1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hạnh phúc với cuộc sống: Không xem bất cứ điều gì là Thiết yếu

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi rubimos2002, 28/10/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rubimos2002

    rubimos2002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2010
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]


    Giải phóng bản thân bạn khỏi tất cả những cái “phải”, “cần phải”…

    Stress là một trong những kẻ chính giết chết hạnh phúc. Nó có nhiều hình thức – tức giận, lo lắng, trầm cảm và tội lỗi. Điều mà phần lớn mọi người không hiểu, đó là stress không phải do những thách thức và khó khăn mà một người đương đầu trong cuộc sống mang lại. Đúng hơn là, con người gây ra stress cho bản thân họ. Vì họ gây ra nó nên họ có thể ngăn ngừa nó. Hãy để tôi làm sáng tỏ với ba thân chủ đến văn phòng của tôi tuần qua.

    David 52 tuổi gần đây đã ly thân với người vợ chung sống 20 năm. Một giáo viên cấp hai với hai cô con gái nhỏ, vợ anh đã bỏ đi cho đến khi nào anh tìm được cách để quản lý bản thân anh, cô nói, “như một con người văn minh.” Anh nói với tôi là thứ mà vợ anh thấy không thể chịu đựng được là tính cục cằn, gắt gỏng, thói khó chịu liên miên của anh, thậm chí những hành động cáu bẳn đối với vợ con vào lúc mới thức dậy cho tới lúc đi ngủ. Anh thừa nhận anh là “một con gấu để mà ở cùng.”

    Qua những chữ in hoa tô đậm, Emily 20 tuổi đã bộc lộ những lo lắng, phiền muộn của cô, như một cách để thể hiện sự khó chịu với đống giấy tờ ấy. Tóc vàng, cao ráo và khoẻ mạnh, cô chia sẻ rằng cô từng bị trầm cảm nặng khoảng chừng 7 tháng trước khi nó khiến cô bỏ học đại học University of Virginia. Cô gánh một trách nhiệm nặng nề trong học kỳ này, làm công việc giúp đỡ cộng đồng 10 h mỗi tuần, và duy trì một mối quan hệ cách xa về địa lý với một người đàn ông trẻ ở một trường đại học xa xôi. Cô cảm thấy chứng stress của cô bắt đầu xuất hiện trở lại để cảnh báo và quyết định làm điều gì đó trước khi nó mất kiểm soát.

    Gerald 37 tuổi kể với tôi rằng anh cảm thấy sắp nổ tung. Là một chuyên gia võ thuật, anh gần đây đã xô một người bạn của anh ngã xuống đất và trong cơn thất vọng đã đấm thủng một lỗ lên tường phòng ngủ nhà anh. Anh ấy nói quá nhanh đến nỗi tôi thường xuyên phải yêu cầu anh chậm lại để tôi có thể hiểu điều anh nói. Anh liên tục ngắt lời tôi và lao từ chủ đề này sang chủ đề khác. Bạn không cần là một thiên tài để phát hiện ra bên dưới cơn giận của nhân viên bất động sản này là một trạng thái lo lắng và căng thẳng liên tục.

    Chắc chắn là hoàn cảnh của 3 người đó là khác nhau. Nhưng David, Emily, và Gerald đều chia sẻ một điểm chung quan trọng: họ đều tiếp cận cuộc sống với một trạng thái tâm lý ‘Bắt buộc phải có’ trở thành thói quen sâu sắc. Hãy nghe một ví dụ từ họ trong buổi nói chuyện đầu tiên của chúng tôi.

    David –
    “Tôi phải đưa con đi học đúng giờ.”
    “Tôi phải dọn dẹp phòng học của tôi sạch sẽ và ngăn nắp trước khi các học sinh của tôi đến.”
    “Tôi phải liên tục cập nhật những bài giảng của tôi.”

    Emily –
    “Tôi cần bạn trai của tôi yêu tôi.”
    “Tôi phải học tốt ở trường.”
    “Tôi phải là một công dân có trách nhiệm và cho lại cộng đồng.”

    Gerald –
    “Tôi phải tiếp tục với công việc giấy tờ của tôi.”
    “Tôi cần phải làm cho sếp tôi vui.”
    “Tôi phải đáp ứng được chỉ tiêu bán nhà của tôi mỗi tháng.”

    Bạn nắm được vấn đề rồi. Mỗi người họ giải quyết những thách thức trong cuộc đời họ như thể chúng là những vấn đề sống chết. Dù sự thật là không có gì mà họ trải nghiệm có thể đạt đến sự sợ hãi như vậy. Nhưng bằng cách đóng khung tư tưởng, họ tự làm điều đó cho bản thân. Họ làm bản thân trở nên stress và lo lắng bởi sự ‘buộc phải có’ của họ.

    Sự khác biệt giữa Coi trọng và Buộc phải có

    Những sự khác biệt là quan trọng. Tại sao? Vì khi chúng ta tạo một sự khác biệt thì chúng ta có một sự lựa chọn. Nếu tôi cho rằng chỉ có duy nhất kem vani tồn tại thì khi đó sự lựa chọn duy nhất tôi có là kem vani; khi tôi phân biệt vani với chocolate thì khi đó tôi có thể chọn hoặc là vani hoặc chocolate.

    Sức mạnh của sự khác biệt cũng đúng khi nói đến trạng thái tâm lý của chúng ta. Tạo ra sự khác biệt giữa việc coi trọng một thứ gì đó (tôi muốn, tôi thích, tôi khao khát) và buộc phải có nó (tôi cần, tôi phải, tôi cần phải) trao quyền cho một người đưa ra một sự lựa chọn có ý thức về việc anh/ cô ấy sẽ tiếp cận về tâm lý với những nghịch cảnh như thế nào. Và, sự lựa chọn giữa hai trạng thái tâm lý đó quyết định liệu chúng ta có phản ứng với stress hay không.

    Nhà tâm lý học người Mĩ Albert Ellis, minh hoạ những sự tàn phá của sự lựa chọn ‘buộc phải có’, cái mà ông gọi là “sự tương tự $4/$5.” Nó như sau.

    (1) Tưởng tượng bạn xem trọng hoặc muốn có $5.00 trong túi của bạn thường xuyên. Bạn nghĩ “Tôi thích nó hơn, nhưng tôi không cần nó; thật hay khi có nó trong trường hợp tôi muốn mua một thanh kẹo, bắt xe buýt hoặc bất kì thứ gì.” Sau đó bạn lục túi của bạn nhưng chỉ thấy $4.00. Cảm xúc của bạn khi tìm thấy $4.00 sẽ là chán và có lẽ thất vọng, nhưng không tuyệt vọng hoặc lo lắng. Sau tất cả, bạn chỉ xem $5.00 như một thứ đáng khao khát chứ không phải là thứ thiết yếu, bắt buộc phải có.

    (2) Bây giờ, tưởng tượng bạn thay đổi lối suy nghĩ của bạn từ việc chỉ đơn thuần ưa thích hơn hoặc muốn có $5.00 trong túi sang thấy nó là điều thiết yếu, buộc phải có. Bạn nghĩ ” Tôi cần, nhất định phải có, không thể chịu được khi có ít hơn $5.00 trong túi.” Giờ bạn lục túi của bạn và chỉ thấy $4.00. Bạn sẽ cảm thấy bị tàn phá – buồn phiền, thất vọng, tuyệt vọng, sầu não. Tại sao? Vì bạn bị tước đoạt cái mà bạn đã thuyết phục bản thân là tuyệt đối thiết yếu.

    Độc giả chú ý, bạn tìm thấy $4.00 trong mỗi trạng thái tâm lý đó. Lý do bạn chỉ phản ứng với sự thất vọng trong trường hợp đầu là vì bạn chỉ coi trọng việc có $5.00 nhưng không xem nó là thiết yếu. Ở trường hợp hai, bạn phản ứng quá mạnh mẽ vì bạn nghĩ rằng bạn nhất định cần hoặc phải có nó.

    (3) Hãy đi thêm bước nữa ở sự tương tự này. Giả sử bạn vẫn giữ niềm tin rằng bạn nhất định phải có $5.00 trong túi thường xuyên, lục túi và tìm thấy $6.00. Đa số mọi người sẽ sung sướng “Wow, nhìn xem, $6.00”. Nhằm tìm kiếm thêm sự thật, họ thú nhận là họ sẽ nhanh chóng cảm thấy lo lắng. Tại sao? Vì họ sẽ nhận ra chúng không đảm bảo rằng họ sẽ tiếp tục có được số tiền tối thiểu là $5.00, huống hồ gì $6.00, thường xuyên. Họ nghĩ : “Well, tôi có thể cần tiêu $2.00,” “Tôi có thể mất $2.00,” ”Tôi có thể tính sai” “Tôi có thể bị cướp.” Họ sẽ nhận ra luôn luôn tồn tại khả năng tìm thấy ít hơn $5.00 trong tài sản của họ.

    Bạn hiểu chưa? Bất kỳ khi nào một người nâng một khao khát, bất kì khao khát nào lên thành một sự bắt buộc phải có, thì không thể có hạnh phúc hoặc sự bình an trong tâm trí. Nếu họ nghĩ rằng họ nhất định phải thành công trong một việc gì đấy mà họ muốn, thì họ sẽ bị tàn phá nếu họ thất bại; nhưng ngay cả nếu họ thành công trong việc đạt được điều họ muốn, thì họ vẫn cảm thấy lo lắng vì họ vẫn không có sự đảm bảo rằng họ sẽ tiếp tục đạt được nó.

    Đây chính xác là lỗi logic mà David, Emily, và Gerald phạm phải. Mỗi người giữ một giá trị hợp lý là làm tốt và thành công trong mỗi thách thức mà họ đối mặt – David với những đứa con và công việc của anh, Emily với mối quan tâm về bạn trai và việc học của cô, và Gerald vơis mối quan tâm về công việc kinh doanh bất động sản. Nhưng, thứ gây ra stress cho họ là khi họ chuyển những giá trị hoặc khao khát của họ thành những điều thiết yếu sống chết.

    Nhận ra điều này trong tâm trí của bạn

    • Tất cả stress phá vỡ hạnh phúc (tức giận, lo lắng, trầm cảm, tội lỗi) được tạo ra bởi một người tin rằng điều họ muốn thì phải có được. Bất kì khao khát nào – như làm tốt và thành công trong một việc gì đó, được thích hoặc được yêu, và/hoặc muốn sự việc diễn ra theo cách họ muốn – biến thành địa hạt của một điều thiết yếu, thì họ chắc chắn bị stress trước kết quả.

    • Sự thật lạnh lùng đó là không có thứ gì trong cuộc đời là tuyệt đối thiết yếu. Một người có thể muốn làm việc tốt, muốn được ủng hộ, muốn có cuộc sống dễ dàng và được yêu thích, thì nó chưa bao giờ phải là, cần là, hoặc phải là cách đó. Dù phần lớn chúng ta xem trọng cuộc sống rất nhiều thì chúng ta thậm chí không cần phải tiếp tục sống.

    • Để hạnh phúc trong cuộc sống, chúng ta sẽ khôn ngoan khi: (1) luôn luôn nỗ lực để đạt được thứ chúng ta coi trọng; nhưng (2) không bao giờ tin vào quan điểm cho rằng chúng ta phải có thứ chúng ta muốn.

    Thực hiện nó

    Tôi giảng cho David, Emily, và Gerald sự khác biệt giữa việc ‘coi trọng’ và ‘bắt buộc phải có’ trong buổi làm việc đầu tiên với họ và giúp họ kết nối lối suy nghĩ buộc phải có của họ với chứng stress của họ. Tôi sẽ nỗ lực hết sức để giúp họ từ bỏ lối nghĩ ‘buộc phải có’ của họ để họ tiến lên.

    Để giúp bạn trải nghiệm nhiều hạnh phúc hơn trong cuộc sống, tôi đề xuất rằng bạn hãy làm bài tập sau. Tôi không thể đảm bảo nó, nhưng tôi biết bạn có một cơ hội tuyệt vời để làm giảm bớt stress tìm được nhiều niềm vui hơn nếu bạn làm vậy.

    1. Hãy rõ ràng về sự khác nhau giữa các khái niệm ‘coi trọng’ và ‘bắt buộc phải có’. Sau đó lắng nghe những từ mà bạn dùng. Bất cứ khi nào bạn nghe bản thân đang nghĩ theo lối ‘tôi cần’, ‘tôi phải có’ và ‘tôi cần phải’, nhận ra bạn đang rơi vào lối tư duy ‘bắt buộc phải có’ và nhận ra bạn đang đem đến stress không cần thiết cho bản thân.

    2. Thuyết phục bản thân rằng lối suy nghĩ ‘bắt buộc phải có’ vừa vô lý và ngu ngốc. Hãy nghĩ về nó:

    • Bất kể bạn muốn một thú gì đó nhiều như thế nào hoặc nghĩ rằng bạn có thể tốt hơn khi có nó, thì không nhất thiết bạn phải có nó. Bạn có thể có lợi khi làm tốt bài thi đó hoặc đạt được kết quả tốt trong MRI của bạn hoặc thành công trong thị trường chứng khoán, nó chỉ đang khao khát, tốt hơn hoặc quý giá, chứ không phải là thiết yếu. Không bao giờ hoà lẫn việc coi trọng với ‘bắt buộc phải có’.

    • Thực tế, không có điều gì trong cuộc đời là vô cùng quan trọng. Thật là lối suy nghĩ tuỳ tiện khi xem một thứ gì đó là vô cùng quan trọng trong khi nó chỉ đáng khao khát. Bạn sẽ không chết nếu bạn đi muộn hoặc đánh mất tình yêu của một cậu bạn trai.

    • Không có gì là điều cần thiết tuyệt đối trong thế giới này, trừ những cái bản chất nó đã là như thế. Nếu một cái gì thật sự là điều cần thiết, thì nó sẽ như vậy cho tới khi bản chất của nó khác đi. Bản chất là không thể thay đổi. Và dù là gì, thì chúng ta vẫn tiếp tục sống.

    • Nghĩ theo lối ‘bắt buộc phải có’ là ích kỷ và có tính tự yêu bản thân. Ví dụ, những gì bạn nói với bản thân là, chỉ vì bạn muốn một việc gì đó xảy ra theo một cách nào đó, thì nó phải diễn ra theo cách đó. Nhưng, lần cuối cùng tôi kiểm tra, cả bạn và tôi đều không kiểm soát vũ trụ.

    •’Bắt buộc phải có’ dẫn đến những lối suy nghĩ vô lý tạo thuận lợi cho stress lớn hơn – điều đó thật kinh khủng, tôi không thể chịu đựng được nó, chỉ trích bản thân. Tất cả những điều đó tăng thêm cho stress ở một người.

    3. Lập một danh sách tất cả những điều bạn nghĩ rằng bạn nhất định phải có. Sử dụng những lập luận chống lại việc ‘bắt buộc phải có’ mà tôi cung cấp ở trên, thuyết phục bản thân bạn, rằng bất kể điều đó đáng giá như thế nào, nó vẫn không phải là điều thiết yếu.

    4. Tập trung vào những điều bạn có đem lại cho bạn niềm vui và sự thoả mãn. Nhớ rằng, dù bạn có thể bị tước đi một thứ gì đó đáng giá thì vẫn có những thứ khác trong cuộc sống của bạn cũng có giá trị. Quyết tâm tận hưởng 100% của 90% những gì bạn có, đồng thời không cho rằng bạn không thể tồn tại chỉ vì bạn không có 10% bị thiếu.

    5. Dạy cho những người khác về sự khác nhau giữa việc coi trọng và ‘bắt buộc phải có’. Khi chúng ta dạy điều gì đó cho người khác thì bản thân chúng ta học nó tốt hơn. Việc dạy làm sự hiểu biết và sự cảm kích của chúng ta sâu sắc hơn.

    Tiến về phía trước

    Hạnh phúc với cuộc sống nói chung là một phần quan trọng của hạnh phúc chung của bạn. Một chướng ngại vật của hạnh phúc trong cuộc sống có liên quan đến việc không bị dính vào lối suy nghĩ rằng một thứ gì đó mà bạn coi trọng là hoàn toàn thiết yếu. Bất kể bạn coi trọng một thứ gì đó nhiều ra sao, đừng bao giờ nghĩ nó như một thứ thiết yếu.


    Rubi dịch
    Nguồn
    http://www.psychologytoday.com/blog/happ...ecessary-0

Chia sẻ trang này