1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hạnh phúc không chỉ được mua bằng tiền

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi Tinhnguyen08, 10/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Khi khiêm hạ, thấy mình tầm thường nhỏ bé, tự nhiên ta dễ nhìn thấy ưu điểm của người để học hỏi. Đó cũng là động cơ khiến ta biết lằng nghe ý kiến của người khác. Rồi những khi tìm thấy những điều hay của người, lòng chúng ta hoan hỷ tán thán. Và khi biết hoan hỷ trước ưu điểm của người, Nhân quả sẽ cho chúng ta một quả báo lành tương tự ở vị lai. Khi cảm phục, hoan hỷ tán thán điều lành của người, tự nhiên điều lành đó sẽ dính vào tâm ta, trở thành của ta mà không mất công huân tập nhiều.
    Ví dụ ta trông thấy người có đức tính trầm tĩnh kỳ lạ và đem lòng ngưỡng mộ. Sau này tự nhiên ta cũng bắt đầu có tính cách trầm tĩnh giống giống như vậy.
    Tâm khiêm hạ giống như cái trũng sâu khiến cho bao nhiêu nước đổ dồn về. Người khiêm hạ sẽ từ từ lấy được vô số đức tính tốt trong thiên hạ. Lão tử có câu nói nỗi tiếng: Tại sao biển cả làm vua của trăm sông, bởi vì biển thấp mà sông cao nên các sông phải chầu về. Cũng vậy, vì ta thấp xuống nên những ưu điểm của mọi người tìm về đọng lại. Nếu ta đứng lên cao như ngọn núi đá sừng sững thì các ưu điểm từ từ chảy đi mất cả. Khi kiêu mạn, ta sẽ ngày càng cô độc và cằn cỗi như ngọn núi đá khô khan đó vậy.
    Chúng ta nên lưu ý một điểm khá quan trọng khi đang tu tập tâm khiên hạ, đó là tránh quan điểm độc tôn về pháp môn. Thông thường thì khi chúng ta chọn pháp môn nào để tu đều đã nhận định rằng đó là pháp môn hay nhất, ưu việt nhất. Và một hệ quả tất yếu phải đến đó là cho rằng mình hay hơn những người đang tu các pháp môn khác. Không biết kết quả tu hành về sau thế nào, nhưng ngay hiện tại thì ta đang rơi vào lỗi kiêu mạn.
    Có khiêm hạ, ta dễ thương yêu con người; có Từ bi, ta cũng dễ tôn trọng con người.
    Đôi khi ta cũng làm nên được nhiều điều tốt. Nhưng đó chính là những lúc ta phải nhanh chóng kiểm soát tâm tự hào kiêu mạn của mình, và phải luôn tự nhắc rằng mình chỉ là cát bụi cỏ rác. Đó là câu thần chú linh nghiệm để đối trị tâm kiêu mạn mỗi khi ta muốn tự khen mình, hoặc được ai đó khen ngợi mình.
    Người ta có thể xem thường ta nếu ta có thái độ khúm núm khiêm tốn ?
    Còn bị người khác xem thường tức là chưa đủ phước, cứ tiếp tục tôn trọng mọi người. Sau này đủ phước tự nhiên ta lại được yêu mến và tôn trọng.
  2. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Mô Phật!
    Thí chủ này nói rất phải. Nhưng mà thật sự rằng thì là mà là bần tăng vẫn chưa rõ HẠnh Phúc là cái gì. Niềm vui thì biết một ít, còn Hạnh phúc không biết là cái gì thì làm răng mà "rung" hoà được đây?
    Mô Phật!
    -------------------
    Nghe lời ai đó nên bần tăng đã tu hành được ít lâu.... Đấy... hôm nay bỏ cả giấc ngủ để tu đến gần 4 giờ đồng hồ tại miền online này rồi đây này. Chị hairyscary ơi! Hôm nay chị tu được bao nhiêu lâu?
  3. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    Cái gì mà chưa chi đã bần tăng bần ni loạn lên rồi thế cún! Tu trên internet thì phải xưng là bần nick mới phong cách xì tin!
    Còn tớ thì tu tẹo gì đâu! Vừa chén thịt cầy xong, sư phò bảo cẩn thận đau bụng vì phật ở dạ dày!? (A DI PHÒ PHÒ, THIỆN TAI, THIỆN TAI)
    Tự vì là ngồi lại ngâm kíu thì thấy ban đầu sư phò còn bao la mật với bao la đường gì đó, nghe ra thì còn có hơi hướng hạnh phúc một tí; dưng mà sau đó thì sư phò lên cơn doạ dẫm một thôi một hồi, rồi lại chuyển tông qua dạy đời. Mình thì khổng, lão, rồi Các Mác, Ănghen, Mao chổi xể, nhồi nhét bao nhiên thứ rồi, thêm quả tu dở này thì tẩu hoả nhập ma mất. Ngộ ra đến đây thì thấy chán, mới thấy rằng tu dở chẳng bằng ăn thịt chó thật. Thế nên đi làm một bụng thịt cầy. Hôm nay lại được ngày mát giời. Giờ vẫn thấy bụng dạ êm ru. Đúng là sống ở trên đời ăn miếng dồi chó, lên cõi nát bàn chẳng có mà ăn.
    Để lúc nào giã rượu tớ kể chuyện học dở cho đồng chí em nghe. Chuyện tiếu lâm VN thôi, cũng hơi tục một tí tẹo tèo teo, nhưng mà học dở đi với tu dở thì nó cũng hợp nhau lắm.
    Sư phò bỏ phắt quả hạnh phúc để doạ mình vãi ra, rồi lại dạy khiêm hạ gì gì, nghe nó cứ hài hài. Này nhớ, thí chủ không nghe bần nick thì bần nick nói cho mà biết là thế này thế này nhớ, sợ chưa, sợ rồi thì phải thế này thế này nhớ....
    Ku bạn hôm trước đọc xong trang đầu bảo nghề nào cũng thế..., thảo nào mấy con ca ve nó bố thí ba la mật tài thế... cứ ngọt như đường hoá học ý. Mấy bà sồn sồn nhảy dựng lên, còn mình thì nghe xong lại càng sợ đi tu.
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Lầm lỗi là một vấn đề lớn của con người. Trong chúng ta không ai dám nhận từ nhỏ đến lớn mình không hề lầm lỗi. Như vậy, một sự thật mà chúng ta phải thấy, phải đối diện là chúng ta luôn sống trong những lầm lỗi, lầm lỗi của người khác và của chính mình.
    Về lỗi lầm của chính mình, mỗi người đang từng bước tu sửa. Còn đối với lỗi của người khác, chúng ta phải có thái độ như thế nào ?
    Có câu chuyện xảy ra tại một phiên tòa mà người đời thường nhắc đến như một bài học kinh nghiệm cho các bậc cha mẹ trong việc giáo dục con cái. Chuyện kể rằng, trước khi xử tội tử hình một bị cáo, quan tòa hỏi anh ta:
    - Nguyện vọng cuối cùng của anh là gì ?
    Anh ta trả lời:
    - Tôi muốn được ôm mẹ tôi một lần cuối .
    Mong ước thật chính đáng nên người ta vội mời bà mẹ đến. Tưởng người con sẽ ôm hôn mẹ thắm thiết, không ngờ anh ta đánh mẹ một cái rất mạnh làm bà mẹ muốn ngất xỉu. Anh ta ràn rụa nước mắt và nói:?oTại người đàn bà này nên tôi mới bị chết một cách nhục nhã?. Sau đó, anh ta đau đớn kể lại rằng, hồi còn nhỏ, lần đầu tiên khi qua nhà hàng xóm ăn cắp được một cái hộp quẹt về, anh được mẹ khen:?o Thằng này khôn?. Cứ thế, lớn lên anh ta trở thành một tên cướp của, giết người.
    Trong giai đoạn tu học, có những lỗi nhỏ tưởng không có gì quan trọng nhưng nó là sự đổ vỡ lớn lao về sau. Nguy hiểm như vậy nên khi thấy huynh đệ phạm lỗi, chúng ta phải hiểu điều đó không đơn giản và tìm cách nhắc nhở để họ sưả chữa
    Như vậy, phải thừa nhận một điều là trên bước đường tu hành, chúng ta vẫn còn phạm lỗi lầm và người chung chúng ta vẫn còn phạm lỗi lầm, nhưng điều quan trọng là chúng ta biết sửa chữa và vượt qua.
  5. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Đồng chí chị dạy phải lắm ạ!
    Bi giờ em xin xưng là "bần nick"cho nó... xì tin.
    Ơ... bạn gì bạn ý đang giảng giải 2 chị em mình là: "huynh đệ" có lỗi thì "ta" phải nhận rõ tầm quan trọng của việc nhắc nhở và giúp đỡ sửa lỗi. hì..... Nhắc nhở cái kiểu tổng xỉ vả cũng hay đấy!?!?!
    Lần sau đ/c chị có lỗi post bài là em tổng xỉ vả đấy nhé. Nhớ tiếp thu mà sửa chữa. Ngược lại, đ/c em cũng thế.
    À, hay là giải trí tí đê! Vui mà học, học mà vui!!!
    Bây giờ chúng ta cũng nhau phân tích cái "tít" Hạnh phúc không chỉ được mua bằng tiên đi chị đi!
    Cá nhân em thì em thấy câu đấy có vấn đề. Thôi để mai nói tiếp đi. Em buồn ngủ quá.
    Ngủ đây. Hạnh phúc là đêm đến còn có chăn gối mà ngủ. Đi hạnh phúc đây!
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Khi thấy người khác phạm lỗi, chúng ta sẽ xuất hiện một trong ba tình huống, ba thái độ như sau :
    a.Thứ nhất: Chỉ trích.
    Chỉ trích tức là công kích gay gắt, rêu rao lỗi của người đó ra cho mọi người biết. Trường hợp này xuất hiện khi chấp ngã nặng, từ bi ít. Tại sao khi từ bi ít, chấp ngã nặng, chúng ta sẽ có hành vi chỉ trích người khác khi người đó có lỗi ? Đơn giản là vì ta luôn luôn muốn hơn người khác.
    Thay vì muốn làm cái gì hơn người khác, ta chờ người khác có lỗi để ta hơn. Người ta phạm lỗi gì mà ta không phạm, tức là ta hơn người. Muốn chứng tỏ cho mọi người biết ta hơn người khác thì ta phải chỉ trích.
    Đó là lý do tại sao người ta thường hay nói xấu nhau. Khi biết người có lỗi, ta đem lỗi đó nói cho người khác nghe là chúng ta đã bị tâm lý kiêu mạn đó chi phối. Cái tâm luôn cho rằng, hễ người khác dở tức mình giỏi, là tâm hơn thua, tâm kiêu mạn, tâm này rất ghê gớm.

    b. Thứ hai: Chỉ lỗi.
    Khi thấy người khác có lỗi mà ta lại là người chấp ngã nhẹ, từ bi nhiều, chúng ta sẽ cảm thấy xót xa. Vì chúng ta biết rằng, hễ người khác có lỗi thì sau này người ấy sẽ chịu quả báo. Nhìn trên luật Nhân Quả, người có tâm đạo do chấp ngã nhẹ, từ bi lớn, người đó hiểu nhân quả rất sâu. Từ chỗ xót xa, hai tâm niệm sẽ phát sinh. Một là ta không muốn cho ai biết vì sợ người khác bị tổn thương danh dự. Hai là ta tìm cách khuyên can, giãi bày để người khác đừng phạm lỗi nữa.
    c. Thứ ba: Bỏ mặc.
    Đó là ba thái độ chúng ta thường gặp khi đứng trước lỗi lầm của người khác. Những thái độ đó tùy thuộc vào tâm từ bi và mức độ chấp ngã của mỗi người.
    Trong ba trường hợp, chúng ta tuyệt đối tránh việc chỉ trích, và cũng tránh luôn sự bỏ mặc, chỉ giúp cho nhau vượt qua lỗi lầm trong tình thương yêu
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Khi chỉ lỗi người khác, chúng ta cần lưu ý một điều là phải kín đáo, không được bực dọc chỉ trích, rao lỗi của người ra ngoài. Đó cũng là nguyên tắc. Vì người ta chỉ quyết tâm tu hành, chỉ được thúc đẩy, khuyến khích khi thấy những tấm gương tốt. Khi nghe nhiều chuyện xấu ,người tasẽ dễ thoái tâm. Nhất là trong hoàn cảnh khó khăn, người ta rất cần sự động viên, sự khuyến khích của người khác. Chúng ta nên đem lại cho họ niềm tin yêu vào cuộc sống, con người. Một khi tin rằng trên đời này vẫn còn nhiều người tốt, vẫn có những tấm gương Đạo đức cao cả, họ sẽ vượt qua được những kho ùkhăn trở ngại trứớc mắt.
    Câu chuyện về một nữ Phật tử bị tàn phế sau một tai nạn xe lửa khiến nhiều ngươiø xúc động. Cô là người hiểu biết nhưng rủi ro bị xe lửa cán đứt hai chân. Một lần, khi qua đường rầy, tự nhiên cô bị vấp té, không đứng dậy được, không nhúc nhích được trong khi xe lửa đang lao tới. Xe lửa đã cán qua người cô khiến cô mất đôi chân, phải đi bằng đôi chân giả. Cô vô cùng đau khổ, vì cánh cửa bước vào tương lai của đời cô đang mở ra phơi phới, bỗng dưng đóng sầm lại khi thân hình bị tàn phế. Nhưng điều kì diệu là người con gái đó không ngã gục trước bất hạnh của cuộc đời mình. Sau khi nghe băng, đọc sách, hiểu ra được nhiều điều, cô bắt đầu làm việc từ thiện. Cô đến thăm một trường mù và thấy rằng những người này còn bất hạnh hơn mình. Người mù thường chỉ tiếp xúc với thế giới bên ngoài qua việc đọc sách bằng chữ nổi. Nhưng sách chữ nổi khó in nên rất hiếm. Không tiếp xúc được với thế giới bên ngoài, tâm tư họ bị trầm uất, mặc cảm, nhiều người bị điên, người mù rất dễ bị điên. Cô hiểu điều đó và đã đọc chuyện vào băng Cassette mang đến cho họ. Nhờ đó, những người mù cảm thầy đỡ buồn hơn, đỡ cô đơn hơn. Khi đem lại được niềm vui cho người khác, nỗi buồn trong cô cũng đột nhiên tan biến. Cô quên rằng mình là một người tật nguyền và sống rất vui vẻ, hồn nhiên. Câu chuyện về cuộc đời một cô gái vượt lên số phận, tự hoá giải nỗi buồn của mình bằng cách đem niềm vui đến cho những người bất hạnh đã được báo chí ca ngợi khiến nhiều người cảm phục. Khi đọc báo, nhiều sinh viên đã viết thư bày tỏ lòng cảm phục với cô và cũng muốn làm việc từ thiện như vậy.
    Người ta cũng chỉ xúc động, muốn làm việc thiện khi thấy những tấm gương tốt. Bởi vậy, trong cuộc sống, mỗi người nên đi tìm những tấm gương tốt xung quanh mình để kể lại cho người khác nghe.
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4

    Nóng nảy (Sân):
    Là trạng thái mất bình tĩnh do bực bội khó chịu gây nên và thường khiến chúng ta phải đưa ra những phản ứng mạnh.
    Trạng thái mất bình tĩnh thường có nhiều loại. Khi gặp điều gì vui mừng, chúng ta cũng có thể rơi vào trạng thái mất bình tĩnh. Nhưng mất bình tĩnh ở đây không phải do bực bội khó chịu nên không thành vấn đề, không gọi là sân.
    Ví dụ,
    do cố gắng học hành, rèn luyện, cuối năm ta được đánh giá cao, được khen thưởng. Nghe tin ấy, ta rất mừng và có những cử chỉ lúng túng, vụng về. Đó cũng là trạng thái mất bình tĩnh nhưng không gọi là sân.
    Vậy, những tâm lý bực bội, khó chịu thường xảy ra khi nào?
    Trước hết, tâm lý ấy xuất hiện khi chúng ta bị xúc phạm danh dự hay thân thể. Hay nói cách khác, khi ta bị đánh vào bản ngã. Nếu không đánh vào bản ngã, không xúc phạm tới bản ngã thì chúng ta không nổi sân. Nhưng như thế nào gọi là chạm tới bản ngã?ù Tùy theo cái mà ta chấp. Hễ chúng ta chấp tới mức độ nào đó mà bị người khác chạm tới thì lúc ấy gọi là bị chạm tới bản ngã và tự nhiên ta sẽ nổi sân.
    Chẳng hạn, cái chấp căn bản của con người là chấp cái thân này là ta. Như vậy, ai xúc chạm tới cái thân này thì sẽ có vấn đề, sẽ làm cho mình nổi sân. Có nhiều trường hợp được coi là chạm tới cái thân này .
    Ví dụ, mỗi ngày chúng ta đều soi gương hai ba lần và cảm thấy tự hào vì mình là hoa khôi của trường. Một hôm, bỗng dưng có người nhìn ta và cho rằng mặt ta trông hắc ám quá. Do chấp cái thân mỗi ngày như vậy nên khi nghe lời nhận xét, ta cảm thấy giận. Cái bực bội, khó chịu, cái cảm giác mất bình tĩnh cứ trào lên. Trạng thái ấy gọi là sân khi chúng ta bị lời nói xúc chạm đến thân mình.
    Hoặc trong một lần tranh luận, ta bị người khác tát một cái vào má. Cái cảm giác bị tát đau vào má cũng là cảm giác bị xúc chạm vào bản ngã làm cho ta nổi cơn giận dữ. Trạng thái nổi sân do bị xúc chạm vào thân thể là cái chấp thô thiển nhất, căn bản nhất mà ai cũng gặp phải.
    Nếu mỗi ngày chúng ta không ngồi thiền điều thân để thấy thân này là vô thường, hư ảo thì khi bị người khác xúc chạm, ta sẽ thấy khó chịu ngay. Ngược lại, nếu mỗi ngày chúng ta đều ngồi thiền điều thân, coi thân này là vô thường, hư ảo lâu ngày cho trở thành đạo lực, thì chúng ta sẽ không chấp thân, trong hòan cảnh nào cũng có thể bình thản được.
    Có một cách chữa?onấc cục? theo kiểu dân gian rất hiệu quả. Đó là tìm cách làm cho người ta nổi giận, làm cho họ phản ứng mạnh, tự nhiên ?onấc cục? sẽ biến mất. Có người áp dụng ?omẹo? này để chữa ?onấc cục? cho một Thầy trong chùa nhưng không có hiệu quả. Vì người tu hành không dễ dàng bị kích độïng. Có lẽ nhờ quá trình điều thân nên họ không mất bình tĩnh, không giận dữ trong bất kỳ tình huống nào.
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Ðại Thiện Ðại Ác
    Vượt Ra Ngoài Số Mạng
    Vận mệnh có thể sửa đổi,
    khả năng sửa đổi ở trong tay mình.
    Xưa kia có một vị họ Viên hiệu Liễu Phàm, tên Học Hải, là một danh nho đời nhà Minh, lúc nhỏ chàng hay đọc sách nhưng phụ thân muốn chàng học nghề thuốc để tế thế cứu người, cho nên chàng liền cải đổi học y. Về sau, chàng gặp một vị tướng số râu dài nói với chàng rằng: "Ngài có số làm quan, ngài nên đọc sách để có thể làm quan lớn. Vào ngày đó tháng đó thì ngài sẽ đậu tú tài; năm đó tháng đó ngày đó ngài sẽ được làm huyện quan, bổng lộc rất nhiều, bao nhiêu đó... Rồi năm nọ tháng kia ngài sẽ được thăng quan tiến chức bỗng lộc bao nhiêu bao nhiêu... Cho đến năm năm mươi bốn tuổi, ngày 14 tháng 8 nửa đêm ngài sẽ mệnh chung, suốt đời không có con cái gì cả." Do vậy cho nên Viên Học Hải mới đổi môn học, thì quả đúng như lời toán số, mười phần linh nghiệm. Bởi vì mệnh vận đã định rồi cho nên chàng chẳng cần tinh tấn, chẳng cầu tiến bộ. Suốt ngày chỉ du sơn ngoạn thủy.
    Một hôm nọ chàng tới núi Thê Hà, tại đó có một vị thiền sư tên là Vân Cốc. Khi chàng tới bái kiến vị thiền sư này; Thiền-sư Vân Cốc liền đưa cho chàng một bồ đoàn. Hai người ngồi đối diện như vậy suốt ba ngày, thiền sư cảm thấy rất là kỳ lạ, hỏi rằng: "Ngài từ đâu tới? Có thể ba ngày đêm ngồi bất động chẳng có vọng tưởng, hẳn rằng ngài là một vị kỳ nhân tu đạo."
    Họ Viên đáp: "Bởi vì tất cả mọi sự đều do vận mệnh an bài, nên tôi chẳng tham chẳng cầu, chẳng có vọng tưởng gì cả."
    Vị thiền sư nghe nói liền tiếp lời: "Tôi tưởng ngài là một bậc phi thường, nhưng hóa ra ngài chỉ là một kẻ phàm phu tục tử."
    Họ Viên nghe thế, lấy làm không vui, mới hỏi rằng: "Sao thiền sư nói tôi chỉ là một kẻ phàm phu tục tử?"
    Thiền sư trả lời: "Nếu không phải là phàm phu thì tại sao lại bị vận mệnh trói buộc?"
    Họ Viên liền hỏi: "Vận mệnh trốn thoát được chăng?"
    Thiền sư đáp rằng: "Ngài là kẻ thư sinh đọc sách, sao lại không biết trong Kinh Dịch có một câu nói rất rõ là: "Thú kiết tỵ hung," nghĩa là tới chỗ tốt, tránh chỗ xấu. Nếu mà số mạng không thể trốn được thì làm sao tới chốn an tường, tránh xa điềm dữ.
    Họ Viên nghe thấy liền đại ngộ, lập tức đổi tên mình thành Liễu Phàm. Ý nói rằng từ ngày hôm nay về sau mình không còn là kẻ phàm phu nữa. Từ đó về sau, chàng luôn làm việc thiện, tích phước tích đức khiến những điều mà vị tướng số nói không còn linh nghiệm nữa. Viên Liễu Phàm sống đến hơn tám mươi tuổi, có ba người con. Bởi vậy vận mệnh không phải là nhất định, điều tốt xấu kiết hung cũng không phải nhất định. Cổ nhân nói rằng: "Quân tử tạo mệnh." Người có đạo đức, chính nhân quân tử thì có thể sửa đổi được vận mệnh, siêu xuất khỏi số mệnh mình.
    Tại sao có điều chẳng lành xảy ra? Ðó là vì trong tâm mình chẳng lành, mình luôn trồng những thứ nhân ác thì đương nhiên sẽ gặt những thứ ác báo. Nếu như mình có thể sửa đổi lỗi lầm, làm lành tránh dữ, thì mình có thể thú kiết tỵ hung. Từ chuyện này mà suy ra rằng vận mệnh có thể thay đổi, mà chính năng lực thay đổi đó lại ở trong tay mình. Rằng: "Ðại thiện đại ác, vượt ra ngoài số mạng."
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Tổ Quy Sơn kể chuyện: ?oMột người vào rừng bị voi đuổi, cắm đầu chạy tới một cái giếng cạn. Cây đa trên bờ giếng thả một rễ dài trong lòng giếng. Người ấy vội nắm rễ đa, định tuột xuống giếng để tránh voi. Nào ngờ đáy giếng có ba con rồng đang ngửa lên phun lửa. Bốn bên thành giếng có bốn con rắn độc đang le lưỡi nhe nanh. Chỉ còn trông cậy ở sợi dây toòng ten để tạm sống, thì oái oăm thay, sợi dây lại bị hai con chuột, một đen, một trắng cứ thay nhau gặm. Mạng sống thật mong manh. Trong bối rối, người ấy ngửa mặt lên trời. Bỗng năm con ong bay qua, để rơi vào miệng anh mấy giọt mật. Mải liếm mật ngọt, anh quên hết nguy nan?.
    Voi đuổi: Vô thường đang bức bách con người đi đến cái chết.
    Sợi rễ đa tòng teng trong giếng: Mạng sống mong manh của kiếp người.
    Ba rồng độc phun lửa ở đáy giếng: vì bị ba độc Tham, Sân, Si nung nấu, con người tạo nghiệp tam đồ, chỉ còn chờ mạng sống đứt là rơi vào địa ngục ngã quỷ bàng sanh. (Tham lam, nóng giận, si ngốc).
    Bốn rắn độc: hiện tại thân là đất nước gió lửa , bốn đại hằng gây bệnh hoạn, chỉ đợi duyên là tan rã.
    Chuột đen: đêm, chuột trắng : ngày. Ngày đêm đi qua, mạng sống mòn dần, cái chết sắp tới..
    Năm giọt mật: 5 dục: tiền tài, sắc đẹp, danh giá, ăn ngon, ngủ nghỉ. Gặp 5 thứ này con người say đắm, quên hết lo âu nguy hiểm.
    Câu chuyện cảnh sách rằng: Vô thường vội vàng, mệnh trong hơi thở (phút trước còn nói còn cười, phút sau đã chết), phải nỗ lực tiến tu (,làm việc thiện), đừng nhàn nhã qua ngày ...

Chia sẻ trang này