1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hành trình đến với âm nhạc ( một dạng hồi kí của một người yêu nhạc)

Chủ đề trong 'The Beatles' bởi chuongbeats, 12/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. floatle

    floatle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    ???????????????????????????? chả hiểu j
  2. chuongbeats

    chuongbeats Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/06/2003
    Bài viết:
    824
    Đã được thích:
    0
    @Floatle: hi hi cậu nhầm rồi, đây không phải là hồi kí của mình, mà là của 1 thành viên khác của box Beatles. Anh thấy hay nên post đây cho mọi người cùng đọc, cậu đọc kĩ là thì biết ngay đó là ai mà! Anh post tiếp đây:
    Chương III: Nhạc Vàng, Nhạc Đỏ và nhạc Disco
    Tôi biết dến hai từ "nhạc vàng" khá sớm mặc dù mãi sau này mới hiểu được "nhạc vàng" là nhạc thế nào. Ấn tượng đầu tiên của tôi về nhạc vàng là hình ảnh những người thương binh của chế độ cũ trong bộ quân phục rằn ri bạc màu và cây đàn thùng cũ kĩ chống nạng đi xin ở các quán nhậu bình dân. Sau này khi kinh tế khá giả, mỗi nhà có điều kiện sắm cho mình một chiếc máy cassette thì nhạc vàng là thứ nhạc thường được mở nhất mặc dù có thời gian chính quyền địa phương ra sức cấm thể loại nhạc này. Thật tình mà nói, tôi không hề thích nhạc vàng một tí nào, trước đây cũng thế và bây giờ cũng thế. Có lẽ ấn tượng về những người thương binh dữ tợn, nửa xin nửa như doạ dẫm người cho khiến tôi mất cảm tình với loại nhạc này từ lúc còn rất bé. Sau này, một lí do nữa khiến tôi không thích nhạc vàng là do nội dung của nó sầu thảm, bi quan và giai điệu khá nghèo nàn. Cứ lấy điệu bolero chơi trên âm giai thứ cộng với lời ca sầu thảm và một giọng ca nhão đến "chảy nước" thì ta sẽ có một bản nhạc vàng chính hiệu. Tuy nhiên, đây là thứ nhạc khá phổ biến trong tầng lớp lao động ở miền Nam trước 75 nên sau ngày giải phóng nó vẫn được tầng lớp bình dân ưa chuộng ( và có lẽ cho đến tận ngày nay). Đến khi phong trào cà phê nhạc ở SG bùng nổ cuối thập niên 80 thì hầu như đi đâu cũng nghe nhạc vàng. Và khi những cuốn băng video hiếm hoi thời đó như Thuý Nga hay Paris by Night từ hải ngoại lén lút tuồn về thì nhạc vàng trở thành một làn sóng ngầm trong đời sống của người dân miền nam. Tôi không hiểu rằng những người sinh sau 75 ở miền nam cùng thế hệ của tôi nghĩ như thế nào về nhạc vàng, nhưng đối với tôi, nhạc vàng không tạo cho tôi một cảm giác gần gũi hoặc thân thuộc như nhạc đỏ mặc dù tôi có thể hát liền tù tì vài bài phổ biến của thể loại nhạc này (đi đâu cũng nghe với phải cái tội trí nhớ tốt nên thế). Nhạc vàng đối với tôi luôn là thứ âm nhạc của một cộng đồng người Việt ở hải ngoại sống trong quá khứ. Tuy nhiên, phải công bằng mà nói thì so với nhạc trẻ hiện nay, nhạc vàng vẫn có bài nghe được hơn, ít ra nó cũng không chửi vào mặt người nghe như nhạc trẻ bây giờ.
    Đối với nhạc đỏ thí lại khác, tôi thật sự bị hớp hồn bởi lời ca và giai điệu hào hùng của những ca khúc cách mạng ngay từ thời rất bé. Dĩ nhiên đối với một đứa trẻ vài ba tuổi đầu thì quan điểm chính trị chỉ là một con số không. Nhưng về mặt cảm nhận một cách rất tự nhiên thì tôi nghiêng hẳn về nhạc đỏ. Trong nhạc đỏ cũng có tình yêu, cũng có chờ đợi, cũng có kẻ ở người đi nhưng tuyệt không thấy một chút gì bi quan sầu thảm như nhạc vàng. Trong nhạc đỏ cũng có tâm sự của người lính, có nhứng gian khổ nơi chiến trường nhưng vẫn mang một niềm tin và sự lạc quan. Nếu bỏ qua hết tất cả vấn đề thuộc về chính trị và lịch sử trong cuộc chiến VN mà chỉ xét về mặt tư tưởng thì khi nghe một bài nhạc đỏ và một bài nhạc vàng, một người ngoài cuộc cũng có thể đánh giá được một cách khá chính xác phần thắng sẽ nghiêng về bên nào. Đến giờ vẫn thế, khi đi hát karaoke với bạn bè, khi hát nhạc tiếng Việt, tôi vẫn chọn những bài như "Tình Ca", "Lá Đỏ" hay "Đất nước tôi" để hát. Có một cái gì đó rất thiêng liêng trong những ca khúc đó mà mỗi khi nghe lại tôi đều có cảm giác xúc động rất mãnh liệt. Sau này khi đọc một số bài viết của một số tay người Việt hải ngoại đăng trên các diễn đàn internet cố tình phân tích chệch hướng để bôi bác nhạc đỏ bằng một sự thù hằn mù quáng, tôi cảm thấy như chính mình bị xúc phạm. Thứ nhất, lịch sử là lịch sử, anh không thế thay đổi lịch sử bằng những ý kiến chủ quan của cá nhân anh. Thứ hai, cái gì thuộc về nghệ thuật ( và thực sự có giá trị nghệ thuật) thì nên nhận xét một cách công bằng bằng cái nhìn của một người phê bình nghệ thuật. Tôi không thích Phạm Duy về mặt con người cá nhân, nhưng đối với con người nghệ thuật và những tác phẩm của ông, tôi vẫn công nhận là hiếm có nhạc sĩ VN nào được như Phạm Duy.
  3. chuongbeats

    chuongbeats Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/06/2003
    Bài viết:
    824
    Đã được thích:
    0
    Có một điều rất lạ là miền nam mặc dù chịu sự ảnh hưởng của Mỹ gần hơn 20 năm, người dân miền nam vẫn có một cái nhìn không mấy thiện cảm về văn hoá Mỹ, nhất là về âm nhạc. Trong khi người SG sau ngày giải phóng vẫn còn bàn tán một cách say mê về những bộ phim Mỹ nổi tiếng trong thập niên 70 như "Love Story" hay xưa hơn nữa là "Cuốn theo chiều gió" thì âm nhạc tiếng Anh thường bị coi rẻ. Theo tôi được biết thì những năm 60 , nhạc rock bắt đầu du nhập vào SG với những tên tuổi như Beatles, Rolling Stones, Elvis Presley... và một bộ phận thanh niên bắt đầu lập ban nhạc để chơi nhạc rock ( Phượng Hoàng, Shotguns...) nhưng nhạc pop rock của Anh Mỹ vẫn bị phần lớn dân chúng miền nam, kể cả người SG nhìn bằng ánh mắt khinh miệt rẻ rúng. Đối với tầng lớp trung lưu trí thức ở SG, nhạc Pháp với những bản tình ca say đắm vẫn được xem là sành điệu . Điều này vẫn còn thể hiện rất rõ sau ngày giải phóng. Ngày ấy chú trai choai choai nào mà tóc hơi dài một tí, lông miệng hơi um tùm một tí thì sẽ bị gọi là "hippie" là "cao bồi" "bạc ba" ( barbaric = mọi rợ), còn người nghe nhạc disco ( cách gọi chung cho nhạc Anh-Mỹ) lúc bấy giờ đều bị xem là lai căng, mất gốc ( vậy còn thích nhạc Pháp thì có tinh thần dân tộc???). Trong phương ngữ SG lúc bấy giờ, những cụm từ "đít cô ( disco) đít bà", "mẵt xanh mỏ đỏ", "mô đen thất kinh (đọc trại từ tên ban nhạc Đức Modern Talking)" thường được dùng để chỉ những người thích đua đòi chưng diện ăn chơi. Do thiếu thông tin, cộng với sự phổ biến của nhạc disco những năm đầu thập niên 80 ( thực ra lúc đó là trào lưu New Wave, một biến thể của disco) nên tất cả những loại nhạc bằng tiếng Anh có giai điệu hơi sôi nổi một chút đều bị dán cái mác disco hay là nhạc "giật sun" (soul). Nhạc Beatles cũng disco, Elvis cũng disco, chẳng có rock, chẳng có pop, chẳng có ballad gì ráo. Chỉ có disco và disco là đồng nghĩa với sa đoạ hư hỏng. Có lẽ vì cái tiền lệ đó mà sau này khi tư tưởng đã thông thoáng rất nhiều, nhạc rock vẫn sống rất èo uột ngay trong lòng thành phố SG.
    Những năm giữa thập niên 80, băng cassette và máy cassette đã có mặt trong một số gia đình khá giả ở SG. Những thuỷ thủ đi tàu viễn dương bên cạnh tủ lạnh, bình thuỷ ( phích nước), tivi, quạt máy Liên Xô thường mang về những cuốn băng cassette "nhạc disco" để bán. Thời đó, có được một cuốn băng cassette là cả niềm mơ ước của người nghe nhạc. Tôi nghe một số người sưu tầm nhạc thế hệ trước kể lại, một cuốn băng cassette thời bấy giờ có khi có giá trị bằng cả một cái nồi cơm điện Liên Xô mà vẫn có ngươì đổi. Theo tôi nghĩ, người sưu tầm lúc đó, một phần cũng có thể là do niềm đam mê thực sự, những cũng có người đơn thuần chỉ muốn chơi trội, hoặc muốn chứng tỏ đẳng cấp của mình. Băng cassêtte thời bấy giờ là loại băng của Thái Lan có vỏ nhựa màu, mỗi mặt chỉ chứa được tối đa 30 phút ( thay vì 45 phút như băng cassette Sharp hay Sony của Nhật). Ưu điểm của loại băng này là có bìa in khá đẹp rõ nét, hộp băng bằng nhựa dẻo, gọn hơn hộp bẳng bằng nhựa cứng thông thường còn khuyết điểm thì vô số: chất lượng âm thanh kém, tuổi thọ thấp ( nghe vài lần là nhão), lại hay bị cuốn băng vào máy khi đang hát. Nhưng có được một cuốn băng như thế là cả một niềm hãnh diện của người sở hữu. Những nhóm nhạc/ ca sĩ nổi tiếng lúc bấy giờ được nhắc đến nhiều nhất là ABBA ( Voulez vous! là một trong những ca khúc tôi có ấn tượng sớm nhất), Boney M, Modern Talking, Laura Branigan ( nổi tiếng với bài "Self Control" mà dân SG hát chế ra là "vịt xiêm lai, lai má mày"!!) Sabrina ( "boys, boys boys") và một số ca khúc nhẹ nhàng êm dịu như "Papa" ,"Donna Donna" , " Love Story"... Do rất ít người học tiếng Anh lúc bấy giờ, ( ngoại ngữ chính ở các trường phổ thông vẫn là tiếng Nga và tiếng Pháp) nên phần lớn người nghe nghe nhạc là chính, hoặc đôi khi nhái theo âm hưởng của bài hát mà chế ra lời nhạc ( kiểu như bài "Self Control"). Cũng có người cất công sưu tầm lời Việt của những ca khúc nổi tiếng và nắn nót chép lại cả nhạc lẫn lời trong những cuốn tập giấy vàng ố. Tôi từng được xem một trong những cuốn tập chép nhạc như thế. (Sao ngày trước người ta ăn thứ chi mà chữ viết đẹp đến rụng cả linh hồn!) Tiếc rằng cuốn tập chép nhạc với nét chữ đẹp rụng rời đấy lại có một kết cục vô cùng bi thảm. Số là nó thuộc về một người bạn học của dì Út tôi, lúc đấy mới học lớp 12. Dì tôi mượn về để xem ( quí lắm mới cho mượn), lúc đấy tôi bắt đầu được dạy chữ ở nhà nên cũng biết đọc ít nhiều ( còn nhớ đánh vần từng chữ lời dịch của bài "Clementine" có đoạn "Em đã khuất núi, em đã qua đời rồi hỡi em này Clementine") Dì tôi quí nó lắm, đang học bài cũng lén lấy ra hát một lúc rồi cất vào. Chẳng may bà tôi bắt gặp quả tang thế là "xoẹt xoẹt!" cả một công trình tim óc biến thành mớ giấy vụn. Dì tôi bị mắng một trận ra trò vì cái tội "còn đi học mà bày đặt hát nhạc tình yêu đã vậy còn tập cho cháu ( là tôi) hư!" Chuyện này bây giờ nói ra bây giờ thì có vẻ buồn cười, nhưng cách đây hơn 20 năm về trứơc thì đây là chuyện hoàn toàn có thật. Nghe đâu cô bạn cho mượn cuốn sổ đấy giận dì tôi suốt một thời gian dài.
  4. haitrieu165

    haitrieu165 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    Cái này là hồi ký của anh BarryGibson
    đọc ở đoạn đầu là biết liền , đọc cái này củng nhớ cái thời mình con nhỏ dù hơi có 1 vài chỗ hơi khác nhau
    có lẻ do khác biệt về thời gian .
    [​IMG]
  5. floatle

    floatle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    mà hôm viết xong còn thắc mắc là "bác này sống ở SG lâu thế mà giọng chả thấy miền nam mấy!?" :))
  6. chuongbeats

    chuongbeats Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/06/2003
    Bài viết:
    824
    Đã được thích:
    0
    Chương III: Nhạc Vàng, Nhạc Đỏ và nhạc Disco
    Tôi biết dến hai từ "nhạc vàng" khá sớm mặc dù mãi sau này mới hiểu được "nhạc vàng" là nhạc thế nào. Ấn tượng đầu tiên của tôi về nhạc vàng là hình ảnh những người thương binh của chế độ cũ trong bộ quân phục rằn ri bạc màu và cây đàn thùng cũ kĩ chống nạng đi xin ở các quán nhậu bình dân. Sau này khi kinh tế khá giả, mỗi nhà có điều kiện sắm cho mình một chiếc máy cassette thì nhạc vàng là thứ nhạc thường được mở nhất mặc dù có thời gian chính quyền địa phương ra sức cấm thể loại nhạc này. Thật tình mà nói, tôi không hề thích nhạc vàng một tí nào, trước đây cũng thế và bây giờ cũng thế. Có lẽ ấn tượng về những người thương binh dữ tợn, nửa xin nửa như doạ dẫm người cho khiến tôi mất cảm tình với loại nhạc này từ lúc còn rất bé. Sau này, một lí do nữa khiến tôi không thích nhạc vàng là do nội dung của nó sầu thảm, bi quan và giai điệu khá nghèo nàn. Cứ lấy điệu bolero chơi trên âm giai thứ cộng với lời ca sầu thảm và một giọng ca nhão đến "chảy nước" thì ta sẽ có một bản nhạc vàng chính hiệu. Tuy nhiên, đây là thứ nhạc khá phổ biến trong tầng lớp lao động ở miền Nam trước 75 nên sau ngày giải phóng nó vẫn được tầng lớp bình dân ưa chuộng ( và có lẽ cho đến tận ngày nay). Đến khi phong trào cà phê nhạc ở SG bùng nổ cuối thập niên 80 thì hầu như đi đâu cũng nghe nhạc vàng. Và khi những cuốn băng video hiếm hoi thời đó như Thuý Nga hay Paris by Night từ hải ngoại lén lút tuồn về thì nhạc vàng trở thành một làn sóng ngầm trong đời sống của người dân miền nam. Tôi không hiểu rằng những người sinh sau 75 ở miền nam cùng thế hệ của tôi nghĩ như thế nào về nhạc vàng, nhưng đối với tôi, nhạc vàng không tạo cho tôi một cảm giác gần gũi hoặc thân thuộc như nhạc đỏ mặc dù tôi có thể hát liền tù tì vài bài phổ biến của thể loại nhạc này (đi đâu cũng nghe với phải cái tội trí nhớ tốt nên thế). Nhạc vàng đối với tôi luôn là thứ âm nhạc của một cộng đồng người Việt ở hải ngoại sống trong quá khứ. Tuy nhiên, phải công bằng mà nói thì so với nhạc trẻ hiện nay, nhạc vàng vẫn có bài nghe được hơn, ít ra nó cũng không chửi vào mặt người nghe như nhạc trẻ bây giờ.
    Đối với nhạc đỏ thí lại khác, tôi thật sự bị hớp hồn bởi lời ca và giai điệu hào hùng của những ca khúc cách mạng ngay từ thời rất bé. Dĩ nhiên đối với một đứa trẻ vài ba tuổi đầu thì quan điểm chính trị chỉ là một con số không. Nhưng về mặt cảm nhận một cách rất tự nhiên thì tôi nghiêng hẳn về nhạc đỏ. Trong nhạc đỏ cũng có tình yêu, cũng có chờ đợi, cũng có kẻ ở người đi nhưng tuyệt không thấy một chút gì bi quan sầu thảm như nhạc vàng. Trong nhạc đỏ cũng có tâm sự của người lính, có nhứng gian khổ nơi chiến trường nhưng vẫn mang một niềm tin và sự lạc quan. Nếu bỏ qua hết tất cả vấn đề thuộc về chính trị và lịch sử trong cuộc chiến VN mà chỉ xét về mặt tư tưởng thì khi nghe một bài nhạc đỏ và một bài nhạc vàng, một người ngoài cuộc cũng có thể đánh giá được một cách khá chính xác phần thắng sẽ nghiêng về bên nào. Đến giờ vẫn thế, khi đi hát karaoke với bạn bè, khi hát nhạc tiếng Việt, tôi vẫn chọn những bài như "Tình Ca", "Lá Đỏ" hay "Đất nước tôi" để hát. Có một cái gì đó rất thiêng liêng trong những ca khúc đó mà mỗi khi nghe lại tôi đều có cảm giác xúc động rất mãnh liệt. Sau này khi đọc một số bài viết của một số tay người Việt hải ngoại đăng trên các diễn đàn internet cố tình phân tích chệch hướng để bôi bác nhạc đỏ bằng một sự thù hằn mù quáng, tôi cảm thấy như chính mình bị xúc phạm. Thứ nhất, lịch sử là lịch sử, anh không thế thay đổi lịch sử bằng những ý kiến chủ quan của cá nhân anh. Thứ hai, cái gì thuộc về nghệ thuật ( và thực sự có giá trị nghệ thuật) thì nên nhận xét một cách công bằng bằng cái nhìn của một người phê bình nghệ thuật. Tôi không thích Phạm Duy về mặt con người cá nhân, nhưng đối với con người nghệ thuật và những tác phẩm của ông, tôi vẫn công nhận là hiếm có nhạc sĩ VN nào được như Phạm Duy.
  7. chuongbeats

    chuongbeats Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/06/2003
    Bài viết:
    824
    Đã được thích:
    0
    Có một điều rất lạ là miền nam mặc dù chịu sự ảnh hưởng của Mỹ gần hơn 20 năm, người dân miền nam vẫn có một cái nhìn không mấy thiện cảm về văn hoá Mỹ, nhất là về âm nhạc. Trong khi người SG sau ngày giải phóng vẫn còn bàn tán một cách say mê về những bộ phim Mỹ nổi tiếng trong thập niên 70 như "Love Story" hay xưa hơn nữa là "Cuốn theo chiều gió" thì âm nhạc tiếng Anh thường bị coi rẻ. Theo tôi được biết thì những năm 60 , nhạc rock bắt đầu du nhập vào SG với những tên tuổi như Beatles, Rolling Stones, Elvis Presley... và một bộ phận thanh niên bắt đầu lập ban nhạc để chơi nhạc rock ( Phượng Hoàng, Shotguns...) nhưng nhạc pop rock của Anh Mỹ vẫn bị phần lớn dân chúng miền nam, kể cả người SG nhìn bằng ánh mắt khinh miệt rẻ rúng. Đối với tầng lớp trung lưu trí thức ở SG, nhạc Pháp với những bản tình ca say đắm vẫn được xem là sành điệu . Điều này vẫn còn thể hiện rất rõ sau ngày giải phóng. Ngày ấy chú trai choai choai nào mà tóc hơi dài một tí, lông miệng hơi um tùm một tí thì sẽ bị gọi là "hippie" là "cao bồi" "bạc ba" ( barbaric = mọi rợ), còn người nghe nhạc disco ( cách gọi chung cho nhạc Anh-Mỹ) lúc bấy giờ đều bị xem là lai căng, mất gốc ( vậy còn thích nhạc Pháp thì có tinh thần dân tộc???). Trong phương ngữ SG lúc bấy giờ, những cụm từ "đít cô ( disco) đít bà", "mẵt xanh mỏ đỏ", "mô đen thất kinh (đọc trại từ tên ban nhạc Đức Modern Talking)" thường được dùng để chỉ những người thích đua đòi chưng diện ăn chơi. Do thiếu thông tin, cộng với sự phổ biến của nhạc disco những năm đầu thập niên 80 ( thực ra lúc đó là trào lưu New Wave, một biến thể của disco) nên tất cả những loại nhạc bằng tiếng Anh có giai điệu hơi sôi nổi một chút đều bị dán cái mác disco hay là nhạc "giật sun" (soul). Nhạc Beatles cũng disco, Elvis cũng disco, chẳng có rock, chẳng có pop, chẳng có ballad gì ráo. Chỉ có disco và disco là đồng nghĩa với sa đoạ hư hỏng. Có lẽ vì cái tiền lệ đó mà sau này khi tư tưởng đã thông thoáng rất nhiều, nhạc rock vẫn sống rất èo uột ngay trong lòng thành phố SG.
    Những năm giữa thập niên 80, băng cassette và máy cassette đã có mặt trong một số gia đình khá giả ở SG. Những thuỷ thủ đi tàu viễn dương bên cạnh tủ lạnh, bình thuỷ ( phích nước), tivi, quạt máy Liên Xô thường mang về những cuốn băng cassette "nhạc disco" để bán. Thời đó, có được một cuốn băng cassette là cả niềm mơ ước của người nghe nhạc. Tôi nghe một số người sưu tầm nhạc thế hệ trước kể lại, một cuốn băng cassette thời bấy giờ có khi có giá trị bằng cả một cái nồi cơm điện Liên Xô mà vẫn có ngươì đổi. Theo tôi nghĩ, người sưu tầm lúc đó, một phần cũng có thể là do niềm đam mê thực sự, những cũng có người đơn thuần chỉ muốn chơi trội, hoặc muốn chứng tỏ đẳng cấp của mình. Băng cassêtte thời bấy giờ là loại băng của Thái Lan có vỏ nhựa màu, mỗi mặt chỉ chứa được tối đa 30 phút ( thay vì 45 phút như băng cassette Sharp hay Sony của Nhật). Ưu điểm của loại băng này là có bìa in khá đẹp rõ nét, hộp băng bằng nhựa dẻo, gọn hơn hộp bẳng bằng nhựa cứng thông thường còn khuyết điểm thì vô số: chất lượng âm thanh kém, tuổi thọ thấp ( nghe vài lần là nhão), lại hay bị cuốn băng vào máy khi đang hát. Nhưng có được một cuốn băng như thế là cả một niềm hãnh diện của người sở hữu. Những nhóm nhạc/ ca sĩ nổi tiếng lúc bấy giờ được nhắc đến nhiều nhất là ABBA ( Voulez vous! là một trong những ca khúc tôi có ấn tượng sớm nhất), Boney M, Modern Talking, Laura Branigan ( nổi tiếng với bài "Self Control" mà dân SG hát chế ra là "vịt xiêm lai, lai má mày"!!) Sabrina ( "boys, boys boys") và một số ca khúc nhẹ nhàng êm dịu như "Papa" ,"Donna Donna" , " Love Story"... Do rất ít người học tiếng Anh lúc bấy giờ, ( ngoại ngữ chính ở các trường phổ thông vẫn là tiếng Nga và tiếng Pháp) nên phần lớn người nghe nghe nhạc là chính, hoặc đôi khi nhái theo âm hưởng của bài hát mà chế ra lời nhạc ( kiểu như bài "Self Control"). Cũng có người cất công sưu tầm lời Việt của những ca khúc nổi tiếng và nắn nót chép lại cả nhạc lẫn lời trong những cuốn tập giấy vàng ố. Tôi từng được xem một trong những cuốn tập chép nhạc như thế. (Sao ngày trước người ta ăn thứ chi mà chữ viết đẹp đến rụng cả linh hồn!) Tiếc rằng cuốn tập chép nhạc với nét chữ đẹp rụng rời đấy lại có một kết cục vô cùng bi thảm. Số là nó thuộc về một người bạn học của dì Út tôi, lúc đấy mới học lớp 12. Dì tôi mượn về để xem ( quí lắm mới cho mượn), lúc đấy tôi bắt đầu được dạy chữ ở nhà nên cũng biết đọc ít nhiều ( còn nhớ đánh vần từng chữ lời dịch của bài "Clementine" có đoạn "Em đã khuất núi, em đã qua đời rồi hỡi em này Clementine") Dì tôi quí nó lắm, đang học bài cũng lén lấy ra hát một lúc rồi cất vào. Chẳng may bà tôi bắt gặp quả tang thế là "xoẹt xoẹt!" cả một công trình tim óc biến thành mớ giấy vụn. Dì tôi bị mắng một trận ra trò vì cái tội "còn đi học mà bày đặt hát nhạc tình yêu đã vậy còn tập cho cháu ( là tôi) hư!" Chuyện này bây giờ nói ra bây giờ thì có vẻ buồn cười, nhưng cách đây hơn 20 năm về trứơc thì đây là chuyện hoàn toàn có thật. Nghe đâu cô bạn cho mượn cuốn sổ đấy giận dì tôi suốt một thời gian dài.
  8. chuongbeats

    chuongbeats Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/06/2003
    Bài viết:
    824
    Đã được thích:
    0
    Chương IV: Ghét nhạc.
    Phần lớn những người quen biết tôi hiện nay chắc sẽ không bao giờ tưởng tượng được rằng cách đây hơn 16-17 năm về trước tôi đã từng tuyên bố một câu xanh rờn rằng: " Nếu tôi có phạm lỗi gì thì đừng đánh đừng mắng gì cả, chỉ việc dẫn đi xem ca nhạc là tôi sẽ chừa ngay!!" Đây là chuyện hoàn toàn có thật, không hề đùa chút nào. Đến bây giờ mỗi khi nói đến việc mê nhạc của tôi, mẹ tôi thường hay lấy chuyện này nhắc lại.
    Vâng, đúng là có một thời kì tôi ghét nhạc kinh khủng, ghét hơn tất cả những thứ ghét nhất trên đời. Trong đó ghét nhất là đi xem ca nhạc. Đó là khoảng những năm 87-89 khi tôi còn đang học cấp 1. Tất nhiên phải có một lí do gì đó mới khiến tôi như thế. Nguyên nhân tất cả đều do mẹ tôi mà ra. Hay đúng ra là do sự mê nhạc của mẹ tôi mà ra.
    Như đã nói, trong gia đình mẹ tôi có lẽ là người có máu mê văn nghệ nhất. Bây giờ thì tôi có thể cảm ơn rằng bà đã phần nào truyền cái máu đấy sang người tôi, nhưng khi còn bé thì tôi lại cực kì căm ghét điều đó. Số là thời gian đó mẹ tôi thường cùng các dì và những người bạn đi xem ca nhạc. Bố tôi thì không thích điều đó tí nào, một phần vì tiếng Việt ông không giỏi gì nên nghe nhạc Việt như vịt nghe sấm. Hơn nữa, là một người tiết kiệm, ông ít khi bỏ tiền vào những nơi như thế. Từ ngày lấy nhau cho đến ngày chia tay, bố và mẹ tôi là hai thế giới không bao giờ có thể hoà hợp. Bố tôi ít nói, đơn giản và căn cơ. Ngoài những buổi bán ngoài chợ Dân Sinh (còn gọi là chơ trời) về, ông ít khi đi đâu, cũng chẳng thấy bạn bè nào cả. Ông lại ít hợp tính với bên ngoại tôi nên ăn xong bữa cơm chiều bên đấy là ông về thằng nhà ở Chợ Lớn. Còn mẹ tôi lúc đấy còn trẻ (trẻ hơn bố tôi đến những 10 tuổi), tính thích trưng diện và giao thiệp với bên ngoài. Lúc đó mẹ tôi là không tìm được việc làm chính thức nên phần lớn thời gian buổi sáng khi bố tôi đi bán, mẹ tôi ở nhà bà ngoại với bà và các dì. Ngồi nhà mãi cũng chán, mẹ tôi thường cùng các dì và một số người bạn học lúc trước của mẹ hẹn nhau đi xem ca nhạc để giải buồn. Để hợp thức hoá việc đi xem ca nhạc, mẹ tôi thường dẫn tôi đi theo và nói với bố tôi rằng dẫn con đi xem phim, đi xem xiếc...Tôi cũng tưởng thật nên hăm hở thay quần áo để đi xem phim với mẹ và các dì nhưng chưa lần nào tôi được thật sự xem xiếc hay phim cả. Chỉ là xem ca nhạc. Một phần tức vì bị lừa dối, một phần vì buồn chán khi phải ngồi gần hai tiếng đồng hồ trong rạp để nghe những bài hát mà mình chẳng thích nên tôi đâm ra ghét mẹ và ghét đi đâu với mẹ. Tôi luôn thích đi với bố hơn mặc dù ít được ở gần bố. Những lúc có thời gian, bố thường dẫn tôi đi chơi Thảo Cầm Viên hay cừa hàng bách hoá Sài Gòn ( thương xá Tax ngày nay) và luôn giảng giải cho tôi nhiều thứ. Hơn nữa, khi đi với bố, tôi luôn yên tâm là ít ra ông không bảo đi đằng đông rồi lại chở tôi đi đằng tây như mẹ. Tới bây giờ mỗi lần đi ngang nhà hát Hoà Bình ở quận 10 là nơi trước đây mẹ tôi thường hay dẫn tôi đến "xem phim," tôi vẫn có một ác cảm với nhà hát ấy mặc dù nó chẳng có tội tình gì.
    Thời gian học cấp 1 là thời gian đấy những biến động trong gia đình tôi. Mẹ tôi có lúc mâu thuẫn với bên ngoại nên mang tôi vào chợ Lớn sống với bố khiên tôi mỗi ngày phải đi gần 10 cây số đi học từ chợ Lớn ra Phú Nhuận. Sau đó đến lượt bố mẹ cãi nhau, tôi lại theo mẹ ra ở bên ngoại cả năm trời không hề gặp bố. Ở với bà ngoại thì cũng không có gì đáng nói vì được bà với các dì cưng chiều, lại đi học gần, không phải dậy sớm và đi xa như ở với bố nên tôi cũng chẳng phàn nàn gì. Nhưng chuyện đi xem ca nhạc với mẹ một lần nữa lại làm cho tôi bức xúc và chán ghét. Địa điểm của những buổi xem ca nhạc lúc bấy giờ là trong khuông viên của thiền viện Vạn Hạnh hay còn gọi là Phật học viện ở đường Nguyễn Kiệm quận Gò Vấp. Bên cạnh chùa Vĩnh Nghiêm, có lẽ đây là một trong những ngôi chùa đẹp nhất và lớn nhất ở Sài Gòn. Mỗi dịp rằm lớn như rằm tháng giêng, rằm tháng tư (lễ Phật Đản), rằm tháng bảy lễ Vu Lan là thiện nam tín nữ Sài Gòn đều đổ về thiền viện Vạn Hạnh để nghe giảng kinh, xem triển lãm thư pháp, cắm hoa, ăn cơm chay và xem ca nhạc miễn phí. Từ bốn giờ chiều, hàng nghìn người đã đổ về chùa để chuẩn bị giành chỗ trước vì nếu không thì sẽ không có chỗ mà ngồi. Mẹ tôi là một trong số những người như thế. Thường đi theo mẹ tôi là các dì và dĩ nhiên là tôi. Đi chùa đối với tôi không phải là một điều quá khổ sở vì từ bé tôi đã được bà dắt đi chùa Từ Vân ở gần nhà. Ăn cơm chay cũng chẳng là vấn đề vì tôi vốn thích ăn cơm chay. Xem triển lãm thư pháp và tranh thuỷ mặc thì tôi lại càng thích vì chẳng hiểu sao tôi luôn có hứng thú về thư pháp mặc dù lúc đấy chưa học chữ Hoa. Nhưng việc đi xem ca nhạc, nhất là đi xem ca nhạc với mẹ tôi thì đúng là một cực hình.
  9. chuongbeats

    chuongbeats Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/06/2003
    Bài viết:
    824
    Đã được thích:
    0
    Nếu đi xem ở nhà hát Hoà Bình thì có ít ra có ghế ngồi, có máy lạnh và xem xong thì về, đi xem ca nhạc ở thiền viện Vạn Hạnh là một sự hành xác thật sự. Đến nơi từ lúc 4 giờ hoặc 4 giờ rưỡi, đi dạo vòng vòng xem này xem nọ một tí rồi ghé vào một hàng cơm chay nào đấy ăn khoảng một tiếng đồng hồ là mẹ tôi giục các dì vào trong chính điện giữ chỗ trước để đến 7 giờ xem thuyết pháp và tiếp theo đó là ca nhạc. Thế là từ 6 giờ tôi đã bị khoá chân trong chính điện. Càng ngồi sâu bên trong thì càng khó ra vì người xem ngồi vòng trong vòng ngoài. Tất cả mọi người già trẻ bé lớn đều ngồi xếp bằng dưới đất chen chúc nhau đến mức khi chân đã tê cứng cũng không thể duỗi được một chút cho thoải mái. Cứ tưởng tượng một đứa bé 9-10 tuổi phải ngồi chết một chỗ từ 6 giờ đến gần 10 giờ tối để nghe những lời thuyết pháp cao siêu mà nó chẳng hiểu mô tê ất giáp chi cả, sau đó là đến phần ca nhạc, cũng toàn là những bài ca về Phật pháp cao siêu thì buổi tối đấy sẽ khủng khiếp như thế nào. Ngồi lọt thỏm giữa biển người, phần lớn là các bà các cô lớn tuổi với vẻ thành kính trang nghiêm ( thật sự hay giả tạo thì chỉ có trời mới biết), tôi chỉ còn biết tiêu khiển bằng cách quan sát những thứ xung quanh và những người chung quanh. Có lẽ vì điều này mà sau này trí nhớ và tài quan sát của tôi rất tốt. Chỉ cần nhìn thoáng qua là tôi có thể tóm gọn phần lớn những gì trước mắt vào trong bộ nhớ. Những điều để lại ấn tượng sâu sắc nhất với tôi trong những buổi đi xem ca nhạc "bắt buộc" như thế là những kệ sách rất lớn chứa đầy kinh sách như kinh Pháp Hoa, kinh Địa Tạng, kinh Kim Cang, một bức chân dung của một vị hoà thượng với cà sa, pháp trượng và mũ tỳ lư rất giống Đường Tăng trong Tây Du Kí ( lúc đấy tôi hay tưởng tượng rằng đó là Đường Tam Tạng và những kinh sách trên kệ kia là do ông thỉnh về từ Tây Trúc) và một bức ảnh đen trắng chụp cảnh hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để chống lại việc đàn áp Phật giáo của Ngô Đình Diệm năm 1963 ( lúc đó tôi rất sợ bức ảnh này). Thường thì đến khoảng 7 giờ thì thượng toạ Thích Minh Châu sẽ ra chính điện thuyết pháp. Không biết hiện giờ ông còn sống hay đã viên tịch nhưng trong trí nhớ của tôi thì thượng toạ Thích Minh Châu ngày ấy cũng đã gần 80, người béo tốt, da dẻ trắng hồng không một nếp nhăn rất giống tượng Phật Di Lặc trong chùa.
    Sau phần thuyết pháp của ông là đến phần ca nhạc. Lúc bấy giờ chưa có hiện tượng sao hay siêu sao âm nhạc, cũng chẳng có công chúa hoàng tử nhạc pop, chỉ có một số giọng ca được ưa thích trong thành phố đa số là người theo Phật giáo như Cẩm Vân, Bảo Yến, Nhã Phương, Ngọc Ánh đến hát một số bài Phật ca và một số bài dân ca. Thường thì những buổi tối như thế đối với tôi dường như kéo dài vô tận. Có nhiều lúc các dì tôi cảm thấy xót ruột ( hay vì ngồi quá lâu nên cũng cần ra ngoài để giãn gân giãn cốt một tí) nên xin mẹ tôi dẫn tôi ra ngoài đi một vòng xem các phòng triễn lãm. Mẹ tôi chẳng bao giờ chấp nhận lời yêu cầu rất chính đáng đó cả với nhiều lí do khá hợp lí: "Mày chiều nó như thế sau này muốn gì được nấy!" hay "Dẫn nó đi chùa nghe thuyết pháp để cho có phước chứ không phải đi chơi!!" hay "Ra ngoài đấy đông người, lỡ lạc mất biết đường đâu mà tìm!" Thế là đành bó tay ( và bó cả chân theo đúng nghĩa đen) chờ cho đến hết chương trình. Trong đó có một lần mà tôi nhớ nhất. Lần đó là lễ Vu Lan, nhằm vào ngày thứ tư. Lúc đó theo lịch phát sóng của đài truyền hình thì thứ tư có chương trình thế giới đó đây, thường là thế giới động vật, chương trình mà tôi yêu thích nhất. Tôi tìm đủ mọi cách năn nỉ các dì nói giúp để mẹ tôi đừng bắt tôi phải đi chùa ngày hôm đấy nhưng mọi lời cầu xin thống thiết của mọi người đêu vô hiệu trước quyết định sắt đá của mẹ tôi: "Ngày Vu Lan phải dẫn nó đi chùa để học chữ hiếu!" Thế là đành phải đi mà lòng không vui tí nào. Chương trình hôm đó dài như cả thế kỉ khiến tôi nhấp nhỏm như ngồi trên lửa. Đến 8 giờ 30, tôi bắt đầu năn nỉ xin về nhưng chỉ nhận được ánh mắt lạnh lùng của mẹ và những cái nhìn đầy thông cảm của các dì. Đến khi chương trình chấm dứt khoảng hơn 9 giờ thì trời bắt đầu đổ mưa. Dòng người đi lễ từ thiền viện Vạn Hạnh đổ ra kẹt cứng con đường Nguyễn Kiệm bé tí tẹo làm tôi càng sốt ruột. Sau khi thoát khỏi dòng người và xe cộ về đến nhà, tôi chạy ù vào để mở tivi xem còn vớt vát được phần nào chương trình yêu thích không thì hỡi ơi, trên màn ảnh là phần giới thiệu chương trình của ngày hôm sau. Không thể chịu được nữa, tôi nhào lên giường khóc như điên. Điều này khiến mẹ tôi nổi cáu túm lấy tôi mà đánh vì cái tội "ngày Vu Lan mà lại bất hiếu!" Từ bé đến giờ, tôi bị mẹ đánh chưa đến 10 lần nhưng lần nào tôi cũng nhớ rõ vì thường là không phải lỗi của tôi. Chính vì những lần như vậy và nhiều chuyện bức xúc tai nghe mắt thấy khác mà sau này tôi rất có ác cảm với tôn giáo nói chung và những người tỏ ra sùng đạo. Dần dần trong tôi hình thành một sự nổi loạn ngấm ngầm, tuy âm thầm nhưng rất mãnh liệt, một điều mà hầu như những người nghe rock đều ít nhiều có nó trong người.
  10. chuongbeats

    chuongbeats Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/06/2003
    Bài viết:
    824
    Đã được thích:
    0
    Chương IV: Dân ca, Tây Du Kí và nhạc tiền chiến ở xứ người
    Năm tôi lên lớp 5 cũng là năm tôi bắt đầu thực sự nghe nhạc một cách có hệ thống và chọn lọc. Tôi không nhớ rõ vì lí do gì mà thời gian đó tôi lại mê dân ca kinh khủng. Dân ca của cả ba miền bắc trung nam và cả dân ca của các nước trên thế giới. Có lẽ tôi bị cuốn hút bởi tính dân tộc rất đặc trưng của nhạc dân ca qua phần tiết tấu và giai điệu. Đó cũng là lần đầu tiên tôi sưu tập nhạc. Tôi có cả một quyển sổ dày dùng để chép lời của những bài dân ca trong và ngoài nước. Cho đến bây giờ, trên kệ đĩa CD của tôi vẫn có chỗ dành cho những đĩa nhạc dân ca ba miền và nhạc folk của một số nước trên thế giớí. Đối với tôi, dân ca là một phần quan trọng của cái gọi là bản sắc dân tộc, người quay lưng lại với dân ca thì khó có thể được xem là một người yêu nhạc chân chính được. Khác với những thể loại nhạc khác, dân ca không hề lỗi thời vì nó không thuộc về bất kì một thời kì nào và cũng không được viết vì bất kì một mục đích nào mang tính thương mại nào. Có lẽ vì thế mà dân ca luôn sống bền bỉ hơn những thể loại âm nhạc khác. Có một người bạn đã nói với tôi một câu đại loại thế này: "cậu ăn sơn hào hải vị khắp năm châu bốn bể rồi cũng có ngày thèm về lục cơm nguội trong xó bếp nhà!" Có lẽ chính vì vậy mà giáo sư Trần Văn Khê hơn nửa đời người sống ở nước ngoài vẫn tìm mọi cách để bảo tồn và phát triển dân ca VN. Có tham gia vào những buổi nói chuyện về âm nhạc trực tiếp của vị giáo sư này mới thấy được tấm lòng của ông đối với dân ca và nhạc dân tộc dạt dào như thế nào. Hay nhìn rộng hơn nữa ra thế giới, một trong những tay guitar khét tiếng của thể loại hard rock/metal là Ritchie Blackmore, linh hồn của Deep Purple và Rainbow đã từ bỏ danh vọng và quyền lực của một ngôi sao nhạc rock hàng đầu để cùng với cô vợ Candice Night lập nên gánh hát rong Blackmore''s Night chuyên chơi nhạc folk và Renaissance music. Nhiều tín đồ của metal đã vội kết tội cho Blackmore là phản bội, nhưng họ không hiểu và chắc cũng không thể hiểu được rằng người nghệ sĩ thực sự sống với những gì mình thực sự yêu thích chứ không phải sống trong danh vọng hay tiền bạc. Biết đâu sau này, khi về già, tôi lại được cái hạnh phúc của Ritchie rong ruổi trên trên những nèo đường đất nước cùng với một cây guitar và một người hồng nhan tri kỉ (phải trẻ và đẹp, đừng già như tôi lúc đấy!!) thì tuyệt vời biết mấy. Xét cho cùng đông tây kim cổ gì rồi cũng gặp nhau ở một điểm: danh vọng tiền tài không đánh đổi được sự bình yên tự tại trong tâm hồn. Vô Kị bỏ ngôi giáo chủ Minh Giáo chỉ để được kẻ mày cho Triệu Mẫn, Lệnh Hồ Xung rời bỏ ngôi giáo chủ võ lâm để cùng Nhậm Doanh Doanh tấu khúc Tiếu Ngạo Giang Hồ hay Ritchie Blackmore của thời hiện đại cùng Candice Night đi hát rong để lại cái danh hiệu người hùng metal cho biết bao kẻ khác tranh giành. Ai dám bảo họ không anh hùng? Ai dám cười rằng họ không hào kiệt?
    Cũng vào thời điểm khoảng năm lớp 5, tôi cũng như bao nhiêu đứa trẻ khác cùng lứa tuổi ( và có thể cũng như rất, rất nhiều người lớn không cùng lứa tuổi khác) bị cuốn vào cơn lốc phim truyền hình Tây Du Kí. Thật ra thì đó không phải là lần đầu tiên tôi được xem phim Tây Du Kí. Cách đó vài năm tôi cũng đã được xem phim này tại rạp Văn Cầm, mặc dù không liên tục. Lúc đó tình hình chính trị giữa VN và TQ vẫn còn rất căng thẳng nên những gì của TQ đều bị cấm, kể cả phim ảnh. Do đó rạp Văn Cầm thường chiếu TDK nhưng lại để bảng chiếu phim của Nga hay Đức gì đấy. Lúc đó rạp đã chuyển từ phim màn ảnh rộng sang phim video nên màn hình bị thu nhỏ một cách đáng kể. Nhưng điều đó không cản trở việc người xem vẫn đến chật rạp để xem phim TDK. Thế rồi đùng một cái, quan hệ giữa VN và TQ bình thường trở lại, TDK được chính thức trình chiếu trên chương trình chiếu phim hàng tuần của đài truyền hình và trở thành cơn sốt đối với mọi người mọi nhà. Mặc dù được chiếu đi chiếu lại nhiều lần nhưng hầu như lần nào bộ phim này vẫn không mất đi sức hấp dẫn của nó. Đối với tôi, ấn tượng nhất vẫn là nhạc phim của bộ phim này. Là người gốc Hoa, nhưng thú thật tôi không có cảm tình với cái gọi là Canto pop hay Mandarin pop của tứ đại thiên vương hay nhưng ca sĩ Hong Kong, Đài Loan vì ngoài việc dễ nghe, loại nhạc pop tiếng Hoa không mang một bản sắc gì cả. Tôi có cảm giác bài này là bản sao của bài khác về giai điệu cũng như nội dung, nhạt nhẽo và thiếu sức sống. Nhưng đối với nhạc phim TDK, đó là một sư khác biệt hoàn toàn. Nó vẫn bảo đảm được tính thương mại ( nếu không thì sao nhạc hiệu của phim lại được nhiều người nhớ đến thế) nhưng vẫn giữ được tính nghệ thuật và nội dung thì rất sâu sắc. Về mặt giải trí tạm thời thì HK vẫn chiếm thế thượng phong nhưng nếu xét đến những tác phẩm điện ảnh hay âm nhạc nghiêm túc trong khu vực các nước nói tiếng Hoa thì Hoa lục vẫn không có đối thủ. Lúc đó, một số tiệm bán băng cassette ( chưa có tiệm đĩa CD như bây giờ) thường treo biển "Có nhạc phim Tây Du Kí" và dĩ nhiên mặt hàng này còn đắt hơn tôm tươi. Có thể đó là cuốn băng cassette đầu tiên tôi mua trong đời. Tôi còn nhớ bên ngoài hộp băng là hình bốn thầy trò Đường Tăng photo copy lem nhem và list bài hát bằng tiếng Hoa trông như nhãn thuốc bắc. Chất lượng âm thanh thì cực tệ vì có lẽ do thu lén. Vậy mà tôi mê vô cùng, mỗi ngày đều phải nghe vài lần trước khi ngủ mới chịu. Lúc đó để cạnh tranh, Vafaco và Saigon Audio cũng có phát hành băng nhạc phim TDK do các ca sĩ người Việt gốc Hoa hát, có cả lời Việt nhưng không bán không chạy bằng. Nói về nhạc phim TDK thì tôi còn có nhiều kỉ niệm đáng nhớ, nhất là việc trình diễn lại bài "Đường đi ở nơi đâu" khi vừa vào lớp 6 mặc dù lúc đấy chỉ phịa ra hát là chính ( mà có sao đâu, chẳng ai biết mình phịa cả!!). Cách đây vài năm, khi quen một người bạn từ TQ sang, tôi đã nhờ anh này chỉ các địa chỉ web để download nhạc và lời của hầu hết tất cả các bài nhạc trong phim để nghe và học theo. Sau này, TQ quay thêm phần hai của bộ phim để bù vào những tập còn thiếu so với nguyên tác, nhưng cả nội dung phim và nhạc phim đều không có được sức hấp dẫn như phần 1. Và một điều đáng buồn khác là không hiểu tại sao, trong phần tái bản của phần 1, hai bài hát rất hay là bài "đại náo Linh Tiêu điện" và "Bài ca quét tháp" bị thay thế bằng hai bài mới không ấn tượng chút nào. Tôi phát hiện ra điều này khi mua lại bộ DVD Tây Du Kí để giữ làm kỉ niệm gần đây.

Chia sẻ trang này