1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hành pháp là gì????

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi huongdeutsch05, 24/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huongdeutsch05

    huongdeutsch05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    282
    Đã được thích:
    0
    Hành pháp là gì????

    Bác nào biết thì giải thích cho em vơi. Em ko học ngành luật nên chẳng hiểu gì cả.
    Cám ơn các bác trước nhé
    Tái bút:em rất cần câu trả lời. Càng sớm càng tốt!
  2. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Theo Aristote: Pháp luật có 3 bộ phận:
    Lập Pháp là cái thứ nhất ; cái gì đó là cái thứ 2 còn Hành Pháp là cái thứ 3 bạn thử vào Google tra từ điển xem sao?
  3. azazel

    azazel Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2007
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    0
    Học thuyết pháp luật - chính trị (thuyết "phân quyền") của giai cấp tư sản, theo đó quyền lực nhà nước được hiểu không phải là một thể thống nhất, mà là sự phân chia thành 3 quyền: quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, các quyền này được thực hiện độc lập với nhau, kiểm soát lẫn nhau, kiềm chế lẫn nhau. Tư tưởng "Tam quyền phân lập" được các nhà hiền triết đề xướng từ thời La Mã cổ đại với đại diện tiêu biểu là Arixtôt (Aristote), và trở thành một học thuyết độc lập vào thế kỉ 18, gắn với tên tuổi của Môngtexkiơ (C. L. Montesquieu), nhà tư tưởng Pháp. Học thuyết về sự phân chia quyền lực gắn liền với lí luận về pháp luật tự nhiên đã đóng vai trò quyết định trong lịch sử đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại sự độc đoán, chuyên quyền của nhà vua. Cùng với sự thành lập chế độ tư bản, nguyên tắc "phân chia quyền lực" đã trở thành một trong những nguyên tắc chính của chủ nghĩa lập hiến tư sản, lần đầu tiên được thể hiện trong các đạo luật mang tính hiến định của cuộc Cách mạng Pháp và sau đó thể hiện đầy đủ trong Hiến pháp Hoa Kì 1787. Trên thực tế, việc phân chia quyền lực trong bộ máy nhà nước tư sản được áp dụng khác nhau trong hệ thống các nước cộng hoà tổng thống, theo nguyên tắc "kiềm chế và đối trọng", tức là các quyền kiểm tra và giám sát lẫn nhau, tạo ra sự cân bằng giữa các quyền. (Theo bachkhoatoanthu.gov.vn)
    Có thể hiểu đơn giản:
    Lập pháp: Làm ra luật (Quốc hội)
    Hành pháp: Thực hiện luật (Chính phủ)
    Tư pháp: Trông coi, giám sát việc thực hiện luật, xét xử (Toà án, Viện kiểm sát)
    Chúc bạn vui vẻ.
    AZ.
  4. jigoro_and_jigoro

    jigoro_and_jigoro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2006
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    ơ. tớ bổ sung một chút.
    những cái cậu nói đó là "tam quyền phân lập", đó là xu hướng luật hiện đại. tuy nhiên có 1 điểm nhỏ khác nhau giữa vn và nhiều nước. đó là về tư pháp. ở nước ngoài thì tư pháp bao gồm 3 cơ quan chính là: cảnh sát, vks và toà án. ở vn thì công an vừa thực hiện chức năng hành pháp, vừa thực hiện chức năng tư pháp. hơ.
  5. khongcoviecgikho

    khongcoviecgikho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    231
    Đã được thích:
    0
    Lý thuyết là vậy, nhưng ở VN anh thấy Đảng nắm đầu cả 3 thằng kia, (mặc dù đề là Đảng hoạt động trong khuôn khổ luật pháp)
    Hề hề, các chú cứ bàn, có gì anh bổ sung
  6. dochanhvanly

    dochanhvanly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2004
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0
  7. huongdeutsch05

    huongdeutsch05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    282
    Đã được thích:
    0
    Dạ em xin cám ơn các bác rất nhiều. Dù ngu muội trong lĩnh vực này nhưng nghe các bác nói em cũng hiểu 1 chút rôi. Hành Pháp có nghĩa là cơ quan thi hành pháp luật phải ko à? tức là mấy ông thủ tướng, bộ trưởng phải ko ạ?em đầu óc đơn giản chỉ hiểu loáng thoáng được như thế thôi. Cám ơn các bác nhiều nhé, tặng các bác bó hoa
    ạ:
  8. wwwlugvn

    wwwlugvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2016
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này