1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hành trình 80 ngày cua Mai....

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi LamHienVuong, 06/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LamHienVuong

    LamHienVuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2004
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    Hành trình 80 ngày cua Mai....

    Nhật ký của Mai: hương 1 - Hà Nội
    Chuẩn bị cho chuyến đi
    Tôi chắc hẳn các bạn đang rất băn khoăn không biết tôi đang chuẩn bị những gì cho Hành trình hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Tôi đang băn khoăn điều ngược lại, mọi người sẽ chuẩn bị như thế nào và tôi cố gắng chuẩn bị tất cả mọi thứ mà tôi nghĩ mọi người sẽ làm khi họ là tôi.

    Đầu tiên, sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người. Vậy nên, tôi chuẩn bị sức khỏe để lên đường. Nói đến đây, tôi nhớ mùi vị của một cây kem và sự mát mẻ của một cốc nước đá. à, còn cả việc tôi bỏ thói quen mỗi ngày uống ba cốc càfê nữa, hay là việc thỉnh thoảng tôi xuống xe buýt đi bộ cho dẻo chân, ?. Đó là những việc tôi chưa hề nghĩ tới, thế mà tôi đã thực hiện nó rồi đấy.

    Tiếp theo, tôi đang chuẩn bị làm đầy cái ba lô to bằng lưng mình. Vài bộ quần áo, áo mưa, đèn pin, thuốc cảm, thuốc chống bác Tào Tháo, bông băng, cao dán, dầu gió, v.v?. Trong đó, đáng chú ý nhất là một bình xịt muỗi, đã được cạo vỏ, để cho những kẻ xấu như con muỗi biết sức mạnh của tôi. Nhưng đáng giá nhất là những cuốn sổ tôi dùng ghi nhật ký và những bức hình tôi chụp. Đó là những thứ chúng ta sẽ chia sẻ cùng nhau mỗi ngày tại trang web này. Bạn nhớ cập nhật cùng tôi nhé.

    Cuối cùng, tôi còn mang theo mình bùa hộ mệnh. Đó là thứ mà tôi phải gìn giữ và nuôi nấng nó trong suốt cả hành trình. Đó là sự ủng hộ của gia đình tôi, của các bạn, của tất cả mọi người. Đó là lời chúc may mắn, lời nhắn nhủ bình an của người thân, của bạn bè, của những người tôi mới quen, và cả những người tôi chưa được gặp mặt. Đó là niềm say mê trong tôi, là sức mạnh và sự can đảm tôi hiện có và sẽ có. Tôi biết chắc rằng, với lá bùa này tôi sẽ thực hiện Hành trình hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn đúng như tên gọi của nó.

    2/9/2004
    Tôi đã có một ngày rất ngắn mà như rất dài, một ngày sự sôi nổi hoà quyện cùng sự trầm lặng, một ngày dường như mọi thứ đang rối tung cả lên. Và khi mọi thứ có vẻ đang rối tung lên, thì vẫn có cơ hội làm lại từ đầu. Tôi đã cố gắng học lấy điều đó.

    Từ lúc bình minh rạng ló, tôi bật dậy nhanh hơn bao giờ hết, như sợ thời gian bị đánh cắp, lấy một tờ giấy và làm nó dần kín chữ bởi danh sách những việc muốn làm trước khi lên đường. Tôi nhìn ngắm từng nét chữ hết sức kỹ càng, không bởi vì tôi viết đẹp hay nắn nót mà cảm giác sợ thiếu, sợ quên hay bỏ sót một điều gì cứ thường trực trong tôi.

    Hoà mình vào dòng người dài dằng dặc, tôi khấp khởi và vui sướng trên con đường vào lăng thăm Bác. Những khuôn mặt hồ hởi của những người xung quanh tôi, rồi đến sự kiên nhẫn chờ đợi của cả vạn người về với Bác là bằng chứng sinh động nhất giúp tôi hiểu như thế nào là xây dựng mối quan hệ giữa con người với con người trên cơ sở niềm tin, sự thân thiện và bình đẳng. Tôi đã nghĩ nhiều về MDG thứ 8 và các MDG khác, về những việc tôi sẽ làm và về những điều tôi mong muốn được chia sẻ với mọi người.

    Tôi đã có một bữa trưa ngon lành trên phố, một bữa tối quây quần. Tôi đã nhận được biết bao nhiêu lời chúc bình an và may mắn. Tôi thấy lưu luyến những cảm giác đó. Thật đúng là thế!

    Tôi đã kiểm tra lại từng thứ mình chuẩn bị, bỏ ra và lại cất vào vì sợ thiếu, rồi lại bỏ ra vì tin rằng thế là tạm đủ. Tôi đã như thế, sự sẵn sàng đầy lạc quan bên cạnh sự bồn chồn, hồi hộp.

    Cuối cùng, khi mọi thứ không còn có vẻ rối tung lên nữa, tôi đã tiêu xài gần hết một ngày. Cần phải nạp năng lượng dự trữ cho cơ thể để ngày mai không chỉ là sự sẵn sàng, mà còn phải hoàn toàn có năng lượng để chiến đấu cho những ước mơ về các MDG trong thực tế.

    Chương 1 - Hà Nội - Album Ảnh
    Ảnh: Giovanni di Giorgio, Sarah Katz, Vern Weitzel
    (bấm vào ảnh đề phóng to)











  2. LamHienVuong

    LamHienVuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2004
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    Nhật ký của Mai: Chương 2 - Sơn La
    5 điều ghi nhận được ở Sơn La:
    Những chiếc gương cầu trên đường đến Sơn La bị đập vỡ khá nhiều
    Cả thị xã Sơn La không có một thùng rác công cộng nào
    Sơn La có các tuyến xe bus trong thị xã,
    Nơi đây có nhiều sương mù buổi sớm nhưng rất bụi vào ban ngày.
    Có nhiều phụ nữ làm việc tại các cơ quan cấp Tỉnh. Nhưng ở cấp xã thì ít hơn nhiều, thậm chí có xã không có cán bộ nữ.
    Nghề đánh giầy ở Sơn La:
    Thị xã Sơn La đang ngổn ngang và bề bộn bởi các công trình xây dựng nhưng các nghề dich vụ ở đây thì không hề kém phát triển, và đánh giầy là một loại dịch vụ như thế. Mọi người nói phần lớn trẻ em đánh giầy ở thị xã đa phần là từ dưới xuôi, bỏ quê lên đây kiếm sống.
    Nguyễn Văn Quỳnh sinh năm 1990 tại An Tiến, Mỹ Đức, Hà Tây. Gia đình em có 4 chị em, chị lớn đã đi lấy chồng, một chị làm ruộng. Gia đình khá vất vả. Cách đây 2 năm, Quỳnh bỏ học cùng mẹ lên Sơn La. Em bắt đầu vào nghề đánh giầy. Hai me con thuê nhà ở hết 160.000 đông/tháng. Quỳnh nói ở thị xã Sơn La mọi thứ đều đắt đỏ hơn so với quê em. Hai mẹ con phải tằn tiện lắm vì còn phải gửi tiền về nuôi bố và em trai ở quê còn đang đi học. Em không mong được đi học tiếp chỉ mong học được cái nghề để có thể sống được, Tôi hỏi em thích học nghề gì thì cậu cười và bảo sẽ cố gắng để dành ít tiền để hai năm nữa đi học sửa xe máy.
    Khác với Quỳnh, Nguyễn Văn Tình đã 17 tuổi, bỏ học lên thị xã Sơn la cùng bạn bè và đi đánh giầy, em cũng quê ở Hà Tây. Mỗi tháng em kiếm được khoảng 500 ngàn đồng vừa trả tiền thuê nhà, tiền ăn và gửi về quê.
    3/9/2004
    7:30: Sơn La
    4/9/2004
    6:00: Gặp em Quỳnh, đánh giầy (Xem bài về các em đánh giầy ở Sơn La)
    7:30: Tới tỉnh Đoàn
    8:00: Tới trường THCS Quyết Thắng, Thị xẫ Sơn La
    8:30 Tới trường Mẫu giáo & tiểu học, THCS Chiềng Cỏi
    Hai trương tiểu học và THCS học chung nên một trường phải khai giảng trước. Các cô giáo ở đây nói thường trẻ em gái học đến khoảng lớp 6,7 đặc biệt là trẻ em dân tộc Mông thì một số bỏ giữa chừng. Không phải là do gia đình không có điều kiện, mà bởi vì suy nghĩ học tiếp không để làm gì, nên các em nghỉ để lấy chồng.
    11:00: Bản Cọ, quê anh Lò Văn Giá (Thanh niên Cưú quốc Sơn La), xã Chiềng An
    14:00: Bưu điện Trung tâm: Đọc Internet.
    Người có mặt ở đây chủ yếu là các em học sinh THCS đến để chat, mở trang web của các thần tượng âm nhạc. Nhiều em trốn nhà đi chơi, bố mẹ và anh chị phải đi tìm.
    Tôi ngồi bên cạnh một anh tốt nghiệp Sư phạm Sơn La, đang chờ phân công công tác. Anh nói các bạn anh rất sợ pải vào những vùng sâu và khó khăn, một số nhờ người quen biết nên tìm được việc ở các xã gần. Tuy nhiên, giáo viên ở các xã thường là 2 năm được luân chuyển một lần nên số này cũng ít.
    Anh kể cho tôi nghe chuyện một số bạn bè anh đã bỏ nghề sau một vài năm chỉ vì càng dạy nhiều ở các vùng sâu và khó khăn thì kiến thức của mình cứ bị mai một dần đi. Hơn nữa, nhiều khi bài nào cũng cố ghi điểm 5 để cho học sinh được lên lớp vừa để khuyến khích học sinh học và để cấp trên hài lòng.
    Anh kể có người bạn của anh đã bỏ nghề ngay sau khi vào trường ở Nậm Dôn huyện Mường La.
    16:00: Gặp bác Ngợi, cựu chiến binh, bán vé số trước trụ sở Sở Tài chính. Tới thăm nhà bác ở phường Chiềng Lề
    18:00: Gặp em Tình, trẻ di cư, đánh giầy. (Xem bài về các em đánh giầy ở Sơn La)
    Son La 05/09/2004
    7:30: Vào xã Chiềng Ngần
    Trường tiểu học Chiềng Ngần đwocj xây dựng từ năm 1996, 2 dãy nhà bê tông khá đẹp nhưng hiện nay đã xuống cấp và sắp sập. Không ccòn cô trò nào dám vào dạy và học ở đó. Các em phải học nhừo ở nhà dân. Nhà trường đã kiến nghị với huyện và trường cũ đang được niênphong lại chờ tiên xây mới.
    Tiểu khu 1 xã Chiềng Ngần có khoảng 72 hộ, nương ít chủ yếu làm thủ công nghiệp và mua bán. Số người nghiện ở đây ở thời điểm cao nhất là 30 người, hiện tại là 12 người vì một số được cai nghiện số còn lại đã qua đời. Ông trưởng khu đưa tôi tới thăm một nhà một người nghiện đã cai không dưới 3 lần. Ông nói số người nghiện ở đây không rõ có ai bị nhiễm HIV/AIDS hay không vì không ai xác minh hay đưa họ đi xét nghiệm cả.
    14:00: Đến thăm xã Hua La. Không có thông tin vì Uỷ ban không có người trực, trạm y tế có một nhân viên trực, mới về chưa được 3 tháng.
    06/09/2004
    7.30 am Quay lại Tỉnh Đoàn chờ lấy giấy giới thiệu.
    8.30 am Tới Uỷ ban Dân số - Gia đình - Trẻ em của Tỉnh.
    9.00 am Đến xã Chiềng Xôm.
    Từ đầu năm đến nay, trên tổng số 64 trẻ mới sinh tại xã đã có 5 em tử vong vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
    Số người nhiễm HIV/AIDS ở xã không xác định được vì không có cán bộ chương trình phòng chống HIV/AIDS hoạt động do kinh phí có hạn. Xã đã có 1 trường hợp mới chết vì AIDS.
    Tỷ lệ hộ nghèo ở xã đã giảm hơn 1 nửa so với năm ngoái. Nhưng vẫn còn 82 hộ rất khó khăn và 4 hộ rất nghèo.
    10.00 am Đến thăm nhà hai vợ chồng ông bà Lò Văn Lói ?" Lũ Thị Út
    Hai ông bà không có con, nghèo triền miên hàng chục năm nay. Tuy ông bị tật nhưng hai ông bà rất chăm chỉ lao động. Vừa qua, xã đã dựng tạm cho ông bà một căn nhà để ở.
    Theo bà con địa phương kể lại, ông ngày nào cũng tự đi kiếm củi về bán. Ruộng nương thì dân bản làm đỡ, vừa được thu hoạch, đủ cho ông bà ăn đến mùa giáp hạt.
    Lúc tôi đến, bà đi lấy măng từ sớm chưa về. Ông không biết nói tiếng Kinh nhưng tỏ ra rất thân thiện và mến khách.
    11.00am Về bản Cọ, Chiềng An
    2.00 pm Tổng hợp thông tin ở Sơn La
    Còn đây là một số hình ảnh ở Điện Biên và Sơn La...
  3. generous_true

    generous_true Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    0
    bạn nói tiếp đi, Gen đang rất hào hứng với chuyến đi của bạn
    Bạn đã tiếp xúc với những em học sinh nghèo vượt khó chưa, biết đâu sau này tớ sẽ lên Sơn La hoạt động thì bạn sẽ cùng làm với tớ chứ
  4. LamHienVuong

    LamHienVuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2004
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    Bài này là không phải của mình. Mình chỉ loat bài từ trên mạng để cho mọi người cùng xem và biểu dương tinh thần của tác giả bài viết này.... ban có đồng ý với mình như vậy kô?
  5. LamHienVuong

    LamHienVuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2004
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    Chương 3 - Điện Biên
    07032004
    10:00 a.m:
    Tôi rời thị xã Sơn La trong sự vội vàng và lưu luyến. Tôi băn khoăn tự hỏi mình đã làm được gì? Có vẻ như suy nghĩ của tôi còn hồ đồ và thiếu thực tế lắm. Tôi đã tin rằng tôi có thể đến được những bản xa xôi nhất và khó khăn nhất chỉ cần mình quyết tâm?. Ừ thì tôi đã rất quyết tâm nhưng tôi vẫn không thực hiện được. Nói thế không có ý là tôi hết say mê và muốn từ bỏ đâu nhé. Tôi vẫn say mê và đầy quyết tâm chỉ thêm là tôi biết lượng thời gian và sức lực của mình. Tôi hiểu ra rằng kết quả công việc của mình phải gắn với cả quá trình. Không phải là tôi muốn biện minh, nhưng các cụ chẳng bảo ?oliệu cơm gắp mắm? là gì?
    15:00 p.m
    Thành phố Điện Biên Phủ đẹp và sạch sẽ chào tôi với một cơn mưa rào. Tôi chắc nó đang nhắc nhở tôi đừng có nghĩ đến chuyện đi về bản trong đợi kiện thời tiết như thế này. Nhưng tôi đã xác định các nguyên tắc sau:
    Tới huyện cách trung tâm tỉnh tối đa là 100km và tối thiểu là 50km
    Thăm xã điển hình của huyện tuỳ theo điều kiện thời tiết
    Đến các bản của các đồng bào dân tộc khác nhau
    Và đây sẽ là cách tôi vượt qua mưa Điện Biên hay cả vùng Tây Bắc này.
    16:00 p.m
    Tôi tìm đến Tỉnh Đoàn Điện Biên. Sau khi được mọi người gợi ý, tôi chọn huyện Điện Biên Đông và dự định sẽ về xã Lân Rói. Chuyến xe cuối cùng đi Na Son, trung tâm Điện Biên Đông đã hết. Tôi may mắn được chiêm ngưỡng quảng trường Điện Biên Phủ về đêm.
    08092004
    4 a.m.
    Tôi dậy sớm để chuẩn bị lên đường đi Điện Biên Đông. Trời vẫn mưa suốt từ đêm. Tôi một mình đi ra bến xe, lưng cõng chiếc balô mà các bạn đã thấy. Phải thú thật, lúc nhìn bóng mình chiếu xuống các vũng nước dọc đường, tôi đã không nhận ra cái con bé còi cọc ấy lại là mình. Tôi thương cái con bé ấy và chỉ mong có ai đi cùng để bắt chuyện. Hì, hì
    Trời mưa khách đi Điện Biên Đông vắng, tôi phải ngồi đợi gần hai tiếng đồng hồ. Tranh thủ mua gói xôi để lấp dạ dầy. Theo lời của cô bán hàng đ ó là ?xôi nếp hương vừa thơm vừa dẻo?. Nhưng quảng cáo chỉ là quảng cáo, phải cố gắng lắm tôi mới xử lý hết gói xôi vừa cứng vừa sượng. Tôi tự an ủi bây giờ không may nhưng chắc sẽ gặp điềm may về sau.
    6 a.m.
    Xe bắt đầu khởi hành, người vẫn không đủ để lấp đầy chỗ mặc dù xe còn ghé thêm bến thứ hai ở Bản Phủ. Xe xuyên qua cánh đồng Mường Thanh, một con đường thẳng tắp, hai hàng xà cừ chạy dọc hai bên đường và những ruộng lúa xanh mát mắt. Tôi thấy nhớ nhà khi nhìn cảnh đó.
    Các bác ở trên xe hỏi tôi có biết tại sao gạo Mường Thanh ngon hơn không. Tôi trả lời: ?oChắc tại đất ạ?. Mọi người lại hỏi có biết đặc trưng của đất Mường Thanh là gì không. Tôi chỉ biết cười trừ vào lúc đó nhưng bây giờ thì tôi đã biết là tại sao. Đất Mường Thanh là nơi nằm lại của không biết bao nhiêu anh hùng, những tinh hoa của cả dân tộc trong chiến dịch Điện Biên. Vì thế ăn hạt gạo nhưng lại được thêm cả tinh thần cũng như tinh hoa dân tộc. Gạo Mường Thanh ngon hơn nhờ đó đấy.
    Đường đến Điện Biên Đông trở nên ngoằn nghèo, lên đèo, xuống dốc.Tới gần 7:30 mà xe vẫn chưa qua địa phận huyện Điện Biên. Đây là giờ các em nhỏ ở các thôn bản đến trường. Trời mưa thường làm ?okhoảng cách? giữa các bản và trường học xa hơn. Trẻ em dân tộc Mông phải bơi qua sông Mã, từ địa phận Mường Nhà sang Lúa Ngạm để tới trường. Tôi đã nhìn và suy nghĩ mãi về những nỗ lực và sự say mê phi thường của các em nhỏ. Các bác trên xe nói trẻ con ở đây như thế là chuyện bình thường, nếu mưa to hơn thì chúng nó phải nghỉ học. Thế mới biết là khoảng cách đến trường không thể tính bằng cây số được.
    9 a.m
    Tôi đến trụ sở huyện Đoàn Điện Biên Đông. Mọi người mặc dù đã được thông báo trước nhưng vẫn ngạc nhiên khi trông thấy tôi, con bé với một chiếc ba lô béo bự. Tôi đã học được rất nhiều điều từ các bạn thah niên trẻ ở Điện Biên Đông. Sự nhiệt tình, cởi mở cũng như sự sẵn sàng chia sẻ khó khăn với đồng bào. Các bạn ở đó đa phần là người dân tộc bản địa nhưng cũng có bạn từ duới xuôi lên. Họ vượt qua khó khăn, học tiếng của của dân tộc, chia sẻ và giúp đỡ đồng bào thoát đói, thoát nghèo. Tôi cảm thấy minh nhỉnh hơn lên một chút.
    Tôi phải thay đổi kế hoạch đi Lân Rói vì thời tiết quá xấu và sẽ đi xã Keo Lôm và Na Son. Một lần nữa tôi biết rằng khoảng cách ở đây không đo bằng cây số được mà phải đo bằng thời gian đi và quay về gắn với điều kiện thời tiết.
    10 a.m
    Tôi đến bản Suối Lư xã Keo Lôm nơi có khoảng 103 hộ đồng bào Khơ Mú sống. Ấn tượng đầu tiên trong tôi là sự thân thiện và mến khách của dân bản. Chỉ cần một câu chào, một nụ cười hay cái vẫy tay là bạn giống như một người bạn lâu năm.
    Tuy nhiên tôi băn khoăn mãi về môi trường sống của đồng bào. Gia súc và gia cầm thả rông hoặc nhốt ngay dưới gầm sàn. Không có đường dẫn chất thải, rác vứt bừa bãi, cộng thêm trời mưa làm cho đường trong bản sình lầy, trơn trượt và rất bẩn. Khoảng cách giữa các nhà trong bản có vẻ xa hơn.
    Anh Phanh, một thanh niên trong bản nói:?Cán bộ y tế đã vận động, giải thích và phun thuốc phòng dịch bệnh nhưng chỉ được một thời gian, sau rồi đâu lại vào đó. Bà con ở thế quen rồi. Hồi trước, nhà mình ở phía dưới nhưng mùi và mất vệ sinh nên đã dời nhà lên lưng núi rồi?.
    Tôi hỏi:? Sao anh là người trong bản mà anh không vận động thanh niên cùng dọn dẹp và thay đổi môi trường sống??. Anh chỉ cười ngượng mà không trả lời.
    Bản suối Lư còn nghèo đói lắm. Nương rẫy của các gia đình trong bản đã được khai phá từ lâu đời, các hộ chỉ làm vừa đủ ăn không thì thiếu ăn mất vài tháng.
    Gia đình anh Phanh là một trong những hộ khá giả ở bản. Anh tâm sự: ?oMình chăm chỉ làm lụng nên mới thế. Nhưng mình biết còn phải cố gắng nữa, chứ thế này thì cũng chỉ là thừa ăn một chút thôi?.
    Bản Suối Lư cũng là bản có nhiều trẻ em không đi học và bỏ học giữa chừng. Các thầy cô giáo nhiều khi phải vào tận bản vận động bà con cho con em đến trường, tắm giặt cho các em. Thế nhưng đi học được một thời gian là các em lại bỏ.
    Bản Suối Lư còn là nơi có tỷ lệ nghiện hút khá cao. Anh Phanh bảo trước là hơn 10 người nhưng một số đã cai được, một vài người qua đời, nay chắc còn khoảng 5-7 người gì đó.
    Một số gia đình ở bản còn quan niệm hút thuốc là sẽ chống được sốt rét. Vậy nên bà con thường lấy lá thuốc lá tươi, đem thái nhỏ rồi phơi khô cho mọi người trong nhà hút, kể cả trẻ em và người già. Mọi người vẫn tin rằng đây là cách tốt hơn uống thuốc và phun thuốc phòng dịch.
    Tôi cảm thấy con đường thay đổi nếp nghĩ của bà con ở đây vẫn còn xa lắm.
    2 p.m
    Rời Suối Lư, qua đèo Keo Lôm, tôi về đến xã Na Son. Ở đây có hai bản của đồng bào Thái được đặt tên là bản Na Son A và B. Hai bản này cách nhau một con suối. Trời mưa làm quãng đường qua suối xa và khó khăn hơn nhiều. Vì thế một số trẻ em mẫu giáo đã không đến trường ở bên kia suối được.
    Cả hai bản nói trên đều rất thiếu nước sạch. Đồng bào ở đây phải tự đào giếng để dùng chung. Một số nhà khá hơn thì tự xây bể chứa nước mưa.
    Cũng phải nói thêm là bản Na Son A và B rất gần trung tâm của huyện. Hy vọng rằng đường ống dẫn nước của huyện một thời gian nữa sẽ tới để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của bà con.
    4 p.m.
    Về trụ sở huyện Đoàn.
    Thứ 5, 09/09/2004
    7 am
    Tiếp tục hành trình sang phía bên kia của xã Keo Lôm, tôi đến 2 bản của đồng bào Mông là Tìa Ghềnh và Huổi Múa A.
    Bản Tìa Ghềnh hiếm có nhà ai làm nương mà đủ ăn cả năm, năm nào cũng thiếu ăn vài tháng. Trưởng bản nói ?ohai năm nay, thời tiết thất thường nên nương thiếu nước, cây trồng chết nhiều. Một số hộ như nhà anh Lý A Vừ và Vừ Nụ Pó lại rơi vào thiếu ăn.
    Bản Huổi Múa A tuy khá giả hơn bản Tìa Ghềnh, nhưng ý thức bảo vệ tài sản cộng đồng của cả bản còn chưa cao. Cả bản có khoảng 62 hộ, năm ngoái được nhà nước đầu tư xây dựng 8 bể nước và đường ống dẫn nước về bản. Thế nhưng hiện nay chỉ còn một bể là sử dụng được. Trưởng bản than phiền: ?onhắc và nói rồi nhưng khó lắm. Hôm 1/9 vừa qua vẫn còn hai bể nhưng đến đêm kẻ trộm tháo mất 6 đoạn ống nước, mỗi đoạn 6m, thế nên mới chỉ còn có một bể?. Do đó, hành trình lấy nước của dân bản vẫn gian nan như lúc chưa xây dựng bể và đường ống nước.
    11 am
    Về trụ sở huyện đoàn
    3 pm
    Lên xe về thành phố Điện Biên
    6 pm
    Về tới thành phố Điện Biên
    Chương 3 - Điện Biên - Album Ảnh
  6. LamHienVuong

    LamHienVuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2004
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    Chương 4 - Lai Châu
    Thứ sáu 10/09/2004
    7 a.m.
    Tôi đã thức gần hết đêm vì tội ì ạch viết mãi không hết hành trình ở Điện Biên. Thỉnh thoảng, tôi lại bị giật mình thon thót vì con chó dưới nhà sủa sau những tiếng động lạ. Sợ thật!
    Hệ thống máy tính ở thành phố Điện Biên Phủ nhìn oách lắm, thế nên tôi quyết định sẽ ghi nhật ký bằng e-mail. Ai dè, sau một hồi kì cạch gõ, hệ thống Internet bị ?onốc ao?. Mấy chú ở dịch vụ Bưu điện an ủi: ?othử chờ một tí?, nhưng cuối cùng đành chịu. Chú Kỉnh, phụ trách dịch vụ Internet của Bưu điện bảo: ?ocứ để lại địa chỉ e-mail và số điện thoại, khi nào hệ thống hoạt động lại chú sẽ gửi giúp. Chuẩn bị mà lên đường cho kịp.? (Chú ấy biết tớ qua website đấy!)
    12.30 p.m.
    Ngồi đợi mất gần 45 phút, xe mới bắt đầu lăn bánh đi Lai Châu. Mặc dù rời Điện Biên sớm hơn 1 ngày nhưng tôi cảm thấy thật thoải mái.
    Tôi thật là may mắn vì chuyến xe cuối cùng vắng khách, còn chú tài xe nhìn buồn ro vì thu nhập không như ý.
    6.30 p.m
    Xe tới huyện Tam Đường, trung tâm mới của tỉnh Lai Châu mới. Trụ sở Tỉnh Đoàn vụt qua trước mặt, chú lái xe dừng lại bảo tôi ?Cháu xuống luôn đi, chốc đỡ phải đi bộ.? Tôi xốc vội ba lô, chào các chú và nhằm thẳng Tỉnh Đoàn.
    Các bạn ở đó đã nhận ra tôi nên chạy ra đón. Sướng thật.
    Sau khi trao đổi với các anh chị ở Tỉnh Đoàn, tôi quyết định hôm sau sẽ tham gia cùng các bạn thanh niên khối y tế Lai Châu trong đợt tình nguyện khám chữa bệnh miễn phí cho đồng bào tại xã Ma Li Pho (Nhưng không phải tôi sẽ khám bệnh đâu nhé ?" Hì hì).
    Thứ bảy 11/09/2004
    7 a.m.
    Tôi tới Sở Y tế Lai Châu tham dự lễ ra quân của các bạn khối y tế và cùng họ lên đường tới xã Ma Li Pho.
    Vừa đi vừa trò chuyện với các bạn thanh niên y tế Lai Châu, tôi đã khám phá ra hầu hết các bạn đều từ dưới xuôi tình nguyện lên đây công tác. Vượt qua nỗi nhớ nhà và những thay đổi trong sinh hoạt, các bạn đều tâm sự: ?oở đâu không quan trọng, miễn là mình làm được công việc mà mình yêu thích và ở đó mình có ích cho mọi người.?
    9 a.m.
    Tại trụ sở huyện Phong Thổ, tôi có cuộc trò chuyện với bác Chủ tịch huyện. Tôi lại biết thêm được nhiều điều hết sức thú vị về Ma Li Pho và về Phong Thổ.
    Trước hết, Ma Li Pho là xã giáp biên, có cửa khẩu Mà Lù Thàng, chuẩn bị được nâng cấp thành cửa khẩu quốc gia. Kim ngạch buôn bán qua cửa khẩu này là cao nhất trong tỉnh, chủ yếu là hàng nông sản.
    Huyện Phong Thổ còn đang bắt đầu xây dựng một khu kinh tế mở bên cạnh cửa khẩu. Huyện luôn sẵn sàng chào đón các bạn đã tốt nghiệp đại học tình nguyện lên công tác. Mỗi bạn cử nhân sẽ nhận được sự hỗ trợ ban đầu là 10 triệu đồng. Bạn thử cân nhắc xem. Biết đâu đấy.
    10.30 a.m.
    Các ******** nguyện khối y tế chia làm hai nhóm, một nhóm về bản Thèn Xin, một nhóm về bản Tả Phìn, xã Ma Li Pho. Tôi theo nhóm về Tả Phìn, là bản của đồng bào Dao. Bác Phó Chủ tịch xã nói đây là một trong những bản điển hình về phát triển của xã (tôi cũng đã nhận thấy điều này ngay từ bước chân đầu tiên ở bản). Không có bất kỳ thanh niên nào nghiện ngập, hầu hết các bạn đều lên nương, lên rẫy chứ không tụ tập rượu chè. Đặc biệt là ý thức bảo vệ tài sản chung của bản rất cao, từ chuyên vệ sinh đường xá, đến đường ống nước, trường học?đều được bà con dân bản chăm lo giữ gìn.
    Bản Tà Phìn chưa có điện lưới quốc gia, cả bản có được khoảng 20 hộ có điện, do ở gần suối. Số hộ thường xuyên thiếu ăn chiếm gần 1/5 bản (14/92 hộ). Tuy nhiên, tất cả trẻ em ở bản đều học hành đầy đủ. Bác trưởng bản nói, bản còn vận động thanh niên bị tái mù chữ đi học lại lớp phổ cập, đặc biệt là phụ nữ. Hiện nay có khoảng 20 người đang theo học lớp phổ cập.
    Trong sự phát triển của bản còn có sự đóng góp của các chiến sỹ bộ đội biên phòng. Trong số đó có anh Toàn, người đã bám trụ cùng bản nhiều năm, hay bạn Giáp - thậm chí còn ít hơn tôi tới 4 tuổi- mới được điều về đây. Khó khăn thì không kể hết, nhưng các anh đã nỗ lực vượt qua, cùng chia sẻ và giúp đỡ đồng bào mọi lúc.
    Sau khi đi thăm một vòng quanh bản, tôi về ngôi nhà chung của cả bản, nơi các bạn thanh niên y tế đang khám chữa bệnh. Những chiếc áo blouse trắng, nhanh nhẹn, tận tình đang chỉ dẫn cách phòng bệnh và uống thuốc. Cô bạn phát thuốc ngồi cạnh tôi, đang nhiệt tình giải thích đi giải thích lại về cách uống thuốc. Tôi đã sống trong một bầu không khí có sức thúc đấy đến kỳ lạ mà tôi không biết giải thích sao cho đủ nữa.
    2 p.m.
    Tôi theo bác trưởng bản tới các hộ thiếu ăn trong bản. Hầu hết nương, ruộng trong bản chỉ làm được một vụ, rất hiếm ruộng làm được hai vụ một năm. Nhà anh Lìn và anh Ngạn hầu như năm nào cũng thiếu ít thì một tháng, không thì phải hai, ba tháng.
    Nhà của đồng bào Dao thường ở lưng chừng núi, rất cao và dốc. Trời mưa thì lại trơn trượt vì không có bậc lên. Những đứa trể nhà anh Ngạn phải ở dưới nhà ông bà để đi học cho dễ dàng.
    4.30 p.m.
    Tôi cùng các bạn thanh niên y tế thu dọn đồ, lên đường về đồn biên phòng 297, nơi sẽ diễn ra buổi giao lưu văn nghệ giữa các bạn thanh niên y tế, chiến sỹ biên phòng và thanh niên xã Ma Li Pho.
    Con đường từ Tả Phìn về Ma Li Pho, nếu đi đường tắt qua rừng hết gần hai giờ đồng hồ đi bộ. Tôi đã có một hành trình du ngoạn qua suối, qua rừng ở Ma Li Pho như thế. Tôi đã bắt gặp những em bé Dao chăn trâu trên đường, đã trò chuyện với đồng bào đi nương, rẫy về và lại được hướng dẫn ăn quả bồ quân, me đất. Tôi may mắn thật.
    6.30 p.m
    Đồn biên phòng 297 đang được bao trùm bởi một không khí háo hức và vui tươi. Tôi đã đăng ký tham gia biểu diễn một bài về các MDG.
    Đồng bào kéo xuống đồn xem rất đông, chật kín sân đồn. Tôi ngồi cạnh một ông nhà cách đồn gần ba giờ đi bộ. Tôi hỏi ?oông ngủ nhờ lại sau buổi giao lưu chứ?? Ông cười bảo ?okhông, đi về nhà chứ?. Đồng bào đi đông và vui lắm. Khoảng cách xa xôi đã được rút dần nhờ những việc như thế.
    Chủ Nhật 12/09/2004
    7 a.m.
    Tôi theo mọi người đến đài tưởng niệm các chiến sỹ biên phòng đồn 297 đã hy sinh. Một danh sách trước mặt với những cái tên và con số nói về tuổi trẻ. Người già nhất cũng chỉ khoảng 27, 28 tuổi, còn chủ yếu các anh chỉ ở độ tuổi mười tám, đôi mươi.
    Tôi còn may mắn là trồng được một cây thông trong khu vực đài tưởng niệm. Tôi đã nói với cây thông của mình: ?omày cố lớn để có thể đứng cạnh các anh đây nhé?. Và tôi mong mình cũng thế.
    8 a.m
    Đoàn Thanh niên khối y tế sẽ tập trung khám bệnh tại bản Sơn Bình, trung tâm mới của xã Ma Li Pho.
    Trụ sở xã còn nguyên mùi vôi nằm giữa lưng chừng núi. ?oMọi thứ ở đây mới bắt đầu? ?" Bác Phó chủ tịch xã đã nói về Ma Li Pho như thế.
    Sáng nay đồng bào đến khám ít dần. Các bạn thanh niên đã chia bớt một nhóm, mượn cuốc xẻng giúp đồng bào làm rẫy. Tôi đã hiểu hơn thế nào là ?obán mặt cho đất, bán lưng cho giời?.
    2 p.m.
    Tôi tham dự buổi họp rút kinh nghiệm của các bạn khối y tế với lãnh đạo xã. Sự thẳng thắn, chân thành và tôn trọng là không khí mà tôi được tiếp nhận. Tôi đã biết rằng, để có gần hai ngày khám chữa bệnh ở đây, các bạn đã phải chuẩn bị từ cách đó cả tháng để tuyên truyền và vận động bà con. Và đây là lần đầu tiên các bạn có hoạt động tình nguyện như thế này.
    6 p.m
    Tôi về tới trung tâm huyện Tam Đường.
    Thứ hai 13/09/2004
    Tôi quyết định dành ngày cuối cùng ở Lai Châu để khám phá xung quanh trung tâm Lai Châu mới, huyện Tam Đường.
    Cả huyện Tam Đường vừa qua được phân bổ chín chỉ tiêu cử tuyển đại học dành cho xã vùng 3. Thế nhưng tìm mãi cũng chỉ được ba bạn. Toi chợt nghĩ về kỳ thi đại học mà các bạn vừa trải qua và so sánh. Tôi lại biết có những khoảng cách không đo lường bằng câu chữ được.
    Tới xã Lả Nhì Thàng, bản Sinh Páo Chài, nơi sinh sống của đồng bào Mông di cư xuống vùng thấp theo chính sách di dân của Tỉnh. Cả bản vẻn vẹn chỉ có 12 hộ nhưng có tới năm hộ thường xuyên thiếu ăn. Nhà nào trong bản cũng có bể nước khá to nhưng lại không có nước. Có khi nước sinh hoạt phải dùng nước mương.
    Đặc trưng của xã vùng ven này là cây chè có mặt khắp nơi. Đó là cây trồng mang lại thu nhập chính, nhưng đất trồng chè lại đang giảm dần vì đất thuộc quy hoạch, hoặc để làm đường, hoặc để xây dựng trụ sở cho tỉnh mới. Vậy nên, việc làm cho thanh niên ở đây là một vấn đề lớn. Anh Mẫn, cán bộ Tỉnh đoàn Lai Châu nói: ?oMột hoạt động mang tính định hướng cho thanh niên ở đây là việc mà chúng tôi đang rất muốn làm?.
    Tôi đã thực sự rất ngạc nhiên khi đọc những con số về đói nghèo năm 2003 của cả huyện Tam Đường. Có tới năm xã trong 15 xã trực thuộc huyện có tỉ lệ đói nghèo chiếm tới hơn một nửa xã. Chẳng hạn như Lả Nhì Thàng có 197/339 hộ, Nùng Nàng 252/351 hộ, Bản Hon 192/373 hộ, Nà Tăm 332/405 hộ, Khuôn Hà 263/401 hộ.
    Album Ảnh
  7. LamHienVuong

    LamHienVuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2004
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    Chương 5 - Lào Cai
    Thứ Ba 14/09/2004
    9a.m
    Xe khách Lai Châu (Tam Đường) ?" T.X Lào Cai bắt đầu chuyển bánh. Tôi lại may mắn đi một chuyến xe vắng khách, chú tài xế tự an ủi: ?ochắc tại hôm nay mồng 1?.
    1p.m
    Trụ sở Tỉnh đoàn Lào Cai nhìn ra quảng trường thị xã vắng hoe, cửa đóng. Tôi loay hoay và ngó nghiêng một hồi chợt phát hiện ra một bên cửa chỉ khép. Tôi sung sướng đẩy cửa bước vào chào thật to: ?odạ có ai không ạ!?. Mấy anh bên Tỉnh đoàn đi từ trong ra và hỏi: ?oEm là Mai à??. Tôi thấy ngại quá, vì tôi tự tiện ấy ?" thế là giải thích về sự hiện diện giữa nhà của mình. Mấy anh cười và bảo: ?ocửa khép đấy là để chờ em đến đấy, bọn anh tính giờ rồi?. Tôi thấy đỡ ngượng hơn một chút !
    Căn phòng mỗi lúc một đông và sôi nổi hơn vì có thêm người đến (2 giờ chiều bắt đầu làm việc mà). Tôi và mọi người cùng trò chuyện về tình nguyện và thanh niên, MDGs và cả suy nghĩ của tôi khi tới đây lần thứ 2 nữa.
    Tôi đã khám phá ra phong trào tình nguyện ở Lào Cai không phải chỉ từ thanh niên, do thanh niên mà còn ở tất cả các tầng lớp, các ban ngành đoàn thể ở Lào Cai. Nó gần như mọt sự tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển, theo sự chỉ đạo của Tỉnh Ủy Lào Cai.
    Chị Nga, Bí thư Tỉnh Đoàn đã nói chuyện với tôi về mô hình nuôi cá của thanh niên ở xã A Lù, huyện Bát Xát do tỉnh đoàn đỡ đầu. Và cả chân dung 3 y sỹ trẻ tình nguyện ở huyện Bắc Hà. Tôi đã thực sự bị cuốn vào câu chuyện này. Tôi đã nghe thấy sự say mê, lòng nhiệt thành và cả sức trẻ. Tôi đã háo hức mong muốn được gặp các bạn thanh niên ở A Lù, Bát Sát và cả ở Bắc Hà. bởi thế nên tôi quyết định sẽ dành ra một ngày đi Bắc Hà cùng chị, còn lại 2 ngày dành cho Bát Xát
    4 p.m
    Theo sự giới thiệu của Tỉnh Đoàn, tôi về nhà thiếu nhi tỉnh Lào Cao nghỉ cùng các em thiếu nhi đang học ở đó.
    4:30 p.m
    Tôi lần lại con đường vừa lạ vừa quen để tới Sở Tư Pháp Lào Cai, nơi tôi cùng bạn bè mình đã ở đó năm 2002. Tôi gặp lại chị Thoa, một người mà cả nhóm Trung Lèng Hồ chúng tôi đều ngưỡng mộ - sự sôi nổi, nhiệt tình và đa năng của chị như đầy lên theo thời gian. Tôi ngồi xem chị làm việc, cố học lấy một vài điều và mong sao có một ngày mình cũng được như thế, nhiệt huyết không bao giờ cạn.
    6:00 p.m
    Quay về căng tin nhà thiếu nhi tôi lấy cơm suất ăn cùng các em và trò chuyện. Các em học ở đây, khác nhau từ quê quán, dân tộc, năng khiếu nhưng biết chia sẻ với nhau ,yêu thương nhau và bảo ban nhau cùng học tập. Vừa học văn hóa vừa luyện tập để phát triển năng khiếu, sự cố gắng của các em là rất lớn.
    Thứ Tư 15/09/2004
    6:00 a.m
    Tôi cùng các em mua xôi trước cổng Nhà thiếu nhi, rồi chị đi xuôi em đi ngược.
    Kế hoạch ở Bát Xát của tôi có một chút điều chỉnh, do cả huyện bấy giờ đang tập trung cho vụ sạt lở đất tại thôn Su?ng Hoa?ng, xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát.
    7:00 a.m
    Tôi được Tỉnh Đoàn cấp cho một giấy giới thiệu về xã Hợp Thành.
    Hợp Thành có một vị trí tự nhiên khá đẹp và thuận lợi để trồng lúa nước. Với 12 thôn bản trải dài, là nơi cư ngụ của đồng bào Rày, Xa Phó, Tày và Kinh.
    Dọc trục đường chính của xã để tỏa về các thôn, mỗi thôn tôi lại thấy một phân hiệu trường mầm non và trương tiểu học. Đó là sự cố gắng của cả xã từ năm 1996, bắt đầu bằng việc dựng nhà tạm để phân tách tiểu học với trung học cơ sở và hình thành hệ thống các lớp mầm non. Có những thời kỳ, ban văn hóa xã kết hợp với từng thôn, từng ban khác nhau để vận động các em học sinh đã bỏ theo học cấp 2 từ 51 em xuống còn 21em chỉ trong 1 tuần lễ.
    Anh Là Van Pảo, trưởng ban văn hóa đã giải thích: ?ođó là nhờ chúng tôi tìn đúng nguyên nhân các em bỏ học và vận động từng gia đình một, mà chủ yếu là bố mẹ các em.
    Ấn tượng tiếp theo mà tôi muốn kể với các bạn về Hợp Thành là ?ocảnh vườn không nhà trống?, nhưng không phải là bỏ hoang đâu nhé!, đơn giản chỉ là người lớn đi làm hết, hoặc ra ruộng hoặc lên nương, còn trẻ em thì lên lớp, bởi thế nên nhà nào nhà ấy cửa khép im lìm, cả xóm vắng lặng. Một số gia đình có ông bà lớn tuổi thì lại cùng các cô giáo mầm non trông các cháu ở trường học. Không khí lao động cứ thế diễn ra lặng lẽ, từ từ mà lại chắc chắn.
    12:00 a.m
    Tôi có may mắn được ăn một bữa cơm gia đình tại nhà anh Só, chị Lan, đồng bào Ráy, ở thôn Kíp Tước.
    Tôi thật sự khâm phục chị Lan với câu nói đòi bình đẳng giới: ?oCác anh cứ thử sống mà không có phụ nữ chúng tôi xem!? - một câu nói đùa một câu nói khẳng định.
    À! Hôm nay còn là ngày lần đầu tiên khi tôi bắt đầu hành trình, tôi được chụp ảnh. Cảm giác ấy thật là sung sướng. Hay thật!
    2:00 p.m.
    Tôi tới nhà bác Nguyễn Khắc Học, dân tộc Kinh. Tôi đã choáng ngợp trước sức lao động và niềm say mê phi thường của hai bác. Rừng quế trông từ khi đất còn trống trọc, nay đã xanh um và to lớn.
    Hai bác xoay hết từ nuôi gà, lợn, dê rồi đến thả cá. Kết hợp làm rừng, bác lại làm cả nấm và mộc nhĩ. tận dụng nguồn cây dong, hai bác còn thêm nghề làm miến.
    Sáng nào cũng thế, từ 3 giờ sáng tới tối khuya, hai bác sống trong lao động.
    Tôi vừa học bó miến, vừa trò chuyện với bác gái. Tôi đã học thêm được từ bác cách để vươn lên và quên đi mình đang khó khăn: ?ocàng khó lại càng làm, làm càng hăng thì sẽ thấy mình may mắn?. Hai bác đều nói: ?ochỉ có lao động tôi mới thấy mình làm chủ.?.
    Bác còn dặn lại tôi: ?onếu đứa nào thực sự muốn lao động, lam giàu, cần gì cứ đến đây, bác sẽ chỉ cách?. Vậy nếu bạn thích, hãy đến nhé.
    5:00 p.m
    Về tới thị xã Lào Cai, quay trở về Tỉnh Đoàn nhưng anh Lợi, thường trực 24/24 ở đó không biết khóa cửa đi đâu mất. Tôi đành về nhà thiếu nhi định tối liên lạc lại xem ngày mai sẽ được giới thiệu đến đâu.
    Từ cổng nhà thiếu nhi nhìn vào, tôi giật mình vì thấy phòng mình lại bật đèn sáng, rồi chợt trấn tĩnh lại vì nghĩ có thể mình quên.
    Tôi chạy thật nhanh vào định mở cửa thì thấy mọi thứ lạ hoắc, tôi đã nghĩ mình lạc. Xung quanh vắng hoe chỉ có ánh đèn.
    Tôi vòng về phía căn-tin, ôi đông người quá, nhưng sao lại toàn các cụ già. Đang ngơ ngác thì anh Thuận đập vai từ sau và kéo ngay tôi gia nhập vào buổi liên hoan đón các bác Thanh niên xung phong 13C Hải Phòng.
    Đoàn thanh niên xung phong 13C được thành lập trong những năm 1965 ?" 1970 với nhiệm vụ mở đường Lào Cai - Phố Ràng - Yên Bái, bây giờ thuộc quốc lộ 70. Khi ấy các bác ngồi đây cũng có người chỉ 15, 16 tuổi nhưng đã khai tăng tuổi để được lên đường. Cũng như tôi và các bạn bây giờ, các bác chưa phải xa nhà.
    Thứ Năm 16/09/2004
    8:00 a.m
    Tôi cùng chị Nga đi Bắc Hà, tôi sẽ ở lại đó cho đến chiều thứ 6 mới về.
    9:30 a.m
    Bắc Hà hiện ra trước mắt tôi với cơ man là cây mận, phía trước mặt, đằng sau tôi, rồi bên trái, bên phải, đâu đâu cũng là cây mận, nhưng không có quả (hết mùa mà!). Xe chạy tới đâu, cây mận như chạy theo tới đó, nó có khắp trong sân của huyện đoàn Bắc Hà. Tôi tự hỏi không biết có ngoa không khi nói ở bất kỳ góc nào của Bắc Hà cũng có cây mận.
    Tôi đã may mắn liên lạc được với 1 trong 3 y sỹ trẻ tình nguyện tại Bắc Hà. Đó là Nguyễn Văn Sơn làm tại xã Thả Giàng Phố.
    Sơn sinh năm 1977, quê gốc ở Ngọc Sáng, Quế Võ, Bắc Ninh. Sau khi tốt nghiệp, Sơn xin về làm tại phòng y tế, công ty giầy Ngọc Hà, nhưng ngay khi được biết về chương trình tri thức trẻ tình nguyện, bạn đã hăng hái nộp hồ sơ xin lên đường.
    Từ ngày lên tới đây, Sơn phải đối mặt với những khó khăn như đi lại xa xôi, cơ sở vật chất thiếu thốn,? nhưng khó khăn nhất vẫn là vượt qua nỗi nhớ nhà.
    Sơn nói: ?onếu làm được mình sẽ làm hết mình, nếu không làm được mình sẽ không làm?.
    Ngày mới lên, Sơn xin được quan sát cách mọi người làm việc để học hỏi thêm. Sau đó 3 ngày, Sơn thấy hoàn toàn tự tin khi bắt tay vào việc. trung bình mỗi ngày Sơn khám tại trạm xá cho khoảng 7 đến 10 người.
    Bên cạnh đó, Sơn cùng với mọi người đến tận từng thôn xóm để vận động và khám bệnh cho bà con, có những thôn phải đi bộ gần 30 km, không dừng lại ở đó Sơn còn học tiếng Mông để phục vụ cho công việc.
    2:30 p.m
    Tôi đi cùng Sơn về xã Thả Giàng Phố.
    Trường cấp II Thả Giàng Phố vừa được xây dựng xong nhưng bàn ghế không đủ cho các phòng học. Có 9 lớp song chỉ 4 lớp có bàn ghế.
    Các thầy cô giáo ở đây phải tới từng nhà để vận động các em tới trường, nhờ đó mà từ chỗ chỉ 63% học sinh học hết tiểu học học hết lên cấp II (năm 2003) thì năm nay tỉ lệ này là 90,7%.
    Các thầy cô giáo nói: ?ocon số này mong manh lắm vì giữ các em ở lại trường rất khó. Thứ nhất là vì điều kiện kinh tế và cần lao động của gia đình, sau nữa là vì điều kiện đi lại hết sức khó khăn?.
    Các thầy cô ở Tả Giàng Phố đã phải gom góp số tiền để dựng tạm 2 phòng cho các em học sinh ở xa có chổ ăn ngủ. Mỗi phòng có 30 em, các em tự bảo ban nhau, cùng góp gạo nấu ăn chung. Một số em nữ được bố trí ở riêng trên phòng học chưa dùng đến (do thiếu bàn ghế).
    Tôi đã ngồi trò chuyện cùng các em trên những tấm nứa được gọi là giường, đã thấy các em ngủ co ro không chăn màn. Tôi đã chứng kiến cảnh các em vét cố nồi cơm chỉ còn vài hạt, tôi biết là các em đói mà tôi không làm được gì. Tôi thấy ghét sự đòi hỏi của bản thân mình đến cực độ. Tôi so sánh, tôi thấy xấu hổ.
    Tôi cười nói cùng các em để động viên chúng mà cứ chảy nước mắt. Tôi không hiểu vì sao tôi lại thế.
    Đến trường tiểu học Thả Giàng Phố, nằm phía dưới Ủy ban xã, tôi lại gặp các em học sinh tiểu học đang tự sắp xếp chỗ ăn ngủ. Những cậu bé mặt non nớt, rụt rè và sợ sệt khi gặp người lạ nhưng lại nhanh thoăn thoắt khi chải chiếu, gấp chăn.
    Tôi theo các em ra bể nước, một chiếc nồi con nấu cho 4 người ăn, ngày nào cũng thế chỉ cơm và muối. Tôi hỏi: ?okhông biết các em có bao giờ nấu cơm không được chín không??. Chúng cười bẽn lẽn, một chị ở gần đó bảo: ?ochúng nó chẳng biết khi nào cơm chín đâu, cứ nấu lên là ăn thôi. Rõ khổ!?.
    Tôi đã hết sức bối rối và gần như ở trạng thái không cảm giác. Tôi đã ước có thể chỉ cho các em cách lấy được ?onồi cơm của Thạch Sanh, hay chí ít là mượn tạm.
    Với các em, đi học đã là một sự may mắn, xa xỉ và học tiếp lên cấp II, học cho hết là một sự kỳ diệu. Có em đã nói: ?onếu em ở nhà, em làm rẫy, em sẽ có ăn. Còn đi học , em không làm rẫy được, em không có ăn?. Tôi nghĩ tới khẩu hiệu của EFD và tôi mong điều đó thành hiện thực ở nơi đây.
    Cấp II dưới, cấp I trên núi, cuối tuần lũ trẻ chẳng phải hẹn hò nhau, đã thành lệ, chúng cùng nhau cuốc bộ về nhà. Mưa, nắng, nóng, lạnh, vẫn những bộ quần áo như thế, những đứa trẻ vẫn đi đi, về về cùng ước muốn đuổi kịp cái chữ thay đổi cuộc sống. Và năm nào cũng có em phải chấp nhận từ bỏ cuộc đua đuổi bắt cái chữ. Đối với cấp II thì trung bình là 10 em, chủ yếu là em gái.
    Tôi đã suy nghĩ mãi về những câu nói, những nụ cười và cả sự bẽn lẽn, ngại ngùng trong ánh mắt và trên gương mặt các em. Tôi dám cá tất cả chúng đang rất câ?n cufng như đang la?m nên sự thay đô?i đê? đuô?i bắt được cái chư.f
    Thứ 6, ngày 17/09/2004
    8 a.m
    Tôi cuốc bộ tới xã Bản Phố, nơi nổi tiếng của Bắc Hà vè rượu, về thổ cẩm và cả cây mận.
    Cây mận ở Bản Phố cũng giống như cây mận ở Bắc Hà nói chung, đã có lúc mang lại sự ấm no, thịnh vượng cho người dân nơi đây. Còn bây giờ, nó góp phần củng cố sự đói nghèo và bế tắc trong việc tìm ra lối thoát khỏi sự thiếu thốn của người dân.
    Tôi đã giật mình khi nghe kể gùi 30kg mận ra chợ, bán hết cũng chỉ được gần 20.000 đồng, không đủ cả nhà ăn một ngày.
    Vào mùa mận, nhìn mận rụng đầy gốc, tiếc nhưng chẳng làm được gì, giá rẻ đến mức 300đồng/1kg mà không nhà buôn nào tới mua. Vì vậy, một số gia đình đã chặt gần hết các gốc mận trong vườn. Số phận cây mận mong manh như cuộc sống của những người đang chăm sóc nó.
    Tôi đã cố trò chuyện để hỏi thăm về các giải pháp cho cây mận nơi đây nhưng câu trả lời vẫn còn mờ mịt quá. Từ lễ hội mận để thu hút khách du lịch, đến chế biến mận khô và các thực phẩm từ mận đều vấp phải các vấn đề như: kinh nghiệm, kinh phí, kỹ thuật.
    Hiện nay, Bắc Hà có một hợp tác xã chế biến mứt mận và nước ép từ mận tươi nhưng đầu ra không có, hợp tác xã thua lỗ đang chờ giải thể. Sự luẩn quẩn và lòng vòng vẫn đang là chủ đề nóng hổi xung quanh cây mận.
    3 p.m
    Lên xe về thị xã Lào Cai.
    7p.m
    Tôi đang hết sức hồi hộp và háo hức chờ đón buổi giao lưu giữa Đoàn Thanh niên xung phong 13C Hải Phòng với Tỉnh Đoàn Lào Cai, sự trao đổi giữa hai thế hệ về những khó khăn và kinh nghiệm nhằm thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước.
    Cách đây gần 40 năm, Đoàn thanh niên xung phong 13C được thành lập, với nhiệm vụ khai phá con đường Yên Bái - Phố Ràng - Lào Cai, nay thuộc Quốc lộ 70, trong suốt những năm 1965-1967. Khi đó, những bác, những cô bây giờ chỉ mới mười tám, hai mươi tuổi, thậm chí có cô , có bác đã phải khai tăng tuổi chỉ mong được gọi lên đường. Bác Lê có nói: ?oCác bác cũng nhớ nhà nhiều lắm, và sợ thú rừng, nhận được thư nhà có khi cả đội ngồi khóc tu tu rồi lại cười ngay được, hồn nhiên và đầy nhiệt huyết sống. Cái gì cũng thiếu thốn, nhưng chia sẻ với nhau rất đoàn kết từ bữa ăn, đến công việc?.
    Tôi đã được nhìn cuộc sống của những chú thợ làm đường trên Tây Bắc. Qua đó, tôi đã cố hình dung và so sánh về thời trai trẻ của các cô, các bác. Tôi biết mình đã vô cùng may mắn khi gặp được những con người như các bác trên hành trình này. Đó không chỉ là tinh thần tình nguyện mà còn là ý thức vươn lên, vượt qua mọi khó khăn, trở ngại của cả một thế hệ để tạo nền móng cho con đường mà tôi và các bạn đang sử dụng.
    Album Ảnh





  8. LamHienVuong

    LamHienVuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2004
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    Chương 6 - Hà Giang
    Thứ Bảy, 18/09/2004
    4:30 a.m
    Sân trước nhà thiếu nhi bị đánh thức từ rất sớm. Hôm nay các cô, các bác Đoàn Thanh niên xung phong 13C quay về Hải Phòng. Tôi lại có thêm một lần may mắn: tôi sẽ cùng đi với các bác ngược lại ngã ba Đoan Hùng để bắt xe tới thị xã Hà Giang (vì không có tuyến thẳng từ thị xã Lào Cai sang thị xã Hà Giang).
    11:45 a.m
    Xe dừng ở ngã ba Đoan Hùng, chiếc xe về Hà Giang vụt qua trước mặt, các bác cùng tôi ra sức gọi và vẫy. Các chú xe ôm ở đó khuyên tôi nên đuổi theo, vì tầm này rất khó còn xe về Hà Giang. Tôi quyết định nhanh tới mức không kịp ngập ngừng, và trèo lên xe ôm đuổi theo. Rất nhanh, tôi hiện diện trên xe đi Hà Giang vào lúc 12 trưa.
    3 p.m
    Tôi chợt phát hiện ra chiếc xe mình đang đi còn lại chỉ 3 người khách, và thực chất đây là xe chạy từ Nam Định-Tuyên Quang. Và điều này được chú lái xe đảm bảo khi quay sang nói: ?oMọi ngưòi thông cảm, xuống bến chuyển sang xe Thái Nguyên-Hà Giang giúp, giờ vẫn còn xe đó. Tôi sẽ gửi, không ai phải trả tiền lần nữa đâu. Xe ít khách quá mà.? Tôi lại thêm một lần chuyển xe nữa.
    6:30 p.m
    Xe khách vào thị xã Hà Giang phải rửa xe trước khi vào thị xã, đó là cách mà Hà Giang làm để giữ cho môi trường ở đây trong sạch. Phía ngoài thị xã là một bầu không khí của bụi bặm và ồn do làm đường, bên trong là sự thanh bình và sạch sẽ.
    Thật khó để liên lạc về Tỉnh Đoàn vào lúc này, tôi tự mò về Nhà khách Yên Biên của UBND ngủ cho an toàn (lạ nước lạ cái mà!).
    Chủ Nhật, 19/09/2004
    Tôi đã ngủ từ lúc nào mà chính tôi cũng không biết, khi mở mắt ra thì trời đã sáng từ bao giờ. Tôi thấy mỏi dừ người, muốn ngủ tiếp, tôi thấy mệt.
    Sau khi không liên lạc được với ai bên Tỉnh Đoàn, tôi suy nghĩ về việc mình sẽ phải làm gì lấp thời gian ở đây. Thế là, quyết định vòng quanh thị xã, nghỉ một ngày.
    Thứ Hai, 20/09/2004
    6:30 a.m
    Tôi xách ba lô và vòng sang Tỉnh Đoàn, ngồi đợi mọi người cho tới đúng 7 giờ, chị Liên - Chánh văn phòng Tỉnh Đoàn xuất hiện. Các chị đề nghị tôi tới hai huyện Bắc Quang và Vị Xuyên. Tôi suy đi tính lại và đề nghị mọi người liên lạc giúp về huyện Mèo Vạc, tôi mong được biết về địa danh gắn chặt với nghèo đói mà ai cũng hay nói tới.
    Ngồi đợi chị Mỷ - Bí thư Tỉnh Đoàn làm Lễ khai mạc tập huấn cán bộ Đoàn, tôi băn khoăn mãi về mảnh đất mà cả những người dân Hà Giang hễ nhắc tới tên là nhắc: ?osống trong đá, chết vùi trong đá?.
    Tôi mang suy nghĩ ban đầu này của mình về Hà Giang, nói với anh Bí thư huyện Đoàn Mèo Vạc đang ở đó. Anh cười và bảo: ?obọn mình đang cố gắng vươn lên sống cùng và làm xanh đá? - đó là cách anh nói về dự án trồng cỏ trên đất đá, mà xã Pả Vi là một điển hình.
    Sau khi thống nhất với mọi người, tôi đã chắc chắn về việc tới Mèo Vạc. Tôi nhanh chóng chào mọi người lên đường ra bến xe đi Mèo Vạc.
    9:30 a.m
    Chuyến xe đầu tiên đi Mèo Vạc đã dời bến từ 5 giờ sáng, còn lại hai chuyến chạy vào lúc 12 giờ. Tôi phải đợi thôi.
    Xe chạy sớm hơn gần nửa tiếng, nhưng không tới ngay Mèo Vạc mà còn lòng vòng đón khách khắp thị xã, đến gần 1 giờ chiều xe mới lăn bánh trên đường về Mèo Vạc. Tôi không biết mình may hay rủi khi cứ được dạo thị xã bằng ô tô như thế, nhưng mọi người đều nói đó là việc hết sức bình thường. Thời gian như vừa dài và lại vừa ngắn.
    5:30 p.m
    Huyện Mèo vạc hiện ra trước mặt, xe đỗ ngay trước mặt huyện Đoàn. Tôi xuống xe, nhìn những cánh cửa đóng im lìm đầy thất vọng. Chưa biết phải làm sao, thì một nhân vật lạ xuất hiện trước mặt, tôi vội vàng hỏi: ?oanh có biết ai làm ở huyện Đoàn không ạ?? - ?oỜ, anh làm ở huyện Đoàn, thế em là Mai hả??. Thật là lại gặp may!
    Tôi ngồi chờ anh đi gọi chị Lan, Chánh Văn phòng huyện Đoàn. Tôi đã nói về sự có mặt của mình ở đây, về các MDG và về những ấn tượng của tôi ngay từ lúc đặt chân tới Mèo Vạc. Cả chị Lan và anh Tuấn (anh lúc nãy ấy) đều cười to khi tôi bảo: ?oNhững dãy đá xếp thành tầng, thành lớp núi như thế kia, em thấy giống một nghĩa trang đá. Nó bớt đi sự hiu quạnh và hoang đã nhờ những đụn cây ngô khô nằm xen kẽ và rải rác giữa các tảng đá. Nó là hình ảnh về cái nghèo, nhưng lại đẹp, rất đẹp.?
    Tôi được các anh chị đưa về khu tập thể của Khối dân phía đằng sau trụ sở huyện Đoàn. Tôi bắt đầu làm quen với mọi người và hiểu thêm sự cố gắng, nỗ lực của các cán bộ nơi đây. Một vườn rau xanh mướt phía sau khu tập thể xóa nhòa đi hình ảnh đá và đá ở Mèo Vạc. Đây là nguồn rau xanh của các gia đình ở đây và còn là hàng hóa ở buổi chợ sớm.
    Khu tập thể khối dân với hai bể nước rất to là nguồn nước chung của cả các gia đình sống tại đó và nhân dân xung quanh. Mặc dù vậy, nó được bảo quản và giữ gìn vệ sinh rất tốt.
    Thứ ba, ngày 21/09/2004
    7:30 a.m
    Xã Pả Vi cách trung tâm huyện Mèo Vạc chừng hai cây số, đường về trụ sở xã cỏ mọc xanh rì che dần đi phần nào những khối đá lớn. Địa bàn của xã khá rộng, gồm 7 xóm nằm rải rác trên núi.
    Tôi đến xóm Mã Phì Lèng, một trong những xóm có địa hình khó khăn và nghèo nhất của Pả Vi.
    Mã Phì Lèng có dòng sông Nho Quế chảy lách qua những dặng núi, là nguồn nước chính của cả xóm. Với địa hình cực dốc, việc đi lại lấy nước là hết sức khó khăn.
    Tôi đến một vài gia đình ở lưng chừng núi, điều đập vào mắt tôi là sự liền kề giữa bậc cửa nhà và vực. Có lẽ chẳng bao giờ ước mơ sải rộng hết một bước chân khi ra khỏi cửa của người dân nơi đây thực hiện được.
    Hầu hết các gia đình ở Mã Phì Lèng đều thường xuyên ở vào tình cảnh thiếu ăn, có ít cũng thiếu trên 3 tháng. Núi đá, đường dốc, thiếu nước, thiếu đất, đông con là những nguyên nhân chủ yếu khiến việc thiếu lương thực ở đây trở thành quen thuộc và như cái vòng luẩn quẩn.
    Tôi đã thực sự không thể tin nổi một hộ gia đình, 6 khẩu phần ăn chỉ vẻn vẹn có một góc ngô nhỏ, bắp lép. Với chừng đó, sau khoảng 3 tháng, chắc chắn họ sẽ hết lương thực.
    Tuy nhiên, sự hỗ trợ lẫn nhau của người dân, chính quyền xã và các cán bộ nơi đây giúp họ vượt qua tình trạng đó suốt bao nhiêu năm nay. Có những gia đình cũng thuộc diện thiếu ăn, nhưng thiếu ít hơn những nhà khác cũng sẵn sàng chia đi chút ít lương thực trong nhà mình. Đó đúng là: ?olá rách ít đùm lá rách nhiều?.
    Lương thực thì là như thế, nói gì đến những thứ khác như quần áo, thuốc men, chăn màn,?. Có những gia đình thậm chí giường nằm không có đủ.
    Khó khăn, thiếu thốn nhưng sự lạc quan và niềm tin của con người nơi đây thật kỳ lạ. Tôi học được điều đó qua những nụ cười, sự niềm nở và thân thiện từ những người lớn tuổi, đến cả những em nhỏ.
    Mã Phì Lèng còn là nơi mà rất nhiều hộ gia đình được dựng nhà mới trong chiến dịch xóa nhà tạm do Đoàn thanh niên tiến hành, dựa trên kinh phí hỗ trợ từ huyện hoặc được hỗ trợ tấm lợp từ Chính Phủ.
    Nhìn một ngôi nhà được gọi là xoá nhà tạm, tôi không khỏi băn khoăn bởi ngôi nhà mà đồng bào mình đang ở cũng chỉ là nhà tạm mà thôi. Thế nhưng với người dân nơi đây, đó lại là một bước tiến lớn trong việc ổn định cuộc sống.
    Phân hiệu trường học cấp 1 ở Mã Phì Lèng, các em vẫn phải học lớp ghép, một giáo viên luân phiên phụ trách hai lớp. Các thầy cô ở đây nói: ?oCác em học sinh ở đây đi học có khi phải địu em, trông em cho bố mẹ đi nương. Về đến nhà là phải giúp cha mẹ làm việc nhà, không có thời gian để học thêm, chủ yếu là ở lớp, nên các em tiếp thu có chậm.?
    Thời gian này các thầy cô giáo ở đây vất vả hơn bình thường, vì phải ở lại phân hiệu suốt cả tuần, đến từng nhà vận động các em đến trường học lớp phổ cập (cho đối tượng tái mù) và tiếp tục theo học lên lớp trên (với các em vừa nghỉ học).
    Cuộc sống của các thầy cô ở đây tuy đã hơn trước nhiều nhưng vẫn khó khăn lắm, đặc biệt là thiếu nước. Một căn phòng tập thể nhỏ vừa là chỗ nghỉ, soạn bài, nấu nướng. Nhiều thầy cô giáo đã gắn bó mười năm nay với Mèo Vạc, quê tận Hà Tĩnh, Nam Định, Hưng Yên,?.
    3:00 p.m
    Tôi tới xã Giàng Su Phì trong lúc trời đang mưa lất phất. Nhà đồng bào ở Giàng Su Phì đỡ dốc hơn ở Mã Phì Lèng nhiều. Tôi thực sự bị những cánh cổng gỗ và những tường rào đá thu hút, trông nó thật vững chãi, bền bỉ và kỳ công. Đó như biểu trưng về sự giao hòa giữa con người và núi đá Mèo Vạc, tôi đã nghĩ thế.
    Bọn trẻ ở Giàng Su Phì hồn nhiên và tinh nghịch lắm, chúng còn trêu đùa lại tôi cơ đấy.
    Hôm nay, nhiều gia đình ở Giàng Su Phì thu ngô về. Theo phong tục, họ mời hàng xóm sang chơi và cùng ngồi quây quần uống rượu. Tôi là khách đến thật đúng lúc, và tất nhiên là cùng ngồi uống rượu với cả nhà.
    Những gia đình ở Giàng Su Phì tuy không khó khăn bằng ở Mã Phì Lèng, nhưng thuộc hộ nghèo thì chưa phải là từ được dùng chủ yếu ở đây.
    Thứ 4, ngày 22/09/2004
    5a.m
    Tôi mò mẫm dậy chuẩn bị bắt xe về thị xã Hà Giang, chuyến xe cuối cùng từ Mèo Vạc sẽ chạy vào lúc 7:00 a.m.
    11:30 a.m
    Tôi về đến bến xe thị xã, tranh thủ hỏi luôn xe dời từ Hà Giang đi Cao Bằng. Không có xe đi thẳng thị xã Cao Bằng. Tôi buộc phải đi sớm vào ngày mai, đến Thái Nguyên để bắt xe đi Cao Bằng. Dù sao, tôi cũng phải sẵn sàng thôi.

    Album Ảnh



  9. LamHienVuong

    LamHienVuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2004
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    Chương 7 - Cao Bằng
    Thứ 5, ngày 23/09/2004
    3:30 a.m
    Trời đã mưa được gần một tiếng, xem chừng không có dấu hiệu muốn nghỉ. Tôi cứ phân vân mãi về việc đi hay đợi mưa tạnh, nhưng rồi cũng phải đi thôi, vì xe chạy có giờ rồi.
    Tôi lên xe Hà Giang - Hà Nội lúc 4:00 a.m, tính đến Tuyên Quang hoặc Sơn Dương, Thái Nguyên thì chuyển xe sang thị xã Thái Nguyên để bắt xe lên Cao Bằng.
    4:45 a.m
    Xe đang chạy bỗng bị sa lầy, chú tài xế càng cố thoát thì đường lại càng muốn giữ chặt. Cả xe đành ngồi chờ cứu giúp sau những nỗ lực đẩy xe bất thành. Chừng mười phút sau, một chiếc xe tải xuất hiện, nó đủ khỏe để kéo xe này lên, và hành trình của mọi người trên xe và tôi lại được tiếp tục.
    Tôi vừa đi vừa lo lắng, nhấp nhổm không biết liệu mình về đến Tuyên Quang có xe đi Thái Nguyên không, có kịp bắt xe về Cao Bằng không? Mọi thứ cứ rối tung cả lên như thế, nhưng tôi đã nhớ ngay đến kinh nghiệm từ ngày rời đi, khi mọi thứ có vẻ rối tung cả lên thì vẫn có cơ hội làm lại từ đầu.
    Tôi đã nghĩ đến cả việc thậm chí cứ ngồi xe này quay về Hà Nội để bắt xe đi Cao Bằng, làm lại từ đầu là như thế đấy!
    11:30 a.m
    ?oMột ngày của định luật bảo toàn may rủi? - Tôi gọi thế bởi vì ngay khi qua ngã ba Sơn Dương, anh phụ xe nhìn thấy một chiếc xe mang biển Lạng Sơn, hình như đi công tác về. Chú lái xe tạt gần chiếc xe đó và nhờ giúp tôi. Hai xe đỗ lại, tôi vội vàng chui ra khỏi xe, xin đi nhờ xe kia, tất nhiên là phải trình bày lý do, nhưng rất nhanh tôi được chấp nhận đi nhờ sang ngã ba Thái Nguyên, nơi bắt được những chuyến cuối cùng về Cao Bằng.
    Không còn may mắn nào hơn thế, tôi chào mọi người và chuyển xe.
    12:30 p.m.
    Tôi đến được ngã ba Thái Nguyên nhờ sự giúp đỡ của hai chú là Ban và Công Bằng. Tôi không biết nói gì hơn ngoài câu cảm ơn và chào tạm biệt. Đúng là lá bùa hộ mệnh mà tôi mang theo luôn có tác dụng!
    12:45 p.m.
    Tôi bắt được xe đi Cao Bằng rất nhanh. Thật may vì vẫn còn chỗ để ngồi.
    5:45 p.m.
    Tôi tới Tỉnh Đoàn Cao Bằng trong tình trạng thật là lếch thếch. Ba lô bám bùm đất, một túi đựng áo mưa và đôi giầy ướt từ hồi sáng. Tôi chắc mình nhìn thật ngố, nhưng các bạn ở đó rất may là dễ thông cảm.
    Các bạn ở Cao Bằng đề nghị tôi tới huyện Hoà An, cách trung tâm thị xã khoảng chừng 17 km.
    Thứ 6, ngày 24/09/2004
    9:00 a.m.
    Tôi vừa tới bến xe đã bắt luôn được xe đi tới Hòa An.
    Huyện Đoàn Hoà An đang trong không khí rất bận rộn. Tôi ngồi đợi tranh thủ hỏi thăm thêm về các xã khó khăn. Tôi đề nghị với chị Phó Bí thư được lên xã Đức Xuân. Mọi người nhìn tôi ngạc nhiên và bảo: ?olên Đức Xuân vất vả lắm đấy, có thể phải đi bộ, em có chắc không??. Tôi cười và bảo: ?ođồng bào mình đi được thì em cũng đi được?.
    Nói mạnh mồm vậy thôi, chứ kỳ tực tôi cũng lo lắng nhiều lắm đấy.
    11:00 a.m.
    Tôi đi cùng chị Hoàng thị Điếm, ở huyện Đoàn Hoà An. Hai chị em chạy xe máy vào đến xã Đại Tiến thì gửi xe ở nhà dân, rồi bắt đầu một hành trình leo núi đầy gian nan tới Đức Xuân. Bây giờ là 11:30 a.m.
    Con đường mòn, đá thành bậc, mấy bước đầu bậc rất to và chắc, khá dễ dàng, tôi tự nhủ: ?omình đi thế này tốt, không lo?.
    Con đường mòn được tiếp nối bằng một đường cái rất to, đá sụt lung tung thành từng tảng lớn, hay vỡ vụn, nhọn và ghồ ghề tới mức tôi cảm thấy điều đó qua đế giày. Trên con đường này nếu khi đi bạn ngước nhìn lên trên sườn núi bên cạnh, hay ngó nghiêng xuống dưới đều không tốt cho cảm giác một chút nào, nhất là đi lần đầu như tôi.
    Tôi và chị vừa đi, vừa nghỉ hái quả đào tiên, ổi rừng ăn. Từ lần nghỉ thứ hai, hai chị em gặp các em học sinh trường PTCS Đại Tiến đi học về. Cả xã Đại Tiến có khoảng 30 em, gần 20 nam đang theo học trường PTCS Đại Tiến. Mỗi ngày hai lần, một lầm xuống núi, một lần lên núi, các em tới trường và về nhà như thế. Em nào may mắn hơn, có xe đạp gửi ở dưới chân núi thì đỡ được khoảng 2 km đi bộ.
    3:00 p.m
    Hai chị em tôi đến được trụ sở Xuân Đức, các em học sinh mới trở về được đến nhà, và với phần đông các em, giờ mới đến lúc có bữa ăn đầu tiên trong ngày. Có em ngay sau đó, lại làm việc giúp gia đình như đi rừng, làm rẫy hay lấy nước. Hôm nay, bọn trẻ có thêm một nhiệm vụ là kiếm cây hoặc bó củi để nộp kế hoạch nhỏ vào ngày mai.
    Tôi xuống thôn cùng với hai anh cán bộ xã, chị Điếm theo mấy cán bộ y tế xuống núi về nhà. Tôi sẽ ở đây đến ngày mai.
    Xuân Đức có khoảng 80 hộ, chủ yếu là đồng bào Mông, Nùng, Tày.
    Ở đây không có đường giao thông, không có nước, không có điện. Lương thực chính là cây ngô, rất ít gia đình trồng thêm được vụ đậu tương sau vụ ngô, một vụ là phổ biến.
    Nước ở Xuân Đức hoặc là nước mưa (trong mùa hè), hoặc sương muối để tan (mùa đông), hoặc là xuống núi lấy về.
    Thực ra, con đường từ huyện lên Đức Xuân đã được thông từ ngày 25/12/2001, nhưng sau khoảng một năm thì bị sạt lở đá, từ đó tới nay đường thì đấy nhưng hầu như không sử dụng được.
    Con đường về thôn bản Kờ Rai của Xuân Đức nhỏ và hẹp, đó còn là con đường dễ đi hơn về Lùng Nhúp. Mọi người nói: ?onếu đi vào Lùng Nhúp bây giờ sợ tối quá, ngã thì nguy hiểm lắm?.
    Tôi nhìn mãi giá ngô nhà anh Tu vừa thu hoạch về, ?o7 người và cả gia súc với ngần đó ngô thì khó đủ ăn lắm? - anh hàng xóm nói khi tôi hỏi ?ongần này đủ ăn không anh??. Rồi anh lại tiếp: ?onhà tôi cũng thiếu, nhưng chỉ khoảng tháng thôi, nên thỉnh thoảng vẫn hỗ trợ nhà nó đấy?. Cuộc sống ở đây là như thế, chia sẻ cho người khác nếu mình còn có để dùng.
    Thứ 7, ngày 25/09/2004
    4 a.m
    Tôi thức dậy cùng em Thu, các em thường phải dậy sớm như thế để chuẩn bị đi học. Trời mưa, mùa rét thì sớm hơn một chút, những cố gắng để học bắt đầu từ những việc như thế.
    Tối qua, trời đã mưa rất to, đường có vẻ trơn hơn một chút. Hôm nay, các em còn phải vác thêm bó củi hay cây tre để nộp cho nhà trường. Xuống tới chân núi, các em có xe đạp đi trước, nhưng không quên giúp các bạn phải đi bộ chở cây, chở củi. Các em đã chia sẻ bớt khó khăn cho nhau rất vui vẻ.
    7a.m
    Tôi chia tay các em ở cổng trường học và tiếp tục hành trình về huyện.
    8a.m
    Về tới huyện, tôi cùng chị Điếm tiếp tục đến xã Bế Triều. Hình ảnh đập vào mắt tôi đầu tiên là một bà cụ nhanh nhẹn, cởi mở đang làm việc. Đó là bác Trương thị Bạch, dân tộc Tày, năm nay đã 65 tuổi nhưng vẫn là một văn thư kỳ cựu của xã. Cẩn trọng và nhiệt tình trong công việc, bác gắn bó với công việc của xã Bế Triều như công việc của chính gia đình mình.
    Tôi tới nhà bác Chiêu, một người có nhiều kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt của xã. Nhà bác mỗi năm xuất chuồng ba lứa lợn. Bác tính làm bể biogas đã 3 năm nay, nhưng chưa biết cách. Bác bảo: ?otôi xem không bỏ chương trình khuyến nông, lâm nào nhưng tôi vẫn bí về kỹ thuật kinh nghiệm lắm?. Bác Chiêu trước đây là cán bộ Tỉnh Cao Bằng, nay về nghỉ hưu đấy.
    11:30 a.m
    Tôi ngồi đợi xe về thị xã trong một quán nhỏ bán rau, cá khô, đậu phụ... Bác chủ quán có vẻ rất đắt hàng vì mọi người xung quanh sang mua khá đông, người thì củ tỏi, người thì miếng đậu,?. Sự khó khăn của các gia đình được cảm thông và chia sẻ với nhau thông qua cuốn sổ nợ chi chít số của bác chủ quán. Mọi việc ở đây vẫn diễn ra như thế hàng ngày.
    Chủ nhật, ngày 26/09/2004
    Tôi tới Tỉnh Đoàn chào mọi người và tính về Hà Nội luôn trong ngày hôm nay, nhưng không kịp. Thế là có dịp khám phá thêm thị xã Cao Bằng.
    Album Ảnh

  10. LamHienVuong

    LamHienVuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2004
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    Chương 8 - Hà Nội
    Thứ 2, ngày 27/09/2004
    Tôi rời Cao Bằng trên chuyến xe lúc 6 giờ sáng và tấm biển bến xe Mỹ Đình kính chào quý khách hiện ra trước mắt tôi lúc 3:30 chiều.
    Một cảm giác mới mẻ và thân quen đan xen lẫn lộn trong tôi. Đầu tiên là vì tôi thấy mấy chú xe buýt nhìn mặt quen quen (hồi trước tôi đi vé tháng sinh viên mà), nhưng bây giờ thấy là lạ và tôi còn phải rút tiền ra trả thay vì giơ thẻ chứ!
    Tôi đã làm cả nhà giật mình vì tiếng lanh lảnh từ ngoài cổng. Ai cũng nhìn mình có vẻ lớn hơn lên. Tôi thấy vui nhiều lắm.
    Thứ Ba 28/09/2004
    Tôi đã để cho cảm giác quen quen và là lạ chung sống cùng nhau trong suốt quãng đường tới văn phòng UNV. Tôi ngó nghiêng từng góc phố, không biết lúc đó tôi ngố đến cỡ nào, nếu ai thấy thì chỉ giúp nhé.
    Nhìn qua ô cửa sổ, tôi phát hiện ra một người quen và một người trông lạ quá. Người quen là Vern, nhờ anh ấy mà tôi được chia sẻ nhật ký cùng các bạn. Người lạ mà lại quen ?" anh Nam Anh ?" dù hôm nay mới biết mặt nhưng tôi đã quen giọng anh ấy (qua điện thoại) từ Lai Châu cơ đấy.
    Cảm giác là lạ, quen quen đó của tôi dần bị thay thế bởi sự lo lắng không kịp hoàn thành mọi việc trước khi lên tàu đi Huế vào ngày 29/09.
    Tuy nhiên, mọi sự lo lắng cũng qua đi khi mọi việc vẫn tiếp tục được hoàn thành. Tôi đang cảm giác mình sống có ích và tự tin hơn.
    Tôi tới ga Hà nội mua vé tàu để tối mai đi Huế. Lần đầu tiên tự đi mua vé. Các bảng giờ tàu, giá vé, ga đến, ga đi làm tôi hoa cả mắt. Tôi quyết định khỏi đọc tiếp, ra mua vé luôn. Tất cả thật nhanh chóng, tôi cầm vé ra về đầy vui vẻ.
    Đến khi đang yên vị trên xe buýt, chẳng hiểu sao tôi ngó lại vé tàu và chợt phát hiện ra trên vé in ngày 30/09/2004. Chỉ đến khi quay lại ga, đổi vé, nhìn thật kỹ và hỏi thêm hai người bên cạnh cho chắc, tôi mới yên tâm về nhà (lần này thì đảm bảo là rất chính xác).
    Tôi là thế đấy, rất hay mắc lỗi. Những lỗi mà ai cũng dễ dàng thấy. Dù sao, tôi vẫn là một người may mắn, vì ngay cả những lúc như thế, tôi vẫn kịp thấy và còn có cơ hội để thay đổi.
    Thứ Tư 29/09/2004
    Tôi đã làm bạn với cái máy tính gần như hết ngày, chẳng khác hồi làm luận văn tốt nghiệp là mấy. Mắt nhìn, tay gõ, đầu vận động? cứ thế lặp đi lặp lại không biết bao nhiêu lần. Cảm giác yên tâm vì thế cứ chạy theo từng chữ cái. Tôi cũng khá kiên trì và chăm chỉ đấy chứ!
    Khi mọi thứ có vẻ ổn thỏa thì cũng là lúc chuẩn bị cho giờ ra ga tàu. Lại sắp xếp, lại chào tạm biệt và lên đường.
    Ga Hà Nội đã đông kín người ngồi chờ tàu. Sự vội vàng và sốt ruột của tôi còn thua xa mọi người. Tôi đã học thêm được một kinh nghiệm về sự kiên nhẫn: Nếu khi nào nản, bạn hãy đến nhà ga, nhìn những khuôn mặt mệt mỏi vì chờ đợi có, không mệt mỏi cũng có. Rồi so sánh họ với nhau và với bạn. Mọi thứ sẽ ổn cả. Đó là kinh nghiệm chờ đợi của tôi trong những lần di chuyển.
    Khi tàu chuẩn bị đến giờ chạy thì tôi đã kịp yên vị trên ghế và quan sát. Cả toa vắng hoe. Mình tôi 2 ghế.
    Tàu chuyển bánh để lại Hà Nội với những ánh đèn sáng rực rỡ ở phía sau. Tôi cứ nhìn mãi ra phía ngoài ô cửa sổ, nơi có những ánh đèn của sự ấm cúng, lúc gần, lúc xa. Cho đến khi chỉ là một bóng đen mênh mông và dày đặc. Cứ thế, tôi thiếp đi lúc nào chẳng hay.

Chia sẻ trang này