1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

hàng khủng nhất đây ai quan tâm nào

Chủ đề trong 'Cầu lông' bởi tungtati, 10/02/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tungtati

    tungtati Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/11/2005
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    512
    đã có hình ảnh mời các bác tham khảo
  2. moinguoichao

    moinguoichao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2005
    Bài viết:
    556
    Đã được thích:
    0
    bác ơi, để phân biệt các em thật em giả thì làm sao thế bác? bác có thể truyền cho chúng em ít kinh nghiệm để phân biệt được không? Bây giờ ra đường mà đụng ngay hàng nhái thì nhục lắm. Mong chỉ giáo.
  3. tungtati

    tungtati Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/11/2005
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    512
    Xin phép được trích nguyên văn bài viết của bác dexomdepzai mà em cảm nhận là có tính khoa học và đầy đủ cho bác tham khảo nhé
    Dạo này Việt Nam mình đời sống cao, dân tình bắt đầu tập tành ăn chơi, xài hàng hiệu. Dân chơi cầu lông thì chả ai không biết tới nhãn hiệu Yonex với hai chữ Y nổi tiếng, và điều tất nhiên là ai cũng muốn sở hữu một cây vợt Yonex "xịn" để chứng tỏ mình cũng hoành cbn tráng đi. Vấn đề ở đây là... không phải ai cũng có thể chọn mua được một cây vợt "hàng thật giá đúng", vì hàng giả bây giờ nhiều như quân Nguyên, mà nhìn bề ngoài cũng khó mà phân biệt được với vợt thật. Thôi thì vì sự nghiệp ăn chơi của quần chúng, tớ cũng chịu khó viết bài này trên cơ sở kinh nghiệm mấy năm lang thang các cửa hàng cửa hiệu ngắm nghía sờ mó vợt. Tất nhiên tớ chả dám cam đoan những điều tớ viết là đúng cả, nên bạn nào có ý kiến khác thì xin mời cứ comment nhé.
    Chả phải riêng xứ Vịt mình mà trên toàn thế giới, vợt cầu lông Yonex luôn là thứ dễ bị mua lầm hàng giả nhiều nhất. Giả thì cũng có nhiều loại: giả thô sơ (tức là chỉ in cái nhãn Yonex lên và bịa ra những tên gọi quái dị mà nếu có tra catalog sản phẩm Yonex cả ngày cũng không tìm thấy được), giả tân tiến (tức là từ hình dáng, màu sắc cho đến tên gọi đều hao hao giống một sản phẩm "hot", ví dụ như khi Yonex tung ra dòng MP-99 thì ngay lập tức Ashaway cũng có dòng Power9000 màu sắc hình dáng y chang luôn) cho tới giả tinh vi (vợt chả khác gì vợt xịn, cũng logo, màu bóng, grip in chìm logo, cũng dãy số khắc chìm, v.v...). Ở cấp độ giả tinh vi thì giá vợt cũng không rẻ, chất lượng cũng không thua sút nhiều, chỉ có đánh lâu mới cảm nhận được sự khác biệt về tính năng. Chả thế mà trên website của Yonex (www.yonex.com) ngay ở trang đầu của phần sản phẩm cầu lông là cái link to vật "BEWARE! Counterfeit products for sale on the internet" , như bạn có thể thấy dưới đây
    Nhưng... sự thật phũ phàng lắm bạn ạ. Nếu chỉ dựa vào mấy cái đặc điểm này để phân biệt vợt thật giả thì 90% là bạn sẽ lại mua nhầm vợt giả thôi. Thế thì mới có bài này của tớ, phỏng?
    (Nhân vừa hoàn tất xong cái báo cáo cuối cùng của dự án Tốn Kém Nhân Lực đầu tiên của Chương trình Xịp mà website của nó đã bị hacked lúc nào không biết, tớ quyết định vào đây bi bô thêm chút trước khi lại cắm mặt vào cái báo cáo đầu tiên của dự án thứ tư, hic )
    Tất nhiên ta chả bàn đến chuyện thật giả nếu như bạn chịu khó tới cửa hàng chính hãng, mua một cây vợt xịn với giá trên trời (đắt hơn nguồn hàng xách tay từ 50-150% tùy loại). Tớ sẽ chỉ tán dóc về hàng thật-giả với mấy bạn tiền-hơi-ít-nhưng-vẫn-khoái-xài-vợt-xịn cơ. Trước tiên, ta cứ ngó qua mấy cái dấu hiệu nhận biết hàng thật với hàng giả theo khuyến cáo của chính hãng đã, vì đó sẽ là những dấu hiệu nhận biết đầu tiên mà bạn cần lưu ý, bao gồm:
    - Chữ và logo in sắc nét. Do biểu tượng YY thay đổi theo từng thời kỳ, nên trên các dòng vợt hiện đại (từ 1998) chỉ có thể có biểu tượng mới () với đường cong mềm mại của cạnh-dưới-trái hai tam giác đặc trưng. Chữ O trong YONEX dài, hai đầu bán nguyệt, phần rỗng bên trong vào khoảng 1,5 kích thước chiều dày chữ. Các vợt phân phối trong khu vực ĐNÁ thường có thêm logo của PBSI, các chữ in trên logo cũng phải sắc nét.
    - Biểu tượng, nhãn mác in trên thân vợt phải cân đối và thường sẽ đối xứng qua trục vợt. Các vợt giả thuộc loại sản phẩm do Yonex sản xuất nhưng bị lỗi in nên bị loại, nhưng sau đó lại được lén lút tuồn ra thị trường thường hay mắc lỗi này. Tất nhiên chất lượng các cây vợt giả này nhiều khi cũng ngon chả kém gì vợt chính hiệu - tùy thuộc bạn có may mắn hay không.
    - Số sê-ri được khắc chìm bằng laser trên thân và phần côn của cán vợt (lưu ý: đặc điểm này chỉ áp dụng cho các dòng vợt sản xuất từ năm 2000 - tớ có một cây Cab21 chả có khắc chìm laser, nhưng lại là hàng chính hiệu ). Thực sự đây là đặc điểm khó xác định nhất, vì nhiều khi người mua chưa bao giờ biết đến vợt thật thì khó có thể phân biệt được khắc chìm bằng laser hay bằng cách thức khác. Tất nhiên nếu vợt chỉ được in số sê-ri lên thì rõ ràng là hàng giả rồi. Gợi ý của tớ: do tia laser dùng khắc số sê-ri khá mảnh và cường độ cao nên nét khắc cũng mảnh và chỉ ăn sâu chừng 0,2mm, do đó khi bạn vuốt ngón tay qua chỗ khắc sẽ chỉ cảm thấy hơi gợn một chút, chứ không bị cảm giác vấp khi vuốt ở các cây vợt giả.
    Ngoài những đặc điểm nói trên, còn có một số mẹo mà bạn có thể dễ dàng phân biệt vợt thật-giả do lỗi của nơi làm giả:
    - Chỉ vợt có mã phân phối SP (khá phổ biến cho thị trường Việt Nam) do Sunrise Co. Ltd. (Singapore) phân phối mới có chữ SP in ở gần chỗ tiếp xúc giữa thân và côn, nên nếu bạn thấy vợt có mã phân phối TH hay JP v.v... mà có in chữ SP thì đương nhiên là hàng giả. Gần đây có nhiều vợt có dán thêm hologram của Sunrise, cần lưu ý là hologram này cũng chỉ có giá trị với các vợt có mã phân phối SP mà thôi.
    Bổ sung thông tin về hologram: Từ cuối năm 2005 Sunrise sử dụng đồng thời 2 loại hologram khác nhau để dán trên các sản phẩm mã SP (như tớ đã được nhìn thì một loại màu vàng nhạt, một loại màu cam đậm) - Nguồn: BadmintonForum.com.
    - Số sê-ri trên côn luôn có dạng DDMMYxZZ, với DDMMY là ngày tháng năm sản xuất, x là số lô sản phẩm, ZZ là mã phân phối (vd: 210943JP = 21/09/2004 - lô 4 - phân phối tại Nhật). Bạn nghĩ thế nào nếu gặp những cây vợt với số sê-ri 32xxxxZZ, xx14xxxZZ hay xxxx9xZZ nhỉ (bây giờ mới có năm 2007!)?
    Nếu một cây vợt đã qua được tất cả các bước kiểm tra nói trên thì 90% là bạn đang cầm một cây vợt xịn. 9% confidence sẽ phụ thuộc vào sự phù hợp giữa số sê-ri trên thân và côn (cái này thì chỉ những loại yonex-mania mới biết, chẳng hạn như cây vợt mã 210943JP như ở hình trên sẽ có số sê-ri trên thân cỡ 51xxxxx, còn những cây vợt high-end sản xuất từ đầu tháng 4/2006 không thể có số nào khác hơn 6xxxxxx ). Còn 1% nữa tớ để dành cho những kỹ năng làm giả ngoài tầm hiểu biết của tớ, nhưng nếu vợt của bạn đã đảm bảo xịn đến 99% thì còn lăn tăn gì nữa, phỏng?
    Điểm cuối tớ muốn lưu ý các bạn là nhiều vợt Yonex ở VN có dán tem chứng nhận của Bộ Công an, và nhiều bạn khá yên tâm khi mua những vợt này vì cho rằng đã được Bộ Công an kiểm định. Điều này hoàn toàn không đúng vì những nguyên nhân sau:
    - Tem chứng nhận hoàn toàn có thể làm giả (thậm chí làm giả ngay tại nơi in - nghĩa là in tăng số lượng tem rồi báo là phế phẩm cho số tem dư này).
    - Viện KHHS Bộ CA không kiểm tra từng cây vợt mà đại diện Sunrise tại Việt Nam sẽ đăng ký số lượng tem cần dán với Viện, sau đó sẽ tiến hành dán tem lên lô hàng trước khi phân phối cho các cửa hàng đại lý. Như vậy nếu các cửa hàng đại lý có tem giả thì họ cũng hoàn toàn có thể tự dán tem rồi bán như vợt xịn (cứ xem mấy vụ làm rượu giả là biết).
    Chúc các bạn kiếm được một cây vợt xịn với giá phải chăng.
    PS. Dưới đây là gợi ý của bạn Matt trên badmintoncentral.com, tớ post lên để các bạn tham khảo. Các hình minh họa lấy từ website của BBESports.com, Jeff@badmintoncentral và Yonex:
    Things to inspect when looking at a racket:
    - Grommets (là cái miếng đệm bằng nhựa dẻo ở lỗ xỏ cước).
    + Vợt dưới là thật, trên là giả (grommets của vợt thật có kích thước không giống nhau ở các vị trí đan lưới khác nhau)
    + Vợt trên là thật, dưới là giả (grommet vợt giả chỉ là những đoạn cắt từ một ống nhựa nhỏ mềm)
    - Paint job (cái này hơi khó, vì vợt giả bây giờ nước sơn cũng đẹp lắm - tham khảo thêm hình dưới)
    - Text style (tớ nói ở trên rồi)
    + Vợt dưới là thật, trên là giả (các chữ in của vợt giả không mềm mại ở các góc vuông, hoa văn họa tiết trang trí background bị nhòa hoặc không đều - đặc biệt ở các phần giao giữa các khối màu)
    - Date code (a.k.a số serial)
    - Yonex logo
    - Yonex butt-cap
    + Vợt bên trái là thật, bên phải là giả (vợt thật có ốp đáy bằng nhựa chất lượng cao, màu xanh hơi đậm, chữ JAPAN dày mình và hơi lượn cong ở các cạnh sắc của J-A-N)
    - Yonex barcode sticker on the shrink warp (vợt mới thì cán được bọc nylon HDPE, trên có dán nhãn trắng có mã vạch và ký hiệu loại vợt + mã nhập kho)
    + Vợt trên là thật, dưới là giả (chữ YONEX in trên nylon, các nét ép chìm trên lớp cao su bọc cán)
    + Vợt dưới là thật, trên là giả (kiểu chữ in loại vợt, weight size và grip size là như nhau với vợt thật)
    - The racket''s case (bao đựng vợt nếu là vợt Yonex xịn sẽ có một túi nhỏ bên trong - đường may rất đẹp - trong đó có một miếng bìa để ghi tên và các thông số kỹ thuật của vợt) -- lúc nào rảnh tớ sẽ chụp hình và gửi lên sau.
    Các bạn cũng có thể tham khảo trang web của Jeff để biết thêm kinh nghiệm nhận biết vợt thật giả: http://www.badmintonrepublic.com/fake/index.html
    Mọi người có thể vào Blog này: http://blog.360.yahoo.com/blog-VtDWTmY.bKqRiCsVN6Xq?p=64#comments <-----đây là chuẩn nhất.
    Ngoài ra đối với những người mà dùng sản phẩm xịn nhiều (hàng vợt trên 1 triệu hoặc các sản phẩm của Yonex nhiều) như tụi mình thì có thể chỉ cần lắc cái vợt là biết vợt xịn hay đểu được thôi. Vợt xịn kết cấu luôn luôn theo một thể đồng nhất khi phát lực thì không hoặc rất it lực phản ngược và dòng Y thường hạn chế tối đa lực rung của cây vợt. Nhất là cây NN9000X là cây tiêu biểu nói về độ cứng. Ngoài ra cây AT900P thì lại ko cững bằng nhưng lại rất nặng đầu khiến cho người cầm cây này có cảm giác nặng hơn các cây khác mặc dù trọng lượng là như nhau
    Ngoài ra em xin trích một bài viết em cũng thấy rất hay
    Các nhà chuyên môn của hãng đã thử phân tích chiếc vợt cầu lông hoàn hảo nhất sẽ như thế nào.Vợt cầu lông nếu trọng lượng dao động khoảng 78 đến 95 gam thì khi có độ dẻo cao(nhưng không được quá mềm khi đập cầu đi với tốc độ lớn không được cong quá 50 độ và khung vợt trở về trạng thái thẳng ban đầu không được quá 1,5 giây) thì khi đập cầu có lực đi dưới 200km/h lực đàn hồi của vợt sẽ tăng thêm tốc độ của quả cầu thêm khoảng từ 5% đến 15% nhưng khi đập cầu có lực đi trên 200km/h và nhỏ hơn 600km/h chính độ dẻo của vợt làm giảm lực đi của quả cầu khoảng 26% lực ,do độ đàn hồi của vợt nhỏ hơn vận tốc đập cầu của người đánh nên không những hỗ trợ tăng thêm tôc độ mà còn hấp thụ đi môt phần lực cụ thể là khoảng 5% đến 26%lực.
    Vì vậy theo lý thuyết nếu người đánh đập cầu đi với tôc độ cao hơn 200 km/h và nhỏ hơn 600km/h mà vợt cứng dao động nhỏ hơn 0,5 độ và dây đan trên mặt vợt dao động tại điểm chạm vào quả cầu nhỏ hơn 0,05 độ (dây này cần căng lực 120kg = 264,12 lps gấp gần 8 lần bình thường (14kg)) thì quả cầu sẽ đi đúng bằng tốc độ đập cầu của người đánh.
    Khi các nhà chuyên môn đo tốc độ đập lớn nhất của đôi vận động viên nam số 1 của trung quốc nghĩa là từ lúc vợt chạm vào cầu từ điểm chạm đó đến khi vợt đi tiếp tính tốc độ của thân vợt là 498km/h (đôi vận động viên này đập cầu bằng vợt bình thường với dây cước căng 14kg trong 500lần có tốc độ lớn nhất 350km/h so với tốc độ kỉ lục của họ tại giải cầu lông mở rộng của mĩ năm 2006 là 332km/h )nếu ko có lực đàn hồi hấp thụ.Với lực đập mạnh khủng khiếp này nếu thủ vợt giữa người đứng giữa sân cầu lông thì nếu cách người từ 2m trở lên thì không môt vận động viên nào chạm kịp vào cầu .
    Nếu vợt được làm cứng như kim cương thì độ dẻo của vợt gần như bằng 0 .Cán vợt chỗ tay cầm và phần chữ T là nơi tiêp giáp cán vợt chỗ tay cầm và mặt vợt cần 2/3 viên kim cương lớn nhất thế giới phát hiện ở Nam Phi hôm 27/8/07 tìm được viên kim cương lớn nhất thế giới nặng đến 7.000 carat ở tỉnh North West ,phần cán vợt chỗ tay cầm sẽ làm rỗng cho nhẹ chỉ cần dày gần 0,3mm ,các phần khác cắt thật mảnh với 20 đoạn ở mặt vợt ,3 đoạn ở thân vợt ,một nửa sẽ làm với mỗi đoạn có rãnh hai bên đầu phía bên ngoài ,một nửa sẽ làm với mỗi đoạn có rãnh hai bên đầu phía bên trong để có thể vít các đoạn này lai với nhau thật chặt .Để hoàn thành chiếc vợt này nếu với 10 người chế tác kim cương là thợ bậc 8 cần 1200 h để hoàn thành .Số tiền của chiếc vợt khoảng từ vài chuc triệu đến gần 100 triệu $ vì viên kim cương lớn nhất thế giới chưa đươc đặt giá chính thức
    Không chỉ có vợt mà dây vợt cũng quan trong vì khung của vành vợt được làm bằng kim cương nên có thể chịu được lưc căng tối đa của dây vợt là 150 kg (1105 lbs) nếu khung có đường kính 2mm ,hơn 10 lần mức chịu lực của vợt bình thường chỉ chịu được lực căng tối đa 14kg nên có thể căng dây 120kg như lí thuyết ,Dây làm bằng vật liệu có tên Ultrastructure bao gồm hợp kim niken ,vàng,.....dây sẽ có trọng lượng nặng gấp gần 1,2 lần sắt tổng trọng lượng là khoảng 45g gấp khoảng 6,4 lần dây cước bình thường ,nhưng do vợt được làm bằng kim cương vô cùng cứng và bền chỉ cần có đường kính 2mm vợt bình thường có đường kính 6 đến 7mm nên rất nhẹ khoảng 30 g vợt bình thường nặng 78g đến 90g(kim cương làm từ phân tử Cacbon vật liệu vợt cầu lông bình thường gần 99% cũng làm từ vật liệu Cacbon )nên tổng trọng lượng của vợt 30g +dây vợt 45g +dây quấn cốt cán vợt 7g + dây quấn cán 7 gam =89g so với vợt bình thường là 85g + dây vợt 7g +dây quấn cốt cán vơt 7g + dây quấn cán 7 g = 106 g.
    Tuy tổng trọng lương của chiếc vợt cực ki đặc biệt này (nếu được làm) nhẹ hơn vợt bình thường rất nhiều nhưng do đầu nặng hơn thân vợt rất nhiều nên chỉ dành cho người chơi công còn người thích thủ sẽ ko hợp.
  4. doanngoclong

    doanngoclong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2006
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Tôi đang quan tâm đến con AT 900P mã JP của bạn.Tôi hiện ko sống ở Việt Nam nhưng có cách mua vợt,bạn có thể cho nick name YM không,chúng ta nói chuyện.Hoặc bạn nhắn vào nick YM của tôi:long_doan_ngoc.Thanks!
  5. dung_nam2003

    dung_nam2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2006
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Hoành tráng quá, ước gì ông nào cùng sân sắm một con để được chiến thử!

Chia sẻ trang này