1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hành đúng cách, phòng bách bệnh

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi Tinhnguyen08, 09/11/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Thở:
    Sau khi bị cắt trọn phổi phải và một phần phổi trái, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện được tiên đoán là chỉ có thể sống thêm nhiều nhất 3 năm. Nhưng trên thực tế, ông đã sống thêm 58 năm (bác sĩ Viện mất năm 1999, thọ 85 tuổi). Phép màu của ông nằm gọn trong một bài thơ ngắn về phép thở bằng cơ hoành (tức thở bụng).
    Năm 27 tuổi, Nguyễn Khắc Viện bị bệnh lao phổi nặng, phải nằm viện trong 10 năm, lên bàn mổ 6 lần. Lúc ra viện, sức thở của ông chỉ còn 1/3, dung tích sống chỉ có 1 lít. Hồ sơ bệnh lý ghi: "Thiếu thở trầm trọng, không được làm việc". Các bác sĩ cho rằng ông chỉ có thể sống thêm nhiều lắm là 3 năm.
    Thế nhưng, nhờ tập thở bụng để tận dụng công suất của phổi (bằng cách tăng tối đa dung tích thở trong 1 giây), bác sĩ Viện đã sống vượt mức tiên đoán 19 lần. Trong thời gian đó, ông không ngừng làm việc. Phép thở này được ông gói gọn trong 1 bài thơ 12 câu, mỗi câu 4 chữ:
    Thót bụng thở raPhình bụng thở vàoHai vai bất độngChân tay thả lỏngÊm, chậm, sâu, đềuTập trung theo dõi Luồng ra luồng vàoBình thường qua mũiKhi gấp qua mồmĐứng ngồi hay nằmỞ đâu cũng đượcLúc nào cũng được.
    Bài thơ là sự đúc kết cô đọng các nguyên tắc chính của kỹ thuật luyện thở:
    - Động tác khởi đầu và là động tác quan trọng nhất là thở ra để xả hết khí bã. Sau đó, cần chủ động thở vào. Lượng khí hít vào và đẩy ra tương đương nhau.
    - Thở tức là luyện nội công, tăng cường nội lực. Khi luyện thở, thân phải ngay ngắn, điều hòa, yên lặng; nhưng không được kênh cứng mà phải thả lỏng, thư giãn (điều thân).
    - Êm chậm sâu đều là 4 tính chất của hơi thở, giúp ta thở đúng quy cách, hơi thở điều hòa (điều tức).
    - Không nghĩ ngợi lan man, cần cắt đứt những liên lạc bên ngoài để giữ tâm được yên tĩnh (điều tâm). Nếu đạt được điều đó, hơi thở sẽ từ từ, sâu nhẹ, sự tập trung càng tăng mà không cần phải cố gắng. Đây là trạng thái thư giãn cao độ mà Phật giáo gọi là "nhập định".
    - Việc luyện tập không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.
    Theo bác sĩ Viện, đây là môn thuốc vạn năng giúp tiêu trừ bá bệnh. Nếu mỗi lần thở, cơ hoành chỉ hạ xuống thêm 2 cm là mỗi ngày ta được thêm 100 lít không khí, đồng thời cũng đẩy ra được ngần ấy khí đọng. Khi nào sực nhớ thì luyện, quên thì thôi. Cứ như vậy, lâu dần thành quen; lúc không chú ý, phổi vẫn tự động hô hấp ở mức sâu hơn trước.
    (SKĐS)
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Điều quan trọng nhất của dưỡng sinh mùa đông là "dưỡng thận chống lạnh". Một số phương pháp giúp bạn nâng cao sức đề kháng trong mùa đông.
    1. Uống nhiều nước

    Mùa đông lượng nước cơ thể bài tiết qua đường mồi hôi và nước tiểu giảm, nhưng các tế bào nuôi dưỡng đại não và các cơ quan khác trong cơ thể hoạt động bình thường, cơ thể vẫn cần được cung cấp một lượng nước cần thiết để đảm bảo cho quá trình trao đổi chất. Vì vậy, hàng ngày nên cung cấp khoảng 2 lít nước cho cơ thể.

    2. Ra ít mồ hôi

    Mùa đông nên tập luyện vừa phải để cơ thể ra ít mồ hôi, như thế mới có thể tăng cường sức khỏe. Rèn luyện sức khỏe nên kết hợp cả động và tĩnh, chạy hoặc tập các bài thể dục đến khi ra ít mồi hôi là được, nếu ra nhiều mồ hôi sẽ làm tổn thương khí trong cơ thể, như vậy sẽ trái với nguyên tắc dưỡng sinh " thu đông dưỡng âm".

    3. Đề phòng cảm lạnh

    Mùa đông trời lạnh, các bệnh mãn tính dễ tái phát hoặc nặng hơn, nên lưu ý chống lạnh giữ ấm, nhất là đề phòng sự kích thích của thời tiết gió to và không khí lạnh lên cơ thể, trong nhà nên chuẩn bị sẵn thuốc cấp cứu. Ngoài ra, nên coi trọng việc rèn luyện sức khỏe, nhằm nâng cao khả năng chống rét và sức đề kháng của cơ thể, đề phòng mắ́c các bệnh đường hô hấp.

    4. Điều chỉnh tinh thần

    Mùa đông thời tiết giá lạnh, dễ khiến tâm trạng chùng xuống. Cách tốt nhất là chọn một số hoạt động thể thao phù hợp với sức khỏe của mình như chạy chậm, trượt băng, khiêu vũ, đánh bóng... Đây chính là liều thuốc tốt nhất giải tỏa buồn phiền và giúp điều chỉnh tinh thần

    5. Ngủ sớm

    Ngủ sớm có tác dụng dưỡng dương khí, dậy muộn giúp củng cố âm tinh cho cơ thể. Do đó, dưỡng sinh mùa đông cần đảm bảo có một giấc ngủ đầy đủ, điều này có lợi cho dự trữ năng lượng cần thiết cho cơ thể trong mùa đông. Ngoài ra, có một điều các bạn chớ quên, đó là bắt đầu "điều dưỡng" cơ thể ngay sau ngày Lập đông.

    6. Bồi bổ cơ thể

    Dưỡng sinh mùa đông coi trọng bồi bổ cơ thể một cách khoa học. Người không thích hợp ăn các loại đồ sống, đồ lạnh có thể ăn kỷ tử, táo đỏ, mộc nhĩ, vừng đen, v.v. Thuốc bổ cũng cần phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sỹ, mỗi người một cách điều trị riêng. Khi bồi bổ sức khỏe mùa đông cũng cần để dạ dày có quá trình thích ứng.

    7. Giữ ấm đôi chân

    Trong mùa đông, giữ cho đôi chân khoẻ mạnh chính là cách để giữ gìn sức khoẻ. Kiên trì ngâm chân nước ấm mỗi ngày, tốt nhất là kết hợp mát-xa các huyệt vị trên hai bàn chân. Mỗi ngày nên kiên trì đi bộ ít nhất 30 phút. Buổi sáng và buổi tối kiên trì mát-xa lòng bàn chân để thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu.

    8.Uống trà

    Trà chứa rất nhiều loại vi-ta-min và nguyên tố vi lượng cần thiết trong cơ thể, nhất là trà xanh còn có thể phòng chống ung thư, có tác dụng bảo vệ sức khỏe rất tốt, những người làm việc cả ngày trước máy tính và làm nghề lái xe càng nên uống trà thường xuyên.

    9. Ăn cháo

    Buổi sáng ăn cháo nóng, buổi tối ăn ít là phương pháp tốt nhất để bảo vệ dạ dày. Các loại cháo như cháo nếp táo đỏ, cháo bát bảo, cháo gạo kê là thích hợp nhất, cũng có thể ăn cháo long nhãn để dưỡng tâm an thần, cháo hoa cúc giúp sáng mắt giải nhiệt, cháo phục linh dưỡng tì tạng, cháo vừng ích tinh dưỡng âm, cháo hạt óc chó dưỡng âm cố tinh, cháo táo đỏ ích khí dưỡng âm, cháo ngân nhĩ dưỡng phổi, cháo củ cải giúp tiêu đờm...

    10. Lưu thông không khí

    Trong mùa đông, mức độ ô nhiễm không khí trong phòng cao hơn bên ngoài, nên lưu ý thường xuyên mở cửa sổ để không khí được lưu thông, làm sạch không khí trong phòng, giúp tỉnh táo tinh thần.
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Theo quan niệm Đông y, lưỡi có quan hệ mật thiết với các nội tạng trong cơ thể. Cách chẩn bệnh qua lưỡi của Đông y, chính là thông qua việc quan sát sự thay đổi của các bộ phận trên lưỡi để biết được bệnh của các nội tạng tương ứng trong cơ thể.

    Do đó, vận động lưỡi thường xuyên, có thể tăng cường chức năng của các nội tạng trong cơ thể, hỗ trợ việc tiêu hoá, tăng cường thể lực, chống lão hoá.

    1. Mỗi sáng sớm, tập lưỡi bằng cách đưa lưỡi ra rồi thụt vào mỗi lượt 10 lần. Sau đó, đưa lưỡi ra ngoài miệng, chuyển động sang trái, phải, mỗi lượt 5 lần.

    2. Ngồi trên ghế, 2 bàn tay mở ra, đặt trên đầu gối, mắt mở to, nhìn thẳng phía trước, thân trước thẳng, dùng mũi hít khí vào, mở rộng miệng, đưa lưỡi ra ngoài, đồng thời thở khí ra. Làm 3-5 lần.

    3. Ngồi trước gương, đầu ngẩng cao, miệng mở to, nhẹ nhàng đưa lưỡi ra ngoài, giữ như vậy 2-3 giây, rồi thụt lưỡi vào trong. Làm 5 lần.

    Các cách tập trên có thể trị các chứng cao huyết áp, ù tai, đau đầu, chóng mặt, mỏi eo, đau bụng kinh, mất ngủ, táo bón, tóc bạc sớm…
  4. bluetea

    bluetea Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2001
    Bài viết:
    7.905
    Đã được thích:
    6
    Một người đẹp khoe khả năng cắt dán chăng?
  5. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Xoa tai không chỉ có tác dụng về thính giác mà còn tác động đến toàn bộ cơ xương của cơ thể.


    Xoa vuốt vành tai: Dùng 2 lòng bàn tay chà xát, xoa 2 vành tai cho nóng lên, sau đó dùng 1 ngón tay cái và ngón trỏ của 2 tay kéo dãn vành tai từ trên xuống dưới. Vì tai là một tổ chức sụn nên chúng ta có thể chà xát thoải mái cho nóng lên. Bài này có tác dụng khai mở, tăng cường bộ phận thu nạp âm thanh của chức năng nghe.



    Bập bùng màng nhĩ: Dùng 2 lòng bàn tay áp vào loa tai nhiều lần, sẽ tạo nên âm thanh như tiếng ve, tiếng gió, tiếng mưa. Âm thanh do áp lực từ bàn tay sinh ra sẽ làm rung động màng nhĩ để khuếch đại âm thanh nhiều lần. Công pháp này giúp tăng cường chức năng thứ 2 của tính nghe là khuếch đại âm thanh.

    Gây rung chấn ống nghe: Đóng chặt vành tai lại và dùng ngón cái ấn phía ngoài để ống tai ngoài căng tức, tạo áp để thông thoáng ống tai, tạo sức lan tỏa của âm thanh mạnh hơn. Đây là pháp tăng cường chức năng thứ 3 của tính nghe, là tăng tính lan tỏa của âm thanh.

    Tiếng trống trời: Dùng 2 lòng bàn tay áp chặt vào loa tai 2 bên và dùng 2 ngón tay cái và trỏ để gõ vào hai ụ xương ngọc chẩm phía trên gáy. Ta sẽ nghe thấy âm thanh trầm ấm, vang sâu (nghe như tiếng trống trận), còn gọi là tiếng trống trời.



    Đây là phương pháp để tăng cường chức năng thứ 4 của tính nghe, là tác động để tăng cường, dẫn truyền âm thanh qua hệ thống xương. Có 12 xương liên kết và tổ hợp với nhau để dẫn truyền âm thanh, trong đó có những xương rất nhỏ như xương đá, xương đe, xương búa - cũng là những xương bé nhất trên cơ thể.
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Ðau lưng là một bệnh rất hay gặp ở độ tuổi trung và cao niên. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và thường được chia làm hai loại: Ðau lưng cấp tính và đau lưng mãn tính.Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số bài thuốc đau lưng đơn giản, dễ tìm có thể chữa được bệnh đau lưng mãn tính.

    Bài 1: Lá ngải cứu tươi xào nóng với dấm, bọc trong túi vải đắp, chườm vào thắt lưng hay chỗ đau.

    Bài 2: Bã dấm 250g, xào nóng, bọc trong túi vải, đắp vào chỗ đau trước khi đi ngủ 1-2 giờ.

    Bài 3: Dây mướp tươi 2m, thái lát mỏng. Sắc uống 2-3 lần trong ngày.

    Bài 4: Rễ cây mướp và dây mướp già ở gần gốc đem đốt thành tro hoặc sao, đến khi có màu vàng già thì xay nhỏ thành bột. Ngâm uống 2 lần, mỗi lần 6g, chiêu thuốc bằng rượu.

    Bài 5: Cẩu tích (rễ cây lông cu-li) 30g, sắc uống ngày 1 thang. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do hàn thấp.

    Bài 6: Hạt mướp tươi 60g, giã nát, đắp vào huyệt mệnh môn (nằm ở giữa 2 gai đốt sống thắt lưng 3 và 4). Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

    Bài 7: Hạt cam sao vàng, xay nhỏ thành bột mịn. Ngày uống 10g, chia 2 lần, chiêu thuốc bằng rượu nhẹ. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do chấn thương gây ứ huyết bên trong.

    Bài 8: Hạt hẹ 12g, vỏ vừng 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.

    Bài 9: Rễ cà 20g, gừng khô 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.

    Bài 10: Vỏ quả bí ngô già 60g, rễ cây bông 60g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.

    Bài 11: Vỏ quả bí ngô già 60g, hương nhu 15g, đường đỏ 30g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.

    Bài 12: Ðậu đỏ nhỏ 30g, xơ mướp 12g, củ hành ta 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.

    Bài 13: Hạt bí ngô 40g, đậu đỏ nhỏ 30g, lá cây lạc 20g, gừng khô 3g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

    Bài 14: Hạt bông 40g, hành củ 20g, lá tía tô 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

    Bài 15: Lá ớt cay 50g, rượu vừa đủ. Lá ớt rửa sạch, giã nát, xào nóng rồi cho thêm chút rượu, bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau khi thuốc còn nóng. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Khi thuốc nguội có thể xào lại 1-2 lần.

    Bài 16: Trà xanh 1g, bột vừng chín 5g, đổ vào nửa lít nước sôi, khuấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang.

    Bài 17: Rễ cây lau 30g, vỏ quả bí ngô già 30g, nhân trần 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

    Bài 18: Bổ cốt toái 30g, đem sấy khô rồi xay thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g. Chiêu thuốc bằng rượu hoặc sắc nước uống.

    Bài 19: Rễ hẹ 100g, dấm chua 50ml. Rễ hẹ rửa sạch, giã nát, thêm dấm rồi bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

    Bài 20: Gừng sống 20g, hành củ 15g, bột mì 30g. Ðem gừng và hành giã nát rồi cho bột mì vào. Xào nóng, sau đó đắp vào chỗ đau, dùng băng vải cố định lại. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần

    Các bài trên đều có các thành phần từ thiên nhiên nên rất dễ tìm kiếm, chế biến để dùng.
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    TÚC TAM LÝ

    Tên Huyệt:

    Tên hyệt này có thể hiểu qua 2 cách sau:

    . Một truyền thuyết cho rằng: châm hoặc bấm huyệt Túc Tam Lý giúp cho binh lính đi bộ được hơn 3 (tam) dặm (lý) (trên 5 km) mà không bị mo?i.

    . Một số nhà chú Giải lại cho rằng Túc Tam Lý là nơi hội của 3 phu?: Đại Trường (ở trên), Vị (ở giữa) và Tiểu Trường (ở dưới) vì vậy mới gọi là Tam Lý

    -Huyệt ở dưới lõm khớp gối 3 thốn, lại chữa 3 vùng trên, giữa và dưới của dạ dầy (Vị), vì vậy gọi là Túc Tam Lý (Trung Y Cương Mục).

    Tên Khác:

    Hạ Lăng, Hạ Tam Lý, Quỷ Tà, Tam Lý.

    Xuất Xứ:

    Thánh Huệ Phương.

    Đặc Tính:

    + Huyệt thứ 36 của kinh Vị.

    + Huyệt Hợp, thuộc hành Thổ.

    + Huyệt quan trọng có thể dùng một mình hay phối hợp điều trị các bệnh thuộc Vị và tất ca? các trường hợp trướng đau ở bụng, tiêu hóa rối loạn, các bệnh về mắt, hệ thần kinh, bệnh áp huyết cao. Đây là huyệt có tác dụng toàn thân.

    + Huyệt đưa khí xuống phần dưới cơ thể.

    + Một trong ‘Lục Tổng Huyệt’ Chủ trị vùng bụng đau.

    + Một trong nhóm ‘Hồi Dương Cư?u Châm’ có tác dụng nâng cao và phục hồi Dương khí.

    + Một trong ‘14 Yếu Huyệt’ của ‘Châm Cứu Chân Tu?y’ (Nhật Ba?n) để nâng cao chính khí, trị bệnh dạ dày (nhưng dạ dày dư chất chua thì không dùng huyệt này).

    Vị Trí:

    Dưới mắt gối ngoài 3 thốn, phía ngoài xương mác khoảng 1 khoát ngón tay, nơi cơ cẳng chân trước, khe giữa xương chầøy và xương mác.

    Hoặc úp lòng bàn tay vào giữa đầu gối, đầu ngón tay giữa chạm vào xương ống chân (xương chầy), từ đó hơi xịch ra phía ngoài 1 ít là huyệt.

    Dưới lõm ngoài xương bánh chè (Độc Tỵ) 3 thốn.

    Giải Phẫu:

    Dưới da là cơ cẳng chân trước, chỗ bám các thớ gân cơ 2 đầu đùi, khe giữa xương chầy và xương mác, màng gian cốt.

    Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh hông to, nhánh của dây thần kinh chầy trước.

    Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.

    Tác Dụng:

    Lý Tỳ Vị, điều trung khí, thông kinh lạc - khí huyết, phù chính bồi nguyên, bổ hư nhược, khu phong hóa thấp, điều hòa huyết áp.

    Chủ Trị:

    Trị dạ dày đau, nôn mửa, tiêu hóa kém, táo bón, ruột viêm, chi dưới yếu liệt, bệnh thuộc hệ tiêu hóa, kích ngất, cơ thể suy nhược, thần kinh suy nhược.

    *Tham Khảo:

    (“Thiên ‘Tà Khí Tạng Phủ Bệnh Hình’ ghi: “ Bệnh của Vị làm cho bụng trướng to, vị quản đau thấu đến Tâm, chói lên 2 bên hông sườn, từ cách lên họng không thông, ăn uống không xuống, nên thủ huyệt (Túc) Tam Lý để chữa” (LKhu 4, 110).

    (“Thiên ‘Tứ Thời Khí’ ghi: “Bệnh Trước Tý làm sự hoạt động khó khăn, hàn khí lâu ngày, châm huyệt (Túc) Tam Lý” (LKhu 19, 16).

    (“ Thiên ‘Tứ Thời Khí’ ghi: Trong tất ca? những bệnh Đại Trường phải châm Túc Tam Lý (Vi.36) . Nếu khí thịnh thì châm tả, hư thì bổ “ (LKhu 19, 17).

    (“Thiên ‘Tứ Thời Khí’ ghi: “Trong bụng sôi, đó là khí xung lên trên đến ngực, làm cho suyễn, không đứng lâu được, đó là vì tà khí đang ở Đại Trường, châm huyệt Nguyên của hoang (Khí Hải - Nh.6) + Cự Hư Thượng Liêm (Thượng Cự Hư - Vi.37) + (Túc) Tam Lý” (LKhu 19, 19).

    (“Thiên ‘Tứ Thời Khí’ ghi: “Vị khí nghịch, nôn ra chất đắng, gọi là chứng ẩu do Đởm, châm huyệt (Túc) Tam Lý nhằm làm cho Vị khí hạ xuống” (LKhu 19, 21).

    (“Thiên ‘Tứ Thời Khí’ ghi: “Khi bụng dưới đau và không đi tiểu được, đó là tà khí ở tại Tam Tiêu, nên thu? huyệt Đại Lạc của kinh túc Thái Dương, tìm những huyết mạch nho? bị xung huyết mà châm Tả, nếu nó sưng thũng đến Vị qua?n, thì châm (Túc) Tam Lý “(LKhu 19, 25).

    (“Thiên ‘Ngũ Tà’ ghi: “Tà khí ở Tỳ, Vị sẽ làm cho cơ nhục đau, Nếu Dương khí hữu dư Âm khí bất túc sẽ thành chứng ‘nhiệt trung’, mau đói; khi Dương khí bất túc, Âm khí hữu dư sẽ thành chứng ‘hàn trung’, ruột sôi, bụng đau, đó là Âm Dương đều hữu dư; Nếu Âm Dương đều bất túc thì hữu hàn, hữu nhiệt, tất ca? đều phải điều hòa bằng Túc Tam Lý (Vi.36)” (LKhu 20, 5).

    (“Thiên ‘Trướng Luận’ ghi: “ Vệ khí nhập chung với mạch gây ra chứng ‘phu trướng’, châm huyệt (Túc) Tam Lý để tả...” (LKhu 35, 19-20).

    (Thiên ‘Thích Ngược Luận’ ghi : “Bệnh ngược phát từ Vị, làm cho mau đói mà không ăn được, ăn vào thì đầy, bụng trướng, thích túc Dương minh (Giải Khê (Vi.41) + Túc Tam Lý (Vi.36), hoành mạch ở túc Thái Âm cho ra huyết” (TVấn 36, 12).

    (“Thiên ‘Thích Yêu Thông’ ghi : “Mạch kinh Dương minh làm cho lưng đau không thể quay đi quay lại được ... Nếu ngoảnh lại thì hoảng hốt như trông thấy gì lạ... Thích 3 nốt tại trước ống chân thuộc kinh túc Dương minh (Túc Tam Lý (Vi.36), để cho trên dưới điều hòa và ra huyết. Mùa Thu đừng để cho ra máu” (TVấn 41, 3).

    (“Thiên ‘Cốt Không Luận’ ghi: “Đầu gối đau, ống chân như muốn gãy, trị ở Dương minh trung du giao [Túc Tam Lý (Vi.36)] (TVấn 60, 27).
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    TÚC TAM LÝ

    Tên Huyệt:

    Tên hyệt này có thể hiểu qua 2 cách sau:

    . Một truyền thuyết cho rằng: châm hoặc bấm huyệt Túc Tam Lý giúp cho binh lính đi bộ được hơn 3 (tam) dặm (lý) (trên 5 km) mà không bị mo?i.

    . Một số nhà chú Giải lại cho rằng Túc Tam Lý là nơi hội của 3 phu?: Đại Trường (ở trên), Vị (ở giữa) và Tiểu Trường (ở dưới) vì vậy mới gọi là Tam Lý

    -Huyệt ở dưới lõm khớp gối 3 thốn, lại chữa 3 vùng trên, giữa và dưới của dạ dầy (Vị), vì vậy gọi là Túc Tam Lý (Trung Y Cương Mục).

    Tên Khác:

    Hạ Lăng, Hạ Tam Lý, Quỷ Tà, Tam Lý.

    Xuất Xứ:

    Thánh Huệ Phương.

    Đặc Tính:

    + Huyệt thứ 36 của kinh Vị.

    + Huyệt Hợp, thuộc hành Thổ.

    + Huyệt quan trọng có thể dùng một mình hay phối hợp điều trị các bệnh thuộc Vị và tất ca? các trường hợp trướng đau ở bụng, tiêu hóa rối loạn, các bệnh về mắt, hệ thần kinh, bệnh áp huyết cao. Đây là huyệt có tác dụng toàn thân.

    + Huyệt đưa khí xuống phần dưới cơ thể.

    + Một trong ‘Lục Tổng Huyệt’ Chủ trị vùng bụng đau.

    + Một trong nhóm ‘Hồi Dương Cư?u Châm’ có tác dụng nâng cao và phục hồi Dương khí.

    + Một trong ‘14 Yếu Huyệt’ của ‘Châm Cứu Chân Tu?y’ (Nhật Ba?n) để nâng cao chính khí, trị bệnh dạ dày (nhưng dạ dày dư chất chua thì không dùng huyệt này).

    Vị Trí:

    Dưới mắt gối ngoài 3 thốn, phía ngoài xương mác khoảng 1 khoát ngón tay, nơi cơ cẳng chân trước, khe giữa xương chầøy và xương mác.

    Hoặc úp lòng bàn tay vào giữa đầu gối, đầu ngón tay giữa chạm vào xương ống chân (xương chầy), từ đó hơi xịch ra phía ngoài 1 ít là huyệt.

    Dưới lõm ngoài xương bánh chè (Độc Tỵ) 3 thốn.

    Giải Phẫu:

    Dưới da là cơ cẳng chân trước, chỗ bám các thớ gân cơ 2 đầu đùi, khe giữa xương chầy và xương mác, màng gian cốt.

    Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh hông to, nhánh của dây thần kinh chầy trước.

    Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.

    Tác Dụng:

    Lý Tỳ Vị, điều trung khí, thông kinh lạc - khí huyết, phù chính bồi nguyên, bổ hư nhược, khu phong hóa thấp, điều hòa huyết áp.

    Chủ Trị:

    Trị dạ dày đau, nôn mửa, tiêu hóa kém, táo bón, ruột viêm, chi dưới yếu liệt, bệnh thuộc hệ tiêu hóa, kích ngất, cơ thể suy nhược, thần kinh suy nhược.

    *Tham Khảo:

    (“Thiên ‘Tà Khí Tạng Phủ Bệnh Hình’ ghi: “ Bệnh của Vị làm cho bụng trướng to, vị quản đau thấu đến Tâm, chói lên 2 bên hông sườn, từ cách lên họng không thông, ăn uống không xuống, nên thủ huyệt (Túc) Tam Lý để chữa” (LKhu 4, 110).

    (“Thiên ‘Tứ Thời Khí’ ghi: “Bệnh Trước Tý làm sự hoạt động khó khăn, hàn khí lâu ngày, châm huyệt (Túc) Tam Lý” (LKhu 19, 16).

    (“ Thiên ‘Tứ Thời Khí’ ghi: Trong tất ca? những bệnh Đại Trường phải châm Túc Tam Lý (Vi.36) . Nếu khí thịnh thì châm tả, hư thì bổ “ (LKhu 19, 17).

    (“Thiên ‘Tứ Thời Khí’ ghi: “Trong bụng sôi, đó là khí xung lên trên đến ngực, làm cho suyễn, không đứng lâu được, đó là vì tà khí đang ở Đại Trường, châm huyệt Nguyên của hoang (Khí Hải - Nh.6) + Cự Hư Thượng Liêm (Thượng Cự Hư - Vi.37) + (Túc) Tam Lý” (LKhu 19, 19).

    (“Thiên ‘Tứ Thời Khí’ ghi: “Vị khí nghịch, nôn ra chất đắng, gọi là chứng ẩu do Đởm, châm huyệt (Túc) Tam Lý nhằm làm cho Vị khí hạ xuống” (LKhu 19, 21).

    (“Thiên ‘Tứ Thời Khí’ ghi: “Khi bụng dưới đau và không đi tiểu được, đó là tà khí ở tại Tam Tiêu, nên thu? huyệt Đại Lạc của kinh túc Thái Dương, tìm những huyết mạch nho? bị xung huyết mà châm Tả, nếu nó sưng thũng đến Vị qua?n, thì châm (Túc) Tam Lý “(LKhu 19, 25).

    (“Thiên ‘Ngũ Tà’ ghi: “Tà khí ở Tỳ, Vị sẽ làm cho cơ nhục đau, Nếu Dương khí hữu dư Âm khí bất túc sẽ thành chứng ‘nhiệt trung’, mau đói; khi Dương khí bất túc, Âm khí hữu dư sẽ thành chứng ‘hàn trung’, ruột sôi, bụng đau, đó là Âm Dương đều hữu dư; Nếu Âm Dương đều bất túc thì hữu hàn, hữu nhiệt, tất ca? đều phải điều hòa bằng Túc Tam Lý (Vi.36)” (LKhu 20, 5).

    (“Thiên ‘Trướng Luận’ ghi: “ Vệ khí nhập chung với mạch gây ra chứng ‘phu trướng’, châm huyệt (Túc) Tam Lý để tả...” (LKhu 35, 19-20).

    (Thiên ‘Thích Ngược Luận’ ghi : “Bệnh ngược phát từ Vị, làm cho mau đói mà không ăn được, ăn vào thì đầy, bụng trướng, thích túc Dương minh (Giải Khê (Vi.41) + Túc Tam Lý (Vi.36), hoành mạch ở túc Thái Âm cho ra huyết” (TVấn 36, 12).

    (“Thiên ‘Thích Yêu Thông’ ghi : “Mạch kinh Dương minh làm cho lưng đau không thể quay đi quay lại được ... Nếu ngoảnh lại thì hoảng hốt như trông thấy gì lạ... Thích 3 nốt tại trước ống chân thuộc kinh túc Dương minh (Túc Tam Lý (Vi.36), để cho trên dưới điều hòa và ra huyết. Mùa Thu đừng để cho ra máu” (TVấn 41, 3).

    (“Thiên ‘Cốt Không Luận’ ghi: “Đầu gối đau, ống chân như muốn gãy, trị ở Dương minh trung du giao [Túc Tam Lý (Vi.36)] (TVấn 60, 27).
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Tào Tháo muốn học phép “sống lâu” Tào gửi cho đạo sĩ Hoàng Phủ Long bức thư rằng: “Tôi nghe nói ngài đã ngoài trăm tuổi mà thể lực vẫn tráng kiện, tai thính mắt tỏ, da dẻ hồng nhuận, dám hỏi đạo dưỡng sinh của ngài là thế nào”.
    Hoàng Phủ Long hồi đáp rằng: “Thần nghe nói trong khoảng trời đất chỉ có con người là quý, mà cái quý nhất của người không ngoài sinh mệnh. Vậy nên lo bảo dưỡng thân tâm, sáng chiều uống nước ngọc tuyền, gõ răng sẽ giúp cường tráng, dưỡng dung nhan, khử ba thứ trùng. Ngọc tuyền là nước bọt trong miệng, mỗi sáng thức dậy cuốn lưỡi lên vòm họng cho nước bọt ra đầy rồi nuốt xuống, hai hàm răng gõ nhẹ vào nhau 14 lần. Đó gọi là phép luyện tinh mà thần được học từ Bằng Kinh, đến nay đã được 178 tuổi”. Tào Tháo nghe theo, kiên trì thực hành theo chỉ dẫn của Hoàng Phủ Long, sức khỏe tăng tiến vượt bậc.
    Chỉ một chút bất cẩn, nước bọt có thể văng ra ngoài và chủ nhân bị xem là... bất lịch sự. Hãy đừng phí một giọt... nước bọt, đang từng giây từng phút làm việc tận tụy phục vụ cuộc sống của chúng ta.
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Tam âm giao là một trong số những huyệt vị được sử dụng nhiều nhất trong châm cứu cổ truyền. Do phạm vi tác dụng rộng và tính tự điều chỉnh cao, đặc biệt là công năng dưỡng âm và ổn định thần kinh, tam âm giao có thể được tác động hàng ngày như một phương pháp dưỡng sinh.
    Huyệt Tam âm giao nằm ở chỗ lõm sau bờ xương chày trên mắt cá chân khoảng 6,5 cm (đối với người lớn, khổ người trung bình), là huyệt giao hội của 3 đường kinh âm: Thái âm tỳ, Thiếu âm thận và Quyết âm can. Theo y học cổ truyền, huyệt có công năng bổ tỳ thổ, thông khí trệ, sơ tiết vùng hạ tiêu, điều khí nghịch, khử phong thấp ở kinh lạc, kiện tỳ hoá thấp, sơ can ích thận.

    Huyệt tam âm giao.
    Công năng dưỡng âm
    Huyệt tam âm giao là huyệt vị giao hội của 3 kinh âm của chân: can - tỳ - thận. Huyệt này có tác dụng bổ ích cho 3 tạng can, tỳ, thận; trợ vận hóa, thông khí trệ, điều huyết thất tinh cung. Đối với hạ tiêu, tam âm giao có tác dụng sơ tiết hạ tiêu nên có thể giúp điều tiết chức năng của bàng quang. Huyệt tam âm giao thường được chọn là chủ huyệt chữa các bệnh đường sinh dục, tiết niệu.
    Theo y học cổ truyền, mất ngủ có gốc ở âm huyết. Mọi nguyên nhân dẫn tới âm huyết hao tổn đều có thể gây mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ. Chính vì vậy, ở những người mắc chứng mất ngủ bấm huyệt tam âm giao sẽ thấy cải thiện đáng kể.
    Điều hòa thần kinh
    Theo y học cổ truyền, mỗi loại cảm xúc âm tính sẽ làm tổn thương một loại khí nhất định trong cơ thể con người. Chẳng hạn “ưu thương tỳ”, “khủng thương thận”, “nộ thương can”... Tuy nhiên, bất cứ một cảm xúc âm tính nào tác động lâu dài cuối cùng đều ảnh hưởng tới Can khí, dẫn đến can khí uất, đầu mối của nhiều bệnh tật khác nhau. Tác dụng sơ tiết Can khí làm thư giải khí uất của tam âm giao sẽ giúp hóa giải trạng thái tâm lý này. Ở những người đang căng thẳng do tâm lý hoặc đang có cơn “bốc hỏa” do “âm hư hỏa vượng”, tác động vào huyệt tam âm giao có thể thấy ngay kết quả.
    Cách day bấm huyệt: Ngồi dưới đất hoặc trên nệm, trên ván, hai tay gấp lại vừa tầm để 2 bàn tay có thể nắm lấy cổ chân một cách thoải mái. Mỗi bàn tay tác động vào huyệt tam âm giao cùng bên. Dùng lực vừa phải day thành vòng tròn trên huyệt liên tục từ 7 - 10 phút. Nửa chừng cảm thấy mỏi tay có thể ngừng day, nhưng tay vẫn tiếp tục đặt trên huyệt, sau đó day tiếp cho đến khi đủ thời gian đã định. Mỗi ngày có thể thực hành một lần.
    Lưu ý,theo y thư cổ, cấm châm hoặc bấm mạnh vào huyệt tam âm giao đối với các sản phụ. Với phụ nữ, huyệt tam âm giao có liên quan chặt chẽ với vùng tử cung, do đó những kích thích mạnh vào huyệt có thể ảnh hưởng đến thai kỳ, nhất là đối với những trường hợp có tiền sử sảy thai hoặc sinh non.
    Bác sĩ Vũ Hà
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố một danh sách thực phẩm gồm các nhóm “thức ăn sức khỏe” và “thức ăn rác”. Trong đó, các món nướng, rán được coi là thức ăn rác, làm tăng gánh nặng cho cơ thể.

    Các thức ăn sức khỏe:

    Rau củ: Danh sách rau củ tốt nhất có 13 loại và đều là những thứ dễ tìm. Điển hình là củ khoai lang, chứa nhiều chất xơ, kali, sắt và vitamin B6, có tác dụng phòng ngừa lão hóa, dự phòng xơ vữa động mạch và là “trợ thủ đắc lực” chống ung thư.

    Trong ăn uống thường ngày, chúng ta nên chú ý phối hợp về độ kiềm-toan. Ở người bình thường, độ pH phải đạt khoảng 7,3. Các loại thịt chúng ta thường ăn hầu như đều có tính toan, nên cần ăn chung với các thức ăn kiềm tính như bắp cải, rau cần, cà rốt… Ngoài ra, nên ăn nhiều măng non, xúp-lơ, cà tím, nấm kim châm, cải bẹ trắng.

    Trái cây: Có 9 loại trái cây được đề cử vào danh sách. Đứng đầu là đu đủ, với lượng vitamin C trong đu đủ cao gấp nhiều lần so với nhóm cam quít, lại giúp cơ thể tiêu hóa những loại thịt khó hấp thu, giúp phòng ngừa lở loét dạ dày. Dâu tây cũng rất tốt cho sức khỏe, giúp da dẻ hồng hào, hơi thở tươi tắn, giảm nhẹ tiêu chảy, củng cố nướu răng, tư nhuận hầu họng. Ngoài ra, các loại quả như kiwi, xoài, mơ, hồng, dưa hấu... cũng được xếp vào nhóm những trái cây tốt nhất.

    Các thức ăn giúp bổ não: Cải bó xôi, hẹ, bí rợ, hành, cà rốt, xúp-lơ, ớt, đậu Hòa Lan, cà chua, cải xanh, lá tỏi, rau cần đều có tác dụng bổ não. Ngoài ra, hột đào, lạc, hạt điều, hạnh nhân, đậu nành... cũng rất tốt cho não.

    Thức ăn rác

    Ba thức ăn “tăng gánh nặng”: Đứng đầu là món rán, rồi đến thức ăn lên men và thịt gia công. Đây là những thực phẩm rất phổ biến, hầu như xuất hiện trong mỗi bữa ăn, nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho cơ thể. Ngoài ra, bánh mứt, mì ăn liền, thức uống chứa carbonate do không tốt cho gan nên cũng bị xem là các thức ăn rác.

    Thức ăn nhanh có chất phụ gia: Theo giáo sư Triệu Pháp Cập, Hội Dinh dưỡng học Thượng Hải (Trung Quốc), mì ăn liền có hàm lượng muối rất cao, ăn nhiều dễ bị cao huyết áp, tổn hại đến thận. Bánh mứt có nhiều chất phụ gia tạo mùi hương và màu sắc, sẽ làm hỏng chất sinh tố, tạo gánh nặng cho gan. Cũng không nên dùng nhiều các thức ăn ngâm nở (hay ủ lên men) vì chúng có nhiều đường, mỡ, nhiệt lượng cao, không chỉ gây mất cân bằng dinh dưỡng mà còn dễ tạo cảm giác no đầy, ảnh hưởng đến bữa ăn bình thường, nhất là đối với trẻ em.

    Món nướng: Các nghiên cứu đã chứng minh những thức ăn nướng có thể gây hại cho sức khỏe. Giáo sư Triệu Pháp Cập phân tích, do thịt được nướng trực tiếp với nhiệt độ cao, phần mỡ bị phân giải trên lò nướng kết hợp với protid trong thịt sẽ sản sinh ra chất gây ung thư. Một nghiên cứu ở Mỹ cho biết, ăn một con gà nướng cũng độc tương đương như hút 60 điếu thuốc. Những phụ nữ thường ăn gà nướng sẽ có nguy cơ bị ung thư cao gấp 2 lần so với những phụ nữ không ăn món này.

    Các món phụ không nên ăn thường xuyên: Ngoài những loại thức ăn rác nêu trên, còn có 3 thức ăn phụ phải cảnh giác, đó là đồ hộp, thịt cá đã gia công và kem. Thực tế, trái cây, thịt và cá qua quá trình gia công, đóng hộp sẽ bị phá hủy chất sinh tố vốn có, làm chất đạm biến chất, hàm lượng thành phần dinh dưỡng rất thấp và sinh nhiều nhiệt lượng. Còn thịt quả chứa một trong ba chất gây ung thư rất cao là nitrat. Bơ sữa trong kem thì rất dễ dẫn đến béo phì do chứa lượng đường quá cao.

Chia sẻ trang này