1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hàng Không 100 năm 1 cái nhìn, Part I

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Antey2500, 06/12/2002.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Hệ thống báo động sớm này quả thật có tác dụng rất mạnh, nhưng cũng dần được thay thế bởi khí tài khác.
    Trên SU-33:
    Người ta viết về nó:
    http://www.airforce-technology.com/projects/su34/index.html
    http://www.airforce-technology.com/projects/su27/index.html
    http://www.bharat-rakshak.com/IAF/Info/Aircraft/Sukhoi-30.html
    http://www.hudi.republika.pl/Su-27.htm
    http://www.danshistory.com/su33.html
    http://www.danshistory.com/su27.html
    http://www.sinodefence.com/airforce/fighter/su27.asp
    http://www.sinodefence.com/airforce/fighter/su30.asp
    http://www.airforce-technology.com/projects/
  2. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Máy bay SU-34 mang theo hệ thống quang điện tử UOMZ EO IRST đi kèm laser và TV, Geofizika IR-TV treo ngoài máy, tính Argon, gây nhiễu Sorbtsya treo ngoài.
    May bay SU-37 mang theo radar rộng và tấm mỏng Phazotron N011 Zhuk 27 ở khoang mũi, radar sườn và sau Ryazan, buồng lái EFIS có 3 màn tinh thể lỏng và 1 HUD, (co đời 4 màn four ***tant LCD đa năng). ECM treo ngoài. IRST di chuyển đến mũi.
    http://www.bearcraft-online.com/museum/museum.htm?mid=55
    MIG-29 dùng hệ thống này, với TV, RADAR, Helmet Mounted Sight (HMS)-máy ngắm trên mũ, theo dõi điểm nhìn của phi công, cho phép phi công ngắm bắn chỉ bằng nhìn vào mục tiêu.
  3. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Đang đà fighter, bốt cho mọi người xem con bí mật bậc nhất chiến tranh lạnh, máy bay chiến đấu trên không lớn nhất thế giới, TU-128.
    Mã lúc đang thử nghiệm là TU-28, nó to vì được thiết kế cải tiến từ máy bay ném bom TU-98. Khoảng hơn 200 chiếc được đóng, bảo vệ những vùng trời xa xôi Siberia SAM không đến bảo vệ được, đánh chặn máy bay ném bom chiến lược.
    Tu-128 Fidder được thiết kế 1961, bắt đầu phục vụ theo order MoD No0040 tháng 6-1965, hai động cơ Lyulka AL-21F-3 turbojets 11000kg x 2 lực đẩy. Nó là thứ bí mật kinh khủng, khi bắn rơi nhiều khí cầu trinh sát tự động của phương Tây những năm 1970. Nó về hưu năm 1992, không bao giờ có mặt ở nước ngoài.
    Một vài đời
    TU-128I, cấu hình như trên, 1 mẫu thử và 187 chiếc được đóng.
    Tu-128UT, huân luyện, 4 chiếc được đóng lại từ TU-128 thường, còn đâu 10 chiếc đóng mới.
    Tu-28A-80 hệ thống không chiến mới Smerch-A radar, tên lửa K-80), chương trình dừng.
    Tu-128M hiện đại hoá tên lửa R-4TM, radar "Smerch-M". Chương trình bắt đầu 1968, phục vụ 1979, 2 chiếc đóng mới còn đâu đóng lại.
    Tu-128 2AL-7F-4G - thử nghiệm động cơ
    Tu-128 2RD-19R2 - nâng cấp.
    Tu-128 2R-15B-300 - nâng cấp.
    Tu-128 2RD-36-41 - nâng cấp.
    Tu-128LL 2VD-19 - máy bay thử nghiệm, flying lab.
    Tu-28A - nâng cấp với động cơ VD-19 , tên lửa K-80M , radar RP-SA "Smerch-A" (Tu-28A-80) và tên lửa K-100, radar "Groza-100" (Tu-28A-100 ).
    Tu-128 đa năng
    "138" - hiện đại hoá sâu (Tu-138-60 và Tu-138-100 )
    Tu-138-60 - đánh chặn trên không (Tu-138, Smerch-A radar, K-60 missiles). khoảng những năm 1960, chương trình dừng.
    Tu-138-100 - đánh chặn trên không (Tu-138, Groza-100 radar, K-100 missiles). khoảng những năm 1960, chương trình dừng.
    "148" -hiện đại hoá sâu (Tu-138-60 và Tu-138-100 ) (Tu-148-100 and Tu-148-33 )
    Tu-148-100 - đa năng (Tu-148, Smerch-100 radar, K-100 missiles). khoảng 1965. chương trình dừng.
    Tu-148-33 - đa năng (Tu-148, Zaslon radar, K-33 missiles). Sau 1960s. chương trình dừng.
    Tu-128R - recce/AEW trinh sát
    Tu-128B - ném bom tiền tuyến. 1969. dừng.
    Nhìn lại, thấy rõ ràng rằng, thiếu động cơ turbofan bypass đốt hậu đã dập tắt những cống gắng rất lớn phát triển máy bay không chiến đường dài của Nga. Họ đã cố gắng rất nhiều để thay cơ động cơ khác nhau nhưng rất ít cải thiện và máy bay bị thay thế bởi dòng SU-27. Năm 1972-1974, động cơ turbofan bypass Nga mới hoàn thiện và nhiều năm sau mới phổ biến, đến thập kỷ 90 mới trở lên rẻ và bền cho máy bay không chiến.
    Các đặc tính cơ bản, ngoài việc tầm xa (hồi đó), khí tài điện tử lớn, không có gì nổi trội:
    Sải cánh 17.50m
    dài 30.00m
    cao 5.5 met
    Diện tích cánh 80 met vuông
    trọng lượng tối đa 36000kg (43700 kg cải tiến sau này)
    tốc độ 1900km/h
    trần may 18300m
    tầm đầy đủ nhiên liệu 3200km
    Tầm với đầy đủ vũ khí 1,350
    Vũ khí, 4 tên lửa AA tầm xa, máy bay dược thiết kế không chién kiểu cường tập hồi đó: phi công và xạ thủ. máy bay có radar lớn, đo tầm hướng tầm xa chính xác, xạ thủ điều khiển tên lửa qua radar vào gần mục tiêu và tên lửa thực hiện nốt hành trình bằng radar chủ động hoặc tầm nhiệt. Kiểu này có tầm xa nhưng khó trúng hơn dogflight, yêu cầu máy bay lớn và đắt tiền hơn.
    AAM R4R
    tên lửa : AA-5 (Ash)
    Tên Nga : R-4R (R-80R)
    loại : Air-to-Air, long range(không đối không tầm xa)
    năm : 1965
    tầm : 2 - 40 km
    nặng : 480 kg
    dài : 5.4 m
    đầu đạn : bán chủ động tìm mục tiêu RADAR
    và AAM R4R
    Tên lửa : AA-5 (Ash)
    tên Nga : R-4T (R-80T)
    Loại : Air-to-Air, medium range (không đối không tầm trung)
    năm : 1965
    tầm : 1.5 - 15 km
    nặng : 480 kg
    dài : 6.3 m
    kiểu đầu dò : hồng ngoại
    Hai loại trên được chế tạo riêng cho TU-28.
    Em cũng không hiểu tại sao loại này chỉ chế tạo số lượng ít vậy. Có thể là do các động cơ tồi hồi đó, bắt người ta chi nhiều tiền và các tính năng khác lấy tầm xa. Cũng có thể, dogflight của WW2 còn nặng trong lòng người Nga mà con này thì rất kém chức năng ấy. Cũng có thể, thiết bị điện tử còn tồi không cho máy bay chiến đấu tầm bay xa và tầm bắn xa làm việc hiệu quả. Con này không hiểu có máy tính không, cả máy tính khí động trung tâm và máy tính dẫn bắn, chắc là không????.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 21:49 ngày 17/07/2004
  4. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Trong WW2, các phi công chiến đấu nhắc nhiều đến YAK, nhưng sau đó, nhóm này chỉ nghiên cứu những kỹ thuật hàng không cơ bản. Họ tham gia vào những tiến bộ chủ chốt cuả SU và MIG, nhưng máy bay chiến đấu của họ ít ỏi.
    Đây là một trong những ít ỏi ấy, máy bay cất cánh thẳng đứng YAK-41 (bản lập kỷ lục là YAK-141, trình diễn kỹ thuật trần trụi).
    Máy bay mang 3 động cơ. Động cơ chính R-79V-300
    ''''Souz''''? được chế tạo khoảng 1989, đốt hậu và có khả năng ngoặt khí thải xuống để ccất cánh thẳng đứng. Lực đẩy 15,500kg. Hai động cơ cất cánh, cố định lực đẩy lên trên RD-41, ''''Rybinsk'''' lực đẩy 4100kg mỗi cái ra đời cùng năm, đây là động cơ tên lửa với nhiều thành phần than chì-động cơ xung. Hai loại động cơ này chỉ thiết kế riêng cho máy bay này.
    Vài đặc điểm cơ bản
    Type Yak-41
    kiểu máy bay: không chiến da năng
    năm 1989
    chỗ ngồi 1
    động cơ 1*R-79V-300 + 2*RD-41
    tốc độ 1800km/h
    trần bay +15000m
    tầm 2100km
    Vũ khí
    Guns 1*g30mm và 2600kg trên móc treo
    Không như các máy bay khác, YAK-41 sử dụng đốt hậu tạo lực đẩy lớn cất cánh. Chương trình dừng lại và có vẻ dừng luôn. Những ý tưởng cất cánh thẳng đứng cũng tiêu luôn trong máy bay thế hệ 5 của cả Nga và Mỹ. Sau có Yak-41M máy bay nhỏ hơn được chế tạo bỏ bớt các đặc điểm Hải Quân, nhưng cũng không sáng sủa gì. máy bay được trang bị trên các tuần dương hạm có sân bay của Nga. Yak-141có ghế thoát hiểm cực tinh xảo Zvezda.
    Người Pháp cho rằng, chiếc máy bay siêu âm lên thẳng đầu tiên là của họ Dassault Mirage III V hoặc tên là Mirage Balzac, Với M2. Nhưng đó chỉ là máy bay thử nghiệm kỹ thuật, các tiến bộ này dự kiến và không được trình bầy trên Mirage F1.
    Ngày nay, Nhật bản trong vòng 4 năm nữa phải chế tạo hàng trăm VTOL cho các tầu sân bay kiểu mới của họ, em không bít chương trình Nhật thế nào.
    Những đặc điểm lên thẳng kéo hết tài nguyên của YAK-41, nó nặng nề mà không mang được vũ khí chống tầu hay chống ngầm hạng nặng. Có lẽ, nó chỉ làm nhiệm vụ tuần tiễu, trinh sát và bảo vệ hàng không các tầu sân bay Nga. các máy bay hải quân được dùng SU-27 (SU-30, SU-32, SU-34) đảm nhiệm.
    Bản thử nghiệm ban đầu là YAK-36, máy bay được chế tạo 1963, hai động cơ với mũi định hướng được ở phía trước, mũi định hướng nách cánh. 6 chiếc được chế tạo.
    kiểu Yak-36 máy bay chiến đấu thử nghiệm, nick ''''Freehand''''.
    năm 1963
    chỗ ngồi 1
    Động cơ 2*R-27-300 (6350kg x 2) động cơ cũng được chế tạo riêng cho máy bay.
    Tốc độ 1009km/h
    trần bay 12000m
    tầm 370km
    vũ khí 1*g23mm
    Máy bay Yak-36M/MP có phiên bản thực tế là YAK-38, máy bay VTOL chủ lực của hải quân Nga. Máy bay mang hai súng treo móc ngoài 23mm hoặc tên lửa đối không, đối đất. Tải vũ khí lớn nhất 4 tấn.
    Kiểu Yak-38 nick ''''Forger''''.
    chức năng fighter-bomber (không chiến và ném bom)
    năm 1975
    chỗ ngồi 1
    động cơ 1*AL-21 + 2*RD-36-35PR, cấu trúc động cơ gần giống YAK-41, động cơ turbine bơm khí cho 2 động cơ xung. Động cơ xung 3570kg x 2(còn được sử dụng cùng vịt VVA-14), động cơ chính 8160kg.
    trọng lượng tối đa 12,000kg
    tốc độ 1380km/h
    trần bay 11,000m
    YAK-38 có bản YAK-38M (1982)sau thành YAK-39, một bản là YAK-38U. YAK được sử dụng trên tuần dương hạm Kiev.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 15:46 ngày 17/07/2004
  5. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Đây là chiếc máy bay hiện đại bậc nhất của YAK. Nó cũng rất đắt giá (10-12 triệu USD), nhưng là máy bay huấn luyện, nhười ta cũng làm nó có khả năng tấn công mặt đất nhưng hạn chế.
    Có khả năng sử dụng sân bay không lát, 28/% sợi carbon, một số đặc tính khí động giống SU-27, bán kính vòng lượn 200 mét, hệ thống cung cấp năng lượng tự động. Hai động cơ RD-35 (a x 2200kg) được cải tiến từ động cơ ban đầu của MIG-23. Góc dón gió 35 độ, quá tải G5.
    Kiểu Yak-130
    chức năng huấn luyện
    năm 1992 (bay chuyến đầu ngày 26 tháng 4)
    chỗ ngồi 2
    động cơ 2*2200kg RD-35
    dài 11.3m
    cao 4.8m
    sải cánh 10.64m
    khối lượng đủ 5400kg
    khối lượng tối đa 6200kg
    lực đẩy/trọng lượng 0.7...0.8
    tốc độ tối đa 1000km/h
    bán kính lượn 200m
    trần bay 12500m
    khoảng cất cánh/hạ cánh 380m / 670m
    tốc độ cất cánh/ hạ cánh 200km/h / 195km/h
    Công ty Progress (Zaporozhie, Ukraina) cải tiến dùng động cơ DV-2, do nhóm Klimov Engine Design Bureau. Yak-130-01 là bản cải tiến xuất cho Ý năm 2003.
  6. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Các bác nói đến nhiều TRung Quốc.
    Nhân dịp MIG-21 Bizon tạo ra một bất ngờ, em pót đôi chút về anh em của nó. Con này, lẽ ra đáng mặt anh hào lắm, nhưng một sự không may của ông hàng xóm béo làm nó mang vận rất đen. Nó ra đời như chỉ để hoàn thành quyết tâm, chứ đã quá muộn.
    J-8 Trung Quốc. Máy bay được phát triển những năm 1960 và 1970. Máy bay góp nhặt những đặc điểm của F-8 (Mỹ), Ye152 (một mẫu thử MIG-21 sau thành F-16) nhưng cơ bản vẫn là MIG-21, với cái đuôi F-16.
    Không có điều kiện kỹ thuật mạnh, người TQ đã cố gắng kết hợp những ưu điểm của F-16, F-8 và MIG-19 vào khung MIG-21 để chế tạo mọt máy bay trội hơn J-7 (MIG-21 CHINA). Máy bay có đặc điểm bay đường dài gần giống F-16, không linh hoạt như MIG-21 do đuôi tam giác và trọng lượng đã mất. Nhưng tầm và tốc độ, trọng tải khá hơn, nên khác MIG-21, nó có thể làm những nhiệm vụ mang nặng hơn.
    Shenyang Aircraft Industry Corporation phát triển máy bay 2 động cơ, một chỗ ngồi cho cả không quân và hải quân. Mãi đến những năm 80, radar đo xa chính xác mới cho phép máy bay chiến đấu hiệu quả hơn, với tên : Finback-A, J-8A hay xuất khẩu với tên F-8. Máy bay ban đầu được thiết kế đối phó với cuộc đua máy bay ném bom Nga-Mỹ, hai chương trình J-8 (Shenyang)và J-9(Chengdu) được khởi động, J-9 sau đó cancel do quá khó thực hiện. Chương trình bắt đầu năm 1964, nhưng có một số báo cáo cho rằng, nó mượn kỹ thuật Ye-152 và cách mạng văn hoá đến, nên ngày 5-6-1976, hai máy bay mẫu đầu tiên không bay thử được. Tháng 6 năm 1979, 25 năm sau, bộ quốc phòng thúc đẩy chương trình.
    Ban đầu, J-8 không có khả năng không chiến ban đêm. SAC trình diễn J-8A tháng 9 năm 1984. Sau đó thêm radar dẫn bắn Sichuan Changhong SR-4 ở khoang radar giữa cửa hút gió. 3 mẫu như vậy được chế thử, một cháy trong một tai nạn mà chưa hề bay, chuyến bay đầu 24-4-1981.
    Máy bay được đồng ý sản xuất 27-7-1985, nhưng chỉ 130 chiếc được chế tạo cho đến khi chương trình dừng 1992. Hầu hết số đó đã được chuyển cho không quân và hải quân, 10-20 chiếc được đưa sang Iraq (theo HP, một số không nhỏ sang Pakistan). Mộtt vài J-8A được cải tiến với radar dẫn bắn mới J-8E. Một số đóng lại thành trinh sát JianZhen-8 (JZ-8).
    Máy bay được thiết kế trên nền tảng MIG-21, với những cải tiến khắc phục nhược điểm lớn của MIG-21. Hai động cơ và đuôi dưới động cơ cho phép tăng tốc độ, trọng tải và tầm. Buồng lái được nâng cao mở rộng tầm nhìn (J-8 cao trước, J-8A cao sau). Hai động cơ WP-7A turbojet dùng chung cửa hút gió, chia luồng giữa thân, tốc độ cao nhất đạt M-2.2. Động cơ Wopen-7A (WP-7A) là bản Chai Nờ của động cơ Nga Tumanskii R-11F-300, thừa kế độ linh hoạt so số tầng nén thấp(cấu tạo này vô địch ở độ cao thấp).
    Mẫu khung máy bay này đã quá cổ, nghèo nàn tiến bộ khí động, nhưng những thiết kế cánh tam giác rất khoẻ với nhiệm vụ ban đầu chống máy bay ném bom chiến lược làm đặc tính vận động của nó vẫn mạnh, có điều dễ trúng đạn trong môi trường không chiến mới.
    Máy bay có thể mang theo khẩu hai nòng 23mm-III, năm móc treo (4 dưới mỗi cánh và 1 dưới thân) mang 4500 vũ khí, nhưng các loại bom 50-5000kg, 18 tên lửa 57mmhay 7 quả 90mm đối đất không điều khiển, 4 tên lửa đối không hồng ngoại PL-2 hay PL-5.
    J-8A có đèn chiếu SL-8, radar đo xa SR-4, báo động phía sau Type 903 (rear warning receiver RWR). Các bản nâng cấp có thể có IFF, RWR, HUD và dẫn bắn mới.
    chỗ ngồi: 1; sải cánh 9.34 m; dài 21.52 m; cao 5.41 m; trọng lượng rỗng 9,285 kg; cất cánh thông thường 13,850 kg; cất cánh tối đa16,580 kg; dầu 4,600 kg; vũ khí 4,500 kg;
    động cơ 2 chiếc Liyang (LMC) Wopen-7A turbojets mỗi cái lực đẩy 43.15 kN thường và 58.8 kN (6,000 kg)đốt hậu. tốc độ: tối đa 2,332 km/h (Mach 2.2); thường 850 km/h
    tầm 2,000 km; bán kính chiến đấu 800 km.
    trần bay: 20,800 m; lên cao tối đa: 163 m/s (mặt biển); G Limit (quá tải gia tốc): 4.
    2 móc treo mỗi cánh và 1 trên thân, cộng 4,500 kg.
    J-8A
    Trung quốc rõ ràng đang gặp vấn đề lớn với các vũ khí chính xác của họ. Cụ thể là các hệ dẫn bắn, nhận dạng và thông tin.
    Đây là một thành công của họ, vũ khí của J-8A, tên lửa không đối không tầm nhiệt P-5.
    Được trang bị trên các máy bay J-7, J-8B, JH-7, Q-5. Bắt đầu phục vu 1986, Luoyang Electro-Optics Technology Development Centre (EOTDC); Hanzhong Nanfeng Machine Factory (NMF, also known as Hanzhong Air-to-Air Missile Factory).
    Đây là tên lửa phát triển bởi Trung Quốc đầu tiên thành công, chương trình phát triển tên lửa không đối không lấy mẫu Nga bắt đầu từ tháng 4-1964, viện nghiên cứu tên lửa không đối không Luoyang Institute nhận nhiệm vụ này với hai bản: bán chủ động radar và thụ động hồng ngoại, sau đó bản radar cancel. Cơ bản, tên lửa được phát triển trên PL-2/AA-2 Atoll với đầu dò cải tiến, sau đó hoàn thiện với các đặc điểm U.S. AIM-9L Sidewinder.
    PL-5A: Tên lửa không đối không radar bán chủ động và dẫn bắn radar, chương trình bắt đầu 4-1966, cách mạng văn hoá làm nó dừng lại. 16 năm sau(1982), nó hoàn thành bắn thử, để sớm được.....cancel.
    PL-5B: Cùng tháng 4-1966, tên lủa tầm nhiệt cũng băt đầu, bắn thử 1967, nhưng nhiều lý do làm nó không được đưa vào phục vụ đến 9-1987, hai mươi năm sau khi chương trình bắt đầu.
    Thiết kế PL-5B không hơn gì mấy PL-2(AA-2), với cải tiến đầu dò và động cơ. (HP chú thích, trong 20 năm này, phần còn lại của thế giới tiến bộ vượt bậc về nhiên liệu rắn và điện tử, nhiên liệu rắn có hiệu quả gấp 3-4 lần còn điện tử thì ....). Tên lửa này có đầu dò nhậy hơn nưng vẫn còn thiếu nhiều đặc tính tấn công. Được phục vụ rộng rãi bởi không quân và phòng không.
    PL-5C: được cải tiến độ nhậy và khả năng phát hiện, vẫn đang phục vụ.
    PL-5E: cải tiến với đôi cánh tam giác giống U.S. AIM-9L Sidewinder tăng vọt đặc tính khí động, chịu được 40G (PL-5C chịu 21G), trong khi U.S. AIM-9L chịu 35G. Đầu đủ đặc tính tấn công với góc đầu dò 40 độ (28 độ U.S. AIM-9L ), vượt qua gây nhiễu, có thể so với R-73 (Trung Quốc bảo thế, chứ so với con quỷ đó..........) và PL-8., có khối lượng nhẹ, nên mang trên máy bay đánh chặn nhẹ như J-7 hay Q-5.
    Dài: 3.128 m (PL-5B/C); 2.893 m (PL-5E)
    đường kính: 0.127 m
    sải cánh: 0.657 m (PL-5B/C); 0.617 m (PL-5E)
    trọng lượng xuất phát: 148 kg (PL-5B/C); 83 kg (PL-5E)
    đầu đạn: 6 kg HE kích nổ gần mảnh xuyên
    Đẩy: 1 động cơ nhiên liệu rắn
    Có thể dùng đèn hay không dùng đèn chiếu
    tốc độ 2.2
    G Limit: 21G (PL-5B); 30G (PL-5C); 40G (PL-5E)
    tầm: 1.3~16 km (PL-5B/C)
    dẫn đường: tấn công hướng hồng ngoại vào sườn(PL-5B/C), mọi hướng (PL-5E).
    PL-5E

    Rõ ràng, con J-8 này mong muốn có những lợi điểm của máy bay chiến đấu hai động cơ. Nhưng họ lại đi khác quả đất. Trong khi ngwời ta sử dụng động cơ turbofan cho máy bay nặng hơn thì TQ lại sử dụng hai động cơ tên lửa hành trình turbojet của MIG-21 cho một máy bay nặng hai động cơ. Điều này rõ ràng làm chi phí hoạt động, độ tin cậy và trọng tải, độ linh hoạt và ổn định không đạt như yêu cầu. Máy bay hai động cơ vẫn có khoang khí tài điện tử rất nhỏ, tầm bay ngắn (rất ngắn khi bay hết tốc độ). Và cơ bản, nó vẫn là máy bay dogflight, tính chiến đấu tầm xa bằng radar và máy tính hầu như không có. Do đó, máy bay tuy trọng tải nặng nhưng khó độc lập tấn công mặt đất và mặt biển. Và cũng như TU-28, nó nhường chỗ cho dòng SU-27. Đệm giữa J-9 (cancel) và J-11(SU-27 CHINA) là chiếc J-10, máy bay F-16, có thân Lavi(Israel) và động cơ SU-27. Chiếc Lavi_F-16_SU-27 này có tốc độ đến M3, nhưng mà, việc thay thế nó chứng tỏ người tầu dẫm lại bước chân Nga và Mỹ: cuộc đua tốc độ những năm 1960. Điều này một lần nữa chứng tỏ việc thiếu vũ khí khí tài điện tử chính xác của họ.
    Có điều, mấy ông tầu này giấu biệt chuyện họ cung cấp cho Pakistan loại này. Có thể do sau đó, quan hệ phương Tây-Pakistan cải thiện và Pakistan có F-16 cùng các loại máy bay khác.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 22:32 ngày 17/07/2004
  7. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Tiện đây ho?i các Bác luôn, loại máy bay chiến đấu na?o được sa?n xuất nhiều nhất!
  8. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Huy phúc cũng không thật rõ điều này lắm. Máy bay chiến đấu được sản xuất nhiều nhất có thể là một chiếc dùng động cơ piston, chức năng không chiến nào đó. Do, trong WW2, nhu cầu máy bay rất cao mà loại này cần nhiều và lúc đó có thể sản xuất được nhiều.
    Thời đại động cơ turbine, chỉ ba loại là ứng viên chức nhất, là MIG-15, MIG-17, MIG-21 và MIG-19. Trong đó, MIG-19 không được nước đẻ ra nó sản xuất nhiều, do nó ra đời đã lạc hậu. Đây là máy bay giống như F-8 Mỹ, chiếc cuối cùng xác định cuộc không chiến dogflight bằng súng bắn nhanh là mục tiêu thiết kế. Nó chậm ra đời do việc chờ phát triển động cơ 8 năm. Khi xuất hiện, thì MIG-21 với cuộc không chiến bằng radar và tên lửa tầm nhiệt (ta chỉ có loại này) đã ra đời, radar và tên lửa điều khiển đèn chiếu hay điều khiển qua radar (ta không được viện trợ) bên Nga đã hình thành và bay thử. Mỹ cũng đang cho ra dời F-4 với tên lửa điều khiển radar (thủ công, máy bay có hai điều khiển, một phi công một gunner). Nên MIG-19 được sản xuất nhiều bởi các nước được Nga cung cấp kỹ thuật.
    Số liệu rất nhiều bí mật, khó thống kê, nhưng có lẽ là MIG-15 (Nga) hay là MIG-19 (Trung Quốc và các nước khác). Việc sử sụng quá date loại dogflight bằng súng này, đã gây ra thất bại thảm hại ttên eo biển Đài Loan, trước tên lửa tầm nhiệt AIM-9. Cũng cân bằng, khi tên lửa tỏ ra kém uy hơn súng đầu thời kỳ không chiến trên Bắc VN, làm cho F-4 và MIG-21 phải trang bị trở lại súng. Còn thời cổ, MIG-15 lập chiến công lớn ở Bắc TT, đánh bại thảm hại máy bay đối phương.
    Ở đây (và vài trang bên cạnh) có thông tin về điều đó http://ttvnol.com/Quansu/135100/trang-79.ttvn.
    Máy bay rất rẻ vì sử dụng động cơ có tốc độ vòng quay cao và số tầng nén thấp. Chúng có một đặc điểm kỳ dị là tăng tốc nhanh và bay nhanh ở độ cao thấp, do động cơ rất thoáng. Nhưng tuổi thọ động cơ và tiêu tốn nhiên liệu rất tồi. Loại động cơ này sau dùng cho tên lửa hành trình. Chúng cũng có khoang cho khí tài điện tử nhỏ, tải trọng vũ khí nhỏ, đó là các máy bay thiết kế chuyên nghiệp cho nhiệm vụ không chiến, đến mức rất khó sử dụng cho mục đích khác.
    Từ trang trên, HP đã trình bầy về việc ra đời của máy bay phản lực không chiến dogflight chuyên nghiệp (interceptor), chúng được Đức phát triển ở giai đoạn sau WW2, rẻ, nhiều. Cõ lẽ ngày nay, đang hay sẽ được thay bằng SAM.
  9. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Ở đây, Các bác có thể thấy một phần giai đoạn ra đời của interceptor, báy bay đáng chặn.
    http://ttvnol.com/Quansu/135100/trang-64.ttvn
    Kể ra, bọn Đức có công lớn trong việc phát triển vũ khí.
  10. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Thời đại dogflight với phần còn lại của thế giới đã kết thúc lâu, mà TQ mới hoàn thành chiếc máy bay đời này của riêng họ, muộn màng quá !!!!. Việc phát triển máy bay J-8 chậm làm cho chiếc máy bay rất khó trang bị hệ thống khí tài điện tử chính xác. Các nước khác đều thấy vậy, Nga Mỹ và châu Âu tìm thiết kế máy bay khác. Cũng có khi hiện đại hoá máy bay đời cũ để chiến đấu không độc lập-thừa kế thông tin chính xác từ hệ thóng vũ khí mới, như MIG-21 Bizon, MIG-21 BIS, hay là bản cải tiến của F-8 Mỹ.
    Còn người Tầu, họ không có mẫu máy bay và hệ thỗng vũ khí mới, đành cải tiến J-8 của họ cho có khoang khí tài điện tử lớn hơn, đó là J-8B/D, MIG-21 hai động cơ có khoang khí tài điện tử lớn. Shenyang Jian-8B (J-8B, xuất khẩu còn có tên J-8II, hoặc F-8II , mã tên NATO : Finback-B). Là bước phát triển tiếp theo của chương trình 601 Aircraft Design Institute và công ty Shenyang Aircraft Industry Corporation (SAC). J-8B Được đưa vào sản xuất năm 1988, bắt đầu phục vụ trong không quan và hải quân 1992. Khoảng 120-2000 chiếc được sản xuất, bản sau là J-8D
    Vào khoảng những năm 1980, SAC được yêu cầu của không quân chống lại MIG-23.
    (thực tế, theo HP, đây là cuộc chiến tranh biên giới và những thông tin thu được từ không quân Bắc Triều Tiên. Máy bay sử dụng nhiều ở biên giới Việt Trung là SU-22 và những ấn bản của nó, chuyên dùng tấn công mặt đất, SU-22 có vũ khí tấn công mặt đất laser và TV rất chính xác. Một phiên bản MIG-23PD một động cơ rất giống MIG-27 nhưng không hiểu được dùng không, nhưng rõ ràng, thiếu khí tài điện tử là điểm rất yếu của không quân TQ). Các bác đọc sau sẽ rõ, thiếu khí tài điện tử là nhược điểm rất lớn
    Việc đưa của hút gió về sau và tách ra làm hai, tạo điều kiện mở không gian mũi để trang bị radar, thiết bị dẫn bắn, thiết bị khí động mạnh. J-8B ra đời như vậy với tên đầu tiên là J-8II. Ngày 12-6-1984, bay chuyến đầu tiên, nhưng được giữ bí mật, trĩnh diễn tại Farnborough Air Show năm 1988, phục vụ PLAAF năm 1992.
    Là máy bay chiến đấu phát triển bởi yêu cầu chiến thuật thực tế đầu tiên, chiếc J-8B đánh dấu quan trọng trong lịch sử sản xuất máy bay TQ. So với đời cũ, (J-6, J-7), nó mang nặng hơn, tầm xa hơn, với khoang radar rộng hơn J-8A, nó hy vọng đưa không quân TQ tiến xa hơn nhiệm vụ bảo vệ nhà. Nhưng nhìn chung, so với máy bay phương Tây và Nga, nó có tính năng khí động nhèo nàn và lạc hậu. Với yêu cầu chiến đấu trên không tầm trung, J-8B cố gắng ''beyond-vision-range'' (BVR) (không chiến bằng radar), với các khả năng tấn công bằng tên lửa đầu dò radar bán chủ động tầm trung. Khả năng chiến đấu được thu thập từ SU-15 và F-14.
    Thời kỳ liên minh tạm thời những năm 1980, Mỹ đồng ý hiện đại hoá J-8B trong một phần của chương trình "Peace Pearl". Năm 1986, George Bush cho chuyển 52 bộ radar dẫn bắn APG-66 và một số khí tài khác để hiện đại hoá đội J-8B với giá 200 triệu USD. Chương trình này thể hiện trong sự hợp tác Grumman (nay là Northrop Grumman) và SAC. Nhìn chung, chương trình dừng 1989 và thật sự dừng 1990.
    Sau chiến trang lạnh, TQ lại quay về Nga, họ tìm được ở Nga đường hiện đại hoá H-8B. SAC năm 1996 thay thế J-8B của họ với thảo thuận dùng radar Russian Phazotron Zhuk-8II (pulse Doppler) và tên lửa R-27R1 (AA-10 Alamo-A). Tên lửa đầu dò radar bán chủ động tầm trung. Hệ thông mới có vẻ tương thích, và hình như được sử dụng thực tế nhưng không có thông tin chính xác.
    Bản cuối cùng của J-8 là J-8D bay lần đầu 21-11-1990. Với cần tiếp dầu ngay buồng lái. Tầm nâng đến 1200km. Ngày nay, một số vẫn đang phục vụ cả ở không quan và hải quân. Nhóm 2 (J-8B Batch-02) cũng có thể cải tiến điều này không khó. Cuối cùng, các radar dẫn bắn của Isrrael và Nga được trang bị cho J-8B/Ds.
    Các phát triển
    Nhóm đầu tiên
    J-8B 12 tháng 6 năm 1984 số lượng 120+ ban đầu là J-8II. dừng sản xuất sau 1990s
    F-8IIM năm 1996 bản xuất khẩu với khí tài Ng, radar dẫn bắn Zhuk-8II và tên lửa R-27 MRAAM
    J-8IIACT năm 1988 bản thử nghiệm lái điện tử tự động FBW với hai bào khí dưới buồng lái.
    J-8II block2 tháng 12 năm1989 60+ nâng cấp với radar dẫn bắn KLJ-1
    J-8C 1992 10+ nâng cấp J-8B vơiadar dẫn bắn Elta EL/M2034 và động cơ WP-14 Kunlun turbofan.
    J-8D những năm 1990 24+ nâng cấp J-8B block2 với tiếp dầu trên không (cần tiếp dầu cố định)
    J-8F 2000? ? nâng cấp khả năng bắn PL-12 MRAAM. thông thương có tiếp dầu trên không
    J-8H
    2001? ? thử nghiệm F-8IIM với radar dẫn bắn Nga Zhuk-8II
    Tramg bị
    Khoảng 300-400 chiếc được trang bị cho 12 trung đoàn không quân và không quân của hải quân sau những năm 1980, một vài đơn vị:
    - trung đoàn máy bay chiến đấu 1, sư đoàn 1 không quân (J-8B), Anshan AFB, Liaoning
    - trung đoàn máy bay chiến đấu 25, sư đoàn 9 không quân (J-8B/D), Shaoguan AFB, Guangdong
    - trung đoàn máy bay chiến đấu 52, sư đoàn 18 không quân (J-8B), Datuopu AFB, Hunan
    - trung đoàn máy bay chiến đấu 76th Fighter Regiment, sư đoàn 26 không quân (J-8B), Chongming AFB, Shanghai.
    -trung đoàn máy bay chiến đấu 25th , sư đoàn 9 hải quân (J-8B/D),
    Mô tả chung, máy bay chiến đấu thiên về đánh chặn 1 chỗ ngồi, cánh tam giác giữa thân và hai cửa hút gió, một số đặc điểm cửa hút gió và đuôi dưới thân giống MIG-23.
    Vũ khí
    Máy bay có khẩu hai nòng 23 mm Type 23-III ( copy Gryazev-Shipunov GSh-23L). Năm móc treo (một dưới thân có nối thiết bị đện tử và 2 mỗi cánh), 4500kg.
    Vũ khí không chiến:
    4 PL-5 or PL-8 SRAAMs + 1 thùng dầu phụ 720 liter
    Hoặc
    2 PL-5 or PL-8 SRAAMs + 3 thùng dầu phụ 720 liter
    8 bom 250kg
    4 Type 57 12 ống phóng tên lửa không điều khiển 57mm
    4 Type 90 7 ống phóng 90mm
    Radar
    ban đầu, dẫn bắn Type 208 PD tầm 60km. radar không thể lock và dẫn bắn tự động được.
    Zhuk-8II lock và dẫn bắn tự động, tầm 70km trước và 40km sau, radar đa năng kiêm chức năng mặt đất, lock 10 mục tiêu và dẫn bắn 2 mục tiêu cùng lúc.
    KLJ-1 có khả năng bắn khuất, khoá (lock) và dẫn bắn.
    Hệ thống tự bảo vệ:
    Phát hiện và cảnht báo cả hai bán cầu trước sau bằng radar, gây nhiễu và bắn mục tiêu hồng ngoại giả.
    J-8B có hai động cơ two WP-13AII turbojet thiết kế bởi Liming Aircraft Engine Company, 6600kg với đốt hậu.
    đặc tính cơ bản: m
    phi công: 1
    sải cánh 9.344 m;
    dài 21.59 m;
    cao 5.41 m
    trọng lượng rỗng 9,240 kg;
    cất cánh thông thường 14,300 kg;
    cất cánh tối đa 17,800 kg
    tốc độ tối đa: Mach 2.2
    tầm bay 2,200 km (1,187 nm; 1,367 miles) với thung dầu phụ;
    bán kính chiến đấu 800 km (432 kt; 497 miles) với nhiẹm vụ thường; 1,200 km với tiếp dầu trên không
    trận bay: 20,200 m
    lên cao: 12,000 m/phút (mặt biển)
    quá tải G Limit: +6.9 (1,000 m) or +4.7 (Mach 0.9/5,000 m)
    Theo HP, người Trung Quốc thiết kế chiếc này và cố chứng minh rằng nó giống gì đó với MIG-23 hay là học kỹ thuật của SU-15 và F4. Nhưng máy bay ra đời chỉ với yêu cầu ban đầu là khoang radar rộng cho cuộc không chiến tầm xa. TQ không thể tự sản xuất được cái đó, 10 năm sau khi máy bay được sản xuất, nó mới được trang bị điện tử từ nhiều nguồn khác nhau. Trong 10 năm đó, hàng trăm chiếc được sản xuất mà không hề thoát khỏi dogflight.. Thậm chí, radar do TQ sản xuất không thể lock được, đừng nói dẫn bắn. Người Tầu cũng biết điều đó nên nó rất chậm được trang bị.
    MIG-23 được thiết kế để tấn công mặt đất, với khoang khí tài điện tử rất rộng, tầm bay xa, tải nặng. Độ ổn định khí động siêu tuyệt khi nó bay qua châu Âu không phi công, đến lúc rơi do hết nhiên liệu vẫn trong thế cân bằng. Việc lấy khung MIG-21, cửa gió giống MIG-23 nhưng thân máy bay nhỏ hơn, tạo ra một máy bay không chiến không máy tính điện tử......và nói rằng giống MIG-23.
    Hết chỗ nói. Bài học của việc chạy theo thành tích của ông hàng xómn béo có được nhà ta chú ý không????
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này