1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hạnh phúc không chỉ được mua bằng tiền

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi Tinhnguyen08, 10/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Hạnh phúc không chỉ được mua bằng tiền

    Làm thế nào để có hạnh phúc?
    Mời các bác tham khảo , chia sẻ
    Xin cảm ơn

    Các bà nội trợ làm cách nào để tu Bồ Tát đạo ngay trong đời sống hàng ngày.
    Mỗi ngày làm một số công việc lập đi lập lại hoài nhất định sẽ cảm thấy buồn chán, nhất là những bà nội trợ hình như vĩnh viễn cảm thấy không có ngày nào giải thoát ra được, rất nhiều người cảm thấy quá khổ não! Nếu như có thể đem quan niệm này đổi ngược lại thì sẽ cảm thấy vô cùng sung sướng. Trong quan điểm thông thường của phàm phu chúng ta có cái ?~ngã?T (tôi). Tôi đang làm, tôi rất khổ, tại sao tôi phải làm cho họ hưởng? Càng suy nghĩ phiền não càng nhiều. Nếu học Bồ Tát đạo, phát nguyện phổ độ chúng sanh, thì cách nhìn cách suy nghĩ của họ sẽ khác liền.

    Hành Bồ Tát đạo đầu tiên là phải tu ?~bố thí ba la mật?T. Những bà ?~nội trợ Bồ Tát?T trong khi săn sóc lo lắng phục vụ cho mọi người trong gia đình là đang tu bố thí ba la mật đó. Bố thí gồm có bố thí tài, bố thí pháp, và bố thí vô uý. Bố thí tài có nội tài và ngoại tài. Ngoại tài là kiếm tiền cúng dường nuôi duỡng người trong nhà. Nội tài là dùng sức lực và đầu óc của mình phục vụ cho người trong nhà. Làm việc nhà có đầy đủ hết ba loại bố thí này. Nếu bạn sắp xếp dọn dẹp trong nhà được gọn gàng sạch sẽ làm cho mọi người trong nhà rất thoải mái dễ chịu, hàng xóm láng giềng phải hâm mộ khen ngợi, đây là ?~trì giới ba la mật?T. Trì giới nghĩa là giữ luật lệ. Bạn có đủ nhẫn nại để làm, không cảm thấy mệt nhọc, đây là ?~nhẫn nhục ba la mật?T. Mỗi ngày phải cải tiến hy vọng là ngày mai sẽ được tốt hơn hôm nay, đây là ?~tinh tấn ba la mật?T. Tuy là mỗi ngày làm rất nhiều việc trong nhà, tâm địa vẫn thanh tịnh, một tí gì cũng không nhiễm, đây là ?~thiền định ba la mật?T. Tâm thanh tịnh thường sanh trí huệ, pháp hỷ sung mãn, đây là ?~bát nhã ba la mật?T. Như vậy thì biết rằng, tất cả lục độ ba la mật của Bồ Tát đều nằm trong sự lau bàn, quét nhà, giặt áo, nấu cơm, tất cả đều thành tựu viên mãn. Ðây cũng giống như trong kinh Hoa Nghiêm, Thiện Tài đồng tử biểu diễn đi học Bồ Tát hạnh, tu Bồ Tát đạo.

    Bạn đem công việc nhà làm được tốt đẹp tức là làm gương tốt cho tất cả bà nội trợ trên thế gian, cho tất cả gia đình. Như vậy có thể độ được người hàng xóm, mở rộng ra thì có thể ảnh hưởng đến xã hội, quốc gia, thế giới, cho đến tận hư không biến pháp giới. Cho nên mới biết Bồ Tát ở nhà quét dọn, lau bàn, nấu cơm, giặt áo đều là đại nguyện đại hạnh độ tất cả chúng sanh trong hư không pháp giới. Ðây là học Phật, là chánh niệm, là thật tướng của chư pháp, nếu có thể quan sát như vậy thì sẽ đạt được pháp hỷ sung mãn (niềm vui của đạo) thì làm sao còn sanh phiền não nữa! Học Phật nhất định phải đem thực hành trong đời sống sanh hoạt thường ngày, nếu không như vậy thì vô dụng. Nếu hiểu được điểm này rồi từ đó suy ra, đi làm ở công ty thì cũng tu lục độ ba la mật. Bồ Tát ở mọi ngành mọi nghề, thị hiện ra người nam, nữ, già, trẻ, thân phận vai trò không giống nhau, đều trong môi trường sinh hoạt của mình tu học, tất cả đều bình đẳng giống nhau, tất cả đều đứng hạng nhất, không có hạng nhì.
  2. wildpony

    wildpony Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    1.221
    Đã được thích:
    0
    Bạn làm mình nhớ câu dậy của mẹ mình : "Thứ nhất là tu tại Gia, thứ nhì tu Chợ, thứ ba mới tu Chùa !"
    Nếu con cái hay nhắc nhở bà, sao bà không đi chùa với các bà cho vui, nhất là mấy ngày đầu năm, thì mẹ mình hay bảo : "Người ta rảnh rỗi mới đi được, tao còn nhiều việc ở nhà chưa giải quyết xong, đi sao được !"
  3. tranganhfut

    tranganhfut Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.944
    Đã được thích:
    2
    hì hì ... Ý tưởng truyền đạt của bài viết này hay, nhưng rất khó hiểu và khó ngộ với người "ngoại đạo" ... Nói dễ hiểu là thế này, với những người phụ nữ chỉ có việc nội trợ ở trong nhà thôi, sẽ luôn cảm thấy bí bách, ức chế ....vv... Vậy phải dịch chuyển suy nghĩ và tinh thần như thế nào, để thấy rằng mình vẫn có thể hạnh phúc được. Có 1 cách, tập Thiền, nghiên cứu Đạo Phật. Giúp cho Tâm Tĩnh Tại, an lạc với hiện tại, yêu thương mọi người ...vv.... Từ cái Tâm Bồ Tát ấy, sẽ có ảnh hưởng tích cực có phạm vi với thế giới xung quanh ( gia đình, xã hội, quốc gia...). Nghiệm được điều này, thì còn phải nói dài lắm .... Hì hì.... Em sơ sơ qua vài điều cơ bản mà mình biết được, xin được học hỏi thêm ạ
  4. tranganhfut

    tranganhfut Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.944
    Đã được thích:
    2
    Nhắc đến chuyện Tu tại gia. Còn trẻ, nhưng tối nào em cũng phải nghe một bài kinh, sáng ra cũng vậy, tràng hạt luôn đeo ở tay, Sách Phật ngay đầu giường ... Khi biết được điều này mọi người có thể nói em không bình thường. Nhưng đối với em đó là một điểm tựa, một niềm tin và một sức mạnh. Ra ngoài, với cuộc sống em cảm thấy mình luôn hạnh phúc, yêu thương mọi người. Việc gì cũng hài lòng, việc gì cũng không quản, việc gì cũng không ngại khó ....
  5. wildpony

    wildpony Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    1.221
    Đã được thích:
    0
    Mỗi người cần có một góc yên tĩnh trong tâm hồn, để cảm thấy không bị quá xáo trộn trong cuộc sống ồn ào. Em làm được vậy thì tốt chứ sao mà "không bình thường"
    Trên này chắc em hiểu nhầm ý chị định nói. Cái câu "tu tại Gia" của mẹ chị, có nghĩa là, không phải đi đâu xa để tu luyện cái tâm con người, mà ngay tại trong gia đình, phải sống sao cho phải đạo làm người, sống có tôn ti trật tự, trong gia đình phải hiếu thảo, kính trên nhường dưới, rèn luyện sao cho có lối sống lành mạnh ( không rượu chè, cờ bạc... ) chăm chỉ siêng năng, với phụ nữ thì câu này đặc biệt ám chỉ cái sự tu "bố thí ba la mật" mà Tinhnguyen vừa nhắc tới
    "Tu chợ", tức là ra trốn kẻ chợ, nơi dù phải bon chen kiếm sống, vẫn phải rèn cái đức trung thực, không gian lận, lừa lọc, điêu ngoa...
    "Tu chùa", là việc theo chùa làm con hương, chăm chỉ đèn nhang, lễ lạt lui tới cửa chùa ngày rằm, ngày mùng một, ngày lễ Tết... giống một số các bà thường làm...
    Ý mẹ chị muốn nói, trước khi "tu chùa", trước hết phải là một người tốt, tốt từ trong gia đình, đến ngoài xã hội rồi mới được tụng kinh niệm Phật
    Được wildpony sửa chữa / chuyển vào 23:49 ngày 10/04/2005
  6. tranganhfut

    tranganhfut Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.944
    Đã được thích:
    2
    Chị wildpony : em ko hiểu nhầm ý chị đâu, em chỉ chia sẻ việc em làm mà thôi. Chị giải thích về Tu tại gia, Tu tại chợ và tu tại chùa như thế là đúng rồi.
    Tất nhiên như chị em mình chẳng thể nào vào chùa mà tu được rồi .... phí .... Phật ở trong tâm, cái có ý nghĩa nhất là mình biết sống với hiện tại, vui với cái mình có, sống thật với mình ... Em thấy mọi người vào đây, khá nhiều người đau khổ và chật vật với cuộc sống của mình .... Con người ta khổ vì hay so sánh với người khác, khổ vì không biết sống với giây phút thực tại, khổ vì sống hộ người khác .... Mà ko biết rằng hạnh phúc chính là từ tâm mình mà ra.
    Em còn nhỏ tuổi, cũng ko dám ba hoa nhiều trong này

  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Cảm ơn các bác đã quan tâm và góp ý
    Em post tiếp đây
    kinh đại báo phụ mẫu trọng ân- kinh vu lan (Trích)
    ...Phật bảo A-Nan: Ta xem chúng sanh, dẫu làm được người, lòng còn ngu muội, chẳng nghĩ mẹ cha, công đức kể ra, như non như bể, chẳng cung chẳng kính, chẳng hiếu chẳng từ, mẹ mang thai con, trong vòng mười tháng, ngồi đứng không yên, như mang gánh nặng, ăn uống chẳng ngon, như người mang bệnh, ngày tháng thoi đưa, đến khi sinh nở, chịu khổ mọi đường, phút giây hay dở, kinh sợ vô thường, như giết trâu dê, máu me lai láng, còn nhiều khổ nữa mới có thân này, ăn đắng nuốt cay, nhả bùi nhả ngọt, nâng niu dưỡng dục, giặt giũ dáy dơ, không nề gian khổ, bức bối nồng nàn, rét mướt cơ hàn, lầm than tân khổ, mẹ nằm chỗ ướt, ráo để xê con, ba năm bú mớm, bồng bế nâng niu, dạy bảo đủ điều, lễ nghi phép tắc, cho ăn đi học tìm đủ mọi nghề, đưa đón đi về, cần lao chăm chú, chẳng kể gì công
    Trái gió dở trời, tuần trăng cuối gió, bệnh nọ chứng kia, bông hoa sài đẹn, thang thuốc đâu đâu, một mình lo lắng, chạy ngược chạy xuôi, năm canh vò võ, bệnh con có khỏi, lòng mẹ mới yên, mong con lớn lên, con thảo con hiền, để mà trông cậy
    ...
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    ... Không ngờ ngày nay, hoá con bất hiếu, mẹ già cha yếu, con chẳng đỡ đần, cãi vã song thân, nói năng cắn cẩu, giương đôi mắt chẫu, khinh rẻ mẹ cha, chú bác ông bà, cô dì chẳng nể, anh em cũng kệ, đánh lộn xẩy ra, ô nhục nước nhà, bất trung bất nghĩa, bất hiếu bất lương, phép nước coi thường, mẹ cha cũng kệ, xóm giềng chẳng nể, chửi bới nhau luôn, sớm tối ra vào, chẳng thưa chẳng gửi, nói năng càn rỡ, tự ý làm bừa, cha mẹ cũng thừa, thầy trên cũng mặc! Bé thì ai chấp, người những nâng niu, dần dần khôn lớn, gai ngạnh mọi điều, chẳng hòa chẳng thuận thường hay sân hận, bỏ cả bạn lành, giao du bạn ác tập thói xa hoa, chơi khắp gần xa, thất thường điên đảo, bị kẻ dỗ dành, mất cả thân danh, bỏ làng trốn mất, trái ý mẹ cha ly biệt quê nhà, chẳng nhìn quê quán hoặc vì buôn bán, hoặc bởi tòng quân, tiêm nhiễm dần dần, trở nên lưu luyến, vợ nọ con kia, chẳng thiết đi về, quê hương bổn quán, ở đất nước người, lại hay rong chơi, bị người lừa gạt, tai vạ liên miên, pháp luật gia hình, tù lao cầm cố, cực khổ mọi điều, chẳng may đau yếu, chứng kia tật nọ, ở chốn tha hương, ai kề thích thân, ai người thang thuốc, mẹ cha cách biệt, thân thích biết đâu, cam chịu ưu sầu, quê người đất khách, khốn khổ gầy còm, không người trông nom, bị người khinh rẻ, lang thang đường ngõ, vì thế chết đi, không người mai táng, trương phềnh thối nát, giãi nắng dầu mưa, hài cốt bãi bừa, chó cầy nhai xé!...
  9. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    A DI TÒ PHÒ!
    (Tiếc là không có cái smiley nào đang vái lấy vái để)
    Thế giống như là nuông chiều quá mà hư.
    Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn
    (Hát ru)
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Mẹ cha thân thuộc, khi được tin buồn, luống những đau thương ruột như dao cắt, hai hàng nước mắt, lã chã chứa chan, hoặc vì quá thương, kết thành bệnh khí, hoặc là đến chết, làm quỷ ôm thây, chẳng để cho ai, khư khư giữ mãi
    Hoặc là vì con, chẳng chăm học tập, chỉ mải rong chơi, nay đây mai đó, cùng bạn vô loài làm điều vô ích, giao du trộm cắp chẳng sợ lệ làng, chè rượu nghênh nghang, đánh cờ đánh bạc gian tham tội các, luỵ đến tôn thân, nay Sở mai Tần, lên đồn xuống phủ, mẹ cha ủ rũ khốn khổ vì con
    Nào con có biết, cha mẹ khổ đau, trăm não nghìn sầu, mùa Thu mùa Ðông, rét run bức bối, chẳng lo sớm tối, ấp lạnh quạt nồng, chẳng viếng chẳng thăm, chẳng hầu chẳng hạ, mẹ cha già cả, hình vóc gầy còm, hổ mặt mười non, dầy vò mắng nhiếc, mẹ cha hoặc goá, trơ trọi một mình, luông những buồn tanh, như người ngủ trọ, chiếc gối một phòng, năm canh vò võ, mùa đông sương gió, rét mướt cơ hàn, trai gái các con, nào ai hỏi đến, đêm ngày thương khóc, tự thán tự thương!...

Chia sẻ trang này