1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hành đúng cách, phòng bách bệnh

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi Tinhnguyen08, 09/11/2012.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Ăn gừng đúng lúc rất tốt cho cơ thể. Bởi gừng là gia vị cần thiết cho nhiều món ăn, nó cũng rất tốt cho cơ thể và là thực phẩm giàu dinh dưỡng.

    Trong thực tế, gừng có rất nhiều công dụng như kích thích sự bài tiết dịch dạ dày, tăng cường và đẩy nhanh tuần hoàn máu, thúc đẩy tiêu hóa cũng như có tác dụng kháng khuẩn.

    Người xưa có câu “Buổi sáng ăn gừng giá trị như uống nhân sâm, buổi tối ăn gừng chẳng khác nào uống thạch tín”.

    Buổi sáng ăn một chút gừng có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên không nên ăn gừng vào buổi tối, bởi gừng có vị cay nóng, có chứa dầu dễ bay hơi, gingerol, nhựa dầu và tinh bột dễ khiến con người nổi giận và làm cho cơ thể mệt mỏi.

    Tục ngữ có câu “Mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng thì không cần bác sỹ kê đơn thuốc ”. Do vậy, mùa hè ăn gừng rất tốt cho cơ thể.

    Y học cổ truyền cho rằng, gừng có công dụng như bổ dạ dày, khai vị, chống nôn, ôn kinh tán hàn, chữa đau đầu, phát nhiệt, đi tả ...

    Mùa hè ăn gừng có nhiều lợi ích bởi mùa hè nóng, chúng ta thường thích sử dụng các đồ mát lạnh, do vậy mà ban đêm dễ cảm thấy lạnh, dẫn đến tình trạng nóng ẩm, ảnh hưởng đến dạ dày.

    Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho mùa hè dạ dày chúng ta không tốt, dễ gây ra hiện tượng chán ăn.

    Trong trường hợp này chỉ cần uống một ít nước gừng hoặc nấu ăn cho thêm chút gừng thì có thể tán hàn khử hạ, lại có thể điều trị các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, ói mửa do ngộ độc thức ăn gây ra.

    Như vậy có thể thấy gừng có rất nhiều lợi ích.

    Tuy nhiên, dùng gừng đúng lúc mới có thể phát huy công dụng điều trị thông qua con đường thực phẩm ăn uống và giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh./.
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Khi bị stress với các triệu chứng căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, giảm thị lực, đau vai, người ta có nhiều cách khắc phục khác nhau. Bấm một số huyệt là phục hồi nhanh chóng sự cân bằng của hệ thống thần kinh, điều hòa các chức năng sống của cơ thể, ai cũng có thể tự thực hiện.


    Phương huyệt chủ yếu thường được chọn là các huyệt Bách hội, Ấn đường, Phong trì, Nội quan, Khúc trì, Túc tam lý, nhằm mục đích tái lập sự cân bằng hệ thống thần kinh và các chức năng khác của cơ thể... Có thể phối hợp phương pháp này với các phương pháp thư giãn khác để nâng cao hiệu quả.
    Vị trí và tác dụng của các huyệt
    Bách hội là huyệt thuộc mạch đốc, có vị trí ngay chính giữa đỉnh đầu, là giao điểm của đường chính trung và đường thẳng nối 2 đỉnh vành tai. Còn có nhiều tên gọi khác như Tam dương ngũ hội, Nê hoàn cung, Ðiên thượng, Thiên mãn... Là huyệt hội của Ðốc mạch với 6 dương kinh. Huyệt Bách hội có tác dụng khai khiếu tinh thần, bình can tức phong, thông dương cố thoát, cử được dương khí bi hạ hãm, tiềm được can dương, thanh được thần chí, tiết được nhiệt ở các dương kinh...
    Ấn đường là kỳ huyệt, có vị trí nằm chính chỗ lõm giữa 2 đầu lông mày hoặc là giao điểm của đường chính trung với đường nối 2 đầu lông mày. Có tác dụng định thần chí, đuổi phong nhiệt. Theo kinh nghiệm của tiền nhân, có thể phối hợp với Nội quan để chữa mất ngủ, đau đầu hoặc phối hợp Khúc trì để chữa bệnh huyết áp cao.
    Nội quan là huyệt thuộc kinh Thủ quyết âm tâm bào lạc, giao hội với Thủ quyết âm và Âm duy mạch. Có vị trí nằm giữa 2 gân cơ gan tay lớn và gan tay bé ở cổ tay, cách lằn chỉ cổ tay về phía trên 2 thốn. Có tác dụng định tâm, an thần, hòa vị, thư trung, lý khí, trấn thống. Nghiên cứu của Soulié de Morant - một châm cứu gia người Pháp cho thấy nếu bổ huyệt Nội quan có tác dụng chữa bệnh suy nhược thần kinh, mệt nhọc, mất ngủ, sợ sệt, buồn phiền...
    Khúc trì là huyệt thuộc kinh Thủ dương minh Ðại tràng, là huyệt hợp, thuộc Thổ, còn có tên gọi khác như Dương trạch, Qui cư. Có vị trí ở chỗ lõm, đầu lằn chỉ khuỷu tay khi co lại. Khúc trì có tác dụng sơ tà nhiệt, lợi quan tiết, thanh nhiệt, hòa vinh dưỡng huyết, khu phong, giải biểu. Thường được áp dụng để chữa các bệnh đau khuỷu tay, vai gãy, liệt chi trên, hội chứng cổ vai - cánh tay gây đau mỏi ở cổ vai, cánh tay...
    Theo trường phái châm cứu Trạch Ðiền, Khúc trì là yếu huyệt có tác dụng làm cho sáng mắt (tăng thị lực), chữa các bệnh ngoài da như dị ứng, ban chẩn, mề đay...
    Phong trì là huyệt thuộc kinh Túc thiếu dương Ðởm, hội với Dương duy mạch. Có vị trí nằm ở chỗ hõm nhất sau gáy. Có tác dụng khu phong, giải biểu, sơ tà, thanh nhiệt, thông nhĩ (làm tỏ tai - tăng thính lực), minh mục (làm sáng mắt - tăng thị lực). Thường được áp dụng chữa các bệnh cảm mạo, hoa mắt, chóng mặt, các bệnh về mắt, bệnh về tai... Kinh nghiệm của tiền nhân phối hợp với huyệt Khúc trì để chữa đau đầu, huyết áp cao, bệnh về thần kinh...
    Túc tam lý là huyệt thuộc kinh Túc dương minh vi, còn có các tên như Quỷ tà, Hạ lăng, Hạ tam lý..., là huyệt hợp thuộc Thổ, là huyệt đa khí đa huyết. Có vị trí nằm ở dưới đầu gối, cách hõm dưới - ngoài xương bánh chè ngang 1 bàn tay, cách bồ xương chày (xương ống chân) ngang 1 khoát ngón tay. Túc tam lý có tác dụng lý tỳ vị, điều trung khí, hòa trường, tiêu trệ, sơ phong, hóa thấp, thông điều kinh lạc và hành khí hoạt huyết, phù chính, khu tà, bồi nguyên, bổ hư, dự phòng bệnh tật. Ðược áp dụng chữa các bệnh suy nhược, thiếu máu, thần kinh suy nhược. Ngoài ra còn chữa các bệnh về đường tiêu hóa... Người xưa cho rằng tác dụng của Túc tam lý ví như độc sâm thang vậy.
    Cách bấm huyệt
    Trong thực hành bấm huyệt, thường dùng đầu ngón tay cái bấm thẳng góc vào huyệt để tạo được lực tác động mạnh vào huyệt vị. Các huyệt Khúc trì, Phong trì, Nội quan, Túc tam lý đều có ở cả 2 bên thân mình, nên bấm cả hai bên.
    Thời gian bấm mỗi huyệt khoảng 1-3 phút. Mỗi ngày nên day bấm 1-2 lần. Nên làm sau khi lao động trí óc căng thẳng, mệt mỏi... để phục hồi sức khỏe, trí tuệ, năng lực sáng tạo.
    Chú ý: Các biện pháp thư giãn phối hợp nhằm nâng cao hiệu quả bấm huyệt là một vấn đề cần chú ý thực hiện. Khi day bấm huyệt, nếu có điều kiện nên làm ở nơi yên tĩnh, cần tập trung tư tưởng, tập thở, nới lỏng cơ bắp toàn thân... Ngoài ra, cần chú ý bố trí hợp lý thời gian làm việc, xen kẽ giữa nghỉ ngơi và làm việc để tránh gây sự căng thẳng thần kinh.
    Đi bộ và tập thể thao cũng là những biện pháp thư giãn tích cực.
    BS. Quách Tuấn Vinh, Sức khoẻ & Đời sống
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Thức giấc vào một giờ nhất định vào mỗi sáng là cách giúp nhịp sinh học luôn điều hòa, có lợi cho cả thể chất lẫn tinh thần. Nếu bạn không điều độ, cơ thể sẽ mất nhiều thời gian “chỉnh” lại đồng hồ thức ngủ của cơ thể, gây mệt mỏi, uể oải.

    Tắm vào buổi sáng: Nước bắn tung tóe lên da thịt chẳng những giúp máu huyết lưu thông mà còn tạo ra các ion âm cực, các ion này có tác dụng làm tinh thần phấn chấn, tăng luồng ôxy đến não bộ.

    Ăn sáng tử tế: Quá trình trao đổi chất chậm lại vào ban đêm, nếu bỏ ăn sáng, não bộ không có nhiên liệu để hoạt động, bạn sẽ thấy mệt mỏi và dễ cáu hơn.

    Ăn nhiều loại trái cây: Nên ăn mỗi ngày 1 trái táo, 1 trái xoài, 1 trái kiwi và 1 chút bưởi. Ăn trái cây nhiều loại là cách hay nhất để tăng cường hệ miễn dịch.

    Nhai kỹ thức ăn: Sự tiêu hóa bắt đầu ngay từ trong miệng, không phải từ bao tử. Trong nước bọt có nhiều enzyme, vốn tiết ra do quá trình nhai và giúp tiêu hóa thực phẩm tốt hơn. Một điểm lợi nữa của việc nhai chậm và kỹ là bạn sẽ thưởng thức mùi vị thực phẩm và tránh ăn nhiều hơn, không tốt cho sức khỏe.

    Ngồi ngay ngắn: Ngồi và đứng thẳng giúp các cơ quan nội tạng không bị chèn ép.

    Vận động cơ thể: Mỗi ngày bạn nên tập thể dục trong vòng 10 phút. Khi tập luyện như thế, não bộ tiết ra nhiều endorphin, chất làm con người thấy hạnh phúc, thư thái trong lòng.

    Hành động tử tế: Bạn mỉm cười với người hàng xóm, nhường chỗ trên xe buýt cho một cụ già, lắng nghe nỗi lòng của một người bạn thân, giúp một em bé xếp chiếc tàu giấy. Bạn sẽ cảm nhận một “hạnh phúc nhẹ nhàng”
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Liệu pháp ngâm rửa chân là một cách điều trị bệnh qua việc dùng nước ấm hay nước thuốc để ngâm, rửa chân. Nó có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, giải trừ mỏi mệt, giúp dễ ngủ, chữa trị chứng di tinh…
    Gần đây, các nhà y học theo nguyên lý học thuyết kinh lạc Đông y đã phát hiện ngũ tạng lục phủ có vùng tương ứng ở đôi chân. Khi rửa chân đồng thời thực hiện xoa bóp các ngón chân, lòng bàn chân thì có thể phòng và chữa được nhiều chứng bệnh. Chẳng hạn ngón chân cái là đường đi ngang qua của hai kinh can - tỳ, giúp sơ can - kiện tỳ, tăng sự thèm ăn, điều trị gan - tỳ sưng to. Ngón chân thứ tư thuộc kinh đởm, giúp phòng trị táo bón và đau hông sườn. Ngón chân út thuộc kinh bàng quang, chữa chứng đái dầm ở trẻ, điều chỉnh đúng vị trí tử cung của phụ nữ. Lòng bàn chân có huyệt dũng tuyền thuộc kinh thận, giúp điều trị thận hư, suy nhược… Hiện nay, các nhà chuyên môn còn cho rằng: đôi chân con người có vô số rễ thần kinh liên quan mật thiết với thần kinh trung khu đại não, đồng thời liên hệ mật thiết đến từng cơ quan, từng vị trí trên khắp cơ thể. Dùng nước ấm ngâm, rửa chân là tạo một kích thích lành tính, làm hưng phấn các rễ thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho chân và não.
    Phương pháp thực hiện
    Ngâm, rửa chân bằng nước ấm: Dùng các loại nước sạch như nước giếng, sông, hồ, biển, suối hay nước máy, nấu nóng đến 50 - 600C rồi cho vào thau bằng gỗ hay sứ (hiện nay ở những cửa hàng dụng cụ y khoa đã có bán các bồn bằng điện và tạo sóng kích thích). Người bệnh ngồi thẳng, cởi bỏ giầy, vớ, ngâm rửa chân trong nước ấm, mỗi lần ngâm rửa từ 10 - 15 phút. Mỗi tối trước khi đi ngủ thực hiện một lần. Nếu nhiệt độ nước hơi cao, có thể thêm một ít nước lạnh hoặc chờ nước nguội bớt rồi mới ngâm rửa. Nói chung, nhiệt độ nước cần phù hợp mức độ chịu đựng của người bệnh.
    Ngâm, rửa chân bằng nước thuốc:
    - Chọn phương thuốc thích hợp với tính chất của bệnh.
    - Dùng nước nấu thuốc hoặc dùng nước nóng hòa tan thành dung dịch thuốc (đối với thuốc đã tán bột). Sau đó đổ dung dịch thuốc vào bồn gỗ hay sứ, đưa hai chân (hay bên chân bị bệnh) vào ngâm, rửa. Mỗi ngày làm 1 - 3 lần, mỗi lần 10 - 20 phút.
    Thành phần thuốc ngâm: Đương quy 12 g, sinh địa 15 g, hoàng kỳ 15 g, tô mộc 10 g, xuyên tiêu 10 g, trạch lan 10 g, hoàng cầm 12 g, quế chi 6 g, tế tân 6 g, khổ sâm 12 g.
    Bài thuốc nam ngâm chân: Muối hột (một muỗng canh), gừng (củ bằng ngón tay cái), xác trà (1 nhúm).
    Những điều cần lưu ý
    - Ngâm chân sau khi ăn một giờ, sử dụng nước ấm 40 – 50 độ C. Trong quá trình ngâm, thỉnh thoảng cần cho thêm nước nóng để giữ nhiệt.
    - Ngâm cả hai bàn chân trong 10-15 phút. Sau đó dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng hai chân (mu bàn chân trước, lòng bàn chân sau) có tác dụng làm giãn nở mạch máu, giúp máu lưu thông tốt, đầu mút thần kinh được hưng phấn, tuần hoàn máu tăng nhanh, chữa đau đầu, mất ngủ,…
    - Dùng khăn khô lau sạch hai bàn chân. Chú ý tránh gió.
    - Nên ngâm vào buổi tối trước khi đi ngủ, bàn chân không phải hoạt động nhiều, các hệ cơ được thả lỏng thư giãn.
    - Khi ngâm, rửa chân cần theo dõi nhiệt độ của nước, không được quá nóng để tránh gây tổn thương chân.
    - Người cao tuổi, trẻ em hay người bệnh không tự chủ được hành vi khi ngâm, rửa chân cần có người khác giúp đỡ để tránh xảy ra tai nạn.
    - Khi dùng nước thuốc, cần chọn các vị thuốc thích hợp, tính năng của thuốc phải phù hợp với từng chứng bệnh. Không dùng thuốc có tính kích thích mạnh và ăn mòn.
    - Có thể phối hợp ngâm, rửa chân với các liệu pháp khác (tiến hành cùng lúc).
    - Không dùng liệu pháp ngâm, rửa chân cho người bệnh sợ nước và bị chó cắn.
    Sau đây là một số bài thuốc ngâm chân phổ biến trong dân gian
    Bài 1: Điều hòa âm dương thông kinh hoạt lạc, bao gồm: sinh địa 12 g, đương quy 12 g, hoàng kỳ 12 g, hương phụ 6 g, phòng phong 6 g, tô mộc 8 g, thân cân thảo 10 g.
    Bài 2: Cảm hàn, dùng : ma hoàng 6 g, quế chi 8 g, kinh giới 10 g, gừng tươi 4 g.
    Bài 3: Cảm nhiệt: bạc hà15 g, kim ngân hoa 12 g, ngưu bàng tử 10 g, bạch đậu khấu 10 g.
    Bài 4: Đau đầu : xuyên khung 15 g, bạch chỉ 12 g, thông bạch 8 g, bạch phụ tử 8 g.
    Bài 5: Kinh nguyệt không đều: ngải cứu 12 g, ích mẫu 12 g, hương phụ 12 g, hạ khô thảo 12 g.
    Bài 6: Đau lưng: xuyên ô 12 g, đỗ trọng 12 g, ngưu tất 12 g, cốt toái bổ 12 g.
    Bài 7: Nấm chân: kinh giới 12 g, đinh lăng 12 g, xà sàng tử 10 g, xuyên tiêu 10 g.
    Bài 8: Hạ huyết áp: long cốt 10 g, ngưu tất 12 g, ngô thù du 10 g, mẫu lệ 10 g.
    Bài 9 : Bệnh mất ngủ - tim hồi hộp: dạ giao đằng 12 g, hợp hoan bì 12 g, phục thần 10 g, đơn sâm10 g.
    Bài 10 : Bệnh ra mồ hôi chân tay: ma hoàn căn 12 g, phòng phong 12 g, phù tiểu mạch 15 g, hoàng kỳ 15 g.
    Sử dụng một chén nước sôi hòa với 2 đến 3 chén nước lạnh ngâm từ 10 đến 15 phút, bắt đầu ngâm từ gót trước dần đến bàn chân, ngón chân, ngâm xong lau khô
    Bài 11 Đau gót và viêm khớp cổ chân: Dùng nước thuốc gồm thấu cốt thả, tầm cốt phong, lão hạc thảo mỗi thứ 30 g; hoàng cảo 20 g, độc hoạt 15 g, nhũ hương, mộc dược, huyết kiệt mỗi thứ 10 g, ngâm rửa chân lúc còn nóng, mỗi ngày 2 lần.
    Bài 12 Chấn thương vùng chân: Nấu nước thuốc gồm tô mộc 30 g, tự nhiên đồng 20 g; đào nhân, huyết kiệt mỗi thứ 12 g; hồng hoa, thổ nguyên, nhũ hương, mộc dược mỗi thứ 10 g. Ngâm rửa chân lúc còn nóng.
    Bài 13 Ung nhọt vùng chân: Dùng kim ngân hoa, liên kiều, hạ khô thảo, địa đinh mỗi thứ 20 g; công anh 30 g, hoàng liên 12 g, thương truật 12 g, đơn bì 10 g; nấu nước ngâm rửa nơi bị bệnh.
    Bài 14 Phù chân: Dùng ô mai 100 g nấu lấy nước, chờ nguội mới ngâm rửa chân, sau đó dùng khăn sạch lau khô. Mỗi ngày ngâm 1-3 lần. Thời gian đang điều trị và sau khi lành, bệnh nhân không được mang dép nhựa hay cao su, đảm bảo cho chân khô ráo, sạch sẽ.
    Bài 15 Lạnh cóng vùng chân: Dùng nước nóng ngâm rửa chân mỗi tối trước khi ngủ. Có thể dùng nước thuốc gồm quế chi 15 g, phụ tử 10 g, gừng khô 15 g, ngâm rửa chân lúc nước còn nóng, mỗi ngày ngâm 2-3 lần, mỗi lần 10-15 phút.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Liệu pháp ngâm rửa chân là một cách điều trị bệnh qua việc dùng nước ấm hay nước thuốc để ngâm, rửa chân. Nó có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, giải trừ mỏi mệt, giúp dễ ngủ, chữa trị chứng di tinh…
    Gần đây, các nhà y học theo nguyên lý học thuyết kinh lạc Đông y đã phát hiện ngũ tạng lục phủ có vùng tương ứng ở đôi chân. Khi rửa chân đồng thời thực hiện xoa bóp các ngón chân, lòng bàn chân thì có thể phòng và chữa được nhiều chứng bệnh. Chẳng hạn ngón chân cái là đường đi ngang qua của hai kinh can - tỳ, giúp sơ can - kiện tỳ, tăng sự thèm ăn, điều trị gan - tỳ sưng to. Ngón chân thứ tư thuộc kinh đởm, giúp phòng trị táo bón và đau hông sườn. Ngón chân út thuộc kinh bàng quang, chữa chứng đái dầm ở trẻ, điều chỉnh đúng vị trí tử cung của phụ nữ. Lòng bàn chân có huyệt dũng tuyền thuộc kinh thận, giúp điều trị thận hư, suy nhược… Hiện nay, các nhà chuyên môn còn cho rằng: đôi chân con người có vô số rễ thần kinh liên quan mật thiết với thần kinh trung khu đại não, đồng thời liên hệ mật thiết đến từng cơ quan, từng vị trí trên khắp cơ thể. Dùng nước ấm ngâm, rửa chân là tạo một kích thích lành tính, làm hưng phấn các rễ thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho chân và não.
    Phương pháp thực hiện
    Ngâm, rửa chân bằng nước ấm: Dùng các loại nước sạch như nước giếng, sông, hồ, biển, suối hay nước máy, nấu nóng đến 50 - 600C rồi cho vào thau bằng gỗ hay sứ (hiện nay ở những cửa hàng dụng cụ y khoa đã có bán các bồn bằng điện và tạo sóng kích thích). Người bệnh ngồi thẳng, cởi bỏ giầy, vớ, ngâm rửa chân trong nước ấm, mỗi lần ngâm rửa từ 10 - 15 phút. Mỗi tối trước khi đi ngủ thực hiện một lần. Nếu nhiệt độ nước hơi cao, có thể thêm một ít nước lạnh hoặc chờ nước nguội bớt rồi mới ngâm rửa. Nói chung, nhiệt độ nước cần phù hợp mức độ chịu đựng của người bệnh.
    Ngâm, rửa chân bằng nước thuốc:
    - Chọn phương thuốc thích hợp với tính chất của bệnh.
    - Dùng nước nấu thuốc hoặc dùng nước nóng hòa tan thành dung dịch thuốc (đối với thuốc đã tán bột). Sau đó đổ dung dịch thuốc vào bồn gỗ hay sứ, đưa hai chân (hay bên chân bị bệnh) vào ngâm, rửa. Mỗi ngày làm 1 - 3 lần, mỗi lần 10 - 20 phút.
    Thành phần thuốc ngâm: Đương quy 12 g, sinh địa 15 g, hoàng kỳ 15 g, tô mộc 10 g, xuyên tiêu 10 g, trạch lan 10 g, hoàng cầm 12 g, quế chi 6 g, tế tân 6 g, khổ sâm 12 g.
    Bài thuốc nam ngâm chân: Muối hột (một muỗng canh), gừng (củ bằng ngón tay cái), xác trà (1 nhúm).
    Những điều cần lưu ý
    - Ngâm chân sau khi ăn một giờ, sử dụng nước ấm 40 – 50 độ C. Trong quá trình ngâm, thỉnh thoảng cần cho thêm nước nóng để giữ nhiệt.
    - Ngâm cả hai bàn chân trong 10-15 phút. Sau đó dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng hai chân (mu bàn chân trước, lòng bàn chân sau) có tác dụng làm giãn nở mạch máu, giúp máu lưu thông tốt, đầu mút thần kinh được hưng phấn, tuần hoàn máu tăng nhanh, chữa đau đầu, mất ngủ,…
    - Dùng khăn khô lau sạch hai bàn chân. Chú ý tránh gió.
    - Nên ngâm vào buổi tối trước khi đi ngủ, bàn chân không phải hoạt động nhiều, các hệ cơ được thả lỏng thư giãn.
    - Khi ngâm, rửa chân cần theo dõi nhiệt độ của nước, không được quá nóng để tránh gây tổn thương chân.
    - Người cao tuổi, trẻ em hay người bệnh không tự chủ được hành vi khi ngâm, rửa chân cần có người khác giúp đỡ để tránh xảy ra tai nạn.
    - Khi dùng nước thuốc, cần chọn các vị thuốc thích hợp, tính năng của thuốc phải phù hợp với từng chứng bệnh. Không dùng thuốc có tính kích thích mạnh và ăn mòn.
    - Có thể phối hợp ngâm, rửa chân với các liệu pháp khác (tiến hành cùng lúc).
    - Không dùng liệu pháp ngâm, rửa chân cho người bệnh sợ nước và bị chó cắn.
    Sau đây là một số bài thuốc ngâm chân phổ biến trong dân gian
    Bài 1: Điều hòa âm dương thông kinh hoạt lạc, bao gồm: sinh địa 12 g, đương quy 12 g, hoàng kỳ 12 g, hương phụ 6 g, phòng phong 6 g, tô mộc 8 g, thân cân thảo 10 g.
    Bài 2: Cảm hàn, dùng : ma hoàng 6 g, quế chi 8 g, kinh giới 10 g, gừng tươi 4 g.
    Bài 3: Cảm nhiệt: bạc hà15 g, kim ngân hoa 12 g, ngưu bàng tử 10 g, bạch đậu khấu 10 g.
    Bài 4: Đau đầu : xuyên khung 15 g, bạch chỉ 12 g, thông bạch 8 g, bạch phụ tử 8 g.
    Bài 5: Kinh nguyệt không đều: ngải cứu 12 g, ích mẫu 12 g, hương phụ 12 g, hạ khô thảo 12 g.
    Bài 6: Đau lưng: xuyên ô 12 g, đỗ trọng 12 g, ngưu tất 12 g, cốt toái bổ 12 g.
    Bài 7: Nấm chân: kinh giới 12 g, đinh lăng 12 g, xà sàng tử 10 g, xuyên tiêu 10 g.
    Bài 8: Hạ huyết áp: long cốt 10 g, ngưu tất 12 g, ngô thù du 10 g, mẫu lệ 10 g.
    Bài 9 : Bệnh mất ngủ - tim hồi hộp: dạ giao đằng 12 g, hợp hoan bì 12 g, phục thần 10 g, đơn sâm10 g.
    Bài 10 : Bệnh ra mồ hôi chân tay: ma hoàn căn 12 g, phòng phong 12 g, phù tiểu mạch 15 g, hoàng kỳ 15 g.
    Sử dụng một chén nước sôi hòa với 2 đến 3 chén nước lạnh ngâm từ 10 đến 15 phút, bắt đầu ngâm từ gót trước dần đến bàn chân, ngón chân, ngâm xong lau khô
    Bài 11 Đau gót và viêm khớp cổ chân: Dùng nước thuốc gồm thấu cốt thả, tầm cốt phong, lão hạc thảo mỗi thứ 30 g; hoàng cảo 20 g, độc hoạt 15 g, nhũ hương, mộc dược, huyết kiệt mỗi thứ 10 g, ngâm rửa chân lúc còn nóng, mỗi ngày 2 lần.
    Bài 12 Chấn thương vùng chân: Nấu nước thuốc gồm tô mộc 30 g, tự nhiên đồng 20 g; đào nhân, huyết kiệt mỗi thứ 12 g; hồng hoa, thổ nguyên, nhũ hương, mộc dược mỗi thứ 10 g. Ngâm rửa chân lúc còn nóng.
    Bài 13 Ung nhọt vùng chân: Dùng kim ngân hoa, liên kiều, hạ khô thảo, địa đinh mỗi thứ 20 g; công anh 30 g, hoàng liên 12 g, thương truật 12 g, đơn bì 10 g; nấu nước ngâm rửa nơi bị bệnh.
    Bài 14 Phù chân: Dùng ô mai 100 g nấu lấy nước, chờ nguội mới ngâm rửa chân, sau đó dùng khăn sạch lau khô. Mỗi ngày ngâm 1-3 lần. Thời gian đang điều trị và sau khi lành, bệnh nhân không được mang dép nhựa hay cao su, đảm bảo cho chân khô ráo, sạch sẽ.
    Bài 15 Lạnh cóng vùng chân: Dùng nước nóng ngâm rửa chân mỗi tối trước khi ngủ. Có thể dùng nước thuốc gồm quế chi 15 g, phụ tử 10 g, gừng khô 15 g, ngâm rửa chân lúc nước còn nóng, mỗi ngày ngâm 2-3 lần, mỗi lần 10-15 phút.
  5. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Từ lâu, loài người đã biết dùng củ tỏi làm gia vị và làm thuốc. Y học dân gian cổ truyền của các dân tộc cũng có nhiều kinh nghiệm dùng tỏi chữa bệnh. Các nhà khoa học cũng có hàng ngàn công trình nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh và các chế phẩm làm thuốc từ củ tỏi ta (hiện nay vẫn tiếp tục nghiên cứu). Tỏi có rất nhiều công dụng trong vấn đề bảo vệ sức khỏe cho con người.



    Tác dụng phòng chống ung thư

    Tỏi có tác dụng chống lại tiến trình phát triển khối u và ung thư của nhiều loại ung thư khác nhau như: ung thư dạ dày, ung thư cột sống ung thư phổi, ung thư kết tràng, ung thư thanh quản…

    Tác dụng phòng chống các bệnh tim mạch


    Tỏi làm giảm triglycerid và cholesterol trong máu tương tự clofibrat.- Tỏi làm tăng hàm lượng cholesterol tốt (HDL) và giảm hàm lượng cholesterol xấu (LDL), chống xơ cứng động mạch vành, động mạch não, động mạch ngoại vi.- Tỏi có thể làm hạ huyết áp tâm thu từ 20 -30mmHg và hạ huyết áp tâm trương từ 10 - 20mmHg. Do đó, dùng tỏi tươi hoặc chế phẩm tỏi thường xuyên hàng ngày sẽ có tác dụng điều hòa huyết áp, chống bệnh tăng huyết áp; bảo vệ tim mạch chống nhồi máu cơ tim và chống tai biến mạch máu não.


    Ngoài ra, tỏi còn có tác dụng giảm đường huyết, tăng cường hệ miễn dịch, kháng sinh, trị rối loạn tiêu hoá, chống nhiễm độc chất phóng xạ, giải độc nicotin mạn tính, bảo vệ gan, chống các bệnh đường hô hấp...


    Các tác dụng khác

    Tỏi còn có thể chữa các bệnh răng miệng, bệnh mắt, chữa bỏng và lở loét ngoài da, chữa màng nhỉ thủng, phong thấp và thần kinh. Cho mẹ dùng 1,5g chất chiết tỏi sẽ làm cho trẻ bú sữa nhiều hơn 140% so với trẻ khác. Trong lĩnh vực công nghiệp, tỏi còn là chất bảo vệ thép, nhôm, và acid mạnh, có khả năng giảm thiểu ô nhiễm khói thuốc lá khi trộn bột tỏi vào sáp ong làm nến. Đối với chăn nuôi, khi cho tỏi vào thức ăn nuôi gà 3% bột tỏi sẽ làm cho gà mau lớn và khỏi các bệnh đường ruột.


    Cách chế tỏi tươi làm thuốc trong gia đình


    - Tiêu chuẩn củ tỏi: Tươi, không mọc mầm lá hoặc mọc rễ, không bị dập nát, héo.


    - Các bệnh có thể dùng tỏi tươi giã nát để ăn: Các loại ung thư. Các bệnh tim mạch (tăng huyết áp, tăng lipid máu, vỡ xơ động mạch, huyết khối). Bệnh tiểu đường type II - Giải độc nicotin mạn tính chống nhiễm độc phóng xạ. Giải độc kim loại nặng. Phong thấp và đau dây thần kinh... là những bệnh phải dùng thuốc thường xuyên và lâu dài.


    - Cách làm: Chọn tỏi tươi đúng tiêu chuẩn như trên, bóc sạch vỏ khô (mỗi lần dùng cho một người khoảng 3g - 5g tương ứng với một tép tỏi vừa hoặc 2 tép tỏi nhỏ). Giã nát sau 15 - 30 phút (có thể cho nước mắm pha loãng để chấm rau hoặc đậu phụ) dùng trong bữa ăn. Ngày ăn 3 lần như vậy.

    Theo_Vnexpress
  6. khanhpro95

    khanhpro95 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2012
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    BẤM HUYỆT ĐỂ KIỂM TRA SỨC KHỎE

    Một số phương pháp của bác sĩ Cerney trong sách ‘Acupressure by acupressure’ (tạm dịch là châm bằng cách bấm huyệt), nhà xuất bản New York 1982.
    Mỗi buổi sáng, trước khi bắt đầu bước vào sinh hoạt hằng ngày, bạn chỉ cần bỏ ra chừng 10 phút để kiểm tra một số bộ phận cơ quan phủ tạng quan trọng và khi phát hiện sớm các rối loạn (nếu có) và điều chỉnh ngay, sẽ mau phục hồi.

    1.Kiểm tra tim
    Ngửa bàn tay, ấn tìm ở kẽ xương ngón tay thứ 4 và 5 (huyệt Thiếu phu). Huyệt này cho biết những biểu hiện của tim. Hoặc nắm vào góc móng tay út, phía ngón áp út tức huyệt Thiếu xung, nếu huyệt này đau chứng tỏ tim làm việc quá sức. Nhớ rằng khi kích thích huyệt này có ảnh hưởng đến tim. Nắm 2 ngón tay vào huyệt này thật chặt, day mạnh và như lắc tay, có thể tăng sức khoẻ..


    Hoặc đặt ngón cái vào lòng bàn tay, chỗ khe xương ngón thứ 4 và 5 (Thiếu phủ). Ngón trỏ đặt ở phía đối diện (ở mu bàn tay - tức huyệt Trung chử). Xoa và bóp, không những trợ lực cho tim mà còn tăng sức cho cơ thể nữa.

    2.Kiểm tra Phổi.
    Ngửa bàn tay, dùng ngón tay ấn vào chỗ lõm đầu lằn chỉ cổ tay (dưới ngón cái) tức huyệt Thái uyên, đồng thời gấp các ngón tay vào lòng bàn tay, đầu ngón tay trỏ chạm vào vùng thịt ở mô ngón cái (huyệt Ngư tế) để kiểm tra phổi. Day 2 huyệt này làm lượng ôxy trong phổi lưu thông qua đường kinh Phế.

    3.Kiểm tra Ruột già. Khép ngón tay cái vào sát ngón trỏ, chỗ cao nhất của thịt lồi lên là huyệt ( tức huyệt Hợp cốc ), day và ấn vào huyệt này, nếu đau là ruột già không được tốt lắm.
    Nên ăn thức ăn nhẹ và dễ tiêu. Trong khi đó ấn vào huyệt này cho đến khi dưới ngón tay thấy hết đau. Huyệt đặc biệt này không những làm tan những chất độc tụ ở ruột già mà còn làm cho khỏi mất ngủ. Mỗi tối nên xoa ấn huyệt này là cơn mệt mỏi sẽ tiêu bớt.


    4.Kiểm tra Thận và Sinh thực tuyến (sinh dục). Để tăng lực hoạt động cho thận, bàng quang và sinh thực tuyến: Nắm chặt lấy gân gót chân và bấm mạnh, (tương đương các huyệt Côn lôn, Bộc tham của kinh Bàng quang, Chiếu hải, Thái khê của kinh Thận), ở đây mà thấy đau đều tương ứng với rối loạn ở thận, bàng quang, bộ phận sinh dục.

    Dùng lòng bàn tay cụp vào gót chân (phía lòng bàn chân) bóp mạnh và sâu vào. Nếu ở đây thấy đau là sinh thực tuyến bị yếu. Ngược lại ấn vào điểm này sẽ tăng cường lực cho sinh thực tuyến. Điểm này cũng làm hết đau lưng và giữ một vai trò trong việc làm cho đầu gối hết cứng.
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    5.Kiểm tra gan.
    Ấn sâu vào chỗ lõm giữa ngón chân cái và ngón thứ 2 (huyệt Thái xung), nếu thấy hơi khó chịu là gan hoạt động yếu. Day mạnh để điều chỉnh.
    Dùng ngón tay cái và ngón trỏ đè vào gốc móng chân cái (cả 2 chân), day ấn khoảng 10 lần, để điều chỉnh đường kinh Can và Tỳ.

    6.Kích thích Lưng
    Có thể nằm ngửa trên giường, hoặc ngồi dựa vào ghế và thực hiện như sau: Nắm đấm bàn tay vào rồi đặt vào mấu đốt sống lưng, song song cột sống. Động tác này không những làm cho háng bớt đau mà còn làm cho thần kinh toạ giảm đau.
    Co chân lên, duỗi ra. Giơ tay lên khỏi đầu duỗi ra, khi thực hiện động tác này thì thở sâu. Với cách thức này sẽ cảm thấy 1 cảm giác ấm chạy suốt thân thể. Vùng đau sẽ biến mất, vùng háng đang chịu đau sẽ bớt đau, cảm giác đau ở lưng, cột sống và vùng bụng trên, dưới sẽ bị vô hiệu hoá. Dùng tay ấn vào các đốt sống sẽ làm cho các chất độc ở đây tan đi.

    7.Kích thích Gan, Mật
    Để bàn tay vào vùng sườn bên phải, vị trí của gan mật, cong tay bóp nhẹ, lần đầu tiên làm có hơi đau. Đau là dấu hiệu cho thấy có sự rối loạn bệnh lý ở gan. Sau vài lần kích thích, gan mạnh lên sẽ hết đau (đây là dấu hiệu cho thấy chúng ta thực hiện đúng phương pháp). Lần lên đến giữa xương ức (chấn thuỷ) cong tay lại, nắm chặt rồi thả ra 3 lần để kích thích mật. Tác động này cũng đẩy bớt hơi xả ra khỏi ống dẫn mật cũng như để tăng lực cho mật.
    Chuyển sang đến phía đối diện vùng bụng, dưới sườn trái. Nắm vào nhả ra 3 lần một cách từ từ.
    Cần nhớ là mỗi bộ phận ở bụng do thần kinh tuỷ sống điều khiển, nghĩa là cũng phải ấn vào những điểm điều khiển ở cột sống (dọc hai bên cột sống)
    Thí dụ: Khi mật tắc nghẽn sẽ có 1 điểm đau giữa vùng mật. Đây là huyệt phản ứng (a thị huyệt), cần xoa dịu huyệt này, ngoài ra còn phản ứng đau ở quãng ngay cột sống lưng thứ 5-9 (D5 - D9), có thể dùng 1 trái banh lông để lăn hoặc nhờ một người khác ấn ngón tay cái vào khi bạn nằm sấp.
    Chú ý: Lúc nào cũng thật nhẹ tay. Nếu đau ở bất cứ huyệt nào, ấn nhẹ cho đến khi hết đau. Nếu vẫn còn đau không ngừng, tạm ngưng để ngày khác sẽ làm.
    8.Giữ cho tiêu hoá tốt
    Vì thức ăn là một nguồn lực cho cơ thể, do đó việc tiêu hoá phải được duy trì để bảo tồn những nguyên tố của sức sống.
    Cụp các ngón tay của cả 2 bàn tay lại dưới phía sườn bên phải ấn vào vùng này là huyệt Nhật nguyệt (kinh Đởm), Phúc ai (kinh Tỳ). Nắm chặt vào đếm đến 3, buông ra, thơ mạnh, ấn vào lần nữa, đếm đến 3, làm 5 lần. Làm qua phía bụng bên phải, nơi huyệt Lương môn (kinh Vị - Rốn lên 4 thốn ra ngang 2 thốn). Rồi tới vùng chấn thuỷ, nơi huyệt Cưu vĩ và Cự khuyết (mạch Nhâm) cũng làm như vậy. Động tác này giúp tiêu hoá hoạt động, các tế bào được phục hồi, sức khoẻ phục hồi.
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Công và tội của cà phê

    Cafein chứa trong cà phê có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương và cả hoạt động của hệ thống tim mạch. Vì vậy, có một số người khi uống cà phê sẽ bị tim đập nhanh, nhức đầu, run tay, cảm thấy bất an.

    Để có cà phê, người ta đem rang hạt của cây cà phê (tên khoa học là coffea arabica, họ rubiaceae) và chế biến thành bột để chiết qua lọc. Hiện nay có loại bột không phải lọc mà hòa tan hoàn toàn trong nước nóng. Trong quá trình rang cà phê, một lượng nước tương đối bay hơi (khoảng 18%), đường có trong hạt bị caramel hóa làm hạt cà phê sậm màu thành nâu đen, đồng thời có sự biến đổi hóa học cho cà phê mùi vị rất đặc biệt.

    Công

    Người ta uống nó để thưởng thức mùi vị thơm, gây sảng khoái và có tác dụng kích thích hoạt động trí óc. Tác dụng gây hưng phấn của cà phê là do các hợp chất mà thành phần cơ bản là cafein. Lượng cafein có trong cà phê ít hơn so với trà nhưng có tác dụng kích thích mạnh hơn vì người ta dùng tới 10-15 g cà phê để pha một ly nhỏ.

    Cafein là chất có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, làm cho tỉnh táo, kích thích khả năng làm việc, đặc biệt làm việc bằng trí óc, tăng cường hoạt động cơ. Vì vậy, sau khi uống một ly cà phê vào buổi sáng, bạn sẽ cảm thấy phấn chấn bắt tay vào công việc. Cũng như để đối phó với cơn buồn ngủ khi làm việc đêm, một ly cà phê đen đậm được xem là biện pháp hiệu quả.

    Các loại nước giải khát khác như nước giải khát có ga (coca-cola, nước tăng lực) đều có chứa cafein. Cafein còn được dùng làm thuốc: nhiều thuốc trị cảm, đau nhức nhằm tăng cường tác dụng giảm đau của paracetamol, aspirin hoặc làm giảm tác dụng phụ gây buồn ngủ của thuốc trị dị ứng.

    Ngoài ra, cà phê còn được xem là thức uống có giá trị dinh dưỡng vì chỉ cà phê đen không thôi đã chứa 12% lipid (chất béo), 12% protid (chất đạm), 4% chất khoáng, nhiều nhất là kali và magiê.

    Tội

    Cafein trong cà phê có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương và cả hoạt động của hệ thống tim mạch. Những người bị rối loạn tim mạch hoặc không dung nạp cafein thì không nên uống cà phê. Hiện nay, người ta đã sản xuất loại cà phê chứa rất ít hoặc hoàn toàn không chứa cafein dành cho những người thích uống cà phê nhưng lại không chịu được cafein.

    Cafein có tác dụng lợi tiểu, vì vậy, cần tránh uống cà phê vào ban đêm để không bị mất ngủ.

    Cafein có tác dụng kích thích làm tăng tiết acid dịch vị, vì vậy, tránh uống cà phê vào lúc đói. Người đã yếu dạ dày nếu uống cà phê lúc đói sẽ có hại cho niêm mạc dạ dày. Một số người chỉ uống cà phê vào buổi sáng mà không dùng điểm tâm, rất có hại cho sức khỏe, cần bỏ thói quen này.

    Cafein có thể gây tương tác với một số dược phẩm, chẳng hạn làm mất tác dụng an thần của thuốc an thần gây ngủ. Vì vậy, nên tránh uống cà phê với thuốc.

    (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
    Mỹ Linh
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Công và tội của cà phê

    Cafein chứa trong cà phê có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương và cả hoạt động của hệ thống tim mạch. Vì vậy, có một số người khi uống cà phê sẽ bị tim đập nhanh, nhức đầu, run tay, cảm thấy bất an.

    Để có cà phê, người ta đem rang hạt của cây cà phê (tên khoa học là coffea arabica, họ rubiaceae) và chế biến thành bột để chiết qua lọc. Hiện nay có loại bột không phải lọc mà hòa tan hoàn toàn trong nước nóng. Trong quá trình rang cà phê, một lượng nước tương đối bay hơi (khoảng 18%), đường có trong hạt bị caramel hóa làm hạt cà phê sậm màu thành nâu đen, đồng thời có sự biến đổi hóa học cho cà phê mùi vị rất đặc biệt.

    Công

    Người ta uống nó để thưởng thức mùi vị thơm, gây sảng khoái và có tác dụng kích thích hoạt động trí óc. Tác dụng gây hưng phấn của cà phê là do các hợp chất mà thành phần cơ bản là cafein. Lượng cafein có trong cà phê ít hơn so với trà nhưng có tác dụng kích thích mạnh hơn vì người ta dùng tới 10-15 g cà phê để pha một ly nhỏ.

    Cafein là chất có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, làm cho tỉnh táo, kích thích khả năng làm việc, đặc biệt làm việc bằng trí óc, tăng cường hoạt động cơ. Vì vậy, sau khi uống một ly cà phê vào buổi sáng, bạn sẽ cảm thấy phấn chấn bắt tay vào công việc. Cũng như để đối phó với cơn buồn ngủ khi làm việc đêm, một ly cà phê đen đậm được xem là biện pháp hiệu quả.

    Các loại nước giải khát khác như nước giải khát có ga (coca-cola, nước tăng lực) đều có chứa cafein. Cafein còn được dùng làm thuốc: nhiều thuốc trị cảm, đau nhức nhằm tăng cường tác dụng giảm đau của paracetamol, aspirin hoặc làm giảm tác dụng phụ gây buồn ngủ của thuốc trị dị ứng.

    Ngoài ra, cà phê còn được xem là thức uống có giá trị dinh dưỡng vì chỉ cà phê đen không thôi đã chứa 12% lipid (chất béo), 12% protid (chất đạm), 4% chất khoáng, nhiều nhất là kali và magiê.

    Tội

    Cafein trong cà phê có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương và cả hoạt động của hệ thống tim mạch. Những người bị rối loạn tim mạch hoặc không dung nạp cafein thì không nên uống cà phê. Hiện nay, người ta đã sản xuất loại cà phê chứa rất ít hoặc hoàn toàn không chứa cafein dành cho những người thích uống cà phê nhưng lại không chịu được cafein.

    Cafein có tác dụng lợi tiểu, vì vậy, cần tránh uống cà phê vào ban đêm để không bị mất ngủ.

    Cafein có tác dụng kích thích làm tăng tiết acid dịch vị, vì vậy, tránh uống cà phê vào lúc đói. Người đã yếu dạ dày nếu uống cà phê lúc đói sẽ có hại cho niêm mạc dạ dày. Một số người chỉ uống cà phê vào buổi sáng mà không dùng điểm tâm, rất có hại cho sức khỏe, cần bỏ thói quen này.

    Cafein có thể gây tương tác với một số dược phẩm, chẳng hạn làm mất tác dụng an thần của thuốc an thần gây ngủ. Vì vậy, nên tránh uống cà phê với thuốc.

    (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
    Mỹ Linh
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Nhĩ-Thượng Kiện-Khang Pháp
    Sáng sớm dậy hãy uống ngay 0.5 lít Nước ,chú ý phải uống trước khi cơ-thể vận-động,vì vận-động thì ruột ta nhu động sẽ hấp thu nước nên sẽ mất tác-dụng tẩy rửa sạch ruột,mới đầu chưa uống được nhiều thì cứ tập uống ít rồi ngày sau tăng dần lên từ từ rồi cũng uống được 0.5 lít.
    Uống xong trên giường ,ta tập thế này : Tay phải lòn qua đầu nắm lấy Tai trái ,ngón trỏ ấn giữa vành Tai rồi giựt hơi mạnh lên (phải có cảm giác hơi đau thì mới kích thích huyệt-đạo được) 21 cái (dần tăng lên 35 rồi 49 cái) ,: xong tới Tay trái lòn qua đầu nắm Tai phải ,ngón trỏ ấn giữa vành Tai rồi giựt mạnh lên cũng 21 cái giống bên kia vậy. đây gọi là : âm-dương giao-thái .
    Rồi đến 2 Tay chéo trước Ngực Tay phải nắm Dái Tai trái ,Tay trái nắm Dái Tai phải cùng lúc giựt mạnh xuống cũng 21 Cái (dần tăng lên 35 rồi 49 Cái) đây gọi là: âm-dương giao-hòa .
    2./Nằm trên giường 2 chân dang ra cách hơn 4 tấc ,2 bàn chân lắc mạnh ra phía ngoài 2 bên 21 Cái (tăng dần lên 35 , 49 Cái), đây gọi là : Tống Ố Khí ra ngoài (khí bẩn trong người).
    xong rồi 2 bàn chân lại lắc mạnh vào trong cũng 21 Cái như trên , Đây gọi là : Thu Nạp Dương-Khí vào ( chính-Khí hay Ôxy trong-lành).
    xong ta nằm đưa 2 chân lên , 2 bàn chân chà mạnh vào nhau ,lên xuống tính 1 cái chà đủ 21 cái ( 35 hay 49 cái) .
    Sáng sớm dậy tập 1 lần ,tối tập 1 lần trước khi ngủ .
    Các huyệt-đạo có liên quan cơ-thể ta đều được kích hoạt làm cho KHÍ-HUYẾT lưu thông Bình thương trở lại Trạng-Thái Tốt, Thân-thể và Trí-não ta sẽ dần khỏe-mạnh linh-hoạt dần theo theo thời-gian ta kiên-trì tập luyện . những người già hay lạnh bàn chân sẽ ấm chân bình thường trở lại.

Chia sẻ trang này