 27/12/1972. Mig21-Bis là loại sau đời này được trang bi cac thiết bị avionic khá hơn, động cơ mạnh hơn và airframe cũng tốt hơn
    Còn về F4 bạn bảo đều có cannon thì lại càng sai nữa, tất cả các F4 đời A,B,C,D,J ,G,H phiên bản cho Navy và cả cho Airfore đều không có cannon, vì lúc đó người Mỹ rất tự tin vào tên lửa AIM-7D/E Sparrows tầm trung điều khiển bắng radar dùng để hạ mục tiêu từ xa khi mà mục tiêu còn chưa phát hiện ra là mình bị bám đuôi ( ....were believed to be the way of the future, detecting,tracking and killing non-manoeuvring targets at great distances before the targets realised that they were even being hunted), còn tên lửa tầm ngắn là loại AIM-9B sidewinder dùng để Dogfighting. Có lẽ do thời đó kỹ thuật còn kém nên thực tế không chiến ở Việt nam cho thấy học thuyết trên là sai lầm, tên lửa hay bị trục trặc còn khi vào gần thì máy bay mẽo chịu chết vì chả có vũ khí gì có thể fire cả nên mới có chuyện Mig17 dùng ba câycannon hạ nhiều F4 khi dogfighting, chỉ có đời F4E là có trang bị cannon để khắc phục nhược điểm trên
    BE COOL!
  9. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    tailslide maneuver và cobra có nhiều điểm giống nhau. Tuy hình dáng đường bay khác nhau nhưng đều dùng những tính năng tương tự của phi công và máy bay. Một số phi công ưu tú còn biểu diễn cobra làm máy bay ... hơi lùi một chút (với SU27).
    fugaca:
    Cái này là động tác "tailslide maneuver" đó chứ... cái này mà máy bay địch đuổi rốn lên một tí thì tiêu đời còn gì, góc AOA của máy bay địch con rộng hơn cả máy bay su30mk
    he he he he he. Nếu hai máy bay tương đương và phi công như nhau thì chiếc trên cao bị hạ trước còn gì, từ lúc chưa thực hiện đường lườn tailslide. Chủ yếu trong hình thế mạnh thể hiện: chiếc dưới thấp không thể ổn định trong điều kiện đặc biệt: bay đứng với tốc độ thấp, cũng không thể tăng (hoặc giảm) tốc độ nhanh chóng. Do đó chiếc dưới thấp buộc phải giữ hướng và tốc độ: nó không thể đưa đối phương vào góc bắn khi ở phía sau. Nhanh chóng bị chuyển vào góc bắn đối phương.
    Trong phim Top Gun, diễn viên TomHank đã thực hiện động tác này. Nhưng khả năng thực hiện động tác này của F16 rất kém do bộ đuôi tên lửa của nó: chỉ bay thẳng thì tốt. Khả năng này của MIG21 đã trội hơn các máy bay cùng thời, đến SU27 thì nổi hẳn.
    Nhân nói, chỉ Nga và đồng minh có chiến lược máy bay đánh chặn, nó giải quyết bài học đắt giá của WW2: số lượng lớn máy bay và phi công.
    ducsnipper

    Không ai đem Mig21 là loại interceptor ra so sánh với F4 Phantom II là loại multi fighter cả, đơn giản là tính năng của nó khác nhau. Còn về chuyện đến đời Mig21 Bis mới có canon tôi nghĩ bạn chưa biết chính xác rồi , Mig21 thế hệ từ Mig21F, PF,PFM thì không có canon nhưng đến đời MIg21-MF thì đã có gắn canon ở dưới bụng máy bay, đơn cử một chiếc ở trung đoàn Sao Đỏ ( 921) có một chiếc mang số hiệu là 5121, chiếc này đã hạ 8 máy bay Mỹ tính đến ngày 27/12/1972. Mig21-Bis là loại sau đời này được trang bi cac thiết bị avionic khá hơn, động cơ mạnh hơn và airframe cũng tốt hơn
    Còn về F4 bạn bảo đều có cannon thì lại càng sai nữa, tất cả các F4 đời A,B,C,D,J ,G,H phiên bản cho Navy và cả cho Airfore đều không có cannon, vì lúc đó người Mỹ rất tự tin vào tên lửa AIM-7D/E Sparrows tầm trung điều khiển bắng radar dùng để hạ mục tiêu từ xa khi mà mục tiêu còn chưa phát hiện ra là mình bị bám đuôi ( ....were believed to be the way of the future, detecting,tracking and killing non-manoeuvring targets at great distances before the targets realised that they were even being hunted), còn tên lửa tầm ngắn là loại AIM-9B sidewinder dùng để Dogfighting. Có lẽ do thời đó kỹ thuật còn kém nên thực tế không chiến ở Việt nam cho thấy học thuyết trên là sai lầm, tên lửa hay bị trục trặc còn khi vào gần thì máy bay mẽo chịu chết vì chả có vũ khí gì có thể fire cả nên mới có chuyện Mig17 dùng ba câycannon hạ nhiều F4 khi dogfighting, chỉ có đời F4E là có trang bị cannon để khắc phục nhược điểm trên

    Trong CT Việt Nam, cả hai bên nhận thấy nhược điểm của mình và cải tiến. Như là MIG21 tầm bắn tên lửa thấp. Nhưng sai lầm nhận thấy trong F4 thì rất nhiều, điều đó giải thích tại sao với số lượng quá ít ỏi, MIG21 lại ngang tàng với F4 như vậy.
    Thứ nhất: trước 70, F4 không có canon (đồ cổ mà, có tên lửa sidewinder rồi, bỏ). Điều này thì sửa nhanh thôi.
    Thứ hai với bộ đuôi mũi tên, F4 (và F5,F16) bị thất tốc rất lớn khi đổi hướng. Cũng không ổn định ở tốc độ tấp. Nguyên nhân: thời đó chưa có lái tự động và tự động một phần. Nên các máy bay ổn định bằng cơ chế trọng tâm-giá cánh chữ V. Cơ chế này, khi mất ổn định hay đổi hướng, bụng máy bay ưỡn ra đón gió, cánh đuôi ngang và cánh chính hình V lên trên làm máy bay ổn định trở lại. Đuôi F4 đến F16 và Tornado có hình đuôi tên lửa :ba góc khá đều. Khi bay thẳng ở tốc độ cao ít tốn nhiên liệu, nhưng khi cận chiến thì...thua MIG17. Với động cơ tồi hơn, các MIG thoải mái đuổi theo F4, khi này F4 có động cơ mạnh nhưng mỗi cú ngoặt nhỏ cũng thất tốc. Đây cũng là nguyên nhân F4 hay bị tai nạn khi động cơ ngừng hoạt động trong luồn khí thải của đồng đội: máy bay mất ổn định nhanh chóng. Điển yếu này thì không thể sửa ngay được, chỉ đến đời F18 và F22 mới hoàn thiện. F16 và Tornado được trang bị thêm cánh phụ trước. Điều này làm máy bay ít thất tốc hơn khi đổi hướng nhưng lại gây mất ổn định khi bay chậm. Cánh phụ này chỉ được sử dụng triệt để khi có lái tự động và tự động một phần. Đây là nguyên nhân Tornado1 phải trang bị máy móc điện tử quá sớm: dự án thất bại thảm hại.
    Dễ hiểu: hai bên cố gắng sử dụng mặt mạnh của mình. F4 hồi 69-70 trội hơn. Họ sử dụng nhiều tốp ở độ cao khác nhau và nhiều hướng, tận dụng khả năng tấn công từ xa và bay lâu. Khi MIG21 cất cánh đánh một tốp thì bị tốp khách tấn công. Nhiều MIG21 rụng đuôi mà không biết ai bắn.
    Vũ Xuân Thiều (khuôn mặt hiền như học sinh, hướng dẫn viên của nhiều phi công nổi tiếng, như là Cốc) đã kết thúc thời kỳ trên. Đây là phi công chuyên đánh thử phương án mới, do đó ông là phi công hạ nhiều loại nhất. Trận đánh diễn ra âm thầm và ly kỳ như chuyện kiếm hiệp.
    Dài dòng chút.
    Phương án của F4 là dùng tầu sân bay và các căn cứ Thái Lan xuất phát từ nhiều hướng, nhiều thời gian, nhiều độ cao. Với số lượng tuyệt đối hơn, F4 luôn có máy bay thường trực để tấn công các mục tiêu mới xuất hiện. Việc chỉ huy thống nhất từ các máy bay chỉ huy mang RADAR lớn trên biển hay Thái Lan. Thiều (số1, tấn công) và Cốc (số 2, cảnh giới) một phi đội, mục tiêu mới xuất hiện Thanh Hoá. Phi đội bay thấp để tránh RADAR trên máy bay từ Thái Lan. Khi vào gần, theo phương án, phi đội vọt lên độ cao lớn, nơi này, RADAR từ Thái Lan cũng rất kém và sẽ tấn công từ trên cao, phía sau. Nhưng từ trên cao, Thiều nhận thấy mục tiêu rất giống MIG21, liền dừng tấn công, bật máy hỏi và đợi xác nhận. Xác nhận sai, cự ly chỉ còn 1500m.
    Sau này được biết, đó là loại máy bay mới, lần đầu tham chiến và bị hạ. Cũng từ đó, các phương án của F4 mất tác dụng.
    Trận đánh của Phạm Tuân mang nhiều tính cổ động: rất nhiều đơn vị tạo ra chiến công cho anh. Tuân bất ngờ tiếp cận mục tiêu như trên (bay thấp và vọt lên rất cao). Sau khi hạ B52, anh bị cả đoàn F bám theo. Tuân lao thẳng xuống đất. Các F đành chịu vì không thể đổi hướng như MIG21 được: nếu đuổi theo nữa sẽ cắm xuống đất.
    Trận đánh của Vũ Đình Rạng cũng vậy, khi Rạng bất ngờ vọt lên, đội F bảo vệ đành bó tay nhìn B52 ăn đạn.
    Sau này, Sài Gòn cộng hoà có cả phi đoàn F5, nhưng không quân cộng hoà chưa một lần...........không chiến.
    Chiến công lớn nhất của các MIG là Triều Tiên, thời đó chưa có tên lửa, khả năng canon của MIG (giữ tốc độ khi cận chiến) trội hơn hẳn, bất chấp thất bại của Trung Quốc và Bắc Triều, không một xác máy bay Nga nào được tìm thấy mặc dù phần lớn không chiến trên đất địch.
    F22, được thiết kế để khắc phục hoàn toàn những yếu kém của F, kếp hợp với tải trọng lớn. Nhưng giá thành đắt đỏ làm nó bỏ đi nhiều tham vọng: cất cánh thẳng đứng, triệt tiêu hồng ngoại. Bộ đuôi mũi tên được thay thế hoàn toàn. Nhưng chưa thể thực hiện những động tác bay như SU và MIG được. Còn lâu thì tỷ lệ lực đẩy/trọng lượng và khí động mới đuổi kịp.
  10. superheavytank

    superheavytank Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2003
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    em thấy các bác toàn thích một là Nga hai là Mĩ thôi. Theo em thì vũ khí cũng là một thị trường lớn và sẽ có rất nhiều nhà kinh doanh nhảy vào, giải quyết một khó khăn trong kĩ thuật quân sự chắc cũng không khó bằng khó khăn trong các lĩnh vực khoa học kĩ thuật khác. Đến như Việt Nam mình trong chiến tranh với nền nông nghiệp lạc hậu cũng còn tự chế được nhiều loại vũ khí với nguyên liệu sẵn có. Trong kinh doanh vốn rất quan trọng nên em nghĩ ngoài Nga có rất nhiều nước có nền công nghiệp phát triển đều có thể sản xuất các loại vũ khí công nghệ cao để đem bán chứ. Hy vọng được mọi người chỉ giáo!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này