1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hàng Không 100 năm 1 cái nhìn, Part I

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Antey2500, 06/12/2002.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    4.195
    Đã được thích:
    5.430
    hớ hớ, chú voi đi kéo gỗ với bắn rocket ở Iraq về rồi này bà con ơi, hờ hờ hờ!!! Chú voi bắn scud có đau kô??? :D Sao nỡ bỏ hoang forum này thế, quay lại cãi nhau với ông Ăn hành tây với cá HuyPhúc tiếp cho forum rôm rả chứ! Lần này cấm kô được tự ái bỏ đi như lần trước nhá, kô là mọi người có món voi quay ăn đấy !
  2. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Cậu Bulubuloa dạo này chắc vào kỳ nghĩ đông nên rảnh rổi quá nhỉ , sao không tìm tài liệu post bài mà lại xui thiên hạ cải nhau rồi ngồi đó vổ tay thế , cẩn thận nhá , tôi cho lên bàn mổ xẻ của Box KTQS bây giờ .

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  3. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    4.195
    Đã được thích:
    5.430
    đang thi, bận chết đây ông anh ăn hành tây ôi! Nếu kiếm tài liệu bằng TA thì kô khó, nhưng khó 1 cái là em lười dịch lắm, post lên thì ông Dan đồm quắc cần câu ông ý khoá ! hè hè! mà có chú voi cãi nhau mới vui chứ, em ngồi giữa cổ vũ, xem học được cái gì thì học, còn đến khi hai ông lên gân lên cốt post bài dài dằng dặc oánh nhau thì em đọc .. câu mở bài và kết luận, hoặc là hò hét nhưng kô thèm đọc !!!
    Hết tuần này thi xong lên đây phá, cầm que khều ông Ăn hành tây! he he he!!
  4. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Hôm nay là kỹ niệm đúng 100 ngày của chuyến bay có động cơ đầu tiên trong lịch sử loài người .
    Vào ngày 17/12 năm 1903 anh em nhà Wright đã thực hiện được chuyến bay năng lượng đầu tiên trong lịch sử nhân loại và lịch sử hàng không .
    Từ hàng ngàn năm trước người ta đã có ước mơ bay lượn , các ninja họ bay bằng diều nhưng chỉ bay được 1 quảng và không hề có động cơ để duy trì rồi các tham vọng bay với đôi cánh như loài chim ............ sau bao tham vọng thử nghiệm ước mơ thất bại rồi thất vọng người ta kháo nhau rằng nếu như thượng đế muốn chúng ta bay ông ta đã cho con người đôi cánh . Tuy nhiên nếu có thượng đế trên đời và ông ta không muốn loài người được bay ông ta sẻ không con người Vật Lý không cho con người phát minh ra máy hơi nước rồi động cơ đốt trong và sẻ không con anh em nhà Wright ra đời sớm như thế . Nói chung là chúng ta đã bay vào năm 1903 và từ đó gần như không có gì thách thức được nổ lực siêu việt của con người .

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  5. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    4.195
    Đã được thích:
    5.430
    hè hè, ông anh ăn hành tây thì ăn cho cả củ, chứ gặm mỗi vỏ kô thì làm mà nhớn được!! Chúa có ban cho loài người vật lý đâu, chính chúng ta ... ăn trộm đấy chứ!! Khi adam eva ăn "trái cấm" là trái của sự thông thái thì mới bị đá ra khỏi thiên đường vì chúa sợ loài người sẽ ăn thêm quả gì gì( em quên rồi) thì sẽ có quyền lực như chúa à!!!!
  6. levanle2001

    levanle2001 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/11/2001
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Vụ này phía Mỹ nói là không có máy bay nào bị Đặng Ngọc Ngự bắn rơi ngoài biển cả. Cũng trong lúc rượt đuổi, phi công Mỹ đã bị bất ngờ là Mig-21 có thể đạt được tốc độ siêu âm ở độ cao dưới 1000m.
    Ngày 10/5/1972 là một ngày cháy bỏng trên bầu trời Việt Nam, với các trận không chiến cực kỳ ác liệt. VN bắn rơi 5 F-4 của không quân và hải quân Mỹ:
    - Đặng Ngọc Ngự (Mig-21): bắn rơi F4J của US Navy bằng R13
    - Phạm Hùng Sơn (J-6): F4D của Không quân Mỹ bằng 30mm
    - Nguyễn Mạnh Tùng (J-6, 30mm): F4E của KQ
    - Lê Thanh Đạo (Mig-21, R13): F4B của Hải quân
    - Vũ Đức Hợp (Mig-21, R13): F4B của HQ
    Ngược lại, phía Mỹ tuyên bố bắn rơi hoặc làm hư hỏng 14 máy bay của VN (?) , gồm 3 Mig-21, 3 J-6 và 8 Mig-17. Trong đó riêng thiếu tá (?) Cunningham bắn rơi 3 Mig-17. Trận thắng không chiến thứ 3 trong ngày của Cunningham sau đó được được đưa vào giảng dạy trong chương trình Top Gun.
    Bác nào có thêm chi tiết xin vui lòng cung cấp.

    Le Van Le
  7. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Theo em biết thì sách Manual của Mỹ huấn luyện phi công chỉ hướng dẩn kinh nghiệm từ các chiến thắng của phi công Mỹ chứ không đưa ra kinh nghiệm từ thất bại . Vô hình chung nó vẻ nên 1 phi đội Mỹ bất khả chiến bại .
    Ngày nay các cựu chiến binh là nhân chứng sống vẩn còn chứ độ vài chục năm sau không biết Mỹ nó có làm phim và viết sử là nó đã thắng ở VN và hiên ngang rút quân về sau khi hoàn thành nhiệm vụ không ???

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  8. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Sẽ có thêm thương hiệu máy bay "made in China" ?
    09:37'' 28/12/2003 (GMT+7)
    Trong vòng một thập niên tới, ngành Hàng không dân dụng thế giới có thể sẽ được biết thêm tên tuổi của một hãng sản xuất máy bay chở khách ?omade in China?, với nhãn hiệu ARJ, bên cạnh các thương hiệu đã quá nổi tiếng như Airbus hay Boeing.
    Dự án sản xuất máy bay ARJ-21
    Hiện tại Chính phủ Trung Quốc (TQ) đã khởi động dự án đầy tham vọng trong ngành công nghiệp hàng không: sản xuất máy bay chở khách. Hôm 20/12/2003, Công ty ACAC của nước này đã bắt đầu các công việc đầu tiên để sản xuất loại máy bay ARJ-21 sau hai năm chuẩn bị.

    Mô hình máy bay ARJ-21.
    Loại máy bay ARJ-21, theo thiết kế có có sức chở 78 - 98 hành khách, do TQ hoàn toàn tự thiết kế (với chi phí hơn 600 triệu USD). Ưu điểm của loại máy bay này là có sức chở phù hợp với nhu cầu thị trường (80% số chuyến bay nội địa TQ có dưới 100 hành khách); giá rẻ hơn nhiều so với các loại máy bay cỡ lớn như Boeing 737, Airbus 318 hay với các loại máy bay có sức chở tương đương như Embraer (Brazil) hay ERJ-145 (TQ lắp ráp).
    Hiện tại, Công ty ACAC đã ký kết các hợp đồng trị giá tới 1 tỷ USD với các hãng chế tạo phụ tùng máy bay có uy tín trên thế giới. Theo đó, General Electric (GE) sẽ cung cấp động cơ, Parket-Hanifin cung cấp hệ thống nhiên liệu, Honeywell-Parker cung cấp hệ thống điều khiển bay?
    Thị trường nội địa đầy tiềm năng
    Một thuận lợi cho ngành hàng không dân dụng TQ là nước này có nhiều kinh nghiệm trong việc lắp ráp và sản xuất phụ tùng cho máy bay. Các Công ty Boeing, Airbus đều có các nhà máy sản xuất thiết bị máy bay tại TQ, Công ty Hàng không Empresa Brasiliera (Brazil) có nhà máy và đã cho xuất xưởng loại máy bay 50 chỗ ngồi Embraer.

    Nhu cầu đi lại đang tăng nhanh tại Trung Quốc.
    Lĩnh vực hàng không dân dụng của TQ hiện đang phát triển vào loại nhanh nhất thế giới. Mặc dù còn 5 năm nữa ARJ-21 mới xuất xưởng nhưng ACAC cho biết, họ đã có được đơn đặt hàng 35 chiếc từ 3 hãng hàng không trong nước. Theo tính toán của Avic-I (tập đoàn mẹ của ACAC), từ nay cho đến 2021, thị trường nội địa TQ cần khoảng 600 máy bay. Tính toán này dựa vào sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trên đất nước rộng lớn, với hơn 1,3 tỷ người. Bên cạnh đó, Chính phủ TQ hiện đang có các biện pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế khu vực phía Tây, từ đó nhu cầu đi lại giữa hai miền Đông - Tây sẽ tăng cao.
    Ông Martin Lin, đại diện của Rockwell Collins (là công ty cung cấp hệ thống điện đài cho máy bay ARJ-21) nói: ?Trên thế giới chỉ có 2 hay 3 quốc gia có ngành hàng không nội địa phát triển mạnh, và việc hợp tác trên lĩnh vực hàng không với TQ rất quan trọng?. Còn Phó Chủ tịch ACAC, ông Chen Jin cho biết, thị trường nội địa là đích ngắm chính của công ty trong những năm đầu khi ARJ-21 đi vào hoạt động, và dự tính sẽ bán được 500 chiếc cho thị trường này trong vòng 20 năm tới.
    Khó khăn và tham vọng của ngành hàng không dân dụng Trung Quốc
    Các chuyên gia trong lĩnh vực hàng không cho rằng, có không ít khó khăn đang ở phía trước đối với ngành sản xuất máy bay dân dụng của TQ. Nhưng với những gì mà Chính phủ TQ đang thực hiện, nhiều khả năng là tham vọng này sẽ thành công.
    Hiện tại (và có thể trong cả thập niên nữa), ngành sản xuất máy bay TQ còn phải phụ thuộc vào các công ty nước ngoài trong việc cung cấp những bộ phận chủ chốt, như động cơ, hệ thống điều khiển bay? vì việc chuyển giao một số kỹ thuật tiên tiến bị cản trở (do Mỹ và châu Âu cho rằng, các kỹ thuật như vậy có thể được sử dụng vào mục đích quân sự).

    Liệu ngành hàng không Trung Quốc có đạt được những thành tựu như trong ngành công nghiệp vũ trụ?

    Hiện tại, cơ chế quản lý có những bất cập, cũng như uy tín về độ an toàn của ngành hàng không TQ còn thấp. Song song, một số chuyên gia còn nghi ngờ về nhu cầu thực sự của thị trường nội địa. Người phát ngôn của Hãng China Eastern Airlines, Luo Zhuping băn khoăn, nếu mua số lượng ít (1 hoặc vài chiếc ARJ-21) thì sẽ rất tốn kém cho hãng để đào tạo lại phi công khi sử dụng loại máy bay mới; còn nếu mua nhiều thì liệu có sử dụng hết được công suất hay không?
    Tuy vậy, có thể thấy rõ những nỗ lực của TQ nhằm có được một ngành công nghiệp hàng không phát triển. Để tăng độ thành công cho dự án sản xuất máy bay ARJ, Chính phủ đã đề ra các biện pháp như miễn thuế cho Công ty ACAC, tăng thuế nhập khẩu đối với máy bay dân dụng có sức chở dưới 100 người. Đồng thời, xóa bỏ dần cơ chế bao cấp, đẩy mạnh tiến trình thương mại hóa lĩnh vực hàng không dân dụng; qua đó, từng bước nâng cao tính cạnh tranh của ngành công nghiệp còn mới mẻ này.
    Tham vọng hơn, ACAC còn để mắt tới thị trường quốc tế với hy vọng sẽ xuất khẩu được 150 máy bay trong vòng 20 năm tới. Hiện tại, thông qua Công ty GE, ACAC đã tạo lập được mối quan hệ với Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ. Qua mối quan hệ này, TQ có thể rút ngắn được khoảng cách với các chuẩn mực, đòi hỏi trên lĩnh vực hàng không của quốc tế.
    (Hoàng Diệu ?" Theo Far Easter Economic Review

  9. superheavytank

    superheavytank Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2003
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Lâu rồi em có xem một chương trình tv Nga thấy nó quay mấy cái máy bay giống hệt cái concorde của Anh+Pháp mà trên đó lại có dòng chữ CCCP mà đúnh là máy bay chở khách vì có rất nhiều của sổ. Theo em được biết thì chỉ có Anh Pháp là sở hữu cconcorde thôi và đến nay nó là máy bay duy nhất chở khách siêu âm, chả biết có nhớ nhầm không đành hỏi mấy cao thủ dzậy?
  10. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    tU144 đấy mà có topic rieng về cái này đấy!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này