1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hàng Không 100 năm 1 cái nhìn, Part I

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Antey2500, 06/12/2002.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Nhìn vào J-8, các bác thấy gì không?????
    Một cần tiếp dầu trên không cố định. ........
    Sự kém cỏi về kỹ thuật và mong muốn thành tích làm ông hàng xóm béo phát triển máy bay rất hình thức. Một máy bay không chiến bằng radar mà radar không lock được (chỉ là radar cổ điển cho xạ thủ nhìn màn hình huỳnh quang), một máy bay không chiến cánh tam giác MIG-21 chỉ có thể bay thẳng....Em không hiểu, viên phi công làm gì khi không chiến, không có 2 chỗ ngồi như F-4, không hiểu làm sao phi công vừa lái được tên lửa vừa lái được máy bay....
    Mẫu MIG-21 là máy bay linh hoạt cho doflight, để mang nặng và xa cho không chiến bằng radar, cần máy bay khác. Nga là SU-27, MIG-29, Mỹ là F-16.
    Trên kia nhà ta đã thấy JAS-39-Viggen. Máy bay được phát triển từ những bộ phận lắp ráp. Form cánh tam giác kiêm đuôi ngang cho phép giảm lực cản. Em cũng nói qua về chiếc J-9, chương trình cancel do quá khó. Chúng ta cũng đi qua MIG-23 Trung Quốc, chiếc máy bay rất hình thức, hầu như không có khả năng bắn và tuy là máy bay không chiến chuyên nghiệp vẫn kiếp vía máy bay tấn công mặt đất SU-22 cổ lỗ.
    F-16, máy bay có bộ đuôi tam giác, đa năng được nhiều nước copy. Nhật một bản, Israel là Lavi. Trung Quốc cũng muốn có F-16 hình thức, thế là có J-10, chương trình 611 nối tiếp J9 đã thất bại. Chương trình với tham vọng sánh được SU-27 và MIG-29....
    Máy bay đa năng Chengdu Jian J-10 được phát triẻn bởi viện nghiên cứu hàng không 611, một chỗ ngồi, một động cơ, chế tạo bởi công ty Chengdu Aircraft Industry Corporation (CAC). Bay lần đầu 1996 và dự định phục vụ 2005. Một bản hai chỗ ngồi đang được phát triển, tiếp theo là bản hai động cơ tàng hình.
    Chương trình tiền thân J-9 là một bản có thân MIG-23 nhưng cánh tam giác kiêm đuôi ngang châu Âu. Khi chương trình dừng do thiếu điều kiện kỹ thuật, J-10 mẫu F-16 nối tiếp. Với cánh tam giác, duôi tam giác ba hướng và bào khí trước. Ban đầu IAI Lavi làm mẫu, 1984, thiết kế copy i hệt, sau đó, sự hợp tác của Lavi dừng lại 1987, Lavi tiếp tục cung cấp thiết bị.
    Chuyến bay đầu tiên 1996, máy bay gặp nhiều vấn đề với động cơ và phần mềm FBW, mẫu thử 2 mất cùng phi công năm 1997. Các kỹ sư CAC phải làm lại những thiết kế lớn và chương trình dừng lại. Phần mềm được bay thử sau đó bởi máy bay thử nghiệm kỹ thuật Shenyang (SAC) J-8IIACT và Nga đồng ý cung cấp động cơ Lyulka Saturn AL-31F turbofan cho máy bay này.
    J-10 mới bay năm 1998, năm 1999 cóp 6 mẫu thử được chế tạo, chương trình bay thử kỹ thuật hoàn thành 1999-2003, sau đó, máy bay được chuyển thử ngiệm từ CAC đến căn cứ thử nghiệm kiểm tra Trung Quốc Yanliang tỉnh Shaanxi.
    Một số máy bay đã được chuyển cho không quân đánh giá và có thể được trang bị từ 2005-2007. Như vậy có thể so sánh nó với JH7-máy bay ném bom. CAC nói, 30-50 máy bay đã được chuyển kiểm tra đầy đủ, có thể hơi lạc quan. Còn bước kiểm tra thử nghiệm điều khiển và chương trình khó kết thúc năm 20010.
    Chương trình máy bay hai chỗ ngồi có thể bay thử 2006, và bản tàng hình hai động cơ có thể đã bắt đầu.
    Các loại mẫu thử
    J-10 1996 hơn 6 chiếc, một chỗ ngồi đa năng.
    J-10B 26 tháng 12 2003 2(có thể hơn), hai chỗ ngồi huấn luyện-tấn công đa năng.
    Vài đặc điểm thiết kế:
    Vửa hút gió vuông, cáng tam giác thấp, hai bào khí điều khiển được trước, đuôi ba hướng đuôi ngang xuôi xuống phía dưới. Đây là thiết kế đặc F-16, tiếp kiệm lực cản, cất cánh tốt, linh hoạt. Máy bay bay bằng FBW, cung cấp khả năng linh hoạt và điều khiển, là máy bay đầu tiên Trung Quốc có buồng lái bầu dục lớn, tăng tầm nhìn.
    Vũ khí được thiết kế từ lavi, Lavi được thiết kế ban đầu là máy bay hỗ trợ tầm ngắn và đánh chặn, trong đó, nhiệm vụ không chiến thứ 2, nhưng do J-6 và J-7 của Trung Quốc đã quá date, nên nhiệm vụ không chiến của J-10 được đặt lên hàng đầu. Nhiệm vụ tấn công mặt đất lui xuống. Thêm nữa, chương trình Lavi có nhiều bộ phận Israel không thể tự cung cấp mà TQ không thể mua của Mỹ.
    J-10 có thể được so sánh với F-16 C/D, một số đặc điểm nổi trội có thể so sánh với F-18 hay Typhoon. Một số vấn đề về radar và ECM vẫn còn, TQ đang nỗ lực tìm kiếm từ Israel và Nga.
    Buồng lái, J-10 có ba mành hình tinh thể lỏng. Bao gồm hai màn hình mầu MFD và một HUD, một định vị từ mũ (possibly helmet-mounted sight HMS). Có thể bản HMS này được copy từ Ucraina bởi China''''s Luoyang Avionics hoặc mũ mới được trình diễn tại Zhuhai air show 2000. Phi công sử dụng tay năm đa năng, lái tự động FBW 4 kênh được thử nghiệm trên J-8IIACT, lái tự động và máy tính trung tâm.
    RADAR
    Hiện đang trang bị Russian Phazotron Zhuk-10PD từ Su-27s. 160 km và 6 mục tiêu dẫn bắn.
    Israel đã đồng ý cung cấp Elta EL/M-2035, TQ cũng tự phát triển radar riêng cùng kỹ thuật Nga.
    Hệ trinh sát hồng ngoại trước, laser nhưng là F-16 bên trong thân, TQ phát triển bắt trước Rafael Litening, được trình bầy Zhuhai air show 1998.
    Động cơ
    Một khoang động cơ giống như Lockheed Martin F-16C/D, 27.500 lb lực đẩy (12 tấn ) Lyulka-Saturn AL-31F turbofan Nga. Động cơ sử dụng giống SU-27 và SU-30, khoảng 100 động cơ được chuyển đến cho J-110 năm 2001.
    TQ phát triển động cơ WS-10 cho máy bay này. Khả năng lái lực đẩy được giấu kín năm 1998. (HP, hề hề hề, láo was,, lúc đó lái lực đẩy Nga còn chưa hoàn thiện, chỉ trang bị trong trường hợp rất cần)
    Vũ khí
    1 khẩu 23mm ẩn trong thân, 11 móc treo, 6 dưới cánh và 5 dưới thân. Tên lửa tầm nhiệt tầm ngắn PL-8 copy của from Israeli Rafael Python-3. Tên lửa R-73 Vympel R-73 (AA-11) Nga, R-77 (AA-12) tầm trung Nga, PL-11 và tầm xa PL-12 đang được phát triển. Nhiệm vụ tấn công mặt đất, J-10 có thể mang dẫn đường laser, YJ-8 chống hạm, YJ-9 ramjet chống radar (đang phát triển).
    các đặc điểm chính:
    chỗ ngồi: 1
    tốc độ tối đa: Mach 1.2 (mặt biển) hoặc Mach 2.0 (trên cao)
    tầm chiến đấu 550km
    Tóm lại, đây là máy bay năm cha ba mẹ, khó khăn lớn không phải là kỹ thuật mà là không mua được đồ. Không có bộ phận chủ yếu nào do Trung Quốc thiết kế và vừa ra đời đã lạc hậu. Chưa nói không có thiết bị điện tử.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 15:28 ngày 18/07/2004
  2. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Xem ra, cái chương trình J-10 trên phát triển rất chậm và không có tương lai lắm. Người tầu lại đầu tư cho máy bay đa năng từ MIG-21 lần nữa.
    Lần này, họ cũng chán chả buồn dùng động cơ tên lửa hành trình cũ nữa.
    FC-1/JF-17 Multirole Fighter Aircraft, máy bay chiến đấu đa năng.
    Chengdu FC-1 Xiaolong còn có tên Super-7 dược phát triển bởi công ty Chengdu Aircraft Industry Corporation (CAC) dành cho xuất khẩu. Một chỗ ngồi, một động cơ. Hiện tại có ba mẫu thử đang bay. Là sản phẩm chung của CAC và Pakistani Aeronautical Complex (PAC) 16 chiếc dự định trong năm 2006. Tên trong Pakistani Air Force (PAF) Joint Fighter-17 (JF-17) Thunder (máy bay đa năng liên quân). Việc trang bị còn đang được xem xét.
    Năm 1986, TQ dùng 550 triẹu USD hiện đại hoá J-7 (MiG-21 Fishbed) đánh chặn thành Super-7. các công ty Anh và Mỹ cung cấp động cơ và thiết bị. Chương trình dừng năm 1990, do quan hệ nguội lạnh. Khi đã hết 40% giá trị, sau đó, Chengdu tự phát triển chương trình với nội lực, tên FC-1 (Fighter China-1). Năm 1993, Mỹ chống lại chuyển giao phụ tùng và kỹ thuật tên lửa TQ-Pakistan, những vấn đề quan hệ với phương Tây đẩy Pakistan tìm kiếm kỹ thuật Trung Quốc. Bắc Kinh và Islamabad đồng ý cùng phát triển FC-1. Theo thoả thuận này, Export Corporation (CATIC) và Pakistan mỗi bên 50% tiền chi, khoảng 150 triệu USD. Chengdu được chọn là nhà thầu đầu tiên, sau đó là Russian Mikoyan Aero-Science Production Group (MASPG) hợp tác. Họ tham gia một phần thiết kế, trong đó có động cơ R-93 turbofan.
    Chiếc Fc-1 đầu tiên được lắp gần 31-5-2003, 24-8-2003, nó bay thử 15 phút đầu tiên. Ngay sau đó, 4 chiếc được hoàn thành thử nghiệm bước 2. Đến 2006, 16 chiếc được hoàn thành, Không quân TQ cần 150 chiếc thay thế J-7P Chengdu đang phục vụ, Pakistan tham gia một số trong chế tạo máy bay.
    Máy bay được thiết kế với mục tiêu xuất khẩu, thay thế các loại máy bay thế hệ hai như Northrop F-5 Tiger, Dassault Mirage III/5, Shenyang J-6, MiG-21/F-7 Fishbed, Nanchang Q-5 aircraft.Bangladesh, Egypt and Nigeria. và Không Quân TQ đang được chào bán (thêm).
    Được thiế kế như máy bay thế hệ 3 giá rẻ, Với sự tham gia của MASPG, máy bay có các tính năng FBW, beyond-vision-range (BVR), trọng lượng nhẹ, tính năng hoàn thiện, đa năng và khae năng không chiến tốt. Giá có thể giảm 50% so vớin ban đầu (10-15 triệu USD). Máy bay có cánh tam giác và đuôi thông thường như MIG-21, sử dụng được nhiều loại vũ khí phương Tây và TQ. 7 Móc treo, một dưới thân và 4 dưới cánh, 2 mũi cánh, 3800kg vũ khí. Tấn công radar bằng beyond-vision-range (BVR) tên lửa SD-10 tầm trung, phát triển bởi China Leihua Electronic Technology Research Institute (LETRI, viện 607), tên lửa tầm nhiệt tầm ngắn ở mũi cánh U.S. AIM-9P hay TQ PL-6, PL-8, and PL-9. Tên lửa không điều khiển, bom thường bà khí tài điện tử đeo thêm.
    Dẫn đường do TQ thiết kế với HUD, tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại, màn hình nhìn nđêm báo động laser và định vị GPS. Lái điện tử FBW.
    radar dẫn bắn có thể là Israeli Elta-2032, Italian FIAR Grifo S-7, Russian Phazotron Kopyo. Máy bay phục vụ không quân TQ dùng đồ Ý. 25 chế độ làm việc và làm việc liên tục 200 giờ. Khả năng tìm kiếm, dẫn bắn, phân biệt mục tiêu mặt đất và tấn công mặt đất.
    Động cơ Nga RD-93 turbofans, lực đẩy 49.4kN hoặc 81.4kN đốt hậu. Hiện đặt hàng 5 động cơ cho các mẫu thử. Nhưng thoả thuận xuất khẩu động cơ cùng máy bay còn nhiều khó khăn. Có thể TQ sẽ tự tìm kiếm động cơ kjhác.
    sải cánh: 9.00 m
    dài: 14 m
    cao: 5.10 m
    rỗng: 6,321 kg;
    cất cánh thường: 9,100 kg;
    cất cánh lớn nhất 12,700 kg;
    vũ khí 3,800 kg
    vũ khí lớn nhất: 3,600 kg
    tốc độ tối đa: Mach 1.6
    Tầm 3000km, bán kính chiến đấu 1320km
    trần bay: 16,500 m
    Quá tải gia tốc G Limit: 8.5
  3. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Nhìn vào sự phát triển máy bay chiến đấu của ông hàng xóm béo, người nhà ta không khỏi thèm thuồng. Nhà ta, 1989 mới hết chiến tranh, trong đó, chiến tranh khốc liệt đến 1980. Sau 1980, hầu như kinh tế ta chẳng còn gì, bao nhiêu kỹ thuật viên học từ các học viện nổi tiếng nước ngoài về thất nghiệp. Thế mà, 1987, ta đã cho cất cánh chiếc máy bay thử nghiệm đầu tiên, có những kinh nghiệm ban đầu. Nhưng rất lâu nữa ta mới hy vọng có tiền phát triển diều giấy.
    Còn ông hàng xóm béo, ông ta hoà bình từ 1949, được viện trơ quá vô tư, mà sao phát triển đì đẹt thế. Nhìn vào những J-8, có thể thấy điển hình của nguyên nhân: bệnh thành tích.
    Chiếc MIG-23 cánh cụp cánh xoè, khoẻ và cơ động, tải nặng và có hệ thống điện tử mạnh, chuyên dùng đột nhập. Ông béo cũng muốn có MIG-23, thế là có J-8, nhưng cánh MIG-21 cố định (áp dụng cánh interceptor cho ..... máy bay tấn công mặt đất chăng). Tất nhiên, khả năng tấn công mặt đất rất tồi, ong ta dùng nó để không chiến, vì nó có khoang radar rộng, chắc là đưa không quân Trung Quốc qua dogflight (không chiến tầm ngắn bằng tên lửa tầm nhiệt và súng với máy bay cơ động, qua điều này là không chiến bằng tên lửa đường dài, điều khiển radar)??????
    Không, cái khoang radar rộng đó của J-8 rỗng cho đến khi J-8 tàn đời. Nó chỉ có một loại radar cổ lỗ không lock được. Nó tấn công như kiểu F-4 (thời radar Mỹ chưa lock được) , nhưng lại một chỗ ngồi và phi công cùng lúc lái máy bay và nhìn radar lái tên lửa. (F-4 có hai chỗ ngồi, xạ thủ và phi công, lái máy bay và tên lửa). Nó không dogflight (không chiến tầm ngắn) như MIG-21 được vì nặng trên đôi cánh hẹp, không thể đổi hướng nhanh). J-8 có hình dạng giống MIG-23, tốc độ M2.2. Như vậy, có thể thấy, tại sao J-8 tuy được quảng cáo như một thành tích lớn của Trung Quốc mà không quân nước này lại đau khổ ê chề như vậy ở biên giới và hải đảo, với các máy bay cỏ lỗ của địch.
    Tức là, J-8 chỉ có giá trị: giống MIG-23 nhé, tốc độ M2.2 nhé, hai động cơ nhé, các "cán bộ" và "nhân dân" Trung Hoa vĩ đại tha hồ tự hào đã sánh ngang với Nga Mỹ, như MIG-23 hay F-111. J-8 hầu như không có khả năng không chiến, chỉ giá trị vỏ ngoài như vậy, là bệnh thành tích điển hình.
    J-10 cũng vậy, nó có thể bay đến M3 (với cải tiến gần đây), nhưng cũng như trước, thiết bị điện tử yếu, khó nhào lộn, và đặc biệt là niềm tự hào này chẳng có cái gì Trung Quốc cả. Thà thực tế hơn, như gần đây, lắp ráp SU-27 và SU-30 cho nhanh, đỡ "nghiên cứu".
    Sự phát triển kỹ thuật hàng không TQ có thể chia ra vài thời kỳ:
    1: -Sơ khai, TQ là nước sớm có kỹ thuật hàng không, máy bay riêng. Sớm được tiếp xúc với các máy bay hiện đại nước ngoài. Nhưng chiến tranh hay tố chất không cho họ có thành tích gì đáng kể.
    2: -Sau 1949, LX viện trợ quá vô tư. Nhiều chương trình máy bay chiến đấu hiện đại nhát phát triển tắp lự. Nhà nước TQ lạc hậu năm 1964 đã có MIG-21 do họ chế tạo, rất hiện đại lúc ấy. Ngay cả TU-16 cũng được chế tạo trong thời kỳ này. Nhưng sự phản bội của ông béo làm tất cả các chương trình lớn: tầu chiến và tầu ngầm, máy bay tiêm kích và máy bay ném bom. Tên lửa đạn đạo và thiết bị điện tử...dừng lại, một số như TU-16 và MIG thì dừng cho đến thời Đặng.
    3: -Cách mạng văn hoá, sự phản bội của ông béo, tất cả các chương trình lớn dừng lại 20 năm. KHoảng từ gần 1960 đến gần 1980
    4: -Đặng. Các chương trình được khởi động lại, nhưng bệnh thành tích, làm máy bay rỗng ruột, không chỉ thiếu điện tử và vũ khí, nhiều máy bay như TU-16 còn bị cắt giảm cả động cơ: miễn sao chế được đem khoe. Đã thế, tụt hậu 20 năm, hầu hết máy bay mới vừa ra đời đã quá lạc hậu. 1980s, thời kỳ mười năm tạm liên minh phương Tây, TQ cố gắng hiện đại hoá kỹ thuật, điển hình là các chương trình với Mỹ và Israel. Đáng tiếc, 1989, lại dừng.
    5: -Từ 1990 trở lại đây, họ hiểu ra không thể tự chế tạo vũ khí được. Thôi, đành đem tiền đi mua, tầu chiến và tầu ngầm, máy bay và tên lửa vậy.
    May quá, Nga tuy không muốn bán vũ khí lấy tiền, nhưng NATO tiến sang Đông. Trước đó, có thể tiên liệu được điều này, người Nga đã chuyển những nhà máy, viện nghiên cứu và căn cứ chủ chốt của họ vào Xiberia. Ngày nay, chỉ còn vài hệ vũ khí và điện tử được chế tạo ở Nga châu ÂU,còn phần lớn máy bay chế ở Nga châu Á. Không những thế, Nga muốn lập một vành đai châu Á bảo vệ hang ngủ đông cuối của mình. Thế là, Iran, Ấn, Malaysia, Indonexia, Trung Quóc béo và Bắc Hàn được cung cấp vũ khí. Nghèo quá thì ông Gấu cho, có dầu mot thì ông đổi, có tiền thì ông bán, không đủ tiền như Ấn thì ông giúp kỹ thuật để tự làm một phần....
    Thế là, Trung Quốc có thế hệ máy bay mới, bị ràng buộc bởi các điều kiện liên minh và số lượng hạn chế. Sau này, họ sẽ tự chế được phần nào, nhưng phải đợi đến khi ngươi ta có thế hệ mới rồi cơ. Như kiểu Nga bán SU-27 để thay bằng SU-37 và SU-47 vậy.
    Để nhìn rõ hơn về Trung Quốc, bệnh thành tích làm rỗng ruột ông hàng xóm béo, mời các bác xem thêm và một vài loại khác của họ. Ông béo vẫn chia máy bay như thời cổ: tiêm kích(interceptor), cường kích (Fighter), và ném bom (Bomber). Trong khi đó, thế giới bi gờ chia máy bay kkiểu khác.
  4. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Bác Canh 1976 có nói đến máy bay ném bom Trung Quốc, y lời bác, em bốt cái nhìn tổng thể về máy bay Trung Quốc. Đây là em lược dịch từ trang wep của Quân Đội Tầu. Nhận xét cũng là của chính họ.
    (huyphuc, người Tầu vẫn chia máy bay theo kiểu của họ. Ngày nay các nước phân máy bay theo kiểu khác. Thường Nga Mỹ hiện tại phân máy bay ra: chiến thuật, tấn công đột kích mặt đất, ném bom hạng nặng (trong đó có ném bom đặc biệt) và một số loại riêng khác. Trong một số loại riêng, số lượng nhiều có máy bay chống tank-máy bay rẻ nhỏ, giáp tốt, cực linh hoạt, tốc độ thấp (chỉ dưới M1), độ cao thấp như SU-25 và A-10. Loại nhiều nhất là chiến thuật, máy bay nào cũng không chiến tốt, tùy biến thể bổ xung chống tầu, tấn công mặt đất tiền tuyến, chống ngầm, hay chuyên không chiến. Loại ném bom tiền tuyến Nga là MFI như các dòng SU-27, MIG-29 và SU-47, MIG-39. Tấn công mặt đất đột kích như A-12, SU-24, bản thân SU-27 có khả năng tấn công mặt đất đột kích. Loại không chiến Nga là MIG-31 và MIG-39, MIG-31 có các biến thể chống vệ tinh, chống tàng hình, săn máy bay....Chia theo kiểu người Tầu, phải có số lượng máy bay rất lớn vì chúng quá chuyên nghiệp, may cho dân Tầu là các thiết kế của họ không được phát triển, nếu không thì dân Tầu phải nai lưng ra mà trả tiền cho hàng đống máy bay. Với phân loại hiện đại, Nga chỉ cần khoảng 500 MIG-31 và 1000 máy bay SU, 1000 MIG-29(33, 35) là không chiến hoàn hảo, theo kiểu cũ, Nga cần hàng vạn MIG-21 và rất nhiều máy bay ném bom tiền tuyến nữa.)
    H-6 Bomber Aircraft.
    Máy bay Hong-6 (H-6) ném bom phản lực tầm trung được phát triển và chế tạo bởi tổ chức Xi?Tan Aircraft Industry Co. Máy bay được copy từ TU-16, (Mã tên NATO Badger) với một số thay đổi. Có thể mang bom thông thường và bom hạt nhân. Tầu sản xuất lần đầu 1968, tiếp tục cải tiến sau này, khoảng 210 chiếc được chế tạo đến năm 2003. Nếu tính về só lượng, bằng khoảng nửa B-52.
    Máy bay H-6A
    Đáp ứng yêu cầu đồng minh theo hiệp ước, Nga mở quỹ viện trợ kỹ thuật và kỹ thuật viên cho nhà nước Trung Quốc mới, để thập kỷ 60, Quân Đội Trung Quốc đại nhẩy vọt sức mạnh quân sự với một quân đội hiện đại bậc nhất lúc đó. Một chương trình quan trọng trong đó là các loại máy bay mới nhất, trong đó có Tupolev Tu-16 Badger, được Liên Xô sản xuất cuối những năm 1940.
    TRung Quốc nhận được hai máy bay hoàn chình cùng phụ tùng các máy bay chưa lắp đầu tiên năm 1959. Chiếc máy bay đầu tiên Trung Quốc lắp được đặt mã H-6, cất cánh lần đầu 27-9-1959. Song song việc chuyển nhà máy từ Harbin tới Xi?Tan và các chuyên gia Liên Xô rút đi năm 1960, Trung Quốc găp nhiều khó khăn về công nghiệp và kỹ thuật, cố tự mình tiếp tục phát triển chương trình. Năm 1964, chương trình tạm dừng.
    Chiếc máy bay đầu tiên do Trung Quốc chế tạo phụ tùng và động cơ cất cánh lần đầu 24-12 năm 1968. Nhóm sản phẩm đầu tiên là H-6A sản xuất năm 1969, năm 1972, Không quân nhận 32 chiếc trong biên chế. Vào những năm 1970 và 1980, vệ tinh Mỹ nhiều loần quan sát được các đơn vị và chuyến bay huấn luyện của H-6, có cả độ cao lớn 41,000 feet, đánh dấu nỗ lực của Trung Quốc nâng cao khả năng chiến đấu không quân.
    Một trong hai mẫu lắp ráp từ đồ Liên Xô đầu tiên được dùng cho chương trình thử nghiệm bom hạt nhân mã số 21-511. Máy bay được cải tiến đặc biệt cho chương trình thử nghiệm bom hạt nhân bao gồm điều hòa nhiệt độ cho khoang chứa bom và hệ thả bom dù. Ngày 9-5-1966, máy bay ném quả bom nguyên tyử 250 kiloton xuống bãi thử hạt nhân Lop Nor tây bắc Trung Quốc. Máy bay H-6 tiếp tục thả quả bom nhiệt hạy đầu tiên của Trung Quốc 17-6-1967, 3300 kiloton.
    Nhà máy chế tạo máy bay Xi?Tan (nay là Xi?Tan Aircraft Industry Corporation) gặp nhiều vấn đề về tầm bay. Một trong số đó là chêng lệch giữa động cơ Wopen-8 (WP-8) turbojet và động cơ Nga Mikulin AM-3M-500 (bản copy kém lực đẩy và độ tin cậy). Nhóm đầu tiên động cơ WP -8 chỉ có 400 giờ tuổi thọ, sau đó nâng lên 800 giờ nhóm động cơ sau. Mặc dù là máy bay ném bom hạt nhân, H-6A được triển khai cho những nhiệm vụ chiến thuật cơ bản với vũ khí thông thường. Sau đó, nhà máy Xi''an tiếp tục phát triển máy bay cho các mục đích khác, như là trinh sát, tác chiến điện tử (EV), mang máy bay không người lái, tiếp dầu trên không, thử nghiệm động cơ trên không.
    Không quân Trung Quốc tiếp tục hiện đại hóa H-6A, động lực và khí động những năm 1980, nhưng các chương trình dừng lại do khoa khăn song song kỹ thuật và kinh tế. Trung Quốc không đạt được việc chuyển giao các máy bay ném bom chiến thuật tầm trung hiện đại như TU-22M Backfire từ Nga nên tiếp tục giữ việc cải tiếnmáy bay này, và trang bị các cách tác chiến mới , như là hệ dẫn đường Doppler và GPS, tên lửa khong đối đất. Thế là, sao 50 năm, máy bay tiếp tục phục vụ trong thế kỷ 21 với mã H-6E.
    Máy bay H-6E
    Trang bị:
    Hiện tại khoảng 120 máy bay trong không quân. Sư đoàn 8 (Hengyang, Hunan), sư đoàn 10 (Anqing, Anhui), sư đoàn 36 (Wugong, Shaanxi).
    Máy ba có cánh giữa thân xuôi sau. Cánh có ngờ ngắn chắn trên cánh, dưới gờ là càng dưới cánh. Hai động cơ WP-8 turbofan đặt ở gốc cánh nối thân và cánh, dài hơn chiều rộng cánh. Hai cửa hút gió, mõi động cơ một cửa tròn. Thân thon dài và bẹp ra nơi hai động cơ gắn vào sườn. Máy bay có mũi bằng kính tròn và buồng lái gờ lên. Đuôi xuôi sau và phần súng ở đuôi. Máy bay có vỏ ché dưới mũi chắn radar dẫn đường. Đội bay 5 người, hai pghi công trên buồng lái chính, mỗi người một hệ lái. Hoa tiêu và ném bom trong mũi kính, xạ thủ trên tháp pháo đuôi, các thành viên đều có ghế thoát hiểm nhưng tính năng hạn chế (hai trước, hai sau).
    Mang 9 tấn bom (thông thường 3 tấn) ở khoang bom dưới thân, mang được bom hạt nhân và bom không điều khiển thường từ 250kg đến 3000kg. H-6H mang hai tên lửa hàh trình đối đất YJ-62 (land-attack cruise missiles-LACM) dưới cánh. Tên lửa này được cải tiến từ tên lửa chống hạm YJ-61 (C-601) với động cơ turbojet tăng tầm. Tên lửa có đầu đạn 500kg tầm 150 km. Dẫn đường quán tính/GPS và dẫn đường tiếp mục tiêu TV-hồng ngoại, tăng khả năng tiến công mục tiêu cố định. 2002 Trong triển lãm hàng không Zhuhai Air Show H-6X mang hai tên lửa chống tầu YJ-8 (C-801) và các biến thể đối đất của nó.
    Máy bay có 7 khẩu 23mm. Một khẩu một nòng ở mũi kính các ấn bản sau bỏ đi. 3 khẩu hai nòng ở lưng, đuôi và bụng, các khẩu này dẫn bắn quang-radar.
    Ấn bản H-6A ban đầu có hệ lái tự động, đo cao radio, đo tốc độ gió, đền chiếu ném bom, dẫn đường, liên lạc radio. Trong nhưng năm 1980, các máy bay này được chế lại với radar dẫn đường Doppler, radar ném bom, máy tính tác chiến. H-6E/F sau này có hệ dẫn đường đa năng: quán tính, GPS và radar. Hệ này cho phép H-6 hận nhiệm vụ đường dài. 2 hệ tác chiến điện tử và phát hiện điện tử được các máy bay H-6C mang dưới hai móc treo cánh, cảnh báo sớm radar trên thân và mục tiêu hồng ngoại giả tự bảo vệ.
    Hai động cơ Xi''an (XAE) WP-8 (Mikulin AM-3M-500) turbojets 20,944 lb (93.16 kN) mỗi chiếc.
    đội bay: 5
    dài: 34.8 m
    sải cánh: 34.2 m
    cao: 9.85 m
    trọng lượng cất cánh thường: 72,000 kg
    trọng lượng cất cánh lớn nhất: 75,800 kg
    vũ khí thông thường: 3,000 kg
    vũ khí tối đa: 9,000 kg
    khoang dầu trong: 33,000 kg
    tốc độ tối đa: 1,014 km/h;
    tốc độ thông thường: Mach 0.75 (786 km/h)
    tầm tối đa: 6,000 km
    bán kính hoạt động: 1,800 km
    trần bay: 13,100 m
  5. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Nhà ta độ này toàn hình ảnh, em ít ảnh quá cũng không phải là moden.
    Mũi máy bay H-6A (H-6 đời đầu), Buồng lái bên trên, buồng hoa tiêu-ném bom dưới và khẩu 23mm một nòng.
    H-6E và H-6F
    Bom mang theo
    Như vậy chiếc máy bay này có khả năng mang bom xấp xỉ SU-27, nặng gần gấp 3, tầm bay xấp xỉ, tốc độ rất thấp. Nếu dừng tên lửa hành trình thì chỉ 1 tấn trên gần 90 tấn có ích.
    Nó được thiết kế để mang đầu đạn chiến lược nên không cần hiệu suất lắm. Điều đó không thích hợp với máy bay mang vũ khí thông thường. Yêu cầu thiết kế cũng quá cổ, 1000km./s cách đây 50 năm, còn bi giờ.......
    H-6 27.09.59 2 Trung Quốc lắp ráp từ đồ Nga.
    H-6A 24.12.68 120+ Bản thiết kế chờ đợi động cơ, giống TU-16, sau trang bị động cơ giảm chức năng.
    H-6 Nuclear 1964 1 Bản đặc biệt với khoang bom có điều hoà không khí và mang bom thả dù. Sử dụng ném bom hạt nhân.
    H-6B 1979 ? Bản trinh sát mang carmera hồng ngoại.
    H-6 carrier ? ? Mang Ba-6 theo dõi mục tiêu.
    H-6A2 1982 ? H-6A nâng cấp với radar dẫn đường doppler và động lực.
    H-6C 1983 ? Bản tác chiến điện tử của H-6A, chức năng EW/ELINT, mang hai bộ khí tài EW treo ngoài cánh và có sắn cảnh báo sớm radar, mục tiêu hồng ngoại giả.
    H-6D 1986 20+ Mang tên lửa, cải tiến từ H-6A
    H-6I 1970 1 Thử nghiệm 4 động cơ Rolls-Royce Spey Mk 512 turbofan. Hai động cơ chỗ cũ, hai treo dưới cánh.
    H-6 (086) 1980s 1 Máy bay thử nghiệm động cơ trên không, H-6A khoang bom thay bằng khoang động cơ thử nghiệm. Chỉ một chiếc.
    HY-6 1990s ? H-6A tiếp dầu trên không cho máy bay khác, dùng trong không quân.
    HY-6D 1990s ? H-6D tiếp dầu trên không cho máy bay khác, hải quân.
    H-6E 1990s ? Có tính tàng hình.
    H-6F 1990s ? Nâng cấp dẫn đường, cho nhiệm vụ đường dài INS/GPS/Doppler.
    H-6H 2001 ? Mang hai tên lửa hành trình YJ-62 (C-602) đối đất.
    H-6X 2002 ? Mang 4 tên lửa YJ-8 (C-801) đối hạm và các ấn bản đối đất của nó.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 14:16 ngày 21/07/2004
  6. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Q-5 Attack Aircraft
    Q-5 Attack Aircraft Máy bay tấn công mặt đất Qiang-5 (Q-5, NATO: Fantan). Được phát triển bởi tập đoàn hàng không Hongdu (Nanchang) Aircraft Industry Group từ bản copy MiG-19 Farmer của Trung Quốc là Shenyang J-6. Vẫn còn phục vụ ít nhất 10 năm nữa, đáp ứng những đặc điểm chiến thuật của không quân Trung Quốc. Máy bay hai đọng cơ, một chỗ ngồi, hỗ trợ tầm ngắn và đánh phá mục tiêu địch. (có thể coi là close air support, F-5 Mỹ hay A-10). Máy bay ban đầu được nhà máy chế tạo máy bay Shenyang Aircraft (nay là công ty Shenyang Aircraft Industry Co., SAC), năm 1958. Sau đó dược chuyển cho nhà máy Nanchang Aircraft Factory (nay là tập đoàn Hongdu Aircraft Industry Group) phát triển. Chương trình dừng năm 1961, nhưng một đội nhỏ tiếp tục và phát triển trở lại năm 1963. Mẫu đầu tiên bay thử tháng 6 năm 1965 và được đồng ý phát triển thành sản phẩm cùng năm. Chương trình phát triển mạnh, sau hai mẫu thử bay tháng 10-1969, được đưa vào sản xuất cùng năm và trang bị năm sau (1970).
    Ban đầu người Tầu dịnh lắp động cơ turboffan cùng mũi chứa radar (khi có), điều đó làm cho Q-5 là máy bay tấn công chiến thuật tầm trung bằng bom hạt nhân không điều khiển. Một số máy bay được sửa chữa lại cho mục đích ấy với mã Q-5A. Khoang bom được thiết kế lại sao cho che được một nửa bom nguyên tử. Mẫu này bay lần đầu 1-8-1970 và thử lần đầu quả bom 20 kiloton ở Lop Nor ngày 7 tháng giêng 1972. Thế nhưng nhìn chung, Q-5 vẫn là máy bay mang động cơ turbojet cho mục đích chiến thuật thông thường. Khoảng 1000 chiếc được đóng trong đó khoảng 600 chiiếc Q-5I. Q-5I là mẫu được phát triển từ mẫu ban đầu nhưng bỏ đi khoang vũ khí, làm tăng 70% nhiên liệu và mang được 2 tấn vũ khí, tầm bay xa hơn. Tiếp tục được phát triển hoàn thiện hơn là A-5C đã được xuất cho Pakistan và Bangladesh.
    Không may mắn cho phần điện tử. Trung Quốc liê hệ với hai cong ty châu Âu nâng cấp điểm này vbằng thiết bị phương Tây. Q-5M được ký hợp đồng 8-1986 và dự định thử nghiệm 8-1988 sau khi đã phát triển với sự hõ trợ của công ty Aeritalia (nay là Alenia), trong đó là cung cấp các thiết bị cơ bản của các hãng Aermacchi/Alenia/EMBRAER AMX sử dụng máy tính và một đường dữ liệu trung tâm MIL 1553B digital databus. Q-5K là sản phẩm hợp tác iữa Trung Quốc và Phát theo hợp đồng ký năm 1987, cùng vơí Q-5M. Mẫu thử nghiệm bắt đầu tháng 9-1991. Q-5K có lắp Thomson-CSF VE-110 HUD(màn hình tương tác)và TMV-630 (đo xa laser) và một số hoàn thiện khác. Cả chai chương trình dừng lại những năm 1990 do giá đẩy lên. Nanchang/Hongdu phát triển thiết bị điện tử hiện đại của mình từ Q-5K và Q-5M cuối những năm 1990. Q-5D Được nâng cấp hệ thống đẫn đường, màn hình tương tác HUD, gây nhiễu và phát hiện điện tử (EW/ECM). Q-5E/F sẽ được mang máy đo xa laser ALR-1 để ném bom laser.
    Các ấn bản.
    Q-5 ban đầu: có khoang dài 4 mét trong thân chứa 2 bom 250 hoặc 500kg. Hai móc treo dưới thân cho khoang bom đeo thêm như vậy, hai móc treo dưới cánh, động cơ WP6 turbojet lô 6, dù hãm ở đuôi trên ống phụt.
    Q-5A: Ném bom hạt nhân, động cơ turbo fan.
    Q-5I: bản được sản xuất nhiều. Khoang bom trong thân bỏ đi đổi lấy tầm xa và thêm vũ khí. các cải tiến nữa là động cơ WP-6A 3,750 kg x 2 lực đẩy. Ghế thoát hiểm kiểu Type-I. Vị trí dù hãm, thiết kế lại càng, hai móc treo dưới thân.
    Q-5IA, cải tiến từ Q-5I thêm hai móc treo phụ dưới thân mang được bom 500kg, hệ thống đèn chiến ném bom và súng, phát hiện điện tử và tính toán.
    Q-5II: cải tiến với phát hiện cảnh báo điện tử radar warning receiver (RWR).
    Q-5B, một số lượng hạn chế cho hải quân với Doppler radar trong khoang mũi đóng lại, móc treo dưới thân mang hai ngư lôi, phục vụ thời gian ngắn.
    Q-5III (A-5C): Bản xuất khẩu với trang bị thêm (RWR, IFF), ghế thoát hiểm Martin-Baker Mk PKD10 zero/zero, móc treo 14 in (0.356 m) để đeo vũ khí Phương Tây như AIM-9.
    Q-5M: Aermacchi/Alenia/EMBRAER AMX cung cấp trang bị, máy tính MIL 1553B digital databus, động cơ tốt hơn và hai móc treo dưới cánh.
    Q-5K: thiết bị Pháp màn hình Thomson-CSF VE-110 HUD, đo xa, phát hiện laser Thomson-CSF TMV-630, đo đạc radar Sagem INS và TRT, hệ thống Crouzet air-data, cấu trúc mới và video camera.
    Q-5D: hiện đại hoá từ các kỹ thuật Q-5K/M.
    Q-5E/F: bản sau cùng với dẫn đường laser.
    Trang bị: vài trăm máy bay hiển ở sư đoàn không quân 5 (Weifang, Shandong), sư đoàn 11 (Siping, Jilin), sư đoàn 28 (Hangzhou, Zhejiang) và sư đoàn 5 không quân thuộc hải quân (Qingdao, Shandong )
    Thiết kế, được hoàn thiện để tác chiến ở độ cao thấp và rất thấp, hỗ trợ bộ binh và mặt đất, tấn công chốt giao thông, cảng và tầu gần bờ, có thể không chiến. Mang hai động cơ WP-6 turbojet có đốt hậu. Hai sung ở gốc cánh và có thể mang thêm vũ khí không chiến. Mang được nhiều loại bom và tên lửa không điểu khiển đối đất, một số có khoang vũ khí trong thân mang được vũ khí thông thường và hạt nhân.
    hai khẩu 23 mm Type 23-2K 100 viên đạn mỗi khẩu ở gốc cánh. 10 móc treo, hai đôi nối dưới thên mõi móc 250kg, 6 móc dưới cánh mỗi cái 500kg.
    Bom250 có thể là Chinese 250-2 or 250-3, US Mk 82 or Snakeye, French Durandal hoặc tương tự. Các móc treo nhỏ sát gốc cánh có thể mang bom dù 6kg, 12 tên lửa 57mm, 7 tên lửa 68mm, 7 tên lửa Norinco 90-1 (90 mm), 4 tên lửa 230mm. Móc treo giữa cánh mang bom 750kg, 2 hay 3 bom 250kg, bom mẹ BL755 600 lb hay tên lửa chống tầu C-801, US Mk 82 hoặc Snakeye, French Durandal.....Thông thường mang 1tấn bom, có thể mang dến 2 tấn bom, có thể thay bom bằng thùng dầu phụ 760 litre mỗi cánh, hay thiết bị tác chiến điện tử ECM pod. Nếu móc lớn giữa cánh không mang thùng dầu phụ thì móc ngoài mang 400litre hai tên lửa đối không tầm nhiệt như PL-2, PL-2B, PL-7, AIM-9 Sidewinder và R550 Magic.
    Thiết bị, khoang mũi và giữa thân có thể trang bị thêm: liên lạc CT-3 VHF , YD-3 IFF. Đo cao radio WL-7 và đo cao độ cao thấp WG-4 .đồng hồ chân trời LTC-2(con quay hòi chuyển), chỉ thị đèn chiếu XS-6, đèn chiếu SH-1J hoặc ABS1A cho ném bom chĩnh xác và rải thảm, tên lửa. Type 930 RWR (báo động sớm radar) antena trên mũi đuôi.
    Hai động cơ LM (Liming) WP-6 (Wopen-6) turbojet. 25.5 kN (5,730 lb st) và 31.9 kN (7,165 lb st) đốt hậu mõi cái. Hai động cơ lắp dọc canh nhau phía sau. Nâng cấp lên WP-6A engines (29.4 kN; 6,615 và 39.7 kN; 8,930 đốt hậu). Sau cửa hút gió là miếng chia mỏng cho mỗi động cơ.
    Tổ lái: mỗi chú.
    sải cánh: 9.68 m
    dài: 16.727 m
    cao: 4.19 m
    trọng lượng rỗng: 6,400 kg
    trọng lượng cất cánh thông thường: 9,530 kg
    trọng lượng cất cánh tố đa: 11,317 kg
    trọng lượng vũ khí tối đa: 1,500 kg or 2,000 kg (Q-5I)
    tốc độ tối đa: Mach 1.12 (mặt biển) or Mach 1.5 (10,975 m)
    tầm: 2000km với thùng dầu phụ, tầm thấp bán kính 400km cao 600km.
    trần bay: 16500met
    Q-5E/F
    Q-5D và Q-5K
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 17:52 ngày 21/07/2004
  7. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    JH-7 (FBC-1) Fighter-Bomber Aircraft
    Máy bay không chiến-ném bom JH-7 JH-7 (FBC-1).
    Trên kia, em đã bốt về một chiếc tính năng như vậy của Liên Xô cũ, được trang bị tên lửa lái radar sản xuất riêng cho nó mỗi quả nặng đến nửa tấn, radar rất mạnh, tầm xa..... Được xem như là vũ khí bí mật, có khả năng hoạt động ở những vùng xa xôi, nơi hỗ trợ của hệ thống phòng không không có. Số lượng của con YAK-28 đó rất ít.
    Nay ta xem một con như vậy của Tầu. Em cũng không hiểu thiếu radar như vậy thì máy bay này chiến đấu kiểu gì???????? Hay là lại hài hước như những báy bay có khoang radar rộng nhưng suốt đời không có cái gì nhét vào trong đó, hay là hài hước như kiểu không chiến radar không máy tính hoặc guner, phi công một tay lái máy bay một tay lái tên lửa????? Đây là máy bay hiện đại, vừa mới được chế tạo, vừa hoàn thành giai đoạn thử nghiệm và chưa kịp trang bị.
    JianHong-7 (JH-7, trên thị trường xuất khẩu là FBC-1, viết tắt Fighter-Bomber Aircraft). Được phát triển bởi nhóm nghiên cứu (hay viện, hay là chương trình) mã tên 603. Được chế tạo bởi công ty Xi?Tan Aircraft Industry Corporation (XAC). Một số nhỏ máy bay được Không quân thuộc Hạm đội thủ nghiệm giữa những năm 1990. Bản JH-7A bay lần đầu 2001 và dự định phục vụ năm 2004. Máy bay cấu hình hai động cơ, hai phi công. Vào những năm 1970, đối phó với tình trạng tụt hậu quá khiếp của thời sau cách mạng văn hoá, bộ Hàng không Trung Quốc yêu cầu không quân phát triển loại máy bay ném bom chiến thuật hạng nhẹ mới thay thế cho đội ném bom H-5/IL-28 Beagle và tấn công mặt đấy Q-5 Fantan. Yêu cầu chế tạo một máy bay có thể tấn công mặt đất mọi thời tiết, cả ngày lẫn đêm và có hai bản: cho không quân và hải quân, trên cùng một máy bay cơ bản. Yêu cầu chiến thuật là máy bay có tầm trên 2800km, bán kính chiến đấu 800km, tốc độ M1.5, mang ba tấn vũ khí và tối đa 5 tấn vũ khí. Ba tổ chức Shenyang, Nanchang, Xi?Tan cùng nhận nhiệm vụ và so sánh với nhau, không quân đã chọn Xi?Tan Hong-7 (H-7) bắt đầu phát triển năm 1977 sử dụng động cơ turbofan Anh Rolls-Royce Spey RB.168 Mk 202.
    Nhìn chung, chương trình gặp những khó khăn ngay khi bắt đầu. Hải quân thì yêu cầu mang được tên lửa chống hạm YJ-8 (C-801). Không quân thì yêu cầu rất nhiều phức tạp, như là khả năng mang các loại bom mới, thực hiện nhiệm vụ ban đêm với tác chiến điện tử ECM và thiết bị điện tử tiên tiến. Không quân còn yêu cầu hai phi công ngồi cạnh nhau mà hải quân lại yêu cầu hai phi công ngồi trước sau (huyphuc1981_nb hè hè hè, nhìn ra thì rõ ràng trong thời kỳ tạm liên kết phương Tây, Trung Quốc muốn chế SU-27 đây). Kết quả của những điều đó là chương trình....... tạm dừng. Những năm 1980 đã bớt đi những khó khăn, những cái đã làm XAC không thể chế tạo hai ấn bản khác nhau với những yêu cầu quá khó khăn trong một chương trình. Không quân tạm thời sử dụng bản nâng cấp H-7 còn hải quân tạm nâng ưu tiên lên hàng đầu. Nhưng chương trình một lần nữa lại ngủ do ưu tiên phát triển kinh tế thời kỳ đó. Trương trình trở lại nhưng không nhanh như trước, khi lãnh đạo thấy không quân Argentinean bắn chìm tầu Anh năm 1982. Sau lúc này, máy bay được thiết kế là máy bay ném bom-không chiến JianHong-7 (JH-7). Năm 1987, sáu mẫu thử đã được chế tạo, chuyến bay đầu tiên ngày 14-12 năm 1988. Nhìn chung, chương trình không thể hoàn thành trước 1998 do thiếu độ tin cậy của các thiết bị và rất nhiều vấn đề khác. Hai phi công và một mẫu thử mất do hỏng động cơ. Năm 1998, cuộc thử nghiệm đầu tiên với tên lửa chống hạm YJ-8K hoàn thành. 12 chiếc nữa được hoàn thành và chuyển cho Hải quân thử nghiệm đánh giá. Đây được coi là bản hoàn thành nhưng không đạt được tất cả các yêu cầu tổng thể. Máy bay bay trên Bắc Kinh ngày Quốc Khánh 1-10-1999. Trả lời cho những phản hồi của Hải quân, về những hạn chế của máy bay, sau khi đánh giá thử nghiệm, XAC phát triển tiếp theo JH-7A với các thiết bị mạnh của Nga. Trong đó bao gồm radar dẫn bắn nhiều chế độ JL-10A PD, hệ thống lái tự động FBW và 11 vị trí lắp vũ khí tấn công mặt đất có điều khiển. Một số cải tiến khí động nữa là bỏ chắn mũi cánh đi, thay một gờ bụng bằng hai gờ và một phanh gió nhỏ.
    Các biến thể
    JH-7 là bản ban đầu, bao gồm 5 mẫu thử, sau đó có tổng cộng khoảng 16-20 chiếc.
    JH-7A, bản sửa lại thiết kế sau khi dùng thử.
    Hiện được biên chế 12 chiếc tại căn cứ sư đoàn 6 Hải quân thuộc Hạm đội, Sân bay gần Shanghai.
    Mô tả chung: máy bay chiến đấu trên không-ném bom mọi thời tiết có hai động cơ, hai chỗ ngồi. Mục tiêu thiết kế giống SU-24 và European Tornado GR3. Nhìn chung, hệ động lực khá hoàn thiện với hai động cơ turbofan Anh WS-9/Spey Mk 202. Trọng lượng cất cánh tối đa 27 tấn, vũ khí tối đa 5 tấn, quá ít so với máy bay gần giống trọng lượng của Nga và Phương Tây. JH-7 có cánh treo cao, xuôi sau và gần tam giác, mũi cánh nhỏ. Hai động cơ xếp sau hai cửa hút gió. Tất cả các đuôi đều xuôi, gồm một đuôi đứng rọng với cánh lái nhỏ, hai đuôi ngang đặt thấp. Cánh phụ nhỏ khoảng 2/3 sải cánh, góc xuôi cánh và đuôi khoảng 45 độ, 55 độ góc nghiêng đuôi đứng. Máy bay có hai buồng lái, buồng lái phía sau của xạ thủ cao hơn cho phép tầm nhìn rộng. Mỗi buồng lái có một nóc cao phía sau. Buồng lái và thùng dầu trong có giáp bảo vệ.
    Trang thiết bị
    radar dẫn bắn Type 232H Eagle Eye PD nhiều chức năng, hoặc radar Nga tầm xa và tin cậy hơn JL-10A PD Nga (PD là xung doppler). Chỗ ngồi trước (phi công) có HUD HK-13-03G (head-up display). Hai màn hình đen trắnh và một màn hình mầu đa năng. Hệ điều khiển tên lửa chống hạm YJ-8K đặt ở buồng lái sau (xạ thủ). Kênh truyền số trên máy bay Mil1553B digital databus và máy tính điều khiển vũ khí. Lái tự động KF-1 (FBW), máy tính khí động trung tâm 8145 , đo cao radio WG-5A , dẫn đường quán tính và GPS HG-563GB , radar dẫn đường Type 210 Doppler, ổn định tự động HZX-1B , và hạ cánh vi sóng. Liên lạc HF, UHF, VHF, Type 483D data transmission/TAKAN. Máy bay mang thiết bị dẫn đường độ cao thấp nội địa ở móc treo ngoài dưới cánh. Cũng có thể mang ở móc treo dưới cửa hút gió máy phát hiện rada copy của Nga để dẫn đường tên diệt radar YJ-91/Kh-31P , các móc treo khác được thiết kế dùng vũ khí dẫn đường laser
    Hệ tự vệ điện tử COUNTERMEASURES. Hệ tác chiến điện tử ECM Type 605B IFF; KJ-8602/RW-1045 RWR(cảnh báo sớm radar). Type 960-2, KG-8605 (JH-7A), KZ-8608 ELINT (gây nhiễu radar). GT-1 (mục tiêu giả hồng ngoại).
    Vũ khí chính: Một súng 23mm hai nòng Type 23-III (copy Gryazev-Shipunov GSh-23L) 300 đạn ở bụng. 2 ray phóng tên lửa tầm nhiệt tầm ngắn PL-5 (Jh-7A là 3) ở mũi cánh. Nhiệm vụ cơ bản là diệt hạm, mang 4 tên lửa YJ-8K (C-801K) và YJ-82K (C-802K), hay hai tên lửa với hai thùng dầu phụ 600kg và hai PL-5. JH-7A mang được 2 tên lửa chống phát xạ radar YJ-91 ( copy Kh-31P) trong nhiệm vụ đánh phát phòng không. Mang tên lửa điều khiển laser để tấn công mặt đất chính xác và bom thường, tên lửa không điều khiển.
    Hai động cơ turbofan chế tạo taị Anh Rolls-Royce Spey RB.168 Mk 202, mỗi cái 5,556 kg lực đẩy và 10,000 đốt hậu. Rolls-Royce dự định cùng Xi''an Aviation Engine Company (XAE) chế tạo động cơ này nhưng chương trình tạm dừng do khó khăn kỹ thuật, hiện tại, một ít Spey Mk 202 đã dùng rồi (tháo ở máy bay F-4) được nhập. Hiện tại, động cơ copy có tên WoShan-9 (WS-9) đã được thử nghiệm thành công và sẽ sớm đưa vào sử dụng.
    Tổ lái: đôi mạng, một phi công và mọt xạ thủ.
    sải cánh: 12.8 m
    dài: 21.00 m
    cao: 6.22 m
    cất cánh tối đa: 27,500 kg
    dầu trong thân: 6,540 kg
    dầu phụ : một 1,000 kg và hai 600 kg; hay là 1,000 kg
    tốc độ tối đa: Mach 1.69 (at 11,000 m)
    trần bay: 16,000 m
    tầm: 3,650 km, bán kính ciến đấu 1,650 km
    JH-7A và JH-7 đang mang YJ-82 SSM
  8. vuanthai

    vuanthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/03/2004
    Bài viết:
    385
    Đã được thích:
    68
    Tôi có nghe nói Tầu đang đàm phán về việc mua và chuyển giao công nghệ Tu-26 (Tu-22M) với Nga để thay thế H6. Việc này thực hư thế nào, có ai biết thì post nhé.
  9. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Nếu bác đọc kỹ bên trên, em có nói đến một đoạn về việc mua TU-22 chậm trến nên tầu đành dùng thiết kế cổ 50 năm trong thế kỷ 21. Nói chung, các máy bay của Tầu, chưa kể phần điện tử (quá yếu), phần động lực cũng rất có vấn đề. Ngay cả các bác xem máy bay tấn công tiền tuyến trên kia (Q-5), ngày nay, các nước đều dùng động cơ turbofan đường kính lớn. Không thể nói Trung Quốc lạc hậu được, vì ngay trong WW2, Đức khi chế tạo máy bay phản lực loạ này cũng dùng động cơ, với cải tiến từ Juno 004 thêm fan đường kính lớn. Điều này đảm bảo lượng khí thông qua động cơ lớn mà tỷ lệ nhiên liệu/khí cháy vẫn cao, dùng trong các động tác nhào lộn tốc độ và độ cao thấp. Điều này đảm bảo thời gian chiến đấu "trông nom" vùng được hỗ trợ dài ra. Nhưng Trung Quốc khi thiết kế Q5 lại dùng cấu hình hai động cơ turbojet của máy bay đánh chặn.
    Ngày nay, đáng lẽ tầu cũng có thể mua được TU-22 rồi, nếu thế, đây là một nguy hiểm với Đài Loan. Nhưng, Nga phát triển chậm TU-160 và TU-60 các loại, nên chưa có đời mới để bán đời cũ. Đây, em nói rõ thêm, bản thiết kế 50 năm tuổi quân đi vào trong thế kỷ 21: máy bay chống tầu TU-16. Một cỗ máy khổng lồ dùng để mang một tấn thuốc nổ đánh tầu, trên tỏng trọng lượng gần trăm tấn. Trong khi đó, ngày nay, chiếc SU-30 nhỏ hơn nhiều làm được gấp đôi thế mà tính chiến đấu trên không và tốc độ hơn hẳn.
    H-6D Anti-Ship Missile Bomber Aircraft
    Máy bay ném bom và mang tên lửa chống tầu H-6D.
    Trước em đã trình bầy về máy bay copy (giảm tính năng H-6). Các bác cũng đã bít rằng, do thiếu năng lực trong việc thiết kế máy bay và trang thiết bị, không quân Trung Quốc đành dùng bản thiết kế 50 năm tuổi quân, và cùng chúng đi vào thế kỷ 21. Bản Tu-16 Badger (Nga, cuối những năm 1940), nay được đóng mới, dùng cho hải quân với các chức năng chống tầu biển và trinh sát. Em cũng đá giới thiệu với các bác máy bay chống tầu chiến và tầu ngầm của Nga, với các chức năng trinh sát hoàn hảo, nay ta xem đồ tầu. Hong-6D (H-6D) được Xi?Tan Aircraft Industry Co. (XAC) phát triển từ H-6, mang 2 tên lửa đối hạm YJ-61 (C-601) có tầm bắn 120km tốc độ M0.8, hiện được trang bị khoảng 20-30 chiếc cho hải quân.
    Vài nét về chương trình.
    Được cải tiến từ máy bay ném bom tầm trung H-6 (copy TU-16) cho mục đích chống tầu và trinh sát. Trang bị thêm sau này với radar antena rộng dưới mũi. Móc treo đơn dưới cánh (nơi càng) cho hai tên lửa chống hạm YJ-6 (C-601). Chương trình được bắt đầu năm 1975 và dự định bay chuyến đầu ngày 29-8-1981. Hiện tại có khoảng 1 tá máy bay đang phục vụ, nâng cấp hệ thống radar, hệ điều khiển tên lửa YJ-6 (C-601), hệ dẫn đường quán tính/doppler, và máy tính điều khiển vũ khí. Hiện đang được cải tiến với tên lửa YJ-61 (C-611) tăng tầm đến 200km.
    Vũ khí, như H-6 nhưng bỏ súng mũi, một khẩu một nòng ngoài mũi kính của buồng hoa tiêu.
    Thiết bị:
    Radar doppler, radar ném bom, đèn chiếu ném bom, máy tính vũ khí, lái tự động, đo cao radio, đo tốc độ gió. Một radar quan sát, tìm kiếm mặt đất Type 245 trong mũi hoa tiêu, tầm phát hiện 150km. Lái tự động, dẫn đường và dẫn bắn.
    động lực:
    Hai động cơ turbojet Xi''an (XAE) WP-8 (Mikulin AM-3M-500) turbojet; 20,944 lb (93.16 kN) x 2 lực đẩy tối đa.
    Mô tả cơ bản
    đội bay: 6
    dài: 34.8 m
    sải cánh: 34.2 m
    cao: 9.85 m
    trọng lượng cất cánh tối đa: 72,000 kg
    trọng lượng cất cánh thông thường: 75,800 kg
    trọng lượng vũ khí thông thường: 3,000 kg
    trọng lượng vũ khí tối đa: 9,000 kg
    dầu bên trong: 33,000 kg
    tóc độ tối đa: 1,014 km/h;
    tốc độ thông thường: Mach 0.75 (786 km/h)
    tầm tối đa: 6,000 km
    bán kính chiến đấu: 1,800 km
    trần bay: 13,100 m
  10. mnn2004

    mnn2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Các bác có nhạc chuông midi của các loại máy bay cho em xin một ít. Em rất thich tiếng máy bay làm nhạc chuông mà không tìm được.
    Xin cảm ơn trước.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này