1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hạnh phúc không chỉ được mua bằng tiền

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi Tinhnguyen08, 10/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Khi đem thức ăn dâng lên cha mẹ, thì lại giữ kẽ, rằng ngượng rằng e, sợ kẻ cười chê, ví đem quà bánh, cho vợ cho con, mặt dạn mày dày không hề xầu hổ, vợ con dặn bảo phải đúng như lời, cha mẹ hết hơi, không hề hối cải
    Ðây là con gái, khi chưa gả chồng, hãy còn ở chung, tỏ ra hiếu thảo, khi đã gả bán, về ở nhà người, một này một lười thiết gì cha mẹ, những ngày giỗ tết, có đảo về qua, ví dụ mẹ cha có gì sơ ý, liền sinh giận dữ tỏ vẻ oán hờn, chồng chửi nhơn nhơn, đành cam lòng chịu, khác họ khác làng, tình nghĩa keo sơn, hoá ra thận trọng, mẹ cha máu mủ thì lại sơ tình
    Hoặc đi theo chồng, quê người đất khác, quận nọ tỉnh kia, cha mẹ xa lìa, làng không tưởng nhớ, chẳng viếng chẳng thăm, thư tín cũng không, tuyệt không tin tức mẹ cha thường nhớ rầu rĩ ruột gan, luống những hàng hàng, sớm chiều mong mỏi, công đức mẹ cha, vô lượng vô biên, con chẳng hiếu hiền, ở đời cũng lắm.
  2. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Phật lớn, Phật bé... tu thành Chính Quả khó lắm, huống chi được lên đến bậc Bồ Tát...
    Đọc bài đầu tiên của topic này mà phải lè lưỡi ra mà rằng: "Nam mô... Con chịu thôi! Con chịu thôi!". Người phụ nữ muốn thành "Lão Phật gia" của gia đình phải vừa có "nội tài" lẫn "ngoại tài" thì thật là khó hơn lên trời. Theo như bài viết ấy, "nội tài" là tề gia nội trợ, còn "ngoại tài" là kiếm tiền nuôi gia đình. Mô Phật! Thú thực là không còn gì khó khăn hơn.
    Đọc bài ấy, có thể tóm lại lục độ ba la mật mà các "nội trợ Bồ Tát" cần phải tu được:
    1.Bố thí ba la mật
    2.Trì giới ba la mật
    3.Nhẫn nhục ba la mật
    4.Tinh tấn ba la mật
    5.Thiền định ba la mật
    8.Bát nhã ba la mật
    Quả thật, tu được làm Bồ Tát kiểu đó thì đúng là chỉ có trong... Thánh kinh mà thôi. Mô Phật!
    Đọc tiếp những bài sau đó thì lại cảm thấy càng bối rối. "Làm thế nào để có hạnh phúc?" Làm thế nào đây? Ngồi ngâm kíu mớ chữ nghĩa đó giữa thời đại tên lửa này liệu có tạo ra hạnh phúc không đây?
    Rồi thì thấm thía cái chữ ký của em tranganhfut: Cái giản dị mới là cái vĩ đại. Vậy những lý thuyết trên kia, với những "ba la mật", những "độ hành", những "tài, pháp", "vô uý".... tưởng như không giản dị cho lắm... Hạnh phúc chẳng giản dị đâu nhỉ? Hạnh phúc không dễ dàng mà có đâu nhỉ?
    Thấy mớ chữ lít nhít mà không được giảng giải bằng ngôn ngữ gần gũi đời thường, quả cũng không cảm ra được cái cách tìm ra hạnh phúc trong đời thường. Thôi thì cứ kiếm tiền, có tiền mua nhà rộng, thuê "ô xin", chi phí cho các dịch vụ hiện đại tiện lợi.... giải phóng sức lao động, giải phóng mình khỏi "những việc không tên"... lúc ấy, may chăng có thời gian mà nhâm nhi hạnh phúc!
  3. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    A DI PHÒ PHÒ! Thiện tai thiện tai!
    Thí chủ cundc chưa thử mà đã nản, vậy làm sao mà biết được hết nhiệm màu của phép phật!
    Nếu mà thấy rắc rối quá, thì hãy cứ thử làm như AQ đi đã. Đại khái là chồng có mắng mình một tiếng thì nghĩ rằng thế cũng như là nó mắng bố nó, nó đánh mình một cái thì cũng như là nó đánh bố nó, nó ngoại tình thì cũng như là.....!!! Thế là đủ để hể hả cười và yên tâm tiếp tục. Được như vậy cũng cách phật chẳng bao xa.
    Còn cái đoạn phía dưới là kinh kể công cha mẹ và tội lỗi con cái. Đến lúc khác thì sẽ là kinh kể tội cha mẹ và công lao con cái. Cái đấy gọi là kinh tử tức gì đó.
    Cuối cùng thì cũng chỉ là tập cho những người yếu thế quen với việc nhẫn nhục chịu đựng, và chỉ ra một cách cho những kẻ ăn trên ngồi trốc ru ngủ và bóc lột đám người còn lại!
  4. tranganhfut

    tranganhfut Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.944
    Đã được thích:
    2
    Đọc bài chị cundc mà chít cười ! ... Mới đầu em đọc bài đầu tiên cũng choáng quá ... nhưng mà cũng có gắng đọc để hiểu được... Bồ Tát tìm hạnh phúc ra sao ... ... Nhưng em thấy mấy bài này vọng tâm quá , mà ko chân tâm. Những người chúng ta chỉ là những người bình thường thôi mà chị TInhnguyen08, vì vậy nếu có thể thì hướng cho mọi người xung quanh đến cái tâm của Phật là thành công lắm rồi, chứ ko phải ai cũng đắc đạo lên giời được cả .... Sự tích Phật pháp dài lắm nên em chẳng tiện nêu ra ở đây. Nhưng mà có lời khuyên cho những người học đạo Phật là phải học một cách khôn ngoan: đừng bị kẹt vào những câu những chữ ở trong kinh .... Có thời gian em là em đọc lại hết cái này, thì em cũng túm lại được tất cả trong 1 câu thôi, không phải dài dòng ...

  5. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Từ Bi Thuỷ sám pháp (trích)
    Kẻ phàm phu phần nhiều hay sinh lòng nghi hoặc. Vì thấy ở đời người làm lành lại gặp nhiều trắc trở, kẻ làm ác mà được mọi sự an hoà, mới cho rằng việc lành dữ không có phân minh, người chấp như thế bởi không đạt thấu lý sâu xa nghiệp báo. Kinh nói có ba thứ nghiệp báo:
    Một là hiện báo, hai là sinh báo, ba là hậu báo. Hiện báo tức là trong đời này làm việc thiện ác thì ngay thân này chịu quả báo. Sinh báo tức là trong đời này làm việc thiện ác, qua đời sau mới chịu quả báo. Hậu báo tức là trong vô lượng kiếp về quá khứ đã làm việc thiện ác, đến đời này hoặc vô lượng kiếp về sau mới chịu quả báo.
    Còn người bây giờ làm ác mà gặp may mắn bởi do những nghiệp lành sinh báo, hậu báo đã thuần thục trong kiếp quá khứ, nên mới hưởng quả tốt đẹp. Như thế không phải trong đời này làm ác mà được quả báo tốt. Những người bây giờ làm lành lại bị khổ sở, do những nghiệp ác sinh báo, hậu báo đã thuần thục trong kiếp quá khứ, nên những mầm thiện ngày nay sức yếu không thể ngăn dẹp những những nghiệp ác ấy, nên phải chịu quả khổ.
  6. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Ậy ậy... Mô Phật! Đồng chí hairyscary vào đây mà đọc này. Mấy cái chữ vàng vàng (highlight) tớ bôi lên ấy, là dành cho chúng mình đấy. Động vào "Phật pháp" ghê thật... Cái chữ thâm là của bọn Khựa nhỉ? Mà thâm nho thì... chẹp... Mô Phật!
    Kẻ phàm phu Cún đây vốn tính nghi hoặc! Mô Phật! Nhất là những cái gì mà chữ nghĩa lằng nhằng thì càng hay khiến mình nghi hoặc. Cứ "tiền trao cháo múc" là dễ hiểu nhất. Hay cứ tạm gọi mình là nông dân cũng được. Nông dân khó hiểu chữ nghĩa cao siêu, đâm ra dễ bị chữ nghĩa mê hoặc. Quả thật nếu không bị mê hoặc thì cũng chẳng dành ngần ấy thời gian gõ bài mà post lên đâu, vì rằng như thế là tiêu hao bớt một số thời gian dùng để âm mưu kiếm tiền mất rồi.
    Thôi , hết tiền online rồi. Chạy về xin cha mẹ thêm đã!
    -----------
    P/s: Em trangangfut đọc tiếp bài này, cười thêm một cơ số thời gian, thế là thêm "liều thuốc bổ", tinh thần tha hồ mà sảng khoái nhé!
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Ðâu phải trong đời này làm lành mà chịu ác báo. Lại thấy những kẻ làm lành được người khen ngợi kính trọng, nên biết ngày sau ắt được hưởng quả vui sướng. Chúng ta về quá khứ đã có những nghiệp ác như thế, nên chư Phật Bồ Tát dạy phải gần gũi bạn lành, cùng làm phép sám hối. Gặp được bậc thiện tri thức là điều lợi lớn cho sự tu hành đắc đạo. Vì thế ngày nay chúng con xin chí thành quy y Phật.
    Lại từ vô thỉ đến nay, chúng con chất chứa nghiệp ác nhiều như cát sông Hằng, gây tội lỗi đầy cả đại địa, ...
    Những tội lỗi ấy vô lượng vô biên, ngày nay chúng con hướng về mười phương Chư Phật, Tôn Pháp, Thánh Chúng xin giãi bày sám hối...
    Ba nghiệp của thân, thứ nhất là nghiệp giết hại, như kinh đã nói: Dung thứ kẻ khác như dung thứ mình, chớ giết chớ đánh...
  8. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    Hà hà hà...! Oops (vội vàng che miệng)! A di phò phò! Thiện tai, thiện tai!
    Thí chủ cundc hết tiền như thế thì để đứt mạch phật duyên kinh kệ rồi! Mau về recharge. Còn không thì lần sau ráng nhớ lấy mấy bài kinh đem ra thuyết chủ hàng nét, bảo rằng kiếp sau sẽ thế này thế kia!
    Mà cái gì chữ nghĩa lằng nhằng thì lại mập mờ, giảng ra thì thế nào cũng được, đúng thành sai, sai thành đúng. Thế nên tôi đã bảo là cứ làm như AQ ý, tâm hồn lúc nào cũng thảnh thơi, tới lúc nhắm mắt là phi thẳng tới Nát Bàn hoá phật.
    Kiếp này phận hèn vẫn phải long đong kiếm tiền mua gạo! Để ráng một cái xem kiếp sau có phận lên chùa đi tu, tụng vài câu kinh chờ người đem tiền đến cúng. Cứ coi như một chuyến đi buôn, lỗ chịu, lời ăn, đầu tư cho kiếp sau, xem ra thì cũng là lợi ích cả.
  9. doi_la_vay

    doi_la_vay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2004
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Thứ nhất là tu tại gia ... tu tại gia thì khó hơn chứ không chắc hay hơn.Hay thì ở đâu cũng hay vậy.Tại gia thì dễ gần gũi mà cảm hoá được những người xung quanh .Cảm hoá không phải bằng lời mà trước tiên là sửa chính mình vậy. Người ta thấy một người sống đạo đức ,nhân ái , trí tuệ tất tò mò,lúc đó nói gì thì nói tuỳ căn cơ người kia mà đừng làm người ta buồn ngủ vì chữ nghĩa loằng ngoằng là được

    Ờ tớ thấy người xưa nói " ghét thì đừng có sống chung mà sống chung thì đừng có ghét " . Bạn có thấy thế không , khi bạn không ưa một ai đó ,buộc phải tiếp xúc với người đó thật khó chịu,như thế này . Đó là cái đau khổ nho nhỏ trong lòng phải o ? .Còn khi bạn gặp người mình thích bạn thấy thú vị và có thể cười được , như thế này . Vậy bạn chọn niềm vui hay khó chịu ?

    Có cách nào để ưa một người không đáng ưa không?.Một người hơn bạn mọi mặt và sự ghen tị gặm nhấm. Hoặc nó hay kiếm cớ chơi xấu mình , không ngủ yên và tìm cách chơi lại nó.Tất cả đều khó ưa.

    Nếu người yêu bạn chót xúc phạm bạn có thể tha thứ , vì bạn yêu quý người đó.Nhưng nếu một đứa bạn bình thường làm vậy thì coi chừng .Nếu bạn có thể yêu thương tất cả mọi người xung quanh thì bạn có thể tha thứ tất cả, đó là độ lượng. Và bạn không còn bị sự thù tức trong tâm dằn vặt nữa , bạn thấy tâm hồn luôn thanh thản , một điều thường thấy ở những người cao thượng .

    Nếu bạn theo đạo Phật , hãy phát nguyện yêu thương tất cả chúng sinh trong pháp giới. Nếu bạn không theo đạo , hãy để ý giúp đỡ mọi người xung quanh việc gì đó. Khi thành thói quen rồi mọi người sẽ tin tưởng và muốn bạn giúp , bạn thấy vui vì mình sống có ích cho mọi người.

    Bạn nghĩ đến một vài người đáng ghét, và tuyên bố tha thứ tất cả . Bạn không còn phải khó chịu khi gặp người đó nữa. Bạn quý mọi người xung quanh đến mức nếu họ không kết bạn thì cũng chẳng ghét bạn được nữa.

  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4

    Nếu chúng ta kiên nhẫn làm lành, sẽ càng lúc thu thập được nhiều công đức lành, tích lũy được nhiều thắng phước, rồi dần dần đạt được nhiều thành công. Đó là điều chắc chắn. Nghĩa là ngay từ ban đầu, chúng ta đã đi đúng hướng, đã ít phạm sai lầm nên mới có kết quả tốt đẹp về sau.
    Nhưng điều trớ trêu là từ những cái rất đúng rất đẹp đó, một sai lầm xuất hiện. Đó là tâm kiêu mạn.
    Tâm kiêu mạn là một loại tình cảm thích thú, khoái trá, hả hê, sung sướng khi thấy mình hơn người khác.
    Chuyện hơn thua nhau là chuyện bình thường ở trên đời. Có khi ta hơn người, có khi người hơn ta. Khi ta hơn, ta vẫn biết là ta hơn; khi người hơn, người vẫn biết là người hơn. Đó là chuyện bình thường không có gì là sai trái. Điều nguy hiểm chính là tình cảm khoái trá đi kèm theo đó. Sự khoái trá đó gây cho người ta cảm giác hạnh phúc.
    Nhiều người còn bị ảo tưởng là mình vượt hơn người khác trong khi thật sự thì thua kém rất nhiều. Nhưng khi tự cho mình hơn người, một sự khoái chí, sung sướng cũng có mặt.
    Mỗi khi hưởng thụ niềm vui sướng hạnh phúc, chúng ta luôn luôn bị hao tổn bớt phước mà mình đã gây tạo trong quá khứ, đó là quy luật tất nhiên của Nhân quả. Nhưng có những niềm vui không làm hao tổn phước bao nhiêu, ví dụ như cảm giác hạnh phúc khi làm được việc từ thiện. Hoặc thậm chí có loại niềm vui còn làm tăng thêm công đức, ví dụ như ta vui mừng khi thấy người khác thành công hạnh phúc, theo đúng Hỷ tâm trong Tứ vô lượng tâm.
    Còn lại, hầu hết sự thụ hưởng niềm vui đều làm tiêu hao bớt phước trong quá khứ. Tuy nhiên, có một khoái cảm, mà khi hưởng thụ nó, làm chúng ta thiệt hại không lường được, đó là sự sung sướng khi cho rằng mình vượt hơn người khác. Khoái cảm đó, ý nghĩ đó gọi là tâm kiêu mạn.
    Ví dụ như trong học tập, đôi khi chúng ta vượt trội hơn các bạn cùng lớp; trong kinh doanh, đôi khi chúng ta thành công hơn đồng nghiệp; vân vân? Đó đều là những chuyện bình thường trên thế gian này, vì cuộc đời vốn đầy những cái chênh lệch hơn kém như thế. Nhưng đến khi nào chúng ta xuất hiện một tình cảm của sự khoái trá thích thú vì được hơn người khác, đó là lúc tai họa bắt đầu. Tâm kiêu mạn đó trước hết sẽ phá vỡ những đức tính tốt đẹp có sẵn trong lònh mình. Ví dụ trước đây ta là người trầm tĩnh, nhưng sau một thời gian kiêu mạn, sự trầm tĩnh đó sẽ biến mất, thay vào đó là sự hấp tấp, vụt chạc, dễ nỗi nóng. Ví dụ trước đây ta là người hiền lành, nhưng sau một thời gian kiêu mạn, ta sẽ trở thành người ác độc. Ví dụ như trước đây ta sống đời thanh sạch, nhưng sau một thời gian kiêu mạn, ta sẽ trở thành người ô nhiễm, vân vân?

Chia sẻ trang này