1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hàng Không 100 năm 1 cái nhìn, Part I

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Antey2500, 06/12/2002.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Visser_Three_new

    Visser_Three_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/11/2001
    Bài viết:
    784
    Đã được thích:
    0
    Em hò?i cĂc bĂc khĂ khĂng phải, chứ nếu trĂn 'ường vận chuyfn thế kia mĂ gặp cơn bĂo hoặc giĂ to mTt phĂt thĂ '' thằng nĂo giữ n.i cho nĂ khĂng b
    [​IMG]
  2. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Mới 2 hôm không vào box và topic này ,hôm nay vào đọc thấy mình bị hụt mất 3 trang hấp dẩn ,
    về mấy con vịt biển này thì em chưa bao giờ xếp nó vào hàng máy bay vì hoặc nó chỉ bay là là như gà vịt hoặc nó chỉ bay 1 đoạn ngắn hoặc chỉ cất cánh rồi đáp trên biển sao đó bơi vào bờ .Máy bay thực thụ thì phải cất cánh hạ cánh thật dể dàng chứ .
    Nhưng quả thật nói về kích thước và trọng tải trong họ hàng nhà chim (có cả gà vịt trong đó ) thì thằng AN-225 chưa phải là chú to nhất .Còn thằng HK-1 nó chỉ là dự án thử nghiệm và tuyên truyền ,cánh gổ chịu lực kém nên nó chỉ bay 1 và chỉ 1 lần (e là bay lần thứ 2 thứ 3 rồi sẻ có chuyện )Cánh gổ chịu lực kém lại dài đến 96m cho nên chỉ cần gió giật cấp 5-6 thôi là cánh đằng cánh mà thân đi đằng thân.Tuy vậy thiết kế cánh thép thì thời điểm đó hợp kim làm máy thân máy bay còn nặng chính vì vậy khi thay bằng hợp kim loại này thì tiền tăng trọng lượng tăng lúc đó e rằng xuống nước nó là gà chứ không là vịt .Dù có nổi thì cũng chưa chắc bay như vịt được .Bên Nga họ có kinh nghiệm hơn về thiết kế dạng cánh cần thiết còn cánh của HK-1 trông không khác cánh máy bay thông thường bao nhiêu họ chỉ chế 1 chiếc máy bay có cánh nhưng bụng kín có thể nổi trên nước mà thôi.Nga không xuất khẩu cũng dể hiểu ,huyphuc biết nó ngốn của họ bao nhiêu tiền không .Nội tiền lương cho đội ngũ kỹ thuật và tiền nguyên liệu để thiết kế ra con vịt khổng lồ bơi bò và bay được thì kể đâu cho xiết.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  3. nguoiquansat

    nguoiquansat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    1.542
    Đã được thích:
    352
    Hôm truớc nhân kỷ niệm 23 năm ngày VN chế tạo được chiếc MB đầu tiên TL-1 đài THVN đã phát một đoạn tư liệu về vấn đề này, hóa ra chiếc TL-1 mang rất nhiều hy vọng và mơ ước trong đó nên trong bảo tàng KQ người ta mới ghép cho nó lắm chức năng đến vậy. Hóa ra hồi ấy VN mình ko tiếp tục dự án là vì kinh tế nghèo và một số lý do khác ( chắc là làm giảm sự lo ngại của Tung Của và hoa Cầy về việc VN muốn tăng cường tiềm lực QP, trở thanh tiểu bá khu vực). Tuy nhiên trong bài trả lời của ô Hiển Tổng công ty HKVN và ông gì thuộc Kỹ thuật PKKQ ấy thì VN Air line và Binh chủng PKKQ sẽ đầu tư nghiên cứu và khuyến khích tài trợ cho các dự án chế tạo MB dành cho mục đích kinh tế, khoa học và quân sự nếu CHính phủcho phép. Hy vọng lúc đó trong đội ngũ kỹ sư chế tạo MB sẽ có người nào đó trong Box KTQS này nhỉ?

    The Observer
  4. 1inbox

    1inbox Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    chu choa, chiếc tàu bay nào cũng hiên ngang nhưng cũng rất lãng mạn. mấy bồ có khi nào là nạn nhân của tàu bay chưa ? lúc đấy, tớ chẳng còn thấy nó xinh đẹp gì cả. tàu bay = thần chết.
    ngày nay, tàu bay là một trong những cách nước giầu hiếp đáp nước yếu đấy.
    mình mà có tài năng, mình sẽ chế ra cái tên lửa cầm tay bé xíu, chỉ bằng khẩu b41 thui. nhưng nó chính xác - cực nhanh - đi xa vô cùng. có nó, chẳng có ma nào dám ăn hiếp. he he !
    am ur inbox
  5. pajero

    pajero Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/12/2002
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Một số đoạn video về quá trình vượt ngưỡng âm thanh và bay kiểu cobra .Kô rõ các bạn đã xem chưa ,nhưng dù sao cũng post lại cho các bạn chưa biết
    http://www.eng.vt.edu/fluids/msc/gallery/conden/f14.mpeg
    http://www.usnews.com/usnews/politics/whispers/documents/super_flenker.mpeg
    Tương phùng là để biệt ly
    Biệt ly là để lòng đi qua lòng
  6. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Thời kỳ WW1 đến WW2 là thời kỳ máy bay ra đời. Hồi đó chưa có máy tính điện tử mạnh để mô phỏng, người ta chi rất nhiều tiền thử nghiệm để bù chỗ trống của những bài toán khí động đơn giản và thiếu chính xác.
    Hết WW2, máy bay đã có cấu tạo tương tự như ngày nay: đuôi, cánh và động cơ turbine.
    Nhưng, để có cấu tạo đó, là một quá trình đằng đẵng. Công việc thử nghiệm nguy hiểm đến tính mạng, nghiên cứu nguy hiểm đến tài sản chế tạo nguy hiểm đến sự tồn vong của nhà nước. Sự nghiệp chế tạo máy bay gắn liền với các cá nhân nổi tiếng, vượt qua được những tai nạn chết người và sự khánh kiệt tài chính.
    Một trong số đó là Hughes.
    Ông đã làm những gì???
    Thừa kế tài sản 700.000.000 của gia đình(hồi đó rất lớn), ông không yên phận trong ngành dầu lửa tí nào.
    Một mình vượt Đại Tây Dương trên một chiếc máy bay nhỏ. Tham gia đóng phim để nổi tiếng. Để gây tiếng vang nữa: chế tạo áo tí bọc thép. Tất cả những việc đó phục vụ việc nhận những hợp đồng kỳ quặc nhất về kỹ thuật quân sự.
    Cuối đời, ông già Hughes vẫn lập một kỳ tích có một không hai. Thiết kế và thực hiện chiếc Explorer. Đây là một chiếc tầu thuỷ đặc biệt, 2 tỷ USD, với ba cột thép dài được nguỵ trang như là những giàn khoan. Nó đóng ra chỉ để làm một việc và đã thành công: trục với chiếc tầu ngầm hạt nhân mang tên lửa chiến lược K129 của Nga, dưới độ sâu 6km và ngập trong bùn.
    HK-1 "Spruce Goose", được ông nghiên cứu, thiết kế với mục đích có thể bán cho chính phủ những máy bay khổng lồ, đảm bảo hậu cần, chuyển quân. Quan trọng nhất là ứng cứu và đánh chiếm các hòn đảo xa nhau trên Thái Bình Dương. Đây là một ý tưởng độc đáo và vô cùng dũng cảm, vì thời đó, chỉ có gỗ mới đạt được những yêu cầu khổng lồ của dự án.
    Do sự bỏ cuộc của kỹ sư chính Henry Kaiser, chương trình phát triển rất chậm, và không kịp theo chiến tranh. Nhưng hình dáng và kết cấu của nó trở thành khuôn mẫu cho những chiếc Boing khổng lồ sau này.
    Ở Đức, một kỹ sư khác, với số phận không mấy thuận lợi. Ông đã để lại hậu thế những tiêu chuẩn quan trọng nhấy của máy bay chiến đấu: máy bay đánh chặn, máy bay hỗ trợ mặt đất và quan trọng nhất là máy bay chiến đấu trên không với cánh xiên lùi. Tên ông LIPPISCH được đặt cho kết cấu cánh xiên lùi. Huy Phúc tìm khắp nơi số phận của ông sau WW2 mà gần đây mới có được thông tin không đầy đủ lắm.
    Sau thất bại của Đức, LIPPISCH sang Mỹ. Những đóng góp của ông với khoa học hàng không Mỹ rất lớn nhưng không được đền bù xứng đáng. Để làm giầu, ông lao vào một dự án với ý tưởng hoàn toàn mới: tầu bay đệm không khi với cánh nâng LIPPISCH. Không được hỗ trợ tài chính, ông trở về Đức tiếp tục phát triển ý tưởng với tiền của những công ty đồng hương. Nhưng sự phát triển quá mạnh của kỹ thuật Nga trong lĩnh vực này đã đè bẹp ông. Những người kế tục sự nghiệp đã sử dụng kỹ thuật Nga.
    Để hiểu thêm về cha đẻ của các dòng máy bay chiến đấu phản lực, ta xem một vài thông tin:
    Alexander Lippisch.
    http://www.luft46.com/lippisch/lippisch.html
    [​IMG]
    Máy bay phản lực tiêm kích đánh chặn Lippisch P.20. Đây là máy bay chiến đấu mẫu cho những máy bay sau này. Con hậu duệ trực tiếp của nó là Me 163 "Komet". Được hoàn thành và cung cấp kỹ thuật cho công ty Messerschmitt trước khi phòng phát triển công ty này dừng hoạt động (4-1934, do sát nhập). ! động cơ Jumo 004 turbojet. 2 cannon MK 108 30mm ở nách cánh.
    Span: 9.3 m (30'' 6.4") Length: 5.73 m (18'' 9.8") Max. Speed: 915 km/h (568 mph)
    http://www.luft46.com/lippisch/3blp13a.jpg[/ing]
    đánh chặn P.13a
    Máy bay mang động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng dùng cất cánh tạo tốc độ để động cơ ram jet hoạt động, . Nhiên liệu động cơ ram jet rất dễ khiếm trong chiến tranh : bột than.
    Span: 6.0 m (19'' 8.4") Length: 6.7 m (22'') Max. Speed: 1650 km/h (1025 mph) . Thử nghiệm đạt Mach 2.6
    Đây là máy bay chiến đấu huyền thoại lúc đó, đáng tiếc chưa kịp sử dụng.
    Ảnh trên chiếc tầu lượn DM-1, được thiết kế để thử nghiệm P-13A
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  7. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Lippisch Li P.13b
    Phát triển tiếp theo của P-13A. Vẫn dùng động cơ RAMJET chạy than.Tiến bộ lớn nhất là buồng đốt gốm 6 cạnh với bồn chứa nhiên liệu tròn quay chậm. Buòng lái được đưa ra phía trước.
    Không một mẫu nào đưa bản thiết kế này bay lên, do sự cạnh trang của chiếc cường kích Me 262. Không ngăn cản có trở thành mẫu của các máy bay sau này:
    Span 6.9 m
    Length 7.2 m
    Height 1.47 m
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  8. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Một chương trình nữa không kịp hoàn thiện.
    Hè 1942, Alexander Lippisch nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom 2 động cơ phản lực bay nhanh.
    Mẫy thử khí động April 1944, với hai động cơ Jumo 004B turbojet . Vũ khí
    2 cannon MK 103 30mm trên cánh.
    2 cannon MK 103 30mm trên giá đeo hay đổi lấy 1 cannon BK 7.5 75mm.
    Salzburg, quân Mỹ bắt được mấu thử không động cơ. Đó là phần đã hoàn thành của chiếc này.
    Sải cánh Span: 10.8m (35'' 5.5")
    dài Length: 7.49m (24'' 7.1")
    tốc độ lớn nhất Max. Speed: 1040 km/hr (646 mph)
    Thiết kế September 1942
    [​IMG]
    December 1942
    [​IMG]
    mô hình
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Một con người sáng chói nữa, góp phần quan trọng trong việc đưa động cơ turbine phản lực vào ứng dụng. Cha đẻ của chiếc máy bay chiến đấu phản lực đầu tiên và hình mẫu của những chiếc MIG thế hệ một động cơ sau này.
    HEINKEL
    Ngoài những đóng góp cho những ý tưởng mới, ông còn là một trong những nhà thiết kế máy bay ném bom, động cơ quan trọng nhất của Đức.
    Bà con có thể xem một vài bản thiết kế của ông trong link
    http://www.luft46.com/heinkel/heinkel.html
    Huy Phúc xin đưa ra đây những kiểu độc nhất.
    P.1068. Máy bay chiến đấu trê không sử dụng động cơ tên lửa. Chương trình được bắt đầu mùa hè 1944. Hai mẫu gần hoàn thành được Hồng Quân thu được, mẫu khác (JuliaII) bị hỏng trên không tại địa điểm chưa rõ cuỗi năm 1944 . Một mẫu có nick name là Julia, chiếc kia là Romeo. Động cơ tên lửa HWK 109-509 A được hỗ trợ bởi 4 tên lửa nhiên liệu rắn lúc cất cánh.2 cannon MK 108 30mm. Romeo được trang bị động cơ xung (một dạng RAMJET). Cất cánh hạ cánh thẳng đứng.
    Span: 4.6 m (15'' 1") Length: 6.8 m (22'' 3.9") Max. Speed: 900 km/h (559 mph
    Vài chiếc ảnh:
    "Julia"
    [​IMG]
    "Julia II"
    [​IMG]
    "Romeo",
    [​IMG]
    [​IMG]
  10. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    HE "WESPE".
    Một mẫu thiết kế nữa với tham vọng cất cánh thẳng đứng-VTOL (Vertical Take Off and Landing) interceptor. Wasp là từ tiếng Anh của tên mẫu, nghiã là người Anglo-Saxon da trắng theo đạo tin lành ( White Anglo-Saxon Protestant).
    Không hiểu tại sao lại như vậy.
    Có điều, đây là một trong những thiết kế lạ mắt nhất các bác được xem. Với cánh đóng kín. Một động cơ He S 021 turboprop (được phát triển từ động cơ the He S 011 jet engine) với cánh quạt 6 cánh cung cấp lực đẩy 750kg. Cửa hút gió dưới buồng lái. Ba càng hạ cánh thu lại được ở cánh đuôi. 2 MK 108 30mm cannon bên buồng lái. Không kịp chiến đấu nhưng nhiều mũu được sản xuất.
    Span: 5 m (16'' 5")
    Length: 6.2 m (20'' 4")
    Max. Speed: 800 km/h (497 mph)
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tranh vẽ
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này