1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hàng không dân dụng

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi vostl, 03/08/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. haeyoungsmu

    haeyoungsmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2003
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    0
    tặng các bác chiếc Dasault Falcon 7X. chiếc này là sản phẩm mới nhất của công nghiệp hàng không châu âu. ảnh chụp tại Paris Airshow.
    [​IMG]
    anh cả và em út:
    [​IMG]
    dasault là công ty sản xuất Rafale, công nghệ Catia thiết kế mô phỏng 3 chiều.
    [​IMG]
    vì chiếc này có 3 động cơ nên máy bay 7X có thể bay xuyên thái bình duong hay đại tây dương.
  2. lamborghinimurcielago

    lamborghinimurcielago Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Bài viết:
    828
    Đã được thích:
    0
    Tại sao tiếp viên nữ không được mặc áo lót ren vậy các bác?. Vậy quần có ren có bị cấm không?
  3. haeyoungsmu

    haeyoungsmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2003
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    0
    trích trong VNeconomy
    Hàng không Việt Nam: "Không hội nhập, không thể phát triển"
    VNECONOMY cập nhật: 13/01/2006
    Trên một chuyến bay của Vietnam Airlines. Năm 2005, dự kiến đã có 12.967.700 lượt hành khách thông qua các cảng hàng không.
    Ngày 15/1/1956, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định thành lập Cục Hàng không dân dụng Việt Nam. Sau 50 năm, ngành hàng không dân dụng Việt Nam đã trưởng thành và có những đóng góp to lớn trong tiến trình hội nhập, bảo vệ và phát triển đất nước.
    Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi và ông Phạm Vũ Hiến, Phó cục trưởng Cục hàng không dân dụng Việt Nam xoay quanh vấn đề lớn nhất đối ngành hàng không hiện nay, đó là hai chữ "hội nhập".
    Trong vấn đề đầu tư đội máy bay, nâng cấp cơ sở hạ tầng, ngành hàng không đã làm được những gì trong 50 năm qua, thưa ông?
    Tính đến tháng 1/2005, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam, Pacific Airlines đã mua, thuê 42 máy bay hiện đại (trong đó 30 máy bay B-767, B-777 và A- 320, A-321).
    Điều nổi bật nhất là trong số 42 đầu máy bay, đã có gần 40% (17/42) đầu máy bay là sở hữu của hàng không Việt Nam. Trong tháng 10, tháng 11 năm 2005, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam đã nhận thêm 2 chiếc B-777 và đang triển khai dự án mua 4 chiếc B-787 và 10 chiếc A-321.
    Về cơ sở hạ tầng, hiện nay hàng không dân dụng Việt Nam đang quản lý và khai thác 22 cảng hàng không nội địa, 3 cảng hàng không quốc tế.
    Sản lượng hành khách, hàng hóa, bưu kiện thông qua các cảng hàng không trong nước, đặc biệt các cảng hàng không quốc tế có mức tăng trưởng rất cao. Nếu như năm 1990 mới chỉ có 1.149.225 lượt hành khách thông qua các cảng hàng không thì năm 2005 dự kiến đã có 12.967.700 lượt hành khách thông qua các cảng hàng không, tăng hơn 11 lần so với năm 1990.
    Đặc biệt từ sau năm 1990, ngành hàng không đã đầu tư nâng cấp toàn diện 3 cảng hàng không quốc tế là Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng và 22 cảng hàng không địa phương trong cả nước với tổng số tiền đầu tư 1.570 tỷ đồng; đồng thời thực hiện quy hoạch tổng thể mạng cảng hàng không trong toàn quốc.
    Ông nhìn nhận như thế nào về việc hội nhập, mở cửa bầu trời? Hiện nay ngành hàng không Việt Nam đang đứng thứ hạng nào trong khu vực, thưa ông?
    Không hội nhập thì không thể phát triển, đặc biệt đối với ngành hàng không là một ngành cần phải đi tiên phong.
    Như tôi đã nói, đến nay Việt Nam đã ký hiệp định hàng không với 57 nước trên thế giới. Chúng ta đã đi rất đúng chủ trương hội nhập. Lúc đầu chúng ta đóng cửa nhưng hiện nay chúng ta đã mở cửa theo nhiều cấp độ với từng nước, tiến tới mở cửa bầu trời.
    Trong 2 năm qua chúng ta làm Chủ tịch vận tải hàng không ASEAN. Và vừa rồi Hội nghị thượng đỉnh ASEAN đã thông qua những vấn đề sau: sẽ thống nhất lộ trình tự do hóa vận tải hàng không vào năm 2010, từ 2010- 2015 xây dựng thị trường hàng không thống nhất. Hiện nay các nước đang bàn đến việc khái niệm thị trường hàng không thống nhất của ASEAN như thế nào.
    Có thể đánh giá lại trong 50 năm qua, ngành hàng không đã có những bước phát triển rất cơ bản, đóng góp to lớn vào việc phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng. Tuy nhiên ngành hàng không của chúng ta vẫn còn ở trong giai đoạn đầu phát triển, hiện tại ngành hàng không chúng ta mới đứng thứ 6 trong 10 nước ASEAN.
    Để đẩy mạnh phát triển hơn nữa, ông có thể cho biết định hướng quy hoạch mạng lưới sân bay và việc đầu tư hạ tầng cơ bản trong những năm tới như thế nào?
    Thực ra vai trò vị trí của ngành hàng không được thể hiện như một công cụ để hội nhập, phát triển nền kinh tế. Do vậy định hướng của chúng tôi đề ra là đẩy mạnh tăng trưởng tối đa vận tải hàng không để phục vụ cho nền kinh tế và hội nhập, tiếp tục đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở.
    Tới đây, Sân bay Nội Bài sẽ được đầu tư nhà ga T2 để nâng cao năng lực vận tải. Còn tại khu vực miền Trung sẽ xây dựng cảng hàng không Chu Lai thành trung tâm trung chuyển hàng hóa, đạt khoảng 4,5 triệu tấn/năm; ở phía Nam, sân bay Tân Sơn Nhất đang đầu tư mở rộng sẽ được đưa vào hoạt động cuối năm 2006 để nâng cao năng lực vận tải.
    Đồng thời để phát triển hơn nữa, Chính phủ cũng đã quyết định đầu tư xây dựng sân bay Long Thành (Đồng Nai) - sẽ là sân bay quốc tế lớn nhất khu vực với năng lực thông quan 15 triệu khách/năm. Một loạt các sân bay địa phương khác cũng sẽ được đầu tư mở rộng để phục vụ phát triển kinh tế.
    Theo dự kiến, vào giữa năm nay, Luật Hàng không dân dụng sửa đổi sẽ được thông qua, theo ông, việc sửa đổi luật này có ý nghĩa như thế nào đối với ngành?
    Ngành hàng không càng phát triển thì đòi hỏi càng phải có một hành lang pháp lý hoàn chỉnh để phát triển. Bởi vậy việc sửa đổi Luật Hàng không có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình hội nhập. Điều này có nghĩa là sẽ hướng tới mục tiêu đồng bộ hóa với các quy định chung của thế giới, vì mình không thể "chơi" một sân với cách chơi riêng của mình.
    Đây cũng chính là một yếu tố căn bản để ngành hàng không tham gia vào việc hội nhập được dễ dàng hơn, đồng bộ hơn. Hiện nay Luật Hàng không đang trong quá trình hoàn thiện để đến tháng 5 sẽ được Quốc hội thông qua.
    Vừa qua dư luận đã nói tới rất nhiều về vấn đề hàng không giá rẻ, ở góc độ quản lý ông nhìn nhận như thế nào về vấn đề này?
    Tôi cho rằng thực chất không phải là hàng không giá rẻ, bởi vì chúng ta vẫn thường nói "tiền nào của ấy". Bao giờ các nhà khai thác cũng phải tính toán rất kỹ: khi bỏ ra vốn đầu tư thì thu về ít nhất cũng phải bằng lãi suất ngân hàng cho vay, nếu không thì không có lãi.
    Do vậy, bảo rằng giá rẻ thì không phải. Đích thân tôi đã đi chuyến bay gọi là hàng không giá rẻ rồi, cụ thể là của hãng Tiger Airway, thực chất đây là một loại sản phẩm của nhà cung cấp. Hay nói cách khác, có nhu cầu nào thì có sản phẩm ấy, dịch vụ ấy chứ không thể nói là rẻ được. Có thể mua được giá vé rẻ thật nhưng số lượng vé rẻ đó chỉ rất ít, khó có thể mua được.
    Mặt khác, các dịch vụ của nó cũng rất thấp, ví dụ hành khách không được xuống máy bay bằng cầu thang có mái che mà chỉ có cầu thang sắt; hay khi muốn đọc báo, ăn uống thứ gì đó trên máy bay thì phải trả tiền với mức phí dịch vụ khá cao...
    25 đường bay nội địa, 39 đường bay quốc tế
    "Khi mới thành lập, ngành hàng không dân dụng Việt Nam chỉ có một số cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ là sân bay Gia Lâm, Cát Bi, vài chiếc máy bay cánh quạt, chủ yếu để phục vụ cho hoạt động của lãnh đạo Nhà nước. Nhưng ngay sau đó, đã có sự chuyển biến tích cực với việc Hiệp định vận tải hàng không đầu tiên đã được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc vào ngày 5/4/1956.
    Cho tới nay, sau gần 50 năm, chúng ta đã ký được 57 hiệp định vận chuyển hàng không với các nước và vùng lãnh thổ, chuẩn bị ký hiệp định vận tải hàng không hoặc sửa đổi hiệp định với một số nước khác, ngày càng thể hiện vai trò tích cực trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
    Hiện tại, ngành hàng không đã mở được 25 đường bay nội địa, 39 đường bay quốc tế tới 24 thành phố, thủ đô, vùng lãnh thổ trên thế giới và đã có 3 hãng hàng không trong nước, 26 hãng hàng không nước ngoài có các chuyến bay thường lệ tới Việt Nam. Cục Hàng không dân dụng Việt Nam đã xây dựng kế hoạch 5 năm, quy hoạch phát triển ngành giai đoạn đến 2015 định hướng phát triển đến 2025.
    Trên góc độ quản lý Nhà nước, Cục đã xây dựng dự án Luật Hàng không dân dụng Việt Nam và được Quốc hội thông qua từ tháng 12/1991. Đến năm 1995, Cục đã xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật và đã được Quốc hội thông qua tháng 4/1995. Năm 2005, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XI đưa ra xem xét dự án Luật hàng không dân dụng sửa đổi, dự kiến kỳ họp thứ 9 sẽ thông qua."
    Long Vương thực hiện
  4. ca_sau_

    ca_sau_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2003
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Bạn có thể vào đây đọc để hiểu sự khác nhau :)
    http://www.almmc.com/UserResourceCtr/Presentations/DeformationPresentation/sld001.htm
  5. 929rr

    929rr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2004
    Bài viết:
    1.158
    Đã được thích:
    0
    ONLY IN AMERICA: khu dân cư cho những ngày mê máy bay. Các khu dân cư này có đường băng riêng và có đậu máy bay trước cửa nhà
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được 929rr sửa chữa / chuyển vào 09:16 ngày 19/01/2006
  6. 929rr

    929rr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2004
    Bài viết:
    1.158
    Đã được thích:
    0
    @kqnd: nếu tiên thì tháng 3 tới tham quan khu dân cư này nhe!
  7. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    This email was sent to you by The History Channel.
    To ensure delivery to your inbox, please add
    ''thc-tdih@newsletters.aetv.com'' to your address book.
    This newsletter is sent daily at 6:00AM EST
    ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
    Welcome to the THIS DAY IN HISTORY newsletter
    from THE HISTORY CHANNEL
    ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
    CONCORDE TAKES OFF:
    January 21, 1976
    From London''s Heathrow Airport and Orly Airport outside Paris, the first Concordes with commercial passengers simultaneously take flight on January 21, 1976. The London flight was headed to Bahrain in the Persian Gulf, and the Paris
    to Rio de Janeiro via Senegal in West Africa. At their cruising speeds, the innovative Concordes flew well over the sound barrier at 1,350 miles an hour, cutting air travel time by more than half.The flights were the culmination of a 12-year effort that pitted English and French engineers against their counterparts in the USSR.
    In 1962, 15 years after U.S. pilot Chuck Yeager first broke the sound barrier, Britain and France signed a treaty to develop the world''s first supersonic passenger airline. The next year, President John F. Kennedy proposed a similar U.S. project. Meanwhile, in the USSR, Soviet leader Nikita Khrushchev ordered his top aviation engineers to beat the West to the achievement.There were immense technical challenges in building a supersonic airliner. Engines would need to be twice as powerful as those built for normal jets, and the aircraft''s frame would have to withstand immense pressure from shock waves and endure high temperatures caused by air friction. In the United States, Boeing tackled the supersonic project but soon ran into trouble with its swing-wing design. In England and France, however, early results were much more
    promising, and Khrushchev ordered Soviet intelligence to find out as much as possible about the Anglo-French prototypes.In 1965, the French arrested Sergei Pavlov, head of the Paris office of the Soviet airliner Aeroflot, for illegally obtaining classified information about France''s supersonic project.
    Another high-level Soviet spy remained unknown, however, and continued to feed the Soviets information about the Concorde until his arrest in 1977.On December 31, 1968, just three months before the first scheduled flight of the Concorde prototype, the fruits of Soviet industrial espionage were revealed when the Soviet''s TU-144 became the world''s first supersonic airliner to fly. The aircraft looked so much like the Concorde that the Western press dubbed it "Konkordski."In 1969, the Concorde began its test flights. Two years later, the United States abandoned its supersonic program, citing budget and environmental concerns. It was now up to Western Europe to make supersonic airline service viable before the Soviets. Tests continued, and in 1973 the TU-144 came to the West to appear alongside the Concorde at the Paris Air Show at Le Bourget airport. On June 3, in front of 200,000 spectators, the Concorde flew a flawless demonstration. Then it was the TU-144''s turn. The aircraft made a successful 360-degree turn and then began a steep ascent. Abruptly, it leveled off and began a sharp descent. Some 1,500 feet above the ground, it broke up from overstress and came crashing into the ground, killing all six Soviet crew members and eight French civilians. Soviet and French investigators ruled that pilot error was the cause of the accident.
    However, in recent years, several of the Russian investigators have disclosed that a French Mirage intelligence aircraft was photographing the TU-144 from above during the flight. A French investigator confirmed that the Soviet pilot was not told that the Mirage was there, a breach of air regulations. After beginning his ascent, the pilot may
    have abruptly leveled off the TU-144 for fear of crashing into this aircraft. In the sudden evasive maneuver, the thrust probably failed, and the pilot then tried to restart the engines by entering a dive. He was too close to the ground, however, and tried to pull up too soon, thus overstressing the aircraft. In exchange for Soviet cooperation in the cover-up, the French investigators agreed not to criticize the TU-144''s design or engineering.
    Nevertheless, further problems with the TU-144, which was designed hastily in its bid to beat the Concorde into the air, delayed the beginning of Soviet commercial service. Concorde passenger service began with much fanfare in January 1976. Western Europe had won its supersonic race with the Soviets, who eventually allowed just 100 domestic flights with the TU-144 before discontinuing the airliner.
    The Concorde was not a great commercial success, however, and people complained bitterly about the noise pollution caused by its sonic booms and loud engines. Most airlines declined to purchase the aircraft, and just 16 Concordes were
    built for British Airways and Air France. Service was eventually limited between London and New York and Paris and New York, and luxury travelers appreciated the less than four-hour journey across the Atlantic.On July 25, 2000, an Air France
    Concorde crashed 60 seconds after taking off from Paris en route to New York. All 109 people aboard and four on the ground were killed. The accident was caused by a burst tire that ruptured a fuel tank, creating a fire that led to engine failure. The fatal accident--the first in Concorde''s history--signaled the decline of the aircraft. On October 24, 2003, the Concorde took its last regular commercial flight.
  8. IndianaJones

    IndianaJones Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    em chỉ có một câu hỏi: các máy bay dân dụng của VN thường bay ở độ cao 10 000m, xin hỏi lúc đó trong khoang của hành khách ngồi có nhiệt độ bao nhiêu, em thấy mọi người bảo lạnh lắm, em chưa đi máy bay bao giờ nên không biết thế nào? Bác nào có thể trả lời cho em được không?
  9. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    giống như Bác đi xe hơi máy lạnh xịn ấy.chỉ khác 1 cái là trước khi hạ cánh phi hành đoàn có thông Báo cho bà con biết nhiệt độ bên ngoài để bác chuẩn bị tinh thần đối phó thế thôi...
    Được dungsamtien sửa chữa / chuyển vào 21:43 ngày 05/02/2006
  10. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Ngoa?i trơ?i thi? -30 độ, trong máy bay thi? khoa?ng trên dưới 20 độ (ca?m thấy thế, chứ chưa đo trực tiếp bao giơ? ca?)

Chia sẻ trang này