1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hành trình 80 ngày cua Mai....

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi LamHienVuong, 06/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LamHienVuong

    LamHienVuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2004
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    Chương 9 - Huế
    Thứ Bảy 02/10/2004
    Tôi tới ga Huế đợi tàu S1 vào Đà Nẵng. Tôi thật may khi vừa tới nơi thì mưa lại tiếp tục rơi xuống Huế.
    Tàu S1 chỉ dừng lại ở ga Huế 8 phút đầu rồi lại tiếp tục chuyển bánh nên cần hết sức khẩn trương. Ga Huế, thành phố Huế lùi dần lại, nhưng mưa còn theo tàu tới tận Đà Nẵng.
    Tàu tới ga Đà Nẵng lúc 10h45 phút sáng, tôi phải trở thành một du khách bất đắc dĩ. Mua một tấm bản đồ, ngồi dò tới, dò lui để thấm thía được câu ?olạ nước, lạ cái? và khó khăn của một du khách là như thế nào. Các hãng du lịch và những hướng dẫn viên là những người thật tuyệt. Họ đã rút ngắn khoảng cách, xóa đi ranh giới giữa lạ lẫm và quen thuộc, đưa con người xích lại gần nhau.
    Tôi kiếm được một người dẫn đường rất thú vị trong khi mải mê ngó nghiêng đường phố giữa khoảng lặng của những trận mưa rào. Đó là chú Lai, đạp xích lô mà tôi gặp trên đường? (đường nào nhỉ, tôi quên mất rồi!)
    Tôi đã chu du một vòng dọc bờ sông Hàn, đủ để thấy vẻ đẹp của Đà Nẵng ngay cả trong sự xám xịt của trời và những trận mưa nặng hạt.
    Sau đó, tôi tạt vào ăn trưa trong một quán cơm bình dân. Ngon và rẻ không kém gì Huế.
    Tôi rời đi Hội An khi trời chuyển về chiều. Cái ba lô tự nhiên rơi bịch xuống đất. Ôi thôi, đứt quai rồi!
    Hội An cũng đón tiếp tôi bằng một trận mưa, phải đến tối ngó chương trình dự báo thời tiết tôi mới biết đó là do ảnh hưởng của không khí lạnh. Lạc hậu thật đấy nhỉ.
    Chủ Nhật 03/10/2004
    Tôi mệt đến mức tôi cũng chẳng rõ, nhưng tôi đã ngủ liền một mạch gần 12h đồng hồ. Ngoài trời khá lạnh. Nhưng tôi thật may vì đủ ấm với cái chăn cuốn quanh người để bò dài trên giường viết lách. Nghe giống nhà văn phết nhỉ.
    Đến gần trưa, đói quá, tay và não phối hợp đình công, tôi đi ra ngoài nhưng ngay lập tức một trận mưa mới ngăn cản. Đành ngồi tán chuyện với chị chủ nhà một lúc. Đang chuyện trò, chợt tôi nhớ ra cái ba lô bị đứt và nhu cầu về một chiếc ba lô mới. Chị chủ nhà có cô em họ bán ba lô, túi xách. Thế là khả năng có một chiếc ba lô mới, giá cả phải chăng đã được hình thành.
    Cuộc thương thảo giữa trời và đất tạm lắng xuống. Cái đói đã được làm hài lòng bởi cái no. Còn tâm trí tôi thì sung sướng với chiếc ba lô mới thật oách và tiện lợi, đặc biệt là cái quai chắc hơn ba lô cũ rất nhiều.
    Ngồi xếp lại đồ vào ba lô, sự chọn lựa và phân vân lại bắt đầu xuất hiện khi tôi lúng túng giữa việc ngăn nào để gì, để ở đâu. Cuối cùng, khi mọi thứ đã có vị trí đâu vào đấy, tôi quyết định bách bộ phố cổ một mình.
    Ngơ ngác, ngó nghiêng để ngắm phố, ngắm đồ, tôi giật mình vì thấy một người đang nhìn mình. Rồi cả hai cùng như đồng thanh reo lên ?oỒ, ngạc nhiên quá?. Đó là chị Sarah, cán bộ LHQ, một trong những người đang hỗ trợ cuộc hành trình của tôi từ Hà Nội. Chị đang cùng gia đình tranh thủ kỳ nghỉ cuối tuần vào thăm quan và thưởng thức hương vị đặc trưng của phố cổ. Một cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ và thú vị.
    Album Ảnh:



  2. LamHienVuong

    LamHienVuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2004
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    Chương 10 - Đà Nẵng và Hội An
    Thứ Bảy 02/10/2004
    Tôi tới ga Huế đợi tàu S1 vào Đà Nẵng. Tôi thật may khi vừa tới nơi thì mưa lại tiếp tục rơi xuống Huế.
    Tàu S1 chỉ dừng lại ở ga Huế 8 phút đầu rồi lại tiếp tục chuyển bánh nên cần hết sức khẩn trương. Ga Huế, thành phố Huế lùi dần lại, nhưng mưa còn theo tàu tới tận Đà Nẵng.
    Tàu tới ga Đà Nẵng lúc 10h45 phút sáng, tôi phải trở thành một du khách bất đắc dĩ. Mua một tấm bản đồ, ngồi dò tới, dò lui để thấm thía được câu ?olạ nước, lạ cái? và khó khăn của một du khách là như thế nào. Các hãng du lịch và những hướng dẫn viên là những người thật tuyệt. Họ đã rút ngắn khoảng cách, xóa đi ranh giới giữa lạ lẫm và quen thuộc, đưa con người xích lại gần nhau.
    Tôi kiếm được một người dẫn đường rất thú vị trong khi mải mê ngó nghiêng đường phố giữa khoảng lặng của những trận mưa rào. Đó là chú Lai, đạp xích lô mà tôi gặp trên đường? (đường nào nhỉ, tôi quên mất rồi!)
    Tôi đã chu du một vòng dọc bờ sông Hàn, đủ để thấy vẻ đẹp của Đà Nẵng ngay cả trong sự xám xịt của trời và những trận mưa nặng hạt.
    Sau đó, tôi tạt vào ăn trưa trong một quán cơm bình dân. Ngon và rẻ không kém gì Huế.
    Tôi rời đi Hội An khi trời chuyển về chiều. Cái ba lô tự nhiên rơi bịch xuống đất. Ôi thôi, đứt quai rồi!
    Hội An cũng đón tiếp tôi bằng một trận mưa, phải đến tối ngó chương trình dự báo thời tiết tôi mới biết đó là do ảnh hưởng của không khí lạnh. Lạc hậu thật đấy nhỉ.
    Chủ Nhật 03/10/2004
    Tôi mệt đến mức tôi cũng chẳng rõ, nhưng tôi đã ngủ liền một mạch gần 12h đồng hồ. Ngoài trời khá lạnh. Nhưng tôi thật may vì đủ ấm với cái chăn cuốn quanh người để bò dài trên giường viết lách. Nghe giống nhà văn phết nhỉ.
    Đến gần trưa, đói quá, tay và não phối hợp đình công, tôi đi ra ngoài nhưng ngay lập tức một trận mưa mới ngăn cản. Đành ngồi tán chuyện với chị chủ nhà một lúc. Đang chuyện trò, chợt tôi nhớ ra cái ba lô bị đứt và nhu cầu về một chiếc ba lô mới. Chị chủ nhà có cô em họ bán ba lô, túi xách. Thế là khả năng có một chiếc ba lô mới, giá cả phải chăng đã được hình thành.
    Cuộc thương thảo giữa trời và đất tạm lắng xuống. Cái đói đã được làm hài lòng bởi cái no. Còn tâm trí tôi thì sung sướng với chiếc ba lô mới thật oách và tiện lợi, đặc biệt là cái quai chắc hơn ba lô cũ rất nhiều.
    Ngồi xếp lại đồ vào ba lô, sự chọn lựa và phân vân lại bắt đầu xuất hiện khi tôi lúng túng giữa việc ngăn nào để gì, để ở đâu. Cuối cùng, khi mọi thứ đã có vị trí đâu vào đấy, tôi quyết định bách bộ phố cổ một mình.
    Ngơ ngác, ngó nghiêng để ngắm phố, ngắm đồ, tôi giật mình vì thấy một người đang nhìn mình. Rồi cả hai cùng như đồng thanh reo lên ?oỒ, ngạc nhiên quá?. Đó là chị Sarah, cán bộ LHQ, một trong những người đang hỗ trợ cuộc hành trình của tôi từ Hà Nội. Chị đang cùng gia đình tranh thủ kỳ nghỉ cuối tuần vào thăm quan và thưởng thức hương vị đặc trưng của phố cổ. Một cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ và thú vị.
    Album Ảnh:

  3. LamHienVuong

    LamHienVuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2004
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    Chương 11 - Kon Tum
    Thứ Hai 04/10/2004
    Tôi đã rất chắc chắn về con đường từ Hội An (Quảng Nam) đi Kon Tum, từ ngã ba Vĩnh Điện (Quảng Nam). Chỉ đến khi trèo lên xe, tôi mới biết mình đã thiếu thông tin về con đường ấy như thế nào.
    Đáng lý ra tôi nên ngược lại Đà Nẵng từ Hội An thì mới tới được Kon Tum trước. Đằng này tôi lại bắt đầu từ Vĩnh Điện, tức là sẽ tới Gia Lai trước và phải bắt thêm một lần xe nữa từ Pleiku (Gia Lai) về thành phố Kon Tum. Có rắc rối quá không nhỉ? Dù sao, kết quả của sự mơ hồ về thông tin là như thế đấy.
    Tôi đã phân vân, lo lắng và đôi khi là sự phó mặc vì không biết sẽ đến thành phố Kon Tum vào lúc nào và bằng cách nào. Nếu may mắn, tôi tới được Pleiku vào khoảng 7h tối thì may ra còn xe về Kon Tum, nhưng khả năng này ít lắm. Tôi thậm chí còn nghĩ tới việc ở Gia Lai thay vì tới Kon Tum trước. Nhưng rồi sự quyết tâm đã đưa tôi tới Kon Tum theo đúng dự định. Tôi cố gắng để học thêm bài học về sự dũng cảm.
    Thành phố Pleiku, 8h30 tối, trời khá lạnh mà tôi chẳng có cái áo ấm nào. Sự lưỡng lự giữa dừng lại hay tiếp tục đang có cơ hội sống lại. Nhưng tôi thắng, vì tôi đã có đủ can đảm tiếp tục thực hiện hành trình đã dự định. Tôi nghĩ thế.
    Tôi chọn mặt & gửi niềm tin tới một chú xe ôm và lên đường tới thành phố Kon Tum. Tôi đã đi như thế trong lạnh, tối mà không hề ý thức gì về sự liều lĩnh cho tới khi tôi đã yên vị ở Kon Tum.
    Chú xe ôm chạy lòng vòng tìm bằng được nhà khách ủy ban cho tôi ngủ an toàn. Khổ thay, nhà khách hết chỗ, mai là Đại hội Liên hiệp Thanh niên Tỉnh Kon Tum mà.
    Tôi lại nhận thêm sự chỉ dẫn, và được đưa sang nhà nghỉ của Sở thương mại. Thế là đã có chỗ trú ngụ an toàn.
    Tôi tin rằng đó là những may mắn và sự kỳ diệu mà chính tôi chưa thể hình dung được từ đầu. Tôi đã đọc một câu chuyện có đoạn: ?ocó những kết quả mà chính bạn cũng không thể nào ngờ tới, chỉ cần bạn cho đi bằng một niềm tin?. Tôi đã áp dụng điều đó.
    À, mà phải nhớ là đừng liều lĩnh nhé, tôi tự nhủ.
    Thứ Ba 05/10/2004
    Tôi thức dậy cùng với sự lo lắng về việc mình đến đúng lúc Đại hội Liên hiệp Thanh niên thì không chắc đã liên lạc được về địa phương mà ?ođòi xuống?. Song, mọi việc lại theo chiều hướng ngược lại. Chị Ánh, Bí thư Tỉnh Đoàn Kon Tum đã liên hệ về tận xã và giới thiệu cho tôi một bạn tri thức trẻ tình nguyện ở xã đó. Tất cả thật suôn sẻ và nhanh chóng.
    Tôi về xã Đăk Xao, huyện Đắk Tô cùng Tân, sinh năm 1980. Cũng giống như Tây Bắc, khoảng cách đo bằng km không có ý nghĩa nhiều trong việc xác định thời gian đi mau hay lâu. Nó phụ thuộc vào từng đoạn đường, thời tiết và sức khỏe của bạn.
    Tôi lại may mắn vì gần một tuần nay trời không mưa nên đường khá khô và dễ đi hơn nhiều. Đường vào Đắk Xao trải qua nhiều cung bậc khác nhau. Từ đường rải nhựa phẳng lì, đường đất đỏ đã và đang được bóc bớt bùn và lu ủi, đến đường rải cấp phối. Rồi đường đổ bê tông, đoạn đoạn lại bị nước ngầm bẻ gãy, uốn cong. Cho tới đường nhầy nhụa vì bùn. Đường đá. Bạn sẽ trải qua đủ các cảm giác lên, xuống, lượn vòng, vượt ngầm, lội suối và thậm chí cả lúc lắc trên cây cầu treo.
    Tôi đã học kinh nghiệm lội suối từ một câu ngạn ngữ của người Trung Quốc: ?onhảy qua từng viên đá nhỏ sẽ băng hết lòng suối rộng?. Thế nhưng, những chỗ nước quá siết, đá quá trơn hay rêu thì chớ có dại. Nói vậy thôi, chứ nước siết thì còn dễ nhìn thấy, còn đá ?o 7 chìm, 3 nổi? hay chìm cả thì chỉ biết trơn hay có rêu không bằng cách thử ?onhảy qua? và ?ocố vồ lấy vào con ếch? (có nhiều lắm đấy! ;-)) Tôi đã đi qua suối theo kiểu đó, đầu tiên là sự sợ hãi bị cuốn trôi đi, tiếp đến là sự thích thú (nước mát quá!).
    Tôi về tới Đắc Xao khi mặt trời chuẩn bị nói lời tạm biệt. Qua cổng vào trụ sở xã, Tân chỉ cho tôi căn nhà dành cho các ******** nguyện (gồm có Tân và Thụ).
    Sự tạm bợ của ngôi nhà được xóa bớt đi bởi giàn đỗ rồng và vườn rau xanh trước cửa ra vào. Đó là nguồn cung cấp thực phẩm chính cho 2 bạn hàng ngày. Thỉnh thoảng, nếu có xe bán thực phẩm đi vào thì các bạn mới được bổ sung thêm ít thịt và cá tươi, còn chủ yếu là cá khô. ?oMùa mưa, chẳng ai đi ra đi vào được, cá khô ăn miết, buồn lắm nhưng rồi cũng qua đi?. Thu bảo với tôi.
    Sau khi đi ăn tối xong, ba chị em xuống nhà già Pin, Bí thư Đảng Ủy xã. Trên nhà chính, bọn trẻ đang tập trung học bài, đứa ngồi trên ghế, đứa bò dưới sàn, trên giường. Lúc lúc lại ý ới gọi nhau. Chúng tôi xuống nhà bếp, mọi người đang ngồi quây quần xung quanh bếp lửa. Già Pin và mấy người khác đang tính toán diện tích đất khai hoang xem ai là người nông dân giỏi. Chốc chốc lại có một vài câu đùa vui hóm hỉnh chen vào. Tôi chẳng hiểu gì cả nên toàn phải nhờ mọi người dịch hộ.
    Phong tục của đồng bào Xê đăng ở đây là nhà bếp phải đủ rộng để cho cả nhà và khách khứa ngồi quây quần cùng ăn uống, trò chuyện, sinh hoạt sau một ngày đi rẫy, lên rừng. Cộng đồng làng duy trì và phát triển được cũng là bắt đầu từ đó. Đó là sợi chỉ kết nối chặt chẽ từng cá nhân, từng thế hệ với nhau.
    Album Ảnh:









  4. LamHienVuong

    LamHienVuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2004
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    Chương 11: Tiếp theo....
    Kon Tum (tiếp)
    Thứ Tư 06/10/04
    Tôi thức giấc cùng tiếng đài phát thanh địa phương nhưng phải đến khi tiếng trống trường giục học sinh các thôn tới lớp vang lên dồn dập, tôi mới thực sự tỉnh hẳn giấc.
    Trường học nằm đối diện UBND xã, biển đề là trường tiểu học nhưng cả tiểu học và trung học cơ sở cùng chia sẻ chung một không gian học tập, vui chơi và sinh hoạt với cả các thầy cô giáo.
    Từng tiếng trống vang lên, các em học sinh đang tập thể dục buổi sáng, rồi xếp hàng vào lớp. Tôi thấy nhớ tôi cái thuở ngày xửa ngày xưa. Hình ảnh như của chính mình đang được lặp lại ở Đắk Xao, khoảng cách quá xa cả về thời gian và không gian.
    Tôi, Thu và Tân cùng xuống ba thôn Năng Lớn 1,2,3.
    Vừa xuống dốc Ủy ban, tôi gặp một cậu bé đang chặt củ mì (sắn). Đó là A Đắc, đang học lớp 4. Gia đình Đắc đông anh chị em, lại rất khó khăn, nên Đắc bỏ nhà xuống dưới này và được bà chủ quán nuôi ăn để đi học. Sáng giúp bà, chiều đi học là thời gian biểu của Đắc. Nhìn cậu bé đen nhẻm ngồi giữa đống mì, tay thoăn thoắt chặt từng củ, khuôn mặt hiền hậu và nụ cười rất tươi, tôi thấy dường như em có khả năng tự mang lại cơ hội cho mình và niềm hi vọng cho những người khác.
    Cả thôn Năng Lớn 1 đang ngổn ngang và bề bộn cột cây, dây cây, cỏ tranh,? để phục vụ cho việc dựng lại Nhà rông, cây nêu mừng Tết lúa mới. Do ít người, nên việc dựng nhà rông ở đây có phần vất vả hơn và trầm hơn các thôn khác. Mỗi người một việc, từ khâu chuẩn bị vật liệu đến quá trình dựng nhưng đó là sự kết tinh của văn hóa cộng đồng và sự chia sẻ công việc, kinh nghiệm giữa các thế hệ, giữa nam và nữ.
    Nhà rông là biểu tượng của văn hóa và là nơi sinh hoạt chung của cả thôn. Sự gắn bó, hòa quyện giữa cá nhân và thôn làng sinh ra từ đó. Thông thường, nếu nhà rông và cây nêu chưa dựng xong thì đồng bào ở đây sẽ chưa ăn Tết lúa mới.
    Tôi đến đúng lúc mọi người vừa nghỉ giải lao nên có cơ hội tranh thủ trò chuyện, hỏi han thêm. Trưởng thôn chỉ cho tôi một vài gia đình rơi vào tình trạng thiếu ăn hàng năm của cả thôn, đó hầu hết là các gia đình mà người phụ nữ là trụ cột duy nhất.
    Gia đình cô Y Vân là một ví dụ. Chồng cô mất sớm, để lại 2 đứa con. Con gái Y Phê năm nay chừng 15 tuổi nhưng mới chỉ học đến lớp 4. Con trai A Nhơi đã 18 tuổi nhưng chẳng đỡ đần cô được nhiều, không thích lao động nên bao nhiêu việc nhà, việc rẫy trút hết lên cô Vân và Y Phê. Lúc tôi đến, cô đi rẫy vẫn chưa về, nhà chỉ có mình Y Phê đang thổi cơm, một nồi đầy ngô tím, ngô vàng thay cho những hạt gạo trắng. Tôi ngồi cùng em bên bếp lửa, quan sát ngôi nhà với rất nhiều khe hở nhưng ánh sáng thì lại quá ít. Bản thân mái nhà cũng đặc biệt, đó là sự lắp ghép mỗi nửa cây lồ ô lại với nhau, cái sấp, cái ngửa đều đặn và tuần tự hệt như cuộc sống của những con người trong gia đình đó. Sự bấp bênh khi ngồi, khi đứng và sự lom khom khi đi lại trên sàn nhà dường như càng trói chặt cuộc sống khó khăn, thiếu thốn của cả gia đình này. Tôi chẳng dám hỏi nhiều, chỉ biết nhìn và nghĩ. Tôi đoan chắc rằng sớm hay muộn, Y Phê cũng sẽ nghỉ học, cho dù có biết bao nhiêu chính sách miễn và ưu đãi khác vẫn đang được Nhà nước thực hiện ở đây. Đến khi nào, tôi có thể nghe và nói với Y Phê về sự no đủ và ấm cúng nhỉ?
    Sang nhà cô Y HNói, tôi gặp ngay hình ảnh người phụ nữ đang ngồi phơi nắng trước cửa cho khỏi lạnh. Hỏi ra mới biết là cô đang sốt, trong nhà lạnh quá nên phải ra ngồi nắng. Cô chẳng chịu xuống y tế xã khám và lấy thuốc vì nghĩ rồi tự nó sẽ khỏi thôi. Tôi thấy xót cho cô, cho những con người ở đó, sự thiếu thốn đâu chỉ là cái ăn, cái mặc mà còn là sự thiếu thốn thông tin và những hiểu biết tối thiểu.
    Vòng về thôn Năng Lớn 2, cả thôn đang nhộn nhịp, tất bật dựng Nhà rông. Thôn Năng Lớn 2 đông người hơn nên không khí làm việc vui vẻ và nhanh chóng hơn Năng Lớn 1. Trẻ con, phụ nữ mang dây cây ngâm nước, rửa sạch cho mềm, dẻo và chắc hơn. Thanh niên có sức khỏe thì phụ trách phần dựng cột, lợp mái. Nhà rông cứ thế dần dần hoàn chỉnh từng chút, từng chút một.
    Vòng theo con đường sang Năng Lớn 3, qua mấy cái rẫy kề đó, tôi bắt gặp một người phụ nữ gùi trên lưng khoảng 40 kg củ mì tươi. Tôi không hiểu từ đâu con người làm được những công việc nặng nhọc như thế, nhưng chắc chắn đó là sự nỗ lực vươn lên cái đói cái nghèo đã thôi thúc họ, chẳng cần nhớ mình là phụ nữ. Mọi người ở đây giải thích cho tôi về phần việc của người phụ nữ ở đây: do ảnh hưởng của tập quán nên họ thường làm những việc nặng nhọc như lấy nước, gùi lương thực từ rẫy, vác lồ ô tươi về lợp mái, bổ củi?.
    Đang đi thì Thu và Tân cùng ngoái lại phía sau và bảo với tôi: ?ocó người đang vác lồ ô về, tiếng gió và lồ ô đấy?. Đúng là ở đâu quen đấy nhỉ!
    Quả nhiên, chỉ một lát sau, chúng tôi thấy một người phụ nữ vác một bó lồ ô tươi thật to lại gần. Chị ấy đi, không, chính xác hơn là chạy theo quán tính xuống dốc. Tôi không dám tin đó là công việc của phụ nữ và khả năng của họ thật kỳ diệu.
    Ba chị em về tới nhà thì cũng đã 12:30 trưa, tôi tranh thủ chụp được một bức ảnh của hai chị trong lúc họ mải mê bếp núc.
    Tôi sang bên trường học đúng lúc trống vừa đánh nghỉ ra chơi. Thật may vì lớp thầy A Nổ vẫn còn đang học, thế là tôi xin được thầy chụp ảnh cả lớp. Các thầy cô hầu hết ở tại trường, chung phòng hệt như các bạn sinh viên trong ký túc xá, hầu hết đã về đây gần chục năm, và chỉ có 7 giáo viên nữ trên tổng số 38 thầy cô. Tỷ lệ học sinh cũng cứ rơi rụng dần theo từng năm, theo từng lớp. Lấy một giả sử, nếu có 100 em vào lớp 1 thì đến lớp 6 số này còn khoảng 70, và lớp 9 thì chỉ còn 30 em.
    Tôi ra sân chơi của bọn trẻ, có tiếng gọi mình, đó là A Đắc. Đắc trông thật hồn nhiên và vui vẻ khi đá bóng cùng các bạn. Một cậu bé có khả năng tạo niềm vui cho mình và cho người khác.
    Trống giục học sinh và thầy cô vào lớp. Tôi về nhà và tiếp tục đi 2 thôn xa nhất: Đắc Giá và Kon Cung.
    Đường vào hai thôn hoang sơ và khó đi vì nhiều cầu treo, nhiều suối, nhưng lại rất đẹp. Tôi buộc phải học cách đi cầu treo theo kiểu cầu khỉ và thưởng thức cảm giác dây thần kinh rung lên khi cái cầu dường như đung đưa và trôi theo dòng nước bên dưới. Sợ thật nhưng thế mới đáng! Tôi cũng có khả năng tiềm ẩn để trở thành một nhà thể thao mạo hiểm đấy chứ.
    Hai thôn khá gần nhau, đều chưa có điện lưới quốc gia, điện suối tự tạo là nguồn duy nhất. Tôi vào đến nơi là chiều xâm xẩm tối, đúng lúc mọi người đi rẫy về và bận rộn với một núi việc nhà. Bởi thế nên, tôi đã cố gắng chỉ quan sát và chụp vài bức ảnh để các bạn thấy và so sánh với việc các bạn vẫn thường làm hàng ngày. Tuy nhiên, tôi vẫn cứ nghĩ mãi về hình ảnh những người phụ nữ. Tôi gặp hầu hết phụ nữ lao động là chủ yếu, từ ở rẫy, đến ở nhà, trẻ có, trung niên có và già cũng có.
    Tôi cùng Thu về khi ánh sáng mặt trời chiếu nhờ qua trăng và sao. Đường đi tối om, cái đèn pin tự nhiên dở chứng mát mát sao ấy. Ôi trời, tôi không dám tin là mình sẽ vượt qua được mấy con suối hồi chiều đã vồ ếch, và cả mấy cái cầu treo như đang bay bay. Tôi còn sợ rắn, sợ khiếp lắm, hồi chiều nó đã dọa tôi rồi. Hai chị em bước đi mà cảm giác như ai đó đang đuổi theo sau mình, nghĩ một hồi mới ra đó là thần may mắn và cứ thế bước đi, lúc thật nhanh, lúc dò từng bước, lúc dìu nhau, lúc đứa trước đứa sau cho đến khi ?othành phố? (UB sáng ánh điện) hiện ra trước mắt. Vẫn còn một chiếc cầu treo nữa, và rồi giàn đỗ rồng hiện ra trước mặt. Tôi học thêm được vô vàn điều, nhưng quan trọng hơn cả là cứ cố gắng thì trước sau cũng tới nơi, và tranh thủ kiếm thêm những người bạn đồng hành.
    Thứ Năm 07/10/04
    Tôi chuẩn bị và rời khỏi Đắc Xao trong sự lưu luyến và ngần ngại vì phải đi ra một mình và đi bộ. Mọi người ra sức níu kéo tôi ở lại thêm đến chiều, cùng ra với xe thương mại, một loại xe máy có hai sọt hai bên để chở thực phẩm vào bán cho dân làng. ?oDù sao cũng chẳng có gì đáng kể?- tôi đã nói như thế với mọi người nhưng kỳ thực tôi đang rất lo lắng, sợ một cách khủng khiếp. Đi một mình, ôi trời!
    Tôi sợ phải qua lòng suối rộng mà tôi đã vồ ếch hôm vào, sợ phải qua cái cầu treo với cảm giác các dây thần kinh đang chơi rock, sợ gặp rắn, sợ không đủ sức để đi hết được con đường xấu tệ, sợ sự im lặng của rừng. Tóm lại, tôi sợ một loạt thứ ngớ ngẩn, sợ kinh khủng.
    Cũng phải đến lúc đi thôi, xuống tới con dốc UB, tôi như hét lên để gọi mấy chị y tế và chào tạm biệt. Phía trước mặt tôi vẫn là hình ảnh một cậu bé đang phơi mình dưới nắng cùng đống củ mì. Bạn còn nhớ A Đắc không?- Là cậu bé đó, đem nhẻm, mắt sáng, nụ cười cũng sáng, thoăn thoắt chặt cù mì. Thật khó để nói chào tạm biệt với cậu, cảm giác như ngôn từ bị chẹn lại ở cổ, một con bé lắm lời như tôi mà cũng có lúc chẳng biết phát ngôn. Kỳ cục không?
    Rồi cũng đến cái cầu treo, tôi đứng rất lâu để nhìn nó, để run, để sợ và để quyết tâm. Tay bám, chân dò dẫm từng bước, sự sợ hãi dường như đang đi theo dòng nước cho đến khi sự quyết tâm theo sang phía cầu bên kia chiến thắng. Thế là qua được một mốc.
    Tôi cứ tiếp tục đi như thế một mình, buồn quá và mệt quá. Tôi đặt ba lô xuống đất, nhẹ cả người, gió mát quá, tôi ngồi phệt xuống đất, tận hưởng không khí hoà với tiếng gió, tiếng chim rừng, mọi thứ nhìn thật đẹp, hoang sơ và quá vắng vẻ. Cảm giác về sự sợ hãi dường như đã biến mất. Đó là một thời điểm rất đáng nhớ, tôi cũng có khả năng độc lập đấy chứ.
    Xốc ba lô lên vai, tôi tiếp tục bước chân trên dải đất đỏ, cho tới khi gặp được một già: ?onhanh lên con, phía trước có xe đò đó?. Tôi sung sướng, cám ơn già và hăm hở bước tiếp, nhưng mãi mà chẳng thấy bóng dáng xe đò đâu. ?oHay nó đi mất rồi nhỉ? - tôi tự hỏi đầy lo lắng. Cuối cùng, sự lo lắng được giải toả khi tôi gặp một gia đình ở Đắc Xao vừa xuống xe đò. Rồi xe đò hiện ra trước mặt, thế là khỏi đi bộ nữa, khỏe quá! Rốt cục, mọi con đường đều có một điểm dừng, cứ đi miết rồi cũng tới nơi. Hay thật phải không?
    Đắc Kờ Tan vắng hoe người, dân làng đi rẫy cả. Tôi lên trường học Đắc Kờ Tan chơi, đúng lúc giờ nghỉ giải lao tiết cuối. Các em học sinh nô đùa, trông mà thèm được như thế. Tôi đang ghen tỵ phải không nhỉ?
    Các thầy cô giáo ở Đắc Kờ Tan sống trong dãy nhà tạm hệt như sinh viên vậy, nhưng tôi cam kết khu nhà trọ của sinh viên ở Hà Nội vẫn tốt hơn nhiều nhiều lần. Cuộc sống của các thầy cô tuy vậy cũng còn đỡ hơn trước đây nhiều và bữa cơm cũng được cải thiện nhờ có những xe thương mại,nhưng mùa mưa thì chịu chết, không ra vào nổi.
    Đến giờ phải về rồi, tôi chào các thầy cô chạy xuống bắt xe đò. Ôi trời ơi, chuyến cuối cùng đã rời đi được gần mười phút. Thế là lại đi bộ. ?oKhông sao cả, nãy mình cũng đi bộ rồi đấy thôi?, tôi tự nói với mình như thế, nhưng tiếc quá đi mất thôi. Tôi ghé vào cái quán nhỏ dưới trường học, mua một chai nước, một gói bánh và đi tiếp.
    Đi chừng được gần nửa giờ, tôi gặp một chiếc xe u-óat đi ngược chiều, họ bấm còi còn tôi thì giơ tay chào, trông thật hay. Tôi nghĩ giá họ quay lại, mình sẽ xin đi nhờ nhưng họ lại đi vào! ước gì?!
    Đi một đoạn nữa, một bác bán quán ven đường gọi tôi và bảo: ?oSao phải đi bộ cho khổ, có xe u-oát vừa vào, nó ra ngay bây giờ đấy. Ngồi nghỉ đi, lát bác gọi cho mà đi nhờ?.
    Tôi không dám tin là tai mình đang nghe nữa, và bảo: ?onhưng họ vừa mới vào, cháu vừa gặp xong? ?" ?oỜ, nó đi kiểm tra thi công đường này nè?. Bác trả lời. Chưa kịp uống thêm ngụm nước, xe đó quay lại thật và tôi đã kết thúc chặng đi bộ như thế đấy. Đúng là nên ước một vài điều gì đó khi ta thấy cần,vì biết đâu đấy, cuộc sống cũng kỳ diệu lắm./.
  5. LamHienVuong

    LamHienVuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2004
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    Chương 12 - Gia Lai
    Thứ Sáu 08/10/04
    Tôi đã đau ê ẩm khắp người, mệt đến mức tưởng như không thể đi nổi. Thế nhưng khi đeo ba lô lên, đi được một lúc là mọi việc lại đâu vào đấy. Tôi có sức mạnh mà, tôi biết thế. Tôi rời Kon Tum từ 8 giờ sáng và phải đợi ở bến xe cho tới hơn 9 giờ xe mới chạy. Chỗ ngồi, rồi chỗ đứng trên xe cứ dần dần không còn chịu đựng thêm được số lượng người cứ thêm vào mà chẳng bớt đi. Tôi đến được Peiku thì cũng đã 10:30 sáng, xuống được xe quả là thoải mái.
    Tôi vào Tỉnh Đoàn và phải đợi đến chiều chờ liên hệ. Thế là tôi quyết định vác ba lô lên Bưu điện thành phố Peiku ngồi viết nhật ký. Tôi chợt nhớ tới một người bạn mà chị Vi Thảo ở báo Tuổi Trẻ đã giới thiệu. Đó là chị Phương Duyên, báo Gia Lai, thế là gọi điện làm quen.
    Tôi không còn lạc lõng ở Peiku một chút nào vì đã có bạn, chị Duyên và cả nhiều nhiều người bạn rất hay khác nữa. Tôi được thưởng thức cà phê ở Peiku trong lúc phải chờ đợi, ngon lắm!
    Chờ mãi rồi cũng đến lúc, chị Nin ở Tỉnh Đoàn đưa tôi về xã IA MNông, huyện Chư Pảh để giới thiệu và liên hệ nhân tiện buổi giao lưu văn nghệ tối nay ở làng Kép 2. Đường về IA MNông là đường tới thủy điện Ialy nổi tiếng và thủy điện Sê San đang thi công. Mọi người nói, có được con đường này là nhờ thủy điện, cuộc sống ở đây khá hơn lên cũng nhờ thủy điện.
    Thời tiết chẳng ủng hộ tôi chút nào, đang đi nửa đường thì mưa to như trút hết bực tức xuống đất. Tôi ướt như chuột lột,mặc dù đã mặc cái áo mưa khá rộng và dầy, mua từ Huế. Nhưng IA MNông thì chưa mưa, nó đợi tôi xuống đến nơi thì mưa xối xả làm tôi ngấm thêm nước, cho biết thế nào là lạnh và nước, biết thế nào là khô ráo và ướt át.
    Tôi may mắn được giới thiệu ở cùng với chị Hương, giáo viên trường mần non IA MNông. Mệt, đói và lạnh nhưng tôi quyết định để đó mai tính tiếp xem phải làm gì, làm như thế nào, tôi trèo lên giường và ngủ một giấc ngon lành đã.
    Thứ Bảy 9/10/2004
    Tôi sẽ bắt đầu từ câu hỏi ?oem không sợ à?? mà chị Hương và hầu nết mọi người hay hỏi tôi khi gặp lần đầu tiên. Tôi sợ gì nhỉ? Không lẽ sợ chị Hương, người chia sẻ với tôi từ gói mỳ khi tôi đói muốn lả, góc tốt nhất của cái giường đơn vừa nhỏ vừa hẹp, đến cả phần chăn ấm áp của chị trong tiết trời mưa lạnh.
    Tôi đã may mắn khi gặp những người như chị, nhận lấy sự yêu thương từ họ. Có ai lại sợ sự yêu thương bao giờ? Và buổi sáng đầu tiên ở xã I A MNông, khoảng cách giữa sự xa lạ và thân quen đã không còn là điều khiến tôi phải mảy may bận tâm đến.
    Tôi đi cùng anh Quang, anh Thắng, hai cán bộ Tỉnh Đoàn đang ở xã đến các làng nằm dọc đường bộ vào thủy điện Yaly. Từ làng Kép I, Kép II, đến làng AL, nhà nào nhà nấy như được chia lô theo quy hoạch, vuông vức, đều đặn trông rất đẹp. Duy chỉ có một điều, hầu như các khu vườn ở đây chỉ trồng loại cây cà phê nứt (robusta) ít phải chăm sóc nên hiệu quả thấp, giá rẻ hơn nhiều so với cây cà phê chè (arabica).
    Tôi chợt buồn khi thấy ?onhà rông? của đồng bào Gia Rai được ?ohiện đại hóa? bằng tấm tôn lợp. Thầm so sánh với nhà rông của đồng bào ở xã Đắc Xao - Kon Tum, tôi chia sẻ suy nghĩ đó với một vài thanh niên trong xã, mọi người chỉ cười. Tôi cảm thấy như có một khoảng cách giữa những nét hiện đại và truyền thống.
    Chủ Nhật 10/10/2004
    Tôi và anh Thắng vào 3 làng nghèo nhất xã, làng Dôch I, Dôch II và làng Díp. Đây cũng là 3 làng xa nhất, đặc biệt là làng Díp. Hiện nay, đường vào 3 làng đã rất đẹp do cả 3 làng giờ đều thuộc trục lộ vào thủy điện Sê San đang thi công.
    Con đường qua rất nhiều đồi & núi trọc trơ, không cây cối nào lớn nổi. Mọi người chỉ cho tôi và bảo: ?ođó là vùng bị rải dioxin trong chiến tranh chống Mỹ?. Từng vạt núi, cây chết đứng nối tiếp, nối tiếp khiến sự sống trở nên quý giá và xa xỉ ở mảnh đất bazan màu mỡ này.
    Làng Díp là một làng chịu ảnh hưởng nhiều hơn cả. Dân làng đã được thông báo về 5% dioxin có trong nguồn nước mà họ sử dụng hàng ngày. Làng bây giờ đang được di chuyển ra phía ngoài do làng cũ thuộc lòng hồ chứa của thủy điện Sê San 3 A. Cách đó hơn tháng, người ta đã mang đi khá nhiều thùng phi dioxin còn sót lại. Một số trẻ nhỏ bị biến chứng bởi dioxin đã được làm hồ sơ để chuyển đi điều trị, cũng chẳng ai có điều kiện để khám và kiểm tra xem sức khỏe của những người khác ra sao, chỉ có điều với đồng bào ở đây, đã sinh ra và lớn lên được thì khả năng sinh tồn rất cao, như sự chọn lọc tự nhiên vậy.
    Làng Díp cũ nằm bên bờ sông Pa Cô với khoảng hơn 160 hộ, đường vào rất xấu và khó đi. Dân làng đang chờ nhà mới, làng mới xây dựng xong là chuyển ra. Ngày ngày, bà con ai có điều kiện thì ra làng mới, vừa giúp các anh thợ xây, vừa kiểm tra ngôi nhà của mình. Một số gia đình đã rời ra trước, dựng nhà tạm ở để trông coi luôn. Việc chuyển địa điểm lần này của làng là một bước ngoặt lớn, trẻ em sẽ học hành trong điều kiện tốt hơn, giao lưu buôn bán, đi lại, rồi khám chữa bệnh cũng thuận tiện hơn.
    Cả 3 làng này giờ vẫn chưa có điện. Đường điện đang được thi công cho kịp tiến độ cùng thủy điện Sê San. Thế là, chỉ một thời gian nữa thôi, cuộc sống ở đây sẽ không còn tăm tối nữa.
    Tôi qua làng Dôch II và tình cờ gặp đám tang mẹ của ông trưởng thôn. Đây là ngày tang lễ thứ ba, người ta đã mổ 3 con bò, 7 con lợn và uống hết rất nhiều ché rượu cần. Mọi người giải thích cho tôi về phong tục của đồng bào Gia Rai trong tang lễ: Những ngày này, thanh niên sẽ mang cồng, chiêng,? nhảy múa xung quanh quan tài để xua đi sự buồn rầu và sự cô đơn lo lắng của người quá cố khi phải đi một mình sang thế giới mới. Dân làng cũng không quên có mặt rất đông đủ để giúp gia chủ quên đi sự mất mát của gia đình mình. Khi ra về, mỗi người sẽ mang theo một phần quà để tiếp nhận lòng biết ơn của chủ nhà.
    Thứ Hai 11/10/04
    Tôi chẳng phải là người ưa vội vã nhưng sự vội vã hay theo tôi trên mỗi chặng đường tôi qua. Sáng nay là một ví dụ, tôi vội vã chào tạm biệt chị Hương, chạy sang đường chào anh chị bán quán và chưa kịp nói thì đã phải trèo lên xe đò về Pleiku cho kịp.
    Xe đò hôm nay đông quá, mà hôm nay tôi mới đi lần đầu tiên!
    Tôi có thói quen lắng nghe và cố để hiểu được ít ra là phần nào những câu chuyện mà mọi người kể lể hay than phiền trên xe. Như thế có tò mò quá không nhỉ? Tuy nhiên, tôi học được nhiều điều từ những câu chuyện như thế, chẳng hề phân biệt chuyện nào thật, chuyện nào không.
    Tôi chẳng phải là người hâm mộ bóng đá, nhưng cũng thấy mình đang ở Gia Lai đúng lúc giải U23 do Báo Thanh Niên tổ chức nhờ những băng rôn phấp phới khắp các con phố. Tôi cũng biết Gia Lai có câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai, với cầu thủ cả nội cả ngoại, rất xịn. Thế nhưng, có một điều mà tôi không dám nghĩ tới là tôi sẽ được xem một trận bóng tại sân vận động, và lại ngồi khu ghế dành cho các nhà báo. Đó là nhờ tôi được theo đuôi chị Duyên, Báo Gia Lai và anh Thịnh, Báo Lao Động.
    Tôi chẳng biết phải miêu tả lại trận bóng như thế nào. Tôi sợ sau khi nghe tôi miêu tả các bạn chán đến mức bỏ đi thì chết. Nhưng thật may mắn vì đến khi hết trận đấu, tôi cũng phân biệt được đâu là phần sân của Đà Nẵng, đâu là phần sân của Ngân Hàng Đông Á. Còn tỷ số trận đấu thì chắc chắn là có một đội thua, đâu như là Ngân Hàng Đông Á. ?oMột người quá tệ!? - Bạn không định nói tôi như thế chứ?
    Album Ảnh:




  6. LamHienVuong

    LamHienVuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2004
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    Chương 13 - Đắk Lăk
    Thứ Ba 12/10/04
    Tôi rời Pleiku đi Buôn Mê Thuột từ 8 giờ sáng, nhưng phải lòng vòng đi, lòng vòng lại tới cả tiếng đồng hồ sau mới được đi Buôn Mê Thuột thật sự. Xe khách ở đây là thế đấy.
    Thế nhưng, nếu đến Buôn Mê Thuột ngay còn đỡ, tôi buộc phải chuyển sang một xe khác, do xe đang đi không đủ giấy tờ chạy tiếp. Ôi trời!
    Tôi đến Buôn Mê Thuột và nhất định không muốn trèo lên xe thồ về Tỉnh Đoàn vì thấy ngán ngẩm quá cảnh mọi người tranh nhau nhận khách. Ngó nghiêng mãi, tôi phát hiện ra bến xe buýt trước mặt vào trung tâm. Đợi một lát, xe buýt tiến tới, đông không kém gì xe buýt tôi vẫn thường đi học, mà đây là giờ học chiều của học sinh ở đây mà. Chị bán vé trẻ ơi là trẻ, xinh ơi là xinh, lại còn chỉ đường cho tôi rõ là cẩn thận. Xe buýt thật hay!
    Tôi trông thật ngô nga, ngô nghê ở Tỉnh Đoàn vì cứ ngó nghiêng loanh quanh mà vẫn không thấy ai và chẳng biết hỏi ai, giờ nghỉ trưa mà. Tôi chạy ra ngoài mua một cốc sữa, kết hợp với vài cái bánh quy còn lại trong ba lô, một bữa trưa quá xịn nhưng ?oxót hết cả ruột?.
    Đầu giờ chiều, tôi được gợi ý về xã EKiết, huyện Cư M?TNgan. Tôi chưa hình dung được bất kỳ điều gì về nơi tôi sẽ đến, thậm chí đến cả cái tên địa danh tôi cũng thấy thật khó để mà ghi nhớ. Thật nhanh chóng,tôi mua ngay một tấm bản đồ chi tiết về Đắk Lắk. Ôi, rộng mênh mông! Nhưng đó là bản đồ khi chưa tách tỉnh Đắk Nông ra. Tôi đã mày mò, nhìn mỏi cả mắt mà vẫn không tưởng tượng ra nơi tôi sẽ đến, ở lại và ra đi rất nhanh là như thế nào. Thôi thì đợi tới mai thì sẽ đâu vào đấy.
    Tôi lại thấy mình may mắn vì có cơ hội biết và tìm hiểu về biết bao địa danh, con người mà bạn bè đồng lứa với tôi không có cơ hội được hưởng may mắn như tôi.
    Thứ Tư 13/10/04
    Tôi theo xe của Tỉnh Đoàn về Cư M?TGar, mà vẫn chưa thể định hình và gọi chính xác tên nơi tôi sẽ đến. ?oMột kẻ tư duy quá tồi? - bạn nghĩ thế không? Tôi thì có, nhưng vẫn tôi vẫn thường xuyên như thế với mỗi địa danh mới, với mỗi ngày di chuyển. Mọi thứ, mọi điều đều bắt đầu từ sự lạ lẫm, băn khoăn và đó là lý do thôi thúc tôi đi hết nơi này đến nơi khác, hết ngày này qua ngày khác. Tôi dần dần khám phá những thắc mắc, khám phá bản thân mình như thế.
    Mang tất cả mọi sự băn khoăn về EA Kiết, tôi được quan sát, được lắng nghe, được chạy loanh quanh và phơi bày đủ loại câu hỏi đã có, chợt có theo kiểu ?oông ơi, vì sao lại thế??.
    EA Kiết là một xã rất rộng với 23 thôn, buôn. Nếu mới nhìn thì khó có thể nghĩ đó là một xã đặc biệt khó khăn (xã vùng 3) nhưng EA Kiết là một xã vùng 3 của Cư M?TGar.
    EA Kiết có những nơi sáng rực ánh điện từ trong nhà ra tới đường nhưng với gần tới một nửa xã thì đó vẫn còn là thứ ánh sáng xa lạ. Đường đi lối lại buôn nào cũng khá thuận tiện và bằng phẳng, trừ Buôn Xê đăng.
    Buôn Xê đăng là một ngoại lệ hết sức đặc biệt, và cách xa tất cả các thôn, buôn khác cả về thời gian đi lại và trình độ phát triển.
    Buôn Xê đăng là buôn mới được công nhận năm 2003. Do đó, mọi thứ ở đây đang trong tình trạng khởi đầu. Một phòng học tạm dựng ngay giữa thôn đang chờ cô giáo tới. Trẻ em ở đây chưa có em nào hình dung ra nổi thế nào là cô giáo, thế nào là đi học hay thế nào là bài học vỡ lòng?
    Con đường của Buôn Xê đăng ngoằn nghèo, dích dắc, hết xuống dốc lại thấy lên dốc, hết qua rừng lại qua suối và chẳng đủ rộng để đi. Mà bạn thấy không, người ta thường hay vượt lên trên một phương tiện khác khi tham gia giao thông không phải ở những đoạn đường như thế.
    Buôn Xê đăng còn là buôn duy nhất ở EA Kiết bạn có thể sử dụng điện thoại di động vì sóng ở đây cực mạnh. Nhưng dòng điện dù có chạy cực nhanh cũng không thể tới nơi này vì thiếu dây dẫn và cột điện. Khoảng cách ấy chỉ cần nhìn là thấy mà không cần phải tính toán mới ra.
    Tuy nhiên, tôi ngạc nhiên trước ý chí vươn lên và sức lao động phi thường của con người ở Buôn Xê đăng. Đối với tôi, lần đầu tiên, tôi hiểu bằng mắt, bằng tai, bằng cả giác quan về sự đùm bọc, che chở để cùng vươn lên.
    Cả buôn Xê đăng được bao xung quanh bởi 3 con suối, to nhất là suối E Súp, lúc nào cũng đầy nước và cá. Thế nhưng, buôn bây giờ đang rơi vào tình trạng hạn hán nghiêm trọng. Nỗi lo về nước, nỗi lo về thiếu ăn,... đang hiện diện trên từng nét mặt, từng việc làm của mỗi người trong buôn. Bà con đã vận chuyển những vòi nước thật to và dài về để dẫn nước từ suối sang rẫy, sang vườn, cứu cây trồng và cứu mình khỏi đói. Đó cũng là cách duy nhất mà con người ở đây còn làm được để vượt lên sự khắc nghiệt của trời, của đất. Ước mơ có một trận mưa cứ ngày càng mong manh và xa vời chẳng khác gì cuộc sống của cả buôn, nơi con người sống lệ thuộc quá nhiều và trời vào đất.
    Gia đình ông bà A Két và Y Cúi, ông bị tật phải dùng nạng để đi lại, chỉ còn bà là lao động chính. Hai ông bà cũng già, đời sống cũng đã chật vật và khó khăn lắm nhưng ông bà chẳng ngại ngần cưu mang hai đứa nhỏ từ khi một đứa mới bỏ bú, một đứa mới chập chững đi. Bây giờ, hai đứa nhỏ đã lớn lên nhiều rồi nhưng chúng vẫn chưa đủ lớn. Ông bà vẫn ngày ngày làm việc cật lực nuôi nấng hai đứa nhỏ nhờ thu nhập từ vườn, nhờ rẫy.
    Nhà chị Y Hoa và chị Y Ziết ở cuối thôn, trên con đường xuống suối E Súp là một căn nhà gỗ có hoa trồng xung quanh, đẹp và khang trang hơn rất nhiều các ngôi nhà khác trong buôn.
    Điều đặc biệt hơn cả là một giếng nước tự đào, sâu gần 20m bởi bàn tay của hai chị em Y Hoa, sinh năm 1979 và Y Ziết 1977. Góc bên cạnh là một chuồng lợn với 8 con ?oủn? đang chờ được ăn. Khu vườn sau nhà cây điều đang lên tốt, phía dưới kết hợp trồng đậu phộng.
    Lúc tôi tới, chị Ziết đang đi rẫy cùng em gái út là Y Giành. Chị Hoa kể: ?oHồi trước, hai chị em gửi Y Giành xuống trung tâm xã ở trọ học nhưng cũng chỉ được hết cấp 1. Giờ nó lớn rồi, thấy các chị ở nhà vất vả khó khăn quá nên nhất định không chịu học tiếp?. Nói đoạn, chị lại bày tỏ lo lắng: ?oNăm nay hạn quá, đậu lên tốt thế kia mà chẳng có mưa chắc chết hết mất?.
    Nói đến nhà các chị ai cũng gọi là nhà ba chị em gái, tự đào được giếng, tự dựng được nhà, rồi làm vườn, làm rẫy và chăm sóc bà ngoại già yếu và mù lòa. Già làng nói đó là tấm gương điển hình của cả buôn về sức người. Với tôi, thì đó là những người phụ nữ chăm chỉ, bền bỉ và năng động mà tôi biết mình cần học nhiều từ họ.
    Thứ Năm 14/10/04
    Tôi đã phải ngủ một mình ở Uỷ ban nhân dân xã EA Kiêt và nghe mọi người dọa về các linh hồn. Thế nhưng sự mệt mỏi của tôi sau mỗi lần di chuyển chắc cũng đủ để làm các linh hồn cảm động nên tôi đã ngủ quá là ngon lành.
    Sáng nay, tôi ở buôn Za Wầm A và B. Mới thoạt nhìn, tôi đã tự tin về sự khá giả của người dân nơi đây qua những vườn cà phê, vườn điều xen lẫn đậu phộng. Nhưng sự tự tin đó cứ mất dần sau mỗi gia đình mà tôi ghé chơi, sau mỗi câu chuyện mà tôi được nghe kể.
    Tôi nhớ nhất câu chuyện ở gia đình anh Y Wơn HLong và biết rằng: Người ta không thể đủ ăn được, chứ nói chi đến sự khá giả, nếu như cả khu đất trồng cà phê và dựng nhà ở của họ vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất. Người ta không có đủ tiền để mua giống tốt, để mua phân bón, thế nên người ta phải vay nợ bên ngoài và chất lượng cũng như sản lượng cà phê thấp. Người ta phải đối mặt với rớt giá cà phê, với việc trả nợ sau mỗi vụ thu hoạch, không biết có còn tiền để chi dùng sinh hoạt của gia đình cho tới vụ cà phê sau không. Người ta phải đối mặt với chất lượng phân bón khi được mua ưu đãi...
    Sự lòng vòng dường như càng lúc càng xiết chặt lại. Bởi thế nên, những đứa trẻ ở đây ý thức về việc làm rẫy, làm vườn kiếm tiền trả nợ cao hơn cả ý thức đến trường. Tại đây, tôi nghe nhiều về những đứa trẻ không thích tới lớp, ngay cả khi được miễn học phí, được cấp sách vở. Chúng chỉ hình dung được đi học làm tốn cơm của cha mẹ đang nợ đầm đìa hết năm này qua năm khác và chúng nghỉ học từ khi mới hết lớp 4, lớp 5, khá lắm thì tới lớp 7, 8, mặc dù, cha mẹ chúng không yêu cầu. Gia đình cô H?TLát còn bốn đứa con chưa lập gia đình riêng, hai đứa con trai bỏ từ khi hết lớp 5, hai đứa con gái, một bỏ từ lớp 6, một từ lớp 7. Cuộc sống trong sự mù mịt chữ nghĩa và khả năng tiếp cận, sử dụng thông tin tiếp tục chạy theo một thế hệ nữa.
    Tôi ra huyện vào khoảng 3 giờ để giao lưu cùng thủ lĩnh thanh niên của tất cả các buôn làng của huyện Cư M?TNga. Tôi quyết định sẽ ở lại Cư M?TNga hết tối nay để có thể nói chuyện thật nhiều với các bạn.
    Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về việc tôi sẽ nói gì với các bạn đầu tiên, về sự kết thúc và nhét thêm những gì vào giữa. Tôi không biết có kỳ cục không nhưng tôi đã bắt đầu bằng việc trả lời câu hỏi: ?oTôi là ai, tôi là người dân tộc nào và có biết nói tiếng của đồng bào không?? mà hầu hết các bạn đã đặt ra cho tôi từ trước đó. Tôi sẽ thuật lại cho bạn nhé:
    ?oChào tất cả các bạn, tôi tên là Nguyễn thị Tuyết Mai, là dân tộc Việt. Tôi có thể nói, nghe, đọc, viết và cảm nhận tiếng của đồng bào đủ để giao tiếp với mọi người, học tập và làm việc. Với tôi đồng bào là hơn 54 dân tộc anh em, là Ê đê, là Ba Na, là Xê đăng, là Mông, là Dao, là Kinh, là Thái, là Tày, là Chăm, là Khơme,?. Vì vậy, nếu bạn cũng mang quốc tịch Việt Nam như tôi xin đừng đặt những câu hỏi như thế, bởi chúng ta cùng một gốc, cùng mang một dòng máu Việt?.
    Tôi đã nói với các bạn về sự nghèo đói lương thực, nghèo đói hiểu biết, nghèo đói giáo dục, nghèo đói y tế, thuốc men, nghèo đói tài nguyên rừng, tài nguyên nước, nghèo đói sự chia sẻ với mọi người, nhất là với những người già, với các bà các chị, các mẹ tôi thấy trên mỗi quãng hành trình. Tôi cũng nói về sự thừa quá nhiều nơi bị ô nhiễm môi trường sống, bệnh tật và các nguy cơ dịch bệnh,?.
    Và cuối cùng, tôi đã nói về lý do tôi có mặt ở đây, lý do tôi thực hiện Hành trình cho một tương lai tốt đẹp hơn.
    Tôi đã có một buổi trò chuyện mà tôi không thể và không dám hình dung khi tôi xuất phát như thế đấy. Đó là sự chia sẻ, phải không nhỉ?
    Thứ Sáu15/10/04
    Tôi đã dậy quá sớm vì háo hức và hồi hộp khi chuẩn bị lên đường tới Vườn Quốc Gia Yok Đôn, nơi có dự án PARC (Creating Protected Areas for Resource Conservation Using Landscape Ecology ?" Xây dựng các khu bảo tồn nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở sinh thái cảnh quan) và các ******** nguyện viên của UNV đang hoạt động. Tôi sẽ gặp lại chị Huế, anh Chiến, Paul, Max, những người mà tôi rất ngưỡng mộ, rồi cả thiên nhiên hoang sơ nơi đây nữa.
    Cũng có lẽ bởi thế mà đường về Yok Đôn đối với tôi sao mà dài và lâu thế không biết. Cuối cùng thì Vườn Quốc Gia Yok Đôn cũng hiện ra trước mặt. Tôi hăm hở tiến vào hỏi thăm. Khu của dự án PARC kia rồi, một giàn hoa giấy đang đua nhau cười, trông đẹp quá!
    Tôi đã ở Yok Đôn, đi huyện E?TSúp, rồi về Buôn Mê Thuột với mọi người từ sáng cho tới tối mịt. Tôi được chỉ dẫn với không biết bao nhiêu địa danh đẹp mê hồn như hồ E?TSúp thượng và hồ E?TSúp hạ. Tôi và chị Huế đã xuýt xoa và gọi đó là biển trong núi.
    Tóm lại, tôi đã có một ngày chỉ để ngạc nhiên, một ngày chỉ để hiểu về giá trị của việc bảo tồn và phát triển. Một ngày với không biết bao nhiêu khám phá, không biết bao nhiêu điều mà tôi không hình dung được trước đó về tôi, về cuộc sống xung quanh.
    Album Ảnh:






  7. LamHienVuong

    LamHienVuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2004
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    Chương 14 - Đắk Nông
    Thứ Bảy 16/10/04
    Tôi rời Đắk Lắk và mang theo hàng loạt suy nghĩ về tôi, về những điều tôi đã nghe, đã thấy, đến Đắc Nông. Tôi biết đó là một sự thử thách mới mà tôi phải vượt qua, chiến thắng những suy nghĩ miên man như thế và tiếp tục Hành trình là một cách hữu hiệu.
    Tôi tới Đắk Nông khá sớm nhưng vẫn quyết định ở lại thị trấn Gia Nghĩa, thủ phủ của Đắk Nông trước khi dời đi xã.
    Tôi lang thang khắp nơi trong thị trấn, buôn dưa lê đầy ngẫu hứng với những người tôi gặp. Cuộc sống thật thú vị khi người ta có thể được trò chuyện vui vẻ với mọi người, với tôi đó lại là một bài học mới.
    Tôi không có đủ thời gian để chiêm nghiệm lại hết những nhận xét của mình về cái thị trấn chật chội và nhỏ bé này, nhưng tôi là một người không thể giữ lại những suy nghĩ kiểu như thế.
    Gia Nghĩa mang dáng dấp của một sự tạm bợ và cũ kỹ, không có bất kỳ sự thay đổi nào đáng kể từ khi thủ phủ mới của tỉnh được đặt ở đây. Tôi chưa bao giờ gặp một Bưu điện trung tâm của tỉnh phải tạm dừng hoạt động vì mất điện cho tới khi tôi ở Gia Nghĩa. Thế là, tôi khỏi rút tiền!
    Nếu so với thủ phủ mới của tỉnh Lai Châu là Tam Đường thì Gia Nghĩa là một người đang chạy bước nhỏ trong cuộc thi chạy maraton. Như thế có chính xác được đến khoảng một nửa không nhỉ?
    Chủ Nhật 17/10/04
    Giao thông đi lại trong tỉnh Đắk Nông là một trở ngại vô cùng lớn. Từ Gia Nghĩa tôi chỉ có thể dùng duy nhất một phương tiện là xe gắn máy để tới được huyện Đắk Lấp. Tôi đã ngồi sau xe gắn máy trên một chặng đường khoảng 100 km để tới được xã Quảng Trực, huyện Đắk Lấp. Tôi thực sự thấy ngán ngẩm, may mà tôi không phải là người điều khiển xe gắn máy.
    Xã Quảng Trực là một xã biên giới, với 38 km giáp Campuchia, dân cư thưa thớt nhưng sống khá tập trung xung quanh trung tâm xã, trừ thôn 5 là thôn cách xa trung tâm xã nhất, khoảng 7 km.
    Thôn 5 gồm có 33 hộ, trong đó 24 hộ là đồng bào MNông, 9 hộ là đồng bào Kinh cùng chung sống. Hầu hết các em nhỏ trong thôn đều tham gia học cấp 1 tại thôn, một phòng học với hai chiếc bảng đen quay đầu lại nhau. Tuy nhiên, tỷ lệ này cứ rơi rụng dần khi các em học lên tiếp các lớp cao hơn, phần vì đường đi lại ra trung tâm xã xa và khó khăn hơn các thôn khác, phần vì các em ?okhông thích?.
    Ngôi nhà mây của đồng bào MNông cũng khá đặc biệt. Trông xa, ngôi nhà như một cái nấm khổng lồ, tôi tưởng tượng ra thế - biết đâu bạn nghĩ khác! Cửa ngôi nhà mây nào cũng không đủ cao cho một người bình thường bước vào với tư thế đứng thẳng. Cấu trúc ngôi nhà cũng không cho phép ánh sáng mặt trời có thể ngó nghiêng vào. Tôi chẳng am hiểu chút nào về quan niệm phong thủy nhưng tôi biết chắc chắn, thật khó mà thoải mái khi ở trong ngôi nhà thiếu ánh sáng và mỗi khi ra vào luôn phải cúi người xuống cho vừa cửa. Đó là chưa tính đến việc sẽ có thể ốm đau do sự lưu chuyển không khí không được thông thoáng, rồi nấm mốc cho bắp, cho lúa trên nóc nhà cũng có thể sẽ sinh sôi.
    Lương thực chính ở đây là lúa, ngô và củ mì. Một số gia đình có trồng thêm cà phê trong vườn nhưng hầu như chất lượng đều rất thấp vì không đầu tư chăm sóc được. Rất khó để có thể tìm thấy một gia đình khá giả hơn hẳn. Mọi người ở đây đều nghèo như nhau, có khác chăng cũng chỉ là giữa gia đình bị thiếu ăn và gia đình có ăn, có cơm và có ngô, mì ăn.
    Tôi về nhà chị Đớt, y tá xã xin ngủ lại một tối. Tôi là một người lạ ở Quảng Trực đúng theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Tôi đã cố mà không nhớ nổi con đường về nhà chị Đớt và tên chị ấy, tôi phải nhờ tới các chú biên phòng. Tôi đã ngồi chia sẻ tất cả những thông tin mà tôi có với anh chị Đớt về cơ hội học tập của bọn trẻ như một sự vớt vát mà tôi có thể làm được trước khi rời đi.
    Tôi thấy áy náy kinh khủng nhưng tôi không muốn mình gây nên sự phiền hà cho người
    Album Ảnh:

Chia sẻ trang này