1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hàng không miên man ký

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi escada06, 11/11/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. escada06

    escada06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2006
    Bài viết:
    339
    Đã được thích:
    0
    Hàng không miên man ký

    Hãng hàng không quốc gia Việt Nam xin cáo lỗi cùng quý khách đáp chuyến máy bay VN 234 từ... TPHCM đi...Hà Nội vì lý do lỹ thuật. Giờ bay dự kiến sẽ là... xyz giờ. Quý khách cần sự giúp đỡ, xin liên hệ với nhân viên của...VietNam Airline tại cửa số...Xin cảm ơn và thành thực cáo lỗi cùng quý khách.

    Mới vài năm trước, hành khách ngồi trong phòng chờ ở hai sân bay lớn nhất đất nước là Tân Sơn Nhất và Nội Bài thỉnh thoảng lại nhếch mép cười khẩy khi nghe một đoạn thông báo từa tựa như trên được các nữ nhân viên hãng hàng không thẽ thọt đọc qua micro và phát vang vang trên hệ thống loa hiện đại. Có điều, lý do mà họ cười khẩy là bởi hồi đó, những thông báo chậm chuyến, hoãn chuyến thường là của hãng Pacific Airline, hãng hàng không nửa tư nhân nửa Nhà nước, hay đại loại một thứ gì sền sệt giống như thế, được sinh ra trong cái cơ chế bùng nhùng chân trong chân ngoài, dở ông dở thằng của thời mở cửa. Cả nước có độc hai hãng hàng không, nhưng một hãng độc quyền khai thác đường bay lẫn mọi thứ dịch vụ cả trên không lẫn dưới đất, thành thử khách hàng nào đi Pacific Airline, nếu lỡ chẳng may bị chậm chuyến, đã mua bực vào người lại còn bị chê là tham vé rẻ, dù cho giá vé hai bên chẳng rẻ hơn bao nhiêu, chỉ một vài trăm ngàn đồng. Về sau, Pacific Airline cố gắng cạnh tranh bằng cách tăng chất lượng dịch vụ trên không, tuyển các tiếp viên hàng không cao ráo trẻ trung xinh xắn, nói năng lịch sự, tận tình chu đáo. Song với cơ chế độc quyền, những cố gắng ấy chẳng thấm tháp là bao so với lãi ngân hàng phải trả để ?othuê khô?, ?othuê ướt? máy bay, và Pacific Airline đứng trên bờ vực phá sản sau hơn chục năm ngắc ngoải. Câu chuyện này và những mẩu tin dạng trà dư tửu hậu sẽ được nói ở phần sau.



    Thời thế đổi thay quá nhanh. Chỉ trong vòng 3 năm, từ 2005 đến nay, Pacific Airline sang tên đổi chủ, cổ phần hoá, và nay thì biến thành hãng hàng không giá rẻ. VietNam Airline, niềm tự hào của hàng không quốc gia Việt Nam liên tục tậu thêm máy bay mới. Nếu có dịp đi ra sân bay, dễ dàng thấy những máy bay Boeing 777 sơn màu xanh của hãng VietNam Airline, với những ống ***g cắm ở cửa trước để khách không phải lụi hụi dò dẫm xuống từng bậc thang ra xe ô tô như trường hợp đi máy bay của hãng đàn em Pacific Airline. Bỏ qua những thanh tra kiểm tra tổng kỉểm toán đang rùm beng hàng ngày trên các báo về sai phạm của hãng VietNam Airline, có thể nhận ra hãng này đang đổi mới và lớn mạnh sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Ấy thế nhưng, các thông báo chậm chuyến, hoãn chuyến của hãng này thì ngày một nhiều, dày đặc chẳng kém gì Pacific Airline. Vào thời điểm hiên tại, cả hai hãng hàng không của chúng ta đều mang biệt danh Delay Airline và Sorry Airline. Buồn thay, đó chỉ là một trong vô vàn điều tồi tệ xảy ra ở hàng không vận tải hành khách nước ta.

    Mì nợn và phở gà
    Nói một cách thẳng thắn, thì Sài Gòn ăn đứt Hà Nội về công nghiệp dịch vụ, trong mọi lĩnh vực chứ chẳng riêng gì hàng không dân dụng. Nếu đến sân bay Nội Bài và đã ngồi trong phòng chờ sau khi làm thủ tục check-in, bạn hầu như chẳng có gì để ăn. Tháng trước, tôi có dịp đi Sài Gòn công tác. Tại phòng chờ sân bay Nội Bài, khi hỏi nhân viên của quầy bán thức ăn, một cô gái ăn mặc bẩn bẩn theo kiểu chị lao công ngày đêm quét rác trả lời : ?o...có mì nợn với bánh ngọt, anh ăn gì?. Tôi vốn không ăn của ngọt, bèn gọi một bát mì. Bát mì sặc sỡ được bưng ra khá nhanh, gọi là sặc sỡ vì nó chính là mì bát hay bán trong siêu thị. Mở ra, thấy trong đó nổi lều phều 2-3 miếng giò lợn kiểu ?obột là chính dính thêm tí thịt? được thái mỏng như mô tả trong tác phẩm văn học Việc Làng ngày trước, lổn nhổn thêm thắt vài cọng giá. Giá bán bát mì này là 15 ngàn đồng. Chưa nói đắt hay rẻ, song hoàn toàn không khó khăn gì để có được một vài món ăn nóng chế biến tại chỗ.





    Nhu cầu là rất lớn, thế nhưng dường như khó khăn đến cả từ khâu nhân sự. Về tổng quan, có lẽ độ này các lãnh đạo từ lớn chí bé của hàng không đều đã hoặc sắp hạ cánh (bởi hàng không dân dụng nước ta được sinh ra từ cái nôi của không quân sau năm 1975), nên lượng thiếu nữ già, lùn (theo chuẩn chiều cao trong ngành hàng không), xấu, bẩn bẩn, ngọng líu ngọng lô, tóm lại là chân đất mắt toét xuất hiện trong hàng không Việt Nam hơi bị nhiều, nhan nhản khắp nơi từ dịch vụ bay mặt đất, dịch vụ lao công đến các cô tiếp viên trên trời. Thiếu nữ già, xấu, lùn, ngọng, bẩn bẩn, thực ra chả có tội tình gì, thậm chí còn lấy được chồng Tổng Giám đốc đẹp trai tiêu tiền tỉ con tông cháu giống. Giời sinh thế nào thì ra thế ấy, nhưng đi làm trong ngành hàng không thì không được. Mới tháng trước, tôi nghe một cô bé thông báo bằng tiêng Anh trên máy bay, với giọng đọc nguyên văn thế này : ?othanh xơ kíu xơ pho do ạt tén shần xơ? (thank you for your attention), nghe cực kỳ bực mình và phản cảm. Không hiểu sao cái trình tiếng Anh sau chữ nào cũng sờ như thế lại ngoi lên làm tiếp viên trưởng. Sau thì chợt nhớ trước đó, phần tiếng Việt, cô bé này nói đặc giọng vùng Thuỷ Nguyên (Hải Phòng). Nhưng xin quay lại về phần phục vụ dưới đất trước.
    Cũng tiến hoá từ bát mì ăn liền, song Sài Gòn đã đi nhanh hơn Hà Nội. Khó biết được việc đi nhanh này đến từ nhu cầu của khách hàng hay từ chính ?Z nhận thức kinh doanh của lãnh đạo sân bay Tân Sơn Nhất, có lẽ là từ cả hai nguyên nhân đó. Cho đến thời điểm trước khi đưa ga quốc tế mới xây dựng xong vào khai thác (trước ngày 2/9/2007), hành khách ngồi tại phòng chờ của sân bay Tân Sơn Nhất được phục vụ ăn nhẹ gồm các món điểm tâm (phở, mì, miến, hủ tiếu), các món ăn chính (cơm, mì xào, bún xào theo kiểu Malaysia hoặc Singapore, vài món xào thịt bò dành cho người uống thức uống có cồn...). Các món ăn khá phong phú trên (so với sân bay Nội Bài) được đưa vào phục vụ khách từ khoảng gần cuối năm 2006. Sau ngày 2/9/2007, ga nội địa chính thức chiếm lĩnh toàn bộ phần ga cũ (bao gồm cả ga quốc tế cũ), do đó việc phục vụ ăn uống tồi hẳn đi, món chủ yếu chỉ còn phở gà. Tuy nhiên, đây là phở thật, chứ không phải phở ăn liền, tuy giá thành đắt hơn cả phở Hoà ở đường Pasteur, với đủ thứ rau húng quế, giá, rau mùi được thả tùm lum vào trong bát. Mỗi bát phở gà tại sân bay có giá tới 30 ngàn đồng, số tiền đủ làm nản lòng những người dân đi vé rẻ, thậm chí cả những cụ ông cụ bà được con cái mua vé sẵn để vào du lịch hoặc thăm thân. Việc phục vụ ở Tân Sơn Nhất có thể coi là khá ổn, nhân viên ăn nói đúng mực. Xin mở ngoặc rằng nhân viên ở đây là nhân viên bán hàng tại phòng chờ, còn nhân viên ở cửa security thì thuộc loại nhân vật khác, một số trong số đó có thể được coi là hạng đê tiện, giống khuôn mẫu của người bán thịt cửa hàng thực phẩm thời bao cấp. Đê tiện ra sao cũng sẽ đề cập ở phần sau.





    Trong tương lai gần, việc phục vụ hành khách còn đang trên mặt đất có lẽ sẽ được sân bay Tân Sơn Nhất khai thác thêm theo cung cách của sân bay Hồng Kông, tuy mức độ và khả năng khiêm tốn hơn nhiều. Khách đi nội địa nay chờ ở tầng 2, sau khi đã dạo qua một loạt cửa hàng bày bán đủ loại hàng hoá. Tuy nhiên, những cửa hàng này hiện còn đang đóng cửa im ỉm chờ ngày khai trương. Trông qua biển hiệu quốc nội treo sẵn ở các cửa hàng ấy, bạn có thể thầm thở dài vì đoán được chúng sẽ bán cái gì, chất lượng ra sao, nhưng dù sao thì có còn hơn không. Hy vọng sân bay Long Thành với tổng trị giá lên đến 7 tỷ đô la sẽ chính thức xoá đi cái mặc cảm về sân bay Việt Nam vừa xấu xí vừa nhem nhuốc và lam lũ đến nản lòng.
    Ấy là nói đến sân bay Tân Sơn Nhất, còn sân bay Nội Bài thì chẳng biết đến bao giờ mới hân hoan mở mặt mở mày với quốc tế về chất lượng và thái độ phục vụ tại các dịch vụ mặt đất. Ai cũng công nhận rằng người Bắc thông minh lanh lẹ, và ai cũng công nhận rằng đánh nhau chí tử, vân vân vi vi trước mọi vấn đề cần lời giải thực dụng, ăn như rồng leo làm như mèo mửa, tất cả những phẩm chất đáng kính trên thì dân Bắc là vô địch 3 mìên. Nói như vậy không phải là chụp mũ lên toàn thể dân Bắc, song có một thực tế rằng một số khá đông những người Bắc thông minh, có máu và dám làm ăn theo kiểu thị trường đã lần lượt lên đường xuôi Nam. Quá trình tiếp xúc với tính cách hào sảng, thật thà của người phương Nam đã biến đổi họ thành kiểu người ?ogốc Bắc lai Nam?, mang trong mình phẩm chất của cả 2 miền. Đương nhiên, họ là những người nằm trong nhóm thành công.
    Trong khi dân Bắc thích ngâm thơ thì người Nam lao vào làm ăn, có lời là mê, khách là Thượng đế. Cộng thêm với thói quen tiêu dùng, các dịch vụ trong Nam luôn đổi mới, dẫu chưa sánh được với thế giới, song còn hơn chán vạn những dịch vụ ngoài Bắc. Nói cách khác, theo quan điểm dịch vụ thì ngoài Bắc đa phần chỉ có dịch, ai cũng có cái tôi to như tổ bố thằng ăn mày treo lơ lửng trên đầu. Thành thử, còn lâu thì Nội Bài mới khá lên được.


    Dãy cửa hàng chưa khai thác đóng cửa im ỉm tại tầng 2 ga nội địa sân bay Tân Sơn Nhất

    Còn duyên kẻ đón người đưa
    Không cần óc quan sát giàu trí tưởng bở, cũng có thể nhận thấy vài kiểu đưa đón khách hàng của hàng không nước ta. VietNam Airline bố trí xe 12 chỗ đưa khách đi về với giá 22 ngàn đồng/ lượt tại Hà Nội, ở phía Nam, có lẽ sân bay gần thành phố nên dù đã đi nhiều nhưng tôi chưa thấy bóng dáng loại hình này của VietNam Airline ở sân bay Tân Sơn Nhất. Pacific Airline bố trí hai xe bus chở khách miễn phí đi về tại Hà Nội, đón ở một điểm duy nhất tại đoạn giữa phố Đào Tấn, một con phố mới cách khá xa trung tâm thành phố. Ở Sài Gòn, Pacific Airline có lẽ cũng không tổ chức đưa đón khách, với cùng một lý do giống như VietNam Airline. Loại hình đưa đón khách còn lại ở hai sân bay này là taxi và xe ôm. Khi còn độc quyền, VietNam Airline chỉ định một hãng taxi duy nhất được quyền đón khách trong khu vực cửa đến/đi của sân bay. Việc này dẫn đến tình trạng bắt chẹt khách chẳng khác gì lũ bảo kê vũ trường hay bọn bán cơm tù cho xe đường dài, bởi khách không còn lựa chọn nào trong khi đồ đạc mang theo lỉnh kỉnh. Khi phải chia sẻ quyền khai thác đường bay, việc đưa đón khách dưới mặt đất xem ra vẫn thuộc VietNam Airline quản lý, dù đã tăng số hãng taxi đưa đón khách. Một điều rất đơn giản rằng 1 hãng hay 10 hãng thì để có mặt tại khu vực sân bay, hãng nào cũng phải qua cửa của ông hàng không cả. Hàng không chẳng mất gì, còn hãng taxi thì sẽ bù giá vào lưng khách để khấu hao dần khoản ngu phí.
  2. vecchia_signo

    vecchia_signo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    1.854
    Đã được thích:
    0
    Lại chuyện hàng không Việt Nam và những vấn đề thiên thuở
  3. haindse

    haindse Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2007
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Chuyện của hàng không Việt nam thì đúng là như cái tiêu đề mà bác chủ topic đặt ra. Nói mãi cũng không sao hết chuyện. Thôi đành sống chung với lũ thôi bác à. Nước mình còn nghèo mà, thế sơ với trước đây cũng là tốt lắm rồi. Còn cứ đem so với nước ngoài thì đúng là..... Ngay đến hãng hàng không giá rẻ của Sing là Tiger thôi mà tôi thấy cách phục vụ còn tốt hơn cả khi đi hạng thương gia của Việt nam Airlines. Không biết có phải do người Việt nam ta luôn quá đề cao cái "tôi", không chịu khuất phục trước người khác không? Nhiều khi đi máy bay mất tiền thật mà cứ như là đang ngồi nhờ nhà chúng nó đấy. Có lần tôi đi mà còn thấy con tiếp Viên nó cau mặt lườm cả khách khi họ đòi đổi hộp cơm sang hộp mì. hay một lần tôi lên máy bay, Thấy cả hàng ghế không có ai ngồi mà sắp đến giờ bay rồi. tôi liền chọn ghế ngồi ở của sổ vì nghĩ là ghế sẽ trống. Lát sau có người lên và nhờ con tiếp viên nó tìm chỗ cho. Một em tiếp viên đến trước mặt tôi và hỏi rất tự nhiên:"Vé của anh đâu, số ghế bao nhiêu???". Không cần nói lời xin lỗi trước khi hỏi khách và làm phiền khách nữa. Ngay cả khi lên board cũng vậy. Bọn tiếp viên mấy hãng nước ngoài như Sing airlines hay CThay HK đều đứng dọc ở lối lên và cúi đầu chào khách rất lịch sự và nhẹ nhàng, cả khi khách xuống cũng vậy. Đằng này bọn nó nhiềukhi chỉ đứng lấy lệ, nhiều em còn chố mắt ra nhìn khách, thấy người già chẳng thèm để ý giúp đỡ.
    Khốn nỗi bọn VNA thì toàn con ông cháu cha thôi, nhiều đứa còn chưa học hết lớp 12 cơ, do thi trượt nên nhà nó chạy chọt để cho vào hãng làm luôn, hỏi phải học.
    Nhưng tôi tin chắc rằng tình hình này sẽ không thể tồn tại lâu được nữa đâu. Vì chỉ cần có thêm 1 vài hãng nữa nhảy vào khai thác đường bay tới việt nam hoặc Vn cho phép khai thác đường bay nội địa với hãng nước ngoài thì lúc đó mấy hãng hàng khong của Vn lại nháo nhác lên ngay.
  4. nganha9

    nganha9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2007
    Bài viết:
    649
    Đã được thích:
    0
    Không biết bao giờ có hãng mới nhẩy vào đây, chắc cứ phải đi hai hãng đó thôi, ko đi chắc phải ngồi xe đò mất!
  5. dangbaolong

    dangbaolong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Mình thấy kinh doanh ở Vn nói chung rất kém, kiểu như không cần bán hoặc có bán thì không cần khách hàng quay lại nữa. Tình hình này mà kéo dài khách hàng tẩy chay thì có mà khóc ròng...
  6. vincent_tan

    vincent_tan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Bài viết:
    3.154
    Đã được thích:
    1
    Bác nói căng tin ở Nội Bài vậy thì cũng đúng 1 phần, nhưng ko đến nỗi như câu tiêu cực : " xấu xấu bẩn bẩn như bà lao công " của bạn đâu.
    Hơn nữa, ở Nội Bài, nếu bạn không thích ăn ở căngtin có thể lên tầng 3 thưởng thức cafe or lên tầng 4 có nhà hàng trên đó mà , ăn cũng ko đến nỗi quá tệ
  7. lieuphieu

    lieuphieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    1
    Em ơi, có nói thì cũng nói cho chuẩn còn không thì dựa vào cột mà nghe nhá.
    Để anh chỉ cho em chỗ em nói ngu nhé
    Nói cho tôi biết đó là chuyến ngày nào? và số hiệu chuyến bay. Nếu nhớ được cả tên của tiếp viên trưởng thì càng tốt. Còn không thì tự vả vào miệng đi.
    Cũng như trên. Cái này thuộc cảng đíu phải thuộc hãng.
    Lần sau mày đi PA nhá.
    -----------------------------------------------
    Ngu vừa thôi ngu quá đe''o ai chịu được.
  8. xingociu

    xingociu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2007
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Là một người làm trong ngành, thật sự mình cảm thấy còn rất nhiều điều khiến khách hàng đi máy bay không hài lòng, bản thân và các đồng nghiệp của mình đều đang cố gắng để phục vụ khách hàng được tốt hơn. Nhưng cũng không thể tránh khỏi một số con sâu làm rầu nồi canh, coi việc khách hàng cần mình chứ ko fải mình mới là người cần khách hàng.
    Mình xin nói thêm 1 chút là không fải tất cả các dịch vụ ở sân bay đều là do VNA cung cấp, một số dịch vụ như: ăn uống, thông tin, chỉ dẫn, mặt bằng.... là do cụm cảng hàng không quản lý, VNA fải thuê lại của Cụm cảng.
    Mình đọc 1 số Topic cũng như 1 số khách hàng đi bằng hãng HK khác, không hài lòng cũng chửi VNA, (tuy nhiên chỉ rất ít).
    Cảm ơn các ban nhiều, mong được nghe ý kiến của mọi người để nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ mọi người.
  9. numberV

    numberV Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    563
    Đã được thích:
    0
    Ông này có tranh luận hay góp ý thì lịch sự một chút chứ, ăn nói gì mà cay cú thế ???
  10. quangminhha

    quangminhha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2007
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng đã đnhiều lần đi máy bay của Vnal và các hãng nước ngoài khác đều có nhận xết là :Dịch vụ của vnal thua xa các hãng khác.Thái độ phục vụ kém.Âu cũng là sản phẩm của một sự bao cấp độc quyền.mong rằng chúng ta sớm có nhiều sự lựa chọn

Chia sẻ trang này