1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hạnh phúc không chỉ được mua bằng tiền

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi Tinhnguyen08, 10/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    A..á...à...a zi đà...na mô!
    Cung kính thỉnh giáo lời bề trên!
    Bà chị giảng hay lắm ạ! Cơ mà em thuyết cho chủ hàng net một hồi ... 30 giây (thớt ti xê cần xờ) thì bị chủ hàng mặt lạnh như tiền chỉ thẳng vào mặt,bảo: "Đằng ấy đừng có lằng nhằng. Tớ chỉ cần tiền thôi. Làm ma đói thì lấy đâu ra sức bay lên cõi trên đăng ký vào sổ tái sinh cơ chứ".
    Ngẫm mãi, bi giờ em rì-chọoc cho cái pi-xi nhà em rồi ạ. Đai-ần ắp thôi, cơ mà cuối thàng nộp tiền cho nhà bưu một cục, chứ khỏi phải ngày ngày hỏi chủ hàng net: "Tính tiền cái!" rồi lại tê tái : "Chẹp... na mô, lại nhắc đến chữ Tiền rồi! Na mô...chẹp..."
    Vui quá. rì-choọc rồi lại ắp-gờ-rết cái pi-xi để mà on-lai được thế này thì quả là vui.
    Ừm.... Niềm vui... à.. hạnh phúc đâu chỉ được mua bằng tiền? Hả bề trên?
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Sau khi những đức tính tốt đẹp trong tâm biến mất, điều chắc chắn là chúng ta sẽ bắt đầu làm nhiều điều bậy bạ sai lầm để tổm phước trầm trọng. Ví dụ chúng sẽ bắt đầu có thái độ hống hách khinh dễ người khác, hoặc nộ nạt mắng chưởi, hoặc mưu mô thủ đoạn, ?
    Tiếp theo việc hết phước là tài năng biến mất dần dần. Theo luật Nhân quả, phước đức sinh ra tài năng. Phước hết, tài năng sẽ mất theo.
    Chúng ta cứ siêng năng làm các việc công đức rồi các công hạnh khác sẽ mở ra từ từ.
    Ngược lại, khi kiêu mạn xuất hiện thì những đức tính tốt khác bị đánh vỡ; khi những đức tính tốt bị đánh vỡ thì những nghiệp bất thiện sẽ được gây tạo; khi những nghiệp bất thiện được gây tạo thì phước hết; khi phước hết thì tài năng cũng biến mất theo. Đó là tiến trình tất nhiên của tâm kiêu mạn.
    Thế là từ những thành công tốt đẹp, từ những khả năng đáng quý, từ những ưu điểm nỗi bật, chúng ta sẽ khởi lên tâm kiêu mạn. Và rồi tâm kiêu mạn đó sẽ đưa chúng ta trở lại tầm thường như buổi đầu chưa có gì cả.
    Ngay khi thành công, mầm mống của thất bại đã có mặt; ngay khi tài giỏi, mầm mống của kém dở đã khởi động; ngay khi được ưu điểm, mầm mống của khuyết điểm cũng sinh ra. Đó là nghịch lý đau đớn, ...
    Tất cả chỉ bởi vì tâm kiêu mạn.
    Hiểu được điều này, chúng ta phải tu tập, phải chuẩn bị trước tâm khiêm hạ rất kỹ lưỡng để đón chờ những thành công đến với cuộc đời mình. Vì do phước đời trước, biết đâu chúng ta cũng sẽ có những thành công đáng kể nào đó trong đời. Bây giờ thì chưa có gì, nhưng ai biết được ngày mai điều diệu kỳ nào sẽ tới. Nhưng nếu chúng ta không đủ lòng khiêm hạ thì những thành công tương lai sẽ là con đường dẫn đến địa ngục !
    ...
  3. tac_ke

    tac_ke Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2003
    Bài viết:
    1.112
    Đã được thích:
    0
    Một đệ tử trung thành luôn nguyện đức Phật Như Lai giúp đỡ thoát khỏi bể khổ và sự nghèo khó để thành công và đắc đạo.
    Cảm động trước lòng thành của đệ tử, đức Phật hiện ra và chỉ tay vào đống đá ở cuối vườn của người đệ tử trung thành. Trong nháy mắt, tất cả đá biến thành vàng khối.
    Người đệ tử mắt sáng lên nhưng không tập trung ánh mắt vào đống vàng hiển hiện trước mắt. Thay vì đó, anh ta tập trung vào đức Phật rực rỡ sáng loà.
    Mừng rỡ, đức Phật truyền dạy:
    - Con đã đắc đạo, vì con quan tâm trước tiên đến hạnh phúc trong tâm hồn hơn là vật chất bên ngoài.
    - Không phải như vậy đâu thưa đức Phật - người đệ tử nói. Cái con muốn là cánh tay của Người kia.
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Việc tu hành, đạo đức phải bắt đầu bằng cách xét lỗi của mình trước. Trong các lỗi về Đạo đức, kiêu mạn là cánh cửa đầu tiên mở đường vào cõi quỷ.
    Những yếu tố khiến ta kiêu mạn
    Một, hơn người khác về tài năng. Đây là nguyên nhân chính đưa đến kiêu mạn rõ rệt nhất. Thông thường thì người có tài vượt hơn người khác dễ được kính trọng nhất, vì vậy người ta hay tranh hơn nhau về tài năng để chiếm được sự ngưỡng mộ thán phục của mọi người. Người có tài rồi thì bị sự khoái trá của cảm giác hơn người chiếm lấy tâm hồn. Đó chính là kiêu mạn vì tài năng.
    Ví dụ cùng là ca sĩ, người này dễ bị cảm giác là mình ca hay nhất; trong họa sĩ cũng bị cảm giác tranh mình đẹp nhất....
    Vì vậy người có tài phải biết diệt trừ kiêu mạn, biết tôn trọng mọi người, lúc nào cũng mong sao cho mọi người giỏi hơn mình.
    Hai, hơn người về địa vị, hoặc bằng cấp. Người có chức quyền lớn hơn thì đương nhiên phải được nhiều người vâng lời hơn, kính trọng hơn. Chính vì thường xuyên được nhiều người kính trọng vâng lời nên kẻ có địa vị lớn dễ bị kiêu mạn vì chức vụ của mình. Ví dụ một người là chủ tịch sẽ bị ý niệm chủ tịch đeo đẳng tâm hồn mình mỗi khi tiếp xúc với người, không quên được. Đúng ra chỉ nên nhớ tới trách nhiệm chủ tịch mà mình phải gánh vác hơn là nhớ đến địa vị chủ tịch đó. Có nhiều người lãnh đạo quốc gia mà thái độ rất khiêm hạ chỉ bởi vì họ biết quên địa vị khi tiếp xúc với mọi người.
    Ba, hơn người về tuổi tác. Hầu hết mọi người đều bị kiêu mạn về tuổi tác, trừ những người chết non. Theo tập quán Á đông, người nhỏ tuổi phải biết kính trọng người lớn tuổi. Đây là nét văn hóa đẹp của Á đông. Riêng Việt Nam, để bày tỏ lòng kính trọng, chúng ta còn có rất nhiều đại từ để phân biệt người trên người dưới rõ ràng.
    Và như thế, khi còn nhỏ, số người lớn tuổi như ông bà cô chú bác anh chị để chúng ta kính trọng đầy khắp chung quanh. Do đó, vô tình chúng ta thành tựu tâm khiêm hạ, mà khi có tâm khiêm hạ, chúng ta sẽ thành tựu nhiều công đức lành về sau. Đến khi lớn dần lên, người lớn để ta kính trọng chết dần, người nhỏ hơn như con cháu em út phải kính trọng ta sinh ra nhiều thêm. Ta bước dần vào một môi trường được kính trọng, ngược hẳn với lúc nhỏ. Đây chính là lúc nguy hiểm vì khi ?obị? kính trọng nhiều như thế, chúng ta sẽ rơi vào cảm giác khoái chí của kiêu mạn lúc nào không hay. Ta bị đẩy vào kiêu mạn mà mình không hề muốn. Và như đã nói, kiêu mạn làm hư hỏng tâm hồn nhanh chóng.
    Ngạn ngữ Việt Nam có câu: Già sinh tật, đất sinh cỏ, là do ông bà ta đúc kết từ kinh nghiệm cuộc sống thực tế. Ông bà ta thấy sao ai lớn tuổi rồi tự nhiên khó tính cáu gắt, hờn giận, bèn gọi là già sinh tật, mà không hiểu tại sao, bèn cho rằng chuyện già sinh tật cũng tự nhiên như đất sinh cỏ vậy thôi. Thật ra sinh tật là dấu hiệu tâm hồn bị hỏng, bởi kiêu mạn. Khi chưa bị kiêu mạn bởi tuổi tác, chúng ta dễ là người độ lượng, tha thứ, từ tốn dễ thương. Khi có kiêu mạn vì tuổi tác rồi, những đức tính dễ thương hồi trẻ mất dần, chúng ta bắt đầu xuất hiện thái độ hay cự nự, nằm bỏ cơm không ăn, trách móc hờn dỗi đủ chuyện làm con cháu khổ sở.
    Để tránh bệnh sinh tật lúc già đó, chúng ta phải chuẩn bị tu tập tâm khiêm hạ ngay từ bây giờ, nếu không về già làm khổ con khổ cháu.
  5. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    Sau một hồi thì thấy rằng con nhang đệ tử Tinhnguyen08 đã đánh mất dần tinh thần rao giảng vì HPGĐ mà đã viện kinh phật ra để đối đáp chan chát, hù doạ người ta đến khiếp. Kể ra đi tu cũng hay! Kiểu gì cũng chan chát lại được, mờ lại lúc nào cũng đường hoàng là kinh của phật, khỏi sợ người ta nói mình ngoa. Thế này chắc mình sẽ quyết chí đi tu, học lấy dăm bài kinh làm lưng vốn để đi cãi nhau và hù thiên hạ.
    Tu chưa đến nơi đến chốn, chẳng bằng cứ làm phàm phu tục tĩu, í nhầm, phàm phu tục tử, làm chầu thịt chó với tí cay, tâm hồn đảm bảo không có còn vớ vẩn cái gì mà hỉ nội ái ố nữa.
    A DI PHÒ PHÒ! Thiện tai! Thiện taiiiiiiiiiiiiiiiiiiii!
    Định bày thêm cho đồng chí cundc mấy chiêu nữa nhưng mờ thôi. Sợ đem ra thuyết giảng, tay chủ hàng nét lại đóng cửa hàng lên chùa đi tu thì thiên hạ mất chỗ chát.
  6. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Ối zời ơi bà chị ơi, còn nói nhiều làm gì. Em cảm thấy chị em mình bi giờ như kiểu là á "cún cứ sủa đoàn người cứ đi" í chị ạ. Thôi hay là mình để yên chỗ này để đồng chí í tiếp tục miệng Nam mô đi chị ơi. Kẻo rồi mình bị mang tiếng là báng bổ nọ kia.
    Thôi, có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Tránh voi chẳng xấu mặt nào, nhở chị nhở?
    Cun cút chuồn như cún
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Tâm lý con người ai cũng muốn được tôn trọng, được vâng lời. Ta chỉ thích đến nơi đâu mà ta được tôn trọng, và sẽ tránh xa nơi mình bị coi thường. Ai cũng vậy, cũng cần được yêu thương và tôn trọng. Biết như thế, ta phải tu dưỡng đạo đức sao cho có thể yêu thương và tôn trọng mọi người tràn đầy.
    Chúng ta tu tập Từ bi để yêu thương, chúng ta tu tập Khiêm hạ để tôn trọng. Có thể chúng ta không có tiền bạc vật chất để biếu tặng mọi người, đôi khi chúng ta cũng chưa đủ Phật Pháp để san sẻ với người, nhưng chúng ta có thể có rất nhiều tình Thương yêu và sự Tôn trọng để dâng tặng cho cuộc đời, cho con người. Lòng thương yêu và sự tôn trọng đó cũng khiến cho nhau được an vui ấm áp.
  8. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    Ta ơi, ta đã tu dưỡng đến mức yêu thương bọn phàm phu tục tĩu hay chọc ngoáy như tớ đây chưa hở ta? Ta làm ơn từ bi hỉ xả phổ độ chúng sinh, xoè một ít cái tình thương yêu chan chứa ứ hự ra đi ta ơi, chứ ta cứ chan chát thế này lại chẳng thành ra miệng nam mô bụng một bồ... chan chát. Tình thương chỉ bám hờ ở trên miệng với đầu ngón tay, nói với viết một hồi thì văng đi đâu mất hết, còn lại toàn ta thế này ta thế kia thôi ta ơi.
    Ta cũng thích được tôn trọng, cũng thích đến chỗ nào được tôn trọng,..., ta cũng thích được nịnh bợ phỉnh phờ,..., ta cũng hỉ nộ ái ố. Không ăn được thịt chó thì đi chén giả cầy với tớ đi ta ơi! Coi bộ giả cầy hợp với ta lém! Làm một phát nào!
    Cún chuồn là phải, lỡ ta chuyển từ giả cầy sang thịt chó thật thì có phải là teo đời cún không?!!!
  9. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Nào nào đồng chí chị hairy ... Chị ơi chị à, chị không thấy là Đại Đức gì gì kia đang rất kiên nhẫn để giúp cho chúng ta "ngộ ra" một cái gì đó không? Chị ơi chị à, đừng có nói người ta thế nọ thế kia , kẻo rồi lại động chạm, rồi lại báng bổ. Nhớ chị nhớ! Đừng nói thế nữa nhớ!
    Bi giờ chị em mình cần phải cảm thấy rất là phục người kia, bình tĩnh và kiên nhẫn để cảm hoá chúng ta. Chị nhờ? Khi nào mình thấy rằng đã được cảm hoá rồi, mình sẽ phải cảm ơn đấy. Chị ơi, chuẩn bị tinh thần cảm ơn lòng từ bi hỷ xả đã giúp ta giác ngộ cái sự hạnh phúc mà không cần tiền bạc gì đi.
    À, nhầm... cũng phải có tiền trả cho Nhà Bưu thì mới được online, thì mới được đọc những cái hay ho, thì mới được giác ngộ. Chị nhở? OÀi... mỗi lần nhìn cái Chủ Đề có chữ Tiền là em lại nghĩ đến Tiền. Khổ quá cơ.
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Nhớ rằng hễ là con người, ai cũng cần được, và đáng được thương yêu tôn trọng. Chúng ta không được quên điều này.
    Chúng ta không nên đòi hỏi sự tôn trọng cho chính mình, vì đó là tham vọng và kiêu mạn, nhưng chúng ta lại có bổn phận tôn trọng người. Đây là nguyên tắc của Đạo đức.
    Tâm kiêu mạn còn sinh ra một khát vọng ghê gớm hơn, chính là tham vọng quyền lực. Đây cũng là một bản năng rất sâu kín của con người, rất nguy hiểm. Sở dĩ người ta muốn có quyền lực bởi vì quyền lực cho người ta được quyền quyết định số phận của người khác, được người khác phải vâng phục, sợ hãi, cung kính.
    Nếu thích người khác phải nghe lời mình, chúng ta cũng đang ngấm ngầm có tham vọng quyền lực rồi đấy. Người tu đúng thích nghe lời người khác để diệt bản ngã, nhất là được vâng lời những kẻ trí tuệ đạo hạnh thanh cao. Người không biết tu thì thích được người khác vâng lời mình. Đó là dấu hiệu của kiêu mạn, tham vọng, ngã chấp, và dĩ nhiên là tội lỗi.
    Kiêu mạn tàn phá công đức, nhân cách
    Ở mức độ thấp, kiêu mạn phá dần những đức tính tốt của mình, làm cho mình trở nên xấu đi. Ngay cái ý niệm tự cho mình hơn người khác cũng là xấu rồi.
    Còn ở mức độ lớn, kiêu mạn lộ ra bên ngoài khiến ta làm nhiều chuyện ác độc
    Kiêu mạn luôn dẫn đến ô nhiễm.
    Ô nhiễm được biểu hiện ra 5 điều sau đây:
    Nóng nảy ?" Tham ái ?" Tham dục ?" tham vật chất ?" Chuộng hình thức

Chia sẻ trang này