1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hàng Không 100 năm 1 cái nhìn, Part I

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Antey2500, 06/12/2002.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Thưa các bác, thế là em đã bốt cho nhà mình xem toàn bộ tất cả các máy bay chiến đấu phản lực của Tầu. Đây là em dịch khá chuẩn trang wep Quốc Phòng Trung Quốc.
    Chả cần đọc kỹ hay phân tích nhiều, ta cũng thấy sự không chung thuỷ và tính ưa hình thức đã làm rỗng ruột không quân ông hàng xóm béo. Bao nhiêu năm ăn hết bao nhiêu tiền của dân, không quân Tầu chỉ nhận được những máy bay có động cơ rất yếu, hầu như không có hệ thống điện tử hiện đại và hầu như chỉ chiến đấu dogflight. Máy bay có thể coi là thành công nhất của họ là bản TU-16 cắt bớt khả năng động cơ, với tỷ lệ 1/100 số thuốc nổ mang theo / tổng khối lượng máy bay, tầm chiến đấu ngắn và khả năng tác chiến điện tử rất cổ. Máy bay được Nga sản xuất những năm 1940 vẫn phải đi cùng không quân Trung Quốc vào thế kỷ 21, với tư cách là máy bay "hạng nặng" hiệu quả nhất mà Tầu có.
    Ta cũng đã nhìn qua sự phát triển của J-8, với tham vọng ban đầu sánh cùng MIG-23. Nhưng thực hiện kỹ thuật khó khăn, họ định thay đôi cánh cụp xoè bằng cánh tam giác không đuôi ngang châu Âu. Rồi thiết kế này cũng không thực hiện được, thế là chiếc MIG-21 hai động cơ ra đời. Nhưng khoang radar rộng của nó cũng rỗng, không có radar trang bị cho đến khi máy bay tàn đời.
    Bác SUP1976 định mang đội hình này đi ném bom tầm xa.....em cũng đã tính sơ cho bác ấy, huy động cả nước Tầu mới tương đương đội hình 10 chiếc B-52 hồi CCVN, mà phải trừ đi tác chiến điện tử.
    Thảo nào, Đài cứ cười như nghé, chả sợ Đại lục gì sất.
  2. infantry2003

    infantry2003 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    549
  3. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Hì hì hì hì.
    TU-16 mà tham chiến trong WW2 thì có mà.....Dân Đức tự vặn cổ Hit Le nhà hắn vì bị ném bom khiếp quá. Thật ra, trước WW2, ở Liên Xô cũ chỉ có ý tưởng dùng động cơ phản lực kiểu RAMJET, đây là động cơ không turbine và máy nén. Trong WW2, động cơ được sử dụng cho MIG-9, rồi lại bỏ (MIG-9 ban đầu sử dụng động cơ đốt trong thường, có RAMJET trợ lực, sau bot RAMJET đi).
    Sau WW2 Nga mới bắt lấy kỹ thuật hàng không Đức, cuối chiến trng, Liên Xô cũ có những máy bay đầu tiên và sau chiến tranh là những máy bay thực tế được sản xuất số lượng lớn đầu tiên.
    TU-16 được phát triển trong chương trình 82, yêu cầu thiết kế để ném bom chiến lược. Mẫu thử được hoàn thành năm 1948, bay thử chuyến đầu ngày 24-3-1949. NHưng chương trình nhanh chóng dừng lại. Trên cơ sở này và những phát triển IL-28, chương trình 83 tiếp tục ròi lại dừng lại dồn tiền cho IL-28.
    Sau đó, một chương trình hoàn thiện ra đời 1950, mang tên chương trình "492", máy bay ném bom hạng nặng đường xa. mang bom 6000kg và tối đa 12000, tầm 7500 và trân 12-13 nghin mét. tốc độ 1000km/h. 3 kế hoặc sử dụng động cơ: 2 động cơ AM-3 mỗi cái 8750 kg, 4 động cơ ТR-3A nmỗi cái (5000 kg) hoặc 4 động cơ hai trục TR-5 (5000 kg). Chuơng trình lắp động cơ AM-3 tiếp tục và hoàn thành tháng 8-1951. Tháng 9-1952, bắt đầu snả xuất hàng loạ và phục vụ lần đầu tháng 4-1954. Đến nay, thiết kế đã 55 năng tuổi, trong đó tròn 50 năm tuổi quân.
    Kế hoạch sử dụng động cơ TR-5 có vẻ đáng tin cậy nhất, chương trình mang tên kế hoạch "88" lắp hai động cơ loại này, 27 tháng 4 năm 1952 bay thử chuyến đầu bởi mẫu thử thứ nhất, nhưng khó đạt được đặc tính bay (tầm, trần bay, tốc độ), các thử nghiệm vẫn tiếp tục đến 1953 bằng mẫu thử thứ hai nhỏ hơn và trần bay thấp hơn, sau đó chưong trình này có vả vẫn tiếp tục.
    Chương trình sản xuất hàng loạt máy bay mang hai động cơ AM-3 bắt đầu khởi động tháng 9 năm 1952, sau đó, kế hoạch Nr. 22 ở Kazan năm 1953, kế hoạch Nr.1 ở Kuibyshev và kế hoăch số 64 ở Voronezh năm 1954.
    Trong khi máy bay đang được sản xuất, động cơ PD-3MT (bản cải tiến của AM-3) được lắp. Trong khi máy bay đang phục vụ, AM-3 và PD-3MT được thay bởi bản cải tiến tiếp theo PD-3M-500. Đến năm 1963, khi kết thúc đợt sản xuất TU-16, có 1059 chiếc được đóng.
    In 1953 series production of the TU-16 began at the plant Nr. 22 in Kazan and in 1954, also at the plant Nr.1 in Kuibyshev and at the plant Nr. 64 in Voronezh.
    Tầm hoạt động
    5,800km (mang 3.000kg) 4,850km (hai tên lửa dưới cánh) tầm bay 7,200 km .
    Tốc độ
    TU-16 - 900-950km/h (thường) / 1050km/h (tối đa)
    TU-16K - 750-850km/h
    Về tầm bay, nó nhỉnh hơn SU-27 và các biến thể của nó. Nhưng SU-27 có khả năng mang nặng không kém (8 tấn), tốc độ cao vọt (M2 và trên M2), Khả năng không chiến chuyên nghiệp. Theo kế hoạch năm 1996, khoảng 200-300 chiếc SU-27 được sản suất ở Trung Quốc, hiện hơn 30 cái SU-27 và SU-30 đã sản xuất.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 11:09 ngày 27/07/2004
  4. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Nhân nói về máy bay ném bom Nga, chúng ta làm một đoạn về TU.
    Bắt đầu WW2, người Nga thua thiệt nhiều với thế giới về máy bay, đặc biệt là máy bay lớn. Họ đã bắt đầu có những đặc điểm của một siêu cường, nhưng so với Mỹ, giá thành động cơ đắt đỏ (Mỹ rất phát triển việc sản xuất quy mô lớn, nhất thế giới lúc đó). So với Đức, Nga thua nhiều về kỹ thuật. Nga cũng chưa đủ tiền để thử nghiệm mẫu máy bay tiên tiến, dẫn đến chậm trễ máy bay TU-2, và buộc lòng dùng bản copy TU-4 (B-29 Superfortress, được vẽ lại trên đơn vị đo tính Nga). Chiếc TU-4 Bull là máy bay được sản xuất hàng loạt (đầu tiên ở Nga). Việc thống nhất bộ phận, sản xuất hàng loạt cho thấy thế mạnh của nó.
    Việc copy đưa kết quả ngành sản xuất máy bay Nga tiến một bước dài, nhưng làm kỹ thuật thiết kế lùi một bước cũng dài, vì B-29 đã được Mỹ phát triển trước đó 4-5 năm, công nghiệp phải thay đổi và dành tài nguyên cho kỹ thuật mới, các mũi phát triển đang thử nghiệm dừng lại. Sau này, 400 chiếc được chuyển cho không quân Tầu (chứng tỏ, lúc đó, Nga đã viện trợ cho Tầu quá vô tư, nhưng người Nga cương quyết chống lại việc copy, Tầu không làm thế và được đội máy bay lạc hậu đáng sợ như ngày nay). Các bản cải iến với mã thiết kế
    Tu-75 - vận tải, không có mấu thử;
    Tu-80 - cải tiến ném bom, không sản xuất hàng loạt;
    Tu-85 - To ra, vượt đại châu, không mẫu thử.
    Mỹ cương quyết không chuyển cho Liên Xô đang điêu đứng lúc đó máy bay này, nhưng 3 chiếc và sau đó một số khác buộc hạ cánh khẩn cấp xuống Liên Xô khi đánh Nhật, viện lý do Liên Xô không đánh nhau với Nhật, Liên Xô không trả lại mà cho phi công và máy bay về Trung Á, thế là, Tartarstan, nmiền đất trung tâm của Tây Đế Quốc Mông Cổ, cái nôi của nhà nước Nga, trở thành nơi sản xuất những TU ném bom siêu đẳng sau này.
    Khốc liệt của chiến tranh làm TU-2 dừng lại, chính Stalin trực tiếp theo dõi việc tháo rời và thiết kế lại, sản xuất TU-4. Các nhà kỹ thuật Nga đành phải đợi chờ. Nhưng chiến tranh kết thúc rồi thời kỳ liên minh trước chiến trang lạnh, kỹ thuật Đức và phương Tây du nhập. TU phát triển trở lại. CHiếc TU-2 bỏ động cơ đốt trong đi, thay động cơ phản lực và trở thành chiếc TU-12 (mã thiết kế TU-77) dùng hai động cơ R.R. Nene 2 x 5000 lb(VK-1, bản copy, dùng cho MIG-17, MIG-15). Chiếc TU-12 có số lượng sản suất hạn chế sau chiến tranh, nhưng là mẫu để phát triển MIG-19 và sau đó là H-5 Trung Quốc. Trang bị điện tử IFF system "Magniy" (55km), "Magniy-M" (35km), SZO "Bariy" (6 codes of 20), SZO "Bariy-M" (4 codes of 20). Do ưu tiên phát triển IL-28 (dùng chung động cơ, máy bay ném bom phản lực đầu tiên của Liên Xô, chiến thuật), các chương trình này khá chậm.
    TU-12, lắp động cơ phản lực cho TU-2, với cải tiếng càng mũi.
    Động cơ được cải tiến, máy bay cũng được cải tiến, đó là chiếc TU-14 Bosun (mã thiết kế TU-81). Đây được coi là máy bay ném bom lớp đầu tiên của Liên Xô. Yêu cầu thiết kế là máy bay phóng lôi-ném bom Hải Quân cất cánh từ căn cứ trên bờ. Đây nằm trong chương trình phát triển hải quân mạnh, với các tầu sân bay lớn trước khi Stalin qua đời. Máy bay trang bị hai động cơ turbojet 6040 lb. st. (2700kg) Klimov VK-1. Hai súng 23mm cố định trước, hai súng 23mm trên tháp pháo đuôi. Đội bay 4 hoặc 5, phục vụ năm 1949, thiết bị điệnt ử IFF system "Magniy-M" (35km), SZO "Bariy-M" (4 codes of 20). Chương trình cũng hạn chế do IL-28.
    Vài đặc điểm:
    Kiểu Tu-14 máy bay ném bom
    năm 1947
    đội bay 5
    động cơ 2*2700kg Klimov VK-1
    tốc độ 845km/h
    trần bay 11200m
    tầm 3010km
    Vũ khí súng 2*g23mm
    Bom 3000kg
    Cũng như TU-12, TU-14 đem đến nhiều kỹ thuật được ứng dụng trong MIG-19 Tiger (sau còn H-5 Trung quốc), nhưng đáng tiếc, chiếc này lỗi hện với không quân Nga do đợi động cơ quá lâu (8 năm) và chỉ được sản xuất nhiều ngoài Nga.
    Cuối đời Stalin, việc phát triển hải quân và không quân được ưu tiên mạnh mẽ. Bản phát triển của TU-14 chưa có tên trong biên chế, chỉ có mã thiết kế là TU-91.
    TU-91 có ý tưởng thiết kế đúng đắn nhất lúc đó, máy bay ném bom đường dài của hải quân trên tầu sân bay sử dụng động cơ turbotrop, lợi thế tải nặng của động cơ này với động cơ turbojet lúc đó, đến nay không ai còn bàn cãi. Đáng tiếc, chương trình máy bay và tầu sân bay dừng lại sau khi Stalin mất, N.S.Khruschew thay không quân bằng tên lửa. Một lý do nữa làm dừng chương trình là sự trội lên của Ilyushin, và cuộc trình diễn sử dụng tên lửa không đối đất không thành công. Máy bay được gọi là "Chiz-Pin-Bog-15Sh" cho các tên "Chizhevski, Pinegin, Bogdanov, and Shumov, hoặc là Bychok., có sự tham gia của các kỹ sư Sukhoi đang thất nghiệp. Nó có một động cơ giữa thân, sau buồng lái và cửa xả sau cánh. Cánh ngang nhưng đuôi xuôi. Cánh quạt kép quay ngược.
    Sải cánh 16.4m, diện tích cánh 47.48m². dài 17.70m (thân 15.955). cao 5.06m. Đuôi ngang 6m, diện tích 10.2m². diện tích đuôi đứng 5.05m². Xuôi cánh 19°12''''''''45'''''''''''''''', nghiêng cánh 8°1''''''''29''''''''''''''''. Cất cánh tối đa 14400kg, thâng thường 12850kg. tải lớn nhất 1500kg, thông thường 1050kg. tốc độ tối đa 800km/h tại 8000m mang đầy đủ. tầm lớn nhất 2350km. khoảng cất cánh 518m, hạ cánh 522m (khong dây hãm), or 438m (co hãm dù). động cơ 7650hp TV-2M. Buồng lái mũi có giáp APBA-1 dầy 8..18mm (tổng 550kg). Hai 23mm dưới cánh mỗi khẩu 100 đạn và tháp pháo điều khiển từ xa đuôi DK-15 (23mm R-23 với 200-300 đạn).
    Năm 1955.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 11:39 ngày 29/07/2004
  5. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Các bác thân mến, vì lý do kỹ thuật, một topic không thể dài quá 100 trang ( nếu dài quá sẽ xảy ra lỗi và mất dữ liệu ). Vì vậy tớ khoá topic này vào. Mời các bác mở topic mới.
  6. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Xem tiếp :
    [topic]397671[/topic]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này