Hằng số Plank vì đây là vấn đề lớn nên mình lập topic riêng, không hỏi trong topic dính phổ thông, cho mình hỏi h=6.626 069 3 imes10^{-34} mbox{J}cdotmbox{s} từ đâu mà ra ? làm thế nào mà Plank tìm ra con số nhỏ vậy ? xin cảm ơn các bạn
Tớ không biết lịch sử của con số Plank, nhưng có một cách đo nó như sau: Theo công thức Einstein: hf = A0 + Wđ Dùng hai ánh sáng có tần số f1, f2 gây hiệu ứng quang điện và đo hiệu điện thế hãm U1, U2 tương ứng. Ta có hệ: hf1 = A0 + e.U1 hf2 = A0 + e.U2 => h(f1 -f2) = e(U1 - U2) => h
Dẫn chứng các sự kiện ngược. Einstein đã sử dụng ý tưởng của Planck, rằng E không những bức xạ 1 cách gián đoạn mà còn được hấp thụ theo tửng phần, từ đó dẫn đến việc lý giải hiệu ứng quang điện. Còn tính được hằng số Planck thì phải theo dẫn chứng sau (thầy dangiaothong hơi quan liêu nhé). http://vi.wikipedia.org/wiki/Thuy%E1%BA%BFt_l%C6%B0%E1%BB%A3ng_t%E1%BB%AD_n%C4%83ng_l%C6%B0%E1%BB%A3ng
Lịch sử của Hằng số Plank: Xuất phát từ việc giải thích sự phân bố theo bước sống của bức xạ được phát ra bởi các vật đưọc nung nóng . Dựa vào các nghiên cứu của các nhà vật lý vào năm 1900 về bức xạ phát ra từ các vật nung nóng lý tưởng ( tức là vật phát ra bức xạ chỉ phụ thuộc nhiệt độ) Bằng cách khoan một lỗ nhỏ trên một ống tungsten đường kính 1 mm, người ta thấy có một bức xạ hốc chói sáng lọt qua lỗ của thành hốc, bức xạ hốc sáng hơn rất nhiều so với bức xạ ngoài thành hốc mặc dù nhiệt độ trong và ngoài thành hốc đều bằng nhau.. Sự tiên đoán của lý thuyết cổ điển là : S( lamda) = (2.pi.c.k.T )/ (lamda)4 với c là vận tốc ánh sáng, k là hằng số Bolzoman. S là sự biến thiên của mật độ phổ theo bước sóng ( lamda) Tuy nhiên với bước sóng dài thì nó phù hợp với thực nghiệm, nhưng với sóng ngắn thì lý thuyết khắc biệt hoàn toàn với thực nghiệm. Năm 1900 Plank đưa ra một công thức cho S phù hợp với cả bước sóng dài và sóng ngắn ( phù hợp với thực nghiệm) bằng một tiên đoán: S(lamda)= ((2.pi.c2h)/(lamda)5 )((1)/(( ehc/(lamda)kT)-1) h được tìm ra bằng cách căn bằng với kết quả thực nghiệm
Plank tính bằng bức xạ vật đen. Những phương pháp khác do người khác tính. Nhưng lẽ ra không nên lập topic riêng, vì vấn đề lớn mà chẳng có ai trả lời rõ ràng hơn được. Đa số họ biết nhưng không nói (khiêm tốn) và lại "im lặng và làm việc". Có nhiều cách tính/thực nghiệm ra con số này, ngay wiki cũng đưa ra rất nhiều cánh tính: hiệu ứng quang điện, vật đen tuyệt đối... http://en.wikipedia.org/wiki/Planck_constant Phương pháp quang điện được Robert A. Millikan thực hiện năm 1916 rất phức tạp, kết quả không chính xác lắm: http://focus.aps.org/story/v3/st23 Phương pháp watt balance UI=mgv đo đạc thuộc loại chính xác nhất, thí nghiệm này được lặp lại nhiều lần, có thể xem tại đây: http://www.answers.com/topic/watt-balance http://www.aip.org/png/html/planck.htm