hành tinh mới Duới đây là 2 bài báo từ các báo khác nhau vè việc phát hiện 1 hành tinh mới và tính toán của mình. BÀI 1 HANH TINH MOI Phát hiện hành tinh cực giống trái đất Các nhà thiên văn vừa phát hiện hành tinh giống trái đất nhất cho tới nay, nằm ngoài hệ mặt trời của chúng ta, nơi nước có thể chảy trên bề mặt. Hành tinh này có quỹ đạo quanh ngôi sao mờ Gliese 581, cách trái đất 20,5 năm ánh sáng, nằm trong chòm sao Libra. Các nhà khoa học đã phát hiện ra nó nhờ kính viễn vọng Eso 3,6m tại Chile. Họ cho biết nhiệt độ vừa phải trên hành tinh này có nghĩa là có thể có nước dưới dạng lỏng trên hành tinh, và do vậy cũng có khả năng trên ở đó có sự sống. "Chúng tôi ước tính nhiệt độ trung bình của hành tinh ''siêu giống trái đất'' này trong khoảng 0-40 độ C, và do vậy nước sẽ ở dạng lỏng. Hơn nữa bán kính của hành tinh chỉ lớn gấp 1,5 lần bán kính của trái đất và những mô hình khoa học dự đoán nó có cấu tạo bằng đá - giống trái đất - hoặc được bao phủ bằng các đại dương?, Stephane Udry từ Đài thiên văn Geneva, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết. Xaiver Delfosse, một thành viên của nhóm nghiên cứu nói: ?oTheo chúng tôi, nước lỏng là tối quan trọng đối với sự sống?. Ông cho rằng hành tinh này giờ đây có thể trở thành mục tiêu rất quan trọng đối với các chuyến thám hiểm vũ trụ trong tương lai nhằm tìm kiếm sự sống ngoài trái đất. Các nhà du hành vũ trụ sẽ đặt các kính viễn vọng trong không gian để thu nhận những ?otín hiệu? ánh sáng đi kèm với các quá trình sinh học, nếu có. Những đài quan sát này sẽ thăm dò dấu vết của các khí trong bầu khí quyển như khí như methane và thậm chí những chất tạo ra chất diệp lục - sắc tố của thực vật thực vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp trên trái đất. Hành tinh nói trên là nhỏ nhất trong số các hành tinh ngoài trái đất từng được phát hiện, với chu kỳ quay một vòng quanh sao mẹ chỉ mất 13 ngày. Tương ứng, khoảng cách từ nó đến sao mẹ gần hơn 14 lần so với khoảng cách trái đất - mặt trời. Tuy nhiên, do sao mẹ của nó nhỏ hơn và lạnh hơn so với mặt trời (nghĩa là sáng yếu hơn), nên hành tinh mới nằm trong vùng "có thể ở được?, nơi nước có thể ở dạng lỏng. K.H. (theo BBC) BÀI 2 Tìm thấy một hành tinh có môi trường giống Trái Đất 15:08'' 25/04/2007 (GMT+7) Các nhà thiên văn vừa phát hiện một hành tinh nằm ngoài hệ Mặt Trời có điều kiện môi trường giống như Trái Đất. Hành tinh này có nước, nhiệt độ bề mặt từ 0 - 40 độ C. Người ta hy vọng, có thể tìm thấy sự sống ở hành tinh này. Những nhà thiên văn học đã phát hiện một hành tinh mới rất giống và không lớn hơn nhiều so với trái đất, nằm ngoài hệ mặt trời. Hành tinh này quay quanh một ngôi sao có tên là Gliese 581 trong chòm sao Libra (chòm sao Thiên Bình). Các nhà khoa học đã phát hiện ra nó nhờ sử dụng kính viễn vọng Eso 3.6m đặt ở Chile. Điều đặc biệt là nước có thể chảy trên bề mặt của hành tinh này dưới dạng chất lỏng thông thường. Các nhà khoa học cũng cho biết, chính khí hậu ôn hoà của hành tinh này giúp nước có thể tồn tại dưới dạng chất lỏng, mở ra cơ hội về một nơi trú ẩn khá lý tưởng của con người trong tương lai. Theo GS Stephane Udry thuộc trung tâm nghiên cứu Geneva Observatory ở Switzerland:: ?oƯớc tính, nhiệt độ trung bình của hành tinh này dao động từ 0 đến 40 độ C. Và vì thế, nước có thể tồn tại ở dạng lỏng bình thường. Hơn nữa, bán kính của hành tinh mới này lớn gấp 1.5 lần bán kính trái đất. Do đó, chúng tôi dự đoán rằng hành tinh này cũng có đá hoặc được bao phủ bởi các đại dương giống như Trái Đất của chúng ta?. Ông tin tưởng rằng, trong tương lai, hành tinh này sẽ là mục tiêu quan trọng để các nhà khoa học có thể tìm hiểu về sự sống bên ngoài trái đất. Ngôi sao Gliese 581 được phát hiện tại đài quan sát phía bắc châu Âu (Eso), cách trái đất của chúng ta 20, 5 năm ánh sáng. Gliese 581 hiện tại có 3 hành tinh: super-Earth, 15 Earth-mass và 8 Earth-mass. Để có được phát hiện này, những nhà khoa học đã đặt nhiều thiết bị cảm ứng có thể đo được những thay đổi nhỏ nhất trong vận tốc của hành tinh này, nhờ vào các lực hấp dẫn của các hành tinh gần với nó. Việc tìm ra hành tinh mới này thực sự đang gây nhiều hứng thú cho các nhà khoa học. Bà Alison Boyle, người phụ trách bảo tàng thiên văn học tại London cho biết: ?oTất cả các hành tinh chúng ta tìm được đều quay xung quanh các ngôi sao nhưng đây là hành tinh duy nhất mà chúng ta có thể hi vọng tìm thấy về sự sống trên đó". Người ta hy vọng, trong 20 năm tới, Con Người có thể có đủ điều kiện kỹ thuật để đặt chân lên hành tinh mới này. , Cẩm Quyên (Theo BBC, CNN)
Sống trong điều kiện áp suất 11 at thì phải có quần áo phòng hộ rồi (nổ tai, mắt, vỡ phổi...) Bọn người ở HT này cũng rất ngại đến trái đất, sống trong điều kiện thiếu ô xy... Về hình thức .....????
Các nhà vật lý ơi cho tui hỏi một chút : Tại sao gia tốc trọng trường trên hành tinh lạ = 2.1kg/cm2? Đơn vị gia tốc và đơn vị áp suất khác nhau đấy. Thế nào mà ở sâu 11 m nuớc lại tương đương với 11 at ? Nước nặng thật vậy sao?
Xin lỗi đánh máy lộn. Gia tốc trọng truờng bằng 2,1 g = 2,1 * 9,81 m/s2 Còn áp suất khí quyển mới vào khoảng 2,1 kg/cm2
Áp suất cân bằng, chả bị gì ráo. Người hành tinh đó có lẽ sẽ rất nhỏ bé, chiều cao thấp để máu có thể bơm lên được.
Áp suất cao đến mấy cũng không ảnh hưởng đến kích thước. Chỉ có gia tốc trọng trường mới làm kích thước sinh vật nhỏ đi thôi.