1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hành trình đến với âm nhạc ( một dạng hồi kí của một người yêu nhạc)

Chủ đề trong 'The Beatles' bởi chuongbeats, 12/05/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chuongbeats

    chuongbeats Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/06/2003
    Bài viết:
    824
    Đã được thích:
    0
    Chương IV: Dân ca, Tây Du Kí và nhạc tiền chiến ở xứ người
    Năm tôi lên lớp 5 cũng là năm tôi bắt đầu thực sự nghe nhạc một cách có hệ thống và chọn lọc. Tôi không nhớ rõ vì lí do gì mà thời gian đó tôi lại mê dân ca kinh khủng. Dân ca của cả ba miền bắc trung nam và cả dân ca của các nước trên thế giới. Có lẽ tôi bị cuốn hút bởi tính dân tộc rất đặc trưng của nhạc dân ca qua phần tiết tấu và giai điệu. Đó cũng là lần đầu tiên tôi sưu tập nhạc. Tôi có cả một quyển sổ dày dùng để chép lời của những bài dân ca trong và ngoài nước. Cho đến bây giờ, trên kệ đĩa CD của tôi vẫn có chỗ dành cho những đĩa nhạc dân ca ba miền và nhạc folk của một số nước trên thế giớí. Đối với tôi, dân ca là một phần quan trọng của cái gọi là bản sắc dân tộc, người quay lưng lại với dân ca thì khó có thể được xem là một người yêu nhạc chân chính được. Khác với những thể loại nhạc khác, dân ca không hề lỗi thời vì nó không thuộc về bất kì một thời kì nào và cũng không được viết vì bất kì một mục đích nào mang tính thương mại nào. Có lẽ vì thế mà dân ca luôn sống bền bỉ hơn những thể loại âm nhạc khác. Có một người bạn đã nói với tôi một câu đại loại thế này: "cậu ăn sơn hào hải vị khắp năm châu bốn bể rồi cũng có ngày thèm về lục cơm nguội trong xó bếp nhà!" Có lẽ chính vì vậy mà giáo sư Trần Văn Khê hơn nửa đời người sống ở nước ngoài vẫn tìm mọi cách để bảo tồn và phát triển dân ca VN. Có tham gia vào những buổi nói chuyện về âm nhạc trực tiếp của vị giáo sư này mới thấy được tấm lòng của ông đối với dân ca và nhạc dân tộc dạt dào như thế nào. Hay nhìn rộng hơn nữa ra thế giới, một trong những tay guitar khét tiếng của thể loại hard rock/metal là Ritchie Blackmore, linh hồn của Deep Purple và Rainbow đã từ bỏ danh vọng và quyền lực của một ngôi sao nhạc rock hàng đầu để cùng với cô vợ Candice Night lập nên gánh hát rong Blackmore''s Night chuyên chơi nhạc folk và Renaissance music. Nhiều tín đồ của metal đã vội kết tội cho Blackmore là phản bội, nhưng họ không hiểu và chắc cũng không thể hiểu được rằng người nghệ sĩ thực sự sống với những gì mình thực sự yêu thích chứ không phải sống trong danh vọng hay tiền bạc. Biết đâu sau này, khi về già, tôi lại được cái hạnh phúc của Ritchie rong ruổi trên trên những nèo đường đất nước cùng với một cây guitar và một người hồng nhan tri kỉ (phải trẻ và đẹp, đừng già như tôi lúc đấy!!) thì tuyệt vời biết mấy. Xét cho cùng đông tây kim cổ gì rồi cũng gặp nhau ở một điểm: danh vọng tiền tài không đánh đổi được sự bình yên tự tại trong tâm hồn. Vô Kị bỏ ngôi giáo chủ Minh Giáo chỉ để được kẻ mày cho Triệu Mẫn, Lệnh Hồ Xung rời bỏ ngôi giáo chủ võ lâm để cùng Nhậm Doanh Doanh tấu khúc Tiếu Ngạo Giang Hồ hay Ritchie Blackmore của thời hiện đại cùng Candice Night đi hát rong để lại cái danh hiệu người hùng metal cho biết bao kẻ khác tranh giành. Ai dám bảo họ không anh hùng? Ai dám cười rằng họ không hào kiệt?
    Cũng vào thời điểm khoảng năm lớp 5, tôi cũng như bao nhiêu đứa trẻ khác cùng lứa tuổi ( và có thể cũng như rất, rất nhiều người lớn không cùng lứa tuổi khác) bị cuốn vào cơn lốc phim truyền hình Tây Du Kí. Thật ra thì đó không phải là lần đầu tiên tôi được xem phim Tây Du Kí. Cách đó vài năm tôi cũng đã được xem phim này tại rạp Văn Cầm, mặc dù không liên tục. Lúc đó tình hình chính trị giữa VN và TQ vẫn còn rất căng thẳng nên những gì của TQ đều bị cấm, kể cả phim ảnh. Do đó rạp Văn Cầm thường chiếu TDK nhưng lại để bảng chiếu phim của Nga hay Đức gì đấy. Lúc đó rạp đã chuyển từ phim màn ảnh rộng sang phim video nên màn hình bị thu nhỏ một cách đáng kể. Nhưng điều đó không cản trở việc người xem vẫn đến chật rạp để xem phim TDK. Thế rồi đùng một cái, quan hệ giữa VN và TQ bình thường trở lại, TDK được chính thức trình chiếu trên chương trình chiếu phim hàng tuần của đài truyền hình và trở thành cơn sốt đối với mọi người mọi nhà. Mặc dù được chiếu đi chiếu lại nhiều lần nhưng hầu như lần nào bộ phim này vẫn không mất đi sức hấp dẫn của nó. Đối với tôi, ấn tượng nhất vẫn là nhạc phim của bộ phim này. Là người gốc Hoa, nhưng thú thật tôi không có cảm tình với cái gọi là Canto pop hay Mandarin pop của tứ đại thiên vương hay nhưng ca sĩ Hong Kong, Đài Loan vì ngoài việc dễ nghe, loại nhạc pop tiếng Hoa không mang một bản sắc gì cả. Tôi có cảm giác bài này là bản sao của bài khác về giai điệu cũng như nội dung, nhạt nhẽo và thiếu sức sống. Nhưng đối với nhạc phim TDK, đó là một sư khác biệt hoàn toàn. Nó vẫn bảo đảm được tính thương mại ( nếu không thì sao nhạc hiệu của phim lại được nhiều người nhớ đến thế) nhưng vẫn giữ được tính nghệ thuật và nội dung thì rất sâu sắc. Về mặt giải trí tạm thời thì HK vẫn chiếm thế thượng phong nhưng nếu xét đến những tác phẩm điện ảnh hay âm nhạc nghiêm túc trong khu vực các nước nói tiếng Hoa thì Hoa lục vẫn không có đối thủ. Lúc đó, một số tiệm bán băng cassette ( chưa có tiệm đĩa CD như bây giờ) thường treo biển "Có nhạc phim Tây Du Kí" và dĩ nhiên mặt hàng này còn đắt hơn tôm tươi. Có thể đó là cuốn băng cassette đầu tiên tôi mua trong đời. Tôi còn nhớ bên ngoài hộp băng là hình bốn thầy trò Đường Tăng photo copy lem nhem và list bài hát bằng tiếng Hoa trông như nhãn thuốc bắc. Chất lượng âm thanh thì cực tệ vì có lẽ do thu lén. Vậy mà tôi mê vô cùng, mỗi ngày đều phải nghe vài lần trước khi ngủ mới chịu. Lúc đó để cạnh tranh, Vafaco và Saigon Audio cũng có phát hành băng nhạc phim TDK do các ca sĩ người Việt gốc Hoa hát, có cả lời Việt nhưng không bán không chạy bằng. Nói về nhạc phim TDK thì tôi còn có nhiều kỉ niệm đáng nhớ, nhất là việc trình diễn lại bài "Đường đi ở nơi đâu" khi vừa vào lớp 6 mặc dù lúc đấy chỉ phịa ra hát là chính ( mà có sao đâu, chẳng ai biết mình phịa cả!!). Cách đây vài năm, khi quen một người bạn từ TQ sang, tôi đã nhờ anh này chỉ các địa chỉ web để download nhạc và lời của hầu hết tất cả các bài nhạc trong phim để nghe và học theo. Sau này, TQ quay thêm phần hai của bộ phim để bù vào những tập còn thiếu so với nguyên tác, nhưng cả nội dung phim và nhạc phim đều không có được sức hấp dẫn như phần 1. Và một điều đáng buồn khác là không hiểu tại sao, trong phần tái bản của phần 1, hai bài hát rất hay là bài "đại náo Linh Tiêu điện" và "Bài ca quét tháp" bị thay thế bằng hai bài mới không ấn tượng chút nào. Tôi phát hiện ra điều này khi mua lại bộ DVD Tây Du Kí để giữ làm kỉ niệm gần đây.
  2. chuongbeats

    chuongbeats Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/06/2003
    Bài viết:
    824
    Đã được thích:
    0
    Chương V: Nhạc Văn Cao trên xứ Hồi Giáo
    Năm tôi học lớp năm có một sự kiện xảy ra khiến tôi không thể nào quên được. Do những mâu thuẫn liên miên với bố và gia đình bên ngoại, mẹ tôi "bắt cóc" tôi sang Pakistan với ý định từ đó tìm đường đi sang Úc hoặc Mỹ để làm lại cuộc đời. Mẹ tôi chuẩn bị việc này bí mật đến nổi đến khi đi không ai trong nhà biết được kế hoạch táo bạo và liều lĩnh này. Tôi còn nhớ hôm đấy chỉ còn khoảng gần 1 tháng nữa là thi tốt nghiệp tiểu học, mẹ tôi chở tôi đến trường như thường lệ, nhưng thay vì đến trường, tôi bị chở thẳng ra phi trường Tân Sơn Nhất. Ở đó có hai người bạn của mẹ tôi chờ sẳn với hai chiếc vali quần áo. Khỏi phải nói tôi sợ hãi và hoảng loạn tới mức nào. Suốt khoảng thời gian từ lúc đến tới sân bay đến phòng cách li, mẹ tôi phải nhờ hai nhân viên hải quan "hộ tống" tôi để phòng trường hợp tôi chạy trốn. Đến khi vào trong phòng cách li, có lẽ do một phần do mệt, một phần do tò mò nên tôi chỉ ngồi im không nói gì. Lúc này mẹ tôi mới xuống nước nói ngọt bảo rằng từ giờ chỉ còn có hai mẹ con, con phải biết thương mẹ rồi bắt đầu khóc. Thế là tôi cảm thấy động lòng và quay ra an ủi lại mẹ mặc dù chỉ vài phút trước đó, tôi ghét mẹ tôi kinh khủng. Có lẽ trên đời này không có gì đáng sợ bằng những giọt nước mắt của phụ nữ, nhất là đó là những giọt nước mắt của những người phụ nữ mà mình yêu thương.
    Tôi không hiểu bằng cách nào mà hai mẹ con với vốn liếng tiếng Anh không đầy hai trang giấy mà có thể qua hết cửa khẩu Thái Lan, tới cửa khẩu Ấn Độ và đến Pakistan. Mẹ tôi thì chỉ có "yes" và "no". Tôi mặc dù được học tiếng Anh từ bé nhưng lúc đó, tiếng Anh chỉ cỡ trình độ lớp 6 là cùng. Vậy mà khi đến Thái Lan, hai mẹ con vẫn làm được thủ tục nhập khẩu, lấy hành lí và gọi taxi tới nhà một bà mục sư người Anh, người đã giúp đỡ mẹ tôi trong việc làm giấy tờ xuất cảnh. Lần đầu tiên ra nước ngoài, cái gì cũng lạ nên điều gì cũng khiến tôi tò mò. Ấn tượng lớn nhất của tôi ở Thái Lan là ở đâu cũng thấy kẹt xe và ở đâu cũng thấy chùa. Nhà của bà mục sư cách sân bay khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ xe chạy, là một căn biệt thự rất đẹp có vườn hoa thật rộng xung quanh. Trong nhà có nhiều người châu Âu cùng ở. Có lẽ họ đều là những người theo đạo và làm việc từ thiện nên rất hiền và dễ mến. Tôi và mẹ tôi ở đó ba ngày trước khi lên máy bay đi tiếp đến Pakistan. Trong thời gian đó, do không biết tiếng Anh nên hai mẹ con chỉ ở trong khuông viên nhà mà không ra ngoài đường. Điều khiến tôi nhớ nhất ở nhà bà mục sư là cây đàn piano mà đến chủ nhật, mọi người lại tập họp xung quanh để hát thánh ca. Nhìn người chơi đàn với những ngón tay uyển chuyển, tự dưng lần đầu tiên trong đời tôi có ước mơ trở thành một nghệ sĩ.
    Vì khoảng năm 89-90, quan hệ giữa VN và Pakistan vẫn chưa được mở rộng nên tôi phải quá cảnh Ấn Độ trước khi vào Pakistan. Chỉ dừng ở Ấn Độ khoảng 3,4 tiếng rồi lại đáp máy bay đi Pakistan, kí ức của tôi về ấn độ hầu như chỉ là một con số không. Nhưng đối với tôi, kí ức về Pakistan lại rất rõ ràng. Tôi đến Pakistan khoảng 10 giờ tối, sân bay thành phố Karachi khá lạnh lẽo và u ám với những nhân viên râu xồm nhìn rất hắc ám. Đón mẹ con tôi là một cặp vợ chồng người Pakistan gốc VN khoảng 50 tuổi. Người chồng tên Hùng, là người lai Pakistan nhưng sống ở VN cho tới trước ngày giải phóng nên nói tiếng Việt rất sõi. Ông tướng tá to cao, để tóc mai rất rậm khiến khuông mặt có nét hao hao giống Elvis Presley và có cánh tay phải bị liệt do trúng đạn thời chiến tranh. Người vợ tên Nga, trạc độ 45-46 rất đẹp người. Hai vợ chồng có một nhà máy sản xuất thức ăn gia súc ở Karachi và hai người con đi du học tại Mỹ. Tới bây giờ tôi vẫn không hiểu sao mẹ tôi lại quen với cặp vợ chồng này.
    Mặc dù lúc đấy còn quá bé để có một khái niệm chính trị hay tôn giáo rõ ràng nhưng tôi vẫn có thể nhận thấy rằng Pakistan là một xứ sở mà sự phân biệt giai cấp và sắc tộc rất rõ ràng. Ở trong cùng một thành phố mà người nghèo và người giàu sống trong hai thế giới hoàn toàn cách biệt nhau. Khu nhà của ông Hùng và bà Nga nằm trong một trong những khu nhà sang nhất của thành phố dành cho những ông chủ cỡ bự. Mỗi căn nhà là một căn biệt thự nguy nga tráng lệ. Nhà vợ chồng ông Hùng thuộc loại nhỏ trong khu vực đó nhưng cũng có bốn phòng ngủ với phòng tắm riêng và phòng khách như một cái sảnh ở khách sạn. Nhưng chỉ cách đó khoảng chưa tới 5 km là khu ổ chuột với những căn hộ còn thua cả nhà ổ chuột ở VN.
    Tôi không nhớ rõ mình ở Pakistan trong thời gian bao lâu nhưng chắc cũng không quá hai tháng vì tới khi đến nơi mẹ tôi mới thấy được rằng nước cờ bà đi là một sai lầm to lớn. Chính phủ Pakistan không chấp nhận cấp giấy phép để cho người VN nhập cảnh dài hạn để có đường đi sang nước khác trong khi visa tạm thời chỉ có hiệu lực trong vòng ba tháng. Vả lại sống ở xứ sở Hồi giáo nơi mà phụ nữ mặc quần jean ra đường bị nhìn bằng cặp mắt thiếu thiện cảm thì việc nuôi con bằng chính sức lao động của mình mà mẹ tôi từng nghĩ đến là điều khó có thể thực hiện được. Thế là trong vòng hai tháng, hai mẹ con lại khăn gói về VN.
    Thời gian ở Pakistan lần đầu tiên này tuy ngắn ngủi nhưng lại để lại cho tôi nhiều ấn tượng không bao giờ phai nhạt. Gia đình của ông Hùng có một người giúp việc khoảng 13-14 tuổi người Kashmir tên là Amin. Amin mắt to, mũi cao, tóc dợn sóng và có hàm răng trắng đều. Gọi là người giúp việc cho sang chứ thật ra ở Pakistan, người giúp việc là đầy tớ không hơn không kém. Từ sáng sớm, Amin phải dậy để chăm sóc vườn hoa và bốn con chó Doberman dữ như quỉ sứ, sau đó là rửa xe hơi cho ông chủ rồi vào nhà dọn dẹp nhà cửa, lau chùi từ trong ra ngoài, mang drap trải giường và quần áo dơ đi giặt, rồi thì đóng gói thức ăn gia súc đến tối. Ngoài thời gian quét dọn trong nhà, người giúp việc không được vào nhà chính mà phải ở ngoài căn phòng ngủ bé xíu dành riêng cho người làm ở ngoài vườn. Tất cả mọi việc nấu nướng ngủ nghê đều diễn ra trong căn phòng đó. Gia đình ông Hùng vốn sống theo Tây nên có vẻ nhân đạo hơn những gia đình Pakistan khác, nhưng cũng không ít lần tôi chứng kiến cảnh ông chồng rút giày đập vào mặt cậu Amin vì tội ngủ quên. Còn ở nhà bên cạnh, chủ nhà là giám đốc của lò bánh mì lớn nhất ở Karachi (tôi còn nhớ hiệu bánh mì đó là bánh mì Dawn, ông chủ có đứa con gái trạc tuổi tôi rất xinh), ông chủ nhà đã có lần treo một cậu người làm giữa sân mà quất bằng roi da.
    Một điều khá thú vị ở Pakistan là hầu như ai cũng nói được tiếng Anh, mặc dù số người đọc và viết được tiếng Anh chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Từ người ở cho đến những người buôn bán hàng rong, ai cũng nói tiếng Anh rất sõi. Chính vì vậy mà tôi có thể nói chuyện được với Amin bằng vốn liếng tiếng Anh ít ỏi của mình. Lúc đầu cậu này tỏ ra rất sợ hãi và rụt rè vì thân phận của mình, nhưng sau vài lần thấy ông chủ không phạt khi nói chuyện với tôi nên Amin bắt đầu dạn hơn. Qua lời kể của Amin, tôi biết được gia đình cậu này có 7 anh chị em, lớn nhất 18 tuổi và bé nhất là 2 tuổi. Tất cả đều không được đi học. Ngay từ khi 10 tuổi Amin đã được gửi đi làm công để đỡ đần cho cha mẹ và tới thời điểm đó, cậu đã qua tay ba người chủ và gia đình ông Hùng được coi là "the best master". Người theo đạo Hồi tin vào số mệnh do thượng đế sắp đặt và nếu đó là ý của Allah thì con người phải chấp nhận. Người Hồi giáo không có khái niệm về tương lai về tương lai của mỗi người là do thượng đế sắp đặt. Cũng như những người thuộc đẳng cấp thấp, Amin cho rằng việc đi ở là một chuyện hết sức bình thường và không có ý nghĩ rằng một ngày nào mình sẽ có một công việc khác hơn. Quan niệm về giai cấp đã ăn sâu vào trong tâm trí của những người dân Pakistan đến nỗi họ mặc nhiên bằng lòng với số phận của mình.
    Ở Pakistan, lừa ngựa trâu bò, cừu dê và lạc đà đầy đường nhưng tuyệt nhiên không thấy bóng dáng một con lợn. Người Hồi giáo không ăn thịt lợn và không nuôi lợn vì họ xem đây là con vật uế tạp. Sau này khi ở Mỹ, tôi nghe một người bạn người Pakistan giải thích rằng sở dĩ con lợn bị tẩy chay vì lợn là loài vật duy nhất không thể hướng mắt lên trời, một hành động bất kính đối với Allah. Vì gia đình ông Hùng là người Việt nên bà Nga vẫn thường nấu những món ăn VN ở nhà. Chỉ có điều không có nước mắm và thịt lợn nên các món ăn thường rất khó nuốt. Có lần tôi được nếm thử món thịt lạc đà kho với hột gà và nước tương thay vì thịt kho hột vịt và bánh xèo đổ bằng bột mì với nhân thịt bò. Ngoài ra các món ăn ở Pakistan phải nói là khá ngon, nhất là kebab (thịt băm nướng) và cà ri đúng chất Ấn Độ ăn với bánh nan bằng bột mì. Về thức uống, người Pakistan uống lassie (sữa chua) và sữa trâu tươi có bỏ hạt hạnh nhân để át bớt mùi nồng của sữa trâu nguyên chất. Ở VN hiện nay cũng có nhiều nhà hàng bán đồ ăn Ấn Độ với bánh nan và lassie nhưng dường như chưa có chỗ nào bán sữa trâu và hạnh nhân cả. (còn tiếp)
  3. chuongbeats

    chuongbeats Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/06/2003
    Bài viết:
    824
    Đã được thích:
    0
    Chương V: Nhạc Văn Cao trên xứ Hồi Giáo
    Năm tôi học lớp năm có một sự kiện xảy ra khiến tôi không thể nào quên được. Do những mâu thuẫn liên miên với bố và gia đình bên ngoại, mẹ tôi "bắt cóc" tôi sang Pakistan với ý định từ đó tìm đường đi sang Úc hoặc Mỹ để làm lại cuộc đời. Mẹ tôi chuẩn bị việc này bí mật đến nổi đến khi đi không ai trong nhà biết được kế hoạch táo bạo và liều lĩnh này. Tôi còn nhớ hôm đấy chỉ còn khoảng gần 1 tháng nữa là thi tốt nghiệp tiểu học, mẹ tôi chở tôi đến trường như thường lệ, nhưng thay vì đến trường, tôi bị chở thẳng ra phi trường Tân Sơn Nhất. Ở đó có hai người bạn của mẹ tôi chờ sẳn với hai chiếc vali quần áo. Khỏi phải nói tôi sợ hãi và hoảng loạn tới mức nào. Suốt khoảng thời gian từ lúc đến tới sân bay đến phòng cách li, mẹ tôi phải nhờ hai nhân viên hải quan "hộ tống" tôi để phòng trường hợp tôi chạy trốn. Đến khi vào trong phòng cách li, có lẽ do một phần do mệt, một phần do tò mò nên tôi chỉ ngồi im không nói gì. Lúc này mẹ tôi mới xuống nước nói ngọt bảo rằng từ giờ chỉ còn có hai mẹ con, con phải biết thương mẹ rồi bắt đầu khóc. Thế là tôi cảm thấy động lòng và quay ra an ủi lại mẹ mặc dù chỉ vài phút trước đó, tôi ghét mẹ tôi kinh khủng. Có lẽ trên đời này không có gì đáng sợ bằng những giọt nước mắt của phụ nữ, nhất là đó là những giọt nước mắt của những người phụ nữ mà mình yêu thương.
    Tôi không hiểu bằng cách nào mà hai mẹ con với vốn liếng tiếng Anh không đầy hai trang giấy mà có thể qua hết cửa khẩu Thái Lan, tới cửa khẩu Ấn Độ và đến Pakistan. Mẹ tôi thì chỉ có "yes" và "no". Tôi mặc dù được học tiếng Anh từ bé nhưng lúc đó, tiếng Anh chỉ cỡ trình độ lớp 6 là cùng. Vậy mà khi đến Thái Lan, hai mẹ con vẫn làm được thủ tục nhập khẩu, lấy hành lí và gọi taxi tới nhà một bà mục sư người Anh, người đã giúp đỡ mẹ tôi trong việc làm giấy tờ xuất cảnh. Lần đầu tiên ra nước ngoài, cái gì cũng lạ nên điều gì cũng khiến tôi tò mò. Ấn tượng lớn nhất của tôi ở Thái Lan là ở đâu cũng thấy kẹt xe và ở đâu cũng thấy chùa. Nhà của bà mục sư cách sân bay khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ xe chạy, là một căn biệt thự rất đẹp có vườn hoa thật rộng xung quanh. Trong nhà có nhiều người châu Âu cùng ở. Có lẽ họ đều là những người theo đạo và làm việc từ thiện nên rất hiền và dễ mến. Tôi và mẹ tôi ở đó ba ngày trước khi lên máy bay đi tiếp đến Pakistan. Trong thời gian đó, do không biết tiếng Anh nên hai mẹ con chỉ ở trong khuông viên nhà mà không ra ngoài đường. Điều khiến tôi nhớ nhất ở nhà bà mục sư là cây đàn piano mà đến chủ nhật, mọi người lại tập họp xung quanh để hát thánh ca. Nhìn người chơi đàn với những ngón tay uyển chuyển, tự dưng lần đầu tiên trong đời tôi có ước mơ trở thành một nghệ sĩ.
    Vì khoảng năm 89-90, quan hệ giữa VN và Pakistan vẫn chưa được mở rộng nên tôi phải quá cảnh Ấn Độ trước khi vào Pakistan. Chỉ dừng ở Ấn Độ khoảng 3,4 tiếng rồi lại đáp máy bay đi Pakistan, kí ức của tôi về ấn độ hầu như chỉ là một con số không. Nhưng đối với tôi, kí ức về Pakistan lại rất rõ ràng. Tôi đến Pakistan khoảng 10 giờ tối, sân bay thành phố Karachi khá lạnh lẽo và u ám với những nhân viên râu xồm nhìn rất hắc ám. Đón mẹ con tôi là một cặp vợ chồng người Pakistan gốc VN khoảng 50 tuổi. Người chồng tên Hùng, là người lai Pakistan nhưng sống ở VN cho tới trước ngày giải phóng nên nói tiếng Việt rất sõi. Ông tướng tá to cao, để tóc mai rất rậm khiến khuông mặt có nét hao hao giống Elvis Presley và có cánh tay phải bị liệt do trúng đạn thời chiến tranh. Người vợ tên Nga, trạc độ 45-46 rất đẹp người. Hai vợ chồng có một nhà máy sản xuất thức ăn gia súc ở Karachi và hai người con đi du học tại Mỹ. Tới bây giờ tôi vẫn không hiểu sao mẹ tôi lại quen với cặp vợ chồng này.
    Mặc dù lúc đấy còn quá bé để có một khái niệm chính trị hay tôn giáo rõ ràng nhưng tôi vẫn có thể nhận thấy rằng Pakistan là một xứ sở mà sự phân biệt giai cấp và sắc tộc rất rõ ràng. Ở trong cùng một thành phố mà người nghèo và người giàu sống trong hai thế giới hoàn toàn cách biệt nhau. Khu nhà của ông Hùng và bà Nga nằm trong một trong những khu nhà sang nhất của thành phố dành cho những ông chủ cỡ bự. Mỗi căn nhà là một căn biệt thự nguy nga tráng lệ. Nhà vợ chồng ông Hùng thuộc loại nhỏ trong khu vực đó nhưng cũng có bốn phòng ngủ với phòng tắm riêng và phòng khách như một cái sảnh ở khách sạn. Nhưng chỉ cách đó khoảng chưa tới 5 km là khu ổ chuột với những căn hộ còn thua cả nhà ổ chuột ở VN.
    Tôi không nhớ rõ mình ở Pakistan trong thời gian bao lâu nhưng chắc cũng không quá hai tháng vì tới khi đến nơi mẹ tôi mới thấy được rằng nước cờ bà đi là một sai lầm to lớn. Chính phủ Pakistan không chấp nhận cấp giấy phép để cho người VN nhập cảnh dài hạn để có đường đi sang nước khác trong khi visa tạm thời chỉ có hiệu lực trong vòng ba tháng. Vả lại sống ở xứ sở Hồi giáo nơi mà phụ nữ mặc quần jean ra đường bị nhìn bằng cặp mắt thiếu thiện cảm thì việc nuôi con bằng chính sức lao động của mình mà mẹ tôi từng nghĩ đến là điều khó có thể thực hiện được. Thế là trong vòng hai tháng, hai mẹ con lại khăn gói về VN.
    Thời gian ở Pakistan lần đầu tiên này tuy ngắn ngủi nhưng lại để lại cho tôi nhiều ấn tượng không bao giờ phai nhạt. Gia đình của ông Hùng có một người giúp việc khoảng 13-14 tuổi người Kashmir tên là Amin. Amin mắt to, mũi cao, tóc dợn sóng và có hàm răng trắng đều. Gọi là người giúp việc cho sang chứ thật ra ở Pakistan, người giúp việc là đầy tớ không hơn không kém. Từ sáng sớm, Amin phải dậy để chăm sóc vườn hoa và bốn con chó Doberman dữ như quỉ sứ, sau đó là rửa xe hơi cho ông chủ rồi vào nhà dọn dẹp nhà cửa, lau chùi từ trong ra ngoài, mang drap trải giường và quần áo dơ đi giặt, rồi thì đóng gói thức ăn gia súc đến tối. Ngoài thời gian quét dọn trong nhà, người giúp việc không được vào nhà chính mà phải ở ngoài căn phòng ngủ bé xíu dành riêng cho người làm ở ngoài vườn. Tất cả mọi việc nấu nướng ngủ nghê đều diễn ra trong căn phòng đó. Gia đình ông Hùng vốn sống theo Tây nên có vẻ nhân đạo hơn những gia đình Pakistan khác, nhưng cũng không ít lần tôi chứng kiến cảnh ông chồng rút giày đập vào mặt cậu Amin vì tội ngủ quên. Còn ở nhà bên cạnh, chủ nhà là giám đốc của lò bánh mì lớn nhất ở Karachi (tôi còn nhớ hiệu bánh mì đó là bánh mì Dawn, ông chủ có đứa con gái trạc tuổi tôi rất xinh), ông chủ nhà đã có lần treo một cậu người làm giữa sân mà quất bằng roi da.
    Một điều khá thú vị ở Pakistan là hầu như ai cũng nói được tiếng Anh, mặc dù số người đọc và viết được tiếng Anh chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Từ người ở cho đến những người buôn bán hàng rong, ai cũng nói tiếng Anh rất sõi. Chính vì vậy mà tôi có thể nói chuyện được với Amin bằng vốn liếng tiếng Anh ít ỏi của mình. Lúc đầu cậu này tỏ ra rất sợ hãi và rụt rè vì thân phận của mình, nhưng sau vài lần thấy ông chủ không phạt khi nói chuyện với tôi nên Amin bắt đầu dạn hơn. Qua lời kể của Amin, tôi biết được gia đình cậu này có 7 anh chị em, lớn nhất 18 tuổi và bé nhất là 2 tuổi. Tất cả đều không được đi học. Ngay từ khi 10 tuổi Amin đã được gửi đi làm công để đỡ đần cho cha mẹ và tới thời điểm đó, cậu đã qua tay ba người chủ và gia đình ông Hùng được coi là "the best master". Người theo đạo Hồi tin vào số mệnh do thượng đế sắp đặt và nếu đó là ý của Allah thì con người phải chấp nhận. Người Hồi giáo không có khái niệm về tương lai về tương lai của mỗi người là do thượng đế sắp đặt. Cũng như những người thuộc đẳng cấp thấp, Amin cho rằng việc đi ở là một chuyện hết sức bình thường và không có ý nghĩ rằng một ngày nào mình sẽ có một công việc khác hơn. Quan niệm về giai cấp đã ăn sâu vào trong tâm trí của những người dân Pakistan đến nỗi họ mặc nhiên bằng lòng với số phận của mình.
    Ở Pakistan, lừa ngựa trâu bò, cừu dê và lạc đà đầy đường nhưng tuyệt nhiên không thấy bóng dáng một con lợn. Người Hồi giáo không ăn thịt lợn và không nuôi lợn vì họ xem đây là con vật uế tạp. Sau này khi ở Mỹ, tôi nghe một người bạn người Pakistan giải thích rằng sở dĩ con lợn bị tẩy chay vì lợn là loài vật duy nhất không thể hướng mắt lên trời, một hành động bất kính đối với Allah. Vì gia đình ông Hùng là người Việt nên bà Nga vẫn thường nấu những món ăn VN ở nhà. Chỉ có điều không có nước mắm và thịt lợn nên các món ăn thường rất khó nuốt. Có lần tôi được nếm thử món thịt lạc đà kho với hột gà và nước tương thay vì thịt kho hột vịt và bánh xèo đổ bằng bột mì với nhân thịt bò. Ngoài ra các món ăn ở Pakistan phải nói là khá ngon, nhất là kebab (thịt băm nướng) và cà ri đúng chất Ấn Độ ăn với bánh nan bằng bột mì. Về thức uống, người Pakistan uống lassie (sữa chua) và sữa trâu tươi có bỏ hạt hạnh nhân để át bớt mùi nồng của sữa trâu nguyên chất. Ở VN hiện nay cũng có nhiều nhà hàng bán đồ ăn Ấn Độ với bánh nan và lassie nhưng dường như chưa có chỗ nào bán sữa trâu và hạnh nhân cả. (còn tiếp)
  4. chuongbeats

    chuongbeats Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/06/2003
    Bài viết:
    824
    Đã được thích:
    0
    Cuộc sống ở xứ lạ nơi tất cả mọi thứ đều hoàn toàn không như mong đợi thật là không dễ chịu gì. Do không biết tiếng cũng không biết đường, hai mẹ con tôi suốt ngày ở trong nhà khi ông Hùng và bà Nga lên nhà máy buổi sáng. Nhà mặc dù rộng, nhưng chạy chơi luẩn quẩn một mãi rồi cũng chán, thế là tôi bắt đầu quay sang nghịch những cuốn băng cassette mà mẹ tôi mang sang bên này để nghe. Mặc dù lúc đó chẳng có ấn tượng gì về những bài hát, nhưng ở xứ người, nghe được tiếng Việt là cả một điều vô cùng tuyệt vời. Trong số những bài hát tôi đã nghe những ngày ấy, có một bài hát mà khi nghe lần đầu tôi đã có một ấn tượng mạnh mẽ vô cùng. Có lẽ đó là lần đầu tiên tôi cảm thấy thực sự rung động khi nghe nhạc. Đó là bài "Thiên Thai" của cố nhạc sĩ Văn Cao. Có một cái gì đó vừa siêu thực huyền bí vừa lãng mạn bay bổng trong giai điệu và ca từ của ca khúc này. Nó hoàn toàn khác xa sự âu sầu não nề của những ca khúc nhạc vàng mà mẹ tôi vẫn nghe. Tôi nhớ thời gian này mẹ tôi rất thích nghe và hát theo bài "Tiếng còi trong sương đêm", một ca khúc hay thì có hay nhưng buồn rầu não nuột. Đến bây giờ bài hát đó vẫn làm cho tôi cảm thấy bất an mỗi lần nghe lại nó. Còn đối với "Thiên Thai", nó là cả một chân trời mới. Có ngày tôi nghe đi nghe lại bài này không dưới 20 lần đến nỗi thuộc lòng lúc nào không hay. Sau này, khi ở Mỹ, những lúc tâm hồn không tìm được một điểm tựa và khi nhạc rock chỉ tổ làm cho tôi cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng thì tôi lại tìm đến "Thiên Thai" như một cứu cánh cho tinh thần.
    Khi nghe nhạc của Văn Cao hay của những nhạc sĩ tiền chiến khác như Đoàn Chuẩn Từ Linh, Nguyễn Văn Tí... tôi luôn tự hỏi rằng tại sao cách đây hơn 2/3 thế kỉ trong hoàn cảnh chiến tranh như thế Việt Nam lại có thể có được những nhạc sĩ tài năng đến vậy. Mặc dù sáng tác không nhiều, nhưng mỗi tác phẩm của thời điểm đó đều là một mốc son trong lịch sử âm nhạc Việt Nam. Trong nhạc của các nhạc sĩ tiền chiến, người nghe vẫn thấy rõ sự ảnh hưởng của tân nhạc Pháp và một nét lãng mạng gì đó rất tây. Nhưng cái hồn của dân tộc trong từng câu chữ, từng nốt nhạc vẫn vô cùng rõ nét, không bị chất tây làm cho lai căng hay lấn áp. Còn nếu nói về sự sang trọng trong ca từ thì những ca khúc của Văn Cao theo tôi vẫn chiếm vị trí độc tôn. Văn nghệ sĩ thờì trước 45 chịu sự ảnh hưởng của văn học lãng mạn phương tây, sự khuông sáo trong văn cổ Việt Nam và Trung Quốc và cả những ý tưởng táo bạo cách mạng nên cách sử dụng từ ngữ của họ trong các tác phẩm rất giàu hình tượng và rất đẹp. Tuy nhiên vẫn có nhiều người thích phô trương đến mức biến tác phẩm mình thành một mâm bánh mứt đấy màu sắc, nhìn thì rất bắt mắt, nhưng chỉ cần nhón vài món thôi là ngán vì quá ngọt. Cụ Nguyễn Tuân là một điển hình trong việc cầu kì quá mức trong cách dùng chữ. Các tác phẩm của cụ Tuân giai đoạn "Vang Bóng Một Thời" tác phẩm nào cũng đẹp, nhưng đến khi viết những tác phẩm cách mạng, cái tật sính chữ đã phản lại cụ vì nó làm cho những tác phẩm sau này sáo rỗng một cách không đáng. Ca từ của cố nhạc sĩ Văn Cao thì khác, từ "Thiên Thai", cho đến "Suối Mơ" cho đến "Làng Tôi/ Đàn Chim Việt" bài nào cũng thanh cao và thoát tục. Có lần buồn tình, tôi mang ca từ của "Thiên Thai" ra suy gẫm, phân tích để rồi cảm thấy rất thú vị và ngạc nhiên khi nhận ra rằng "***" được đề cập một cách khá táo bạo trong bài hát. Táo bạo thì có táo bạo, nhưng dung tục thì không hề. Tiếc rằng sau ngày giải phóng, cố nhạc sĩ Văn Cao đã cố tình bị bỏ quên và cho ngồi chơi xơi nước một thời gian dài tới ngày ông mất. Cũng có một thời gian những tác phẩm của ông bị phê phán không thương tiếc bởi những người theo đường lối duy ý chí. Cho đến nay, mặc dù các tác phẩm của ông được phát hành rải rác cùng với những tác phẩm tiền chiến khác trong các CD tuyển tập, một đĩa nhạc thực sự của Văn Cao vẫn chưa thấy phát hành. Đó là một điều thực sự đáng buồn!
  5. chuongbeats

    chuongbeats Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/06/2003
    Bài viết:
    824
    Đã được thích:
    0
    Cuộc sống ở xứ lạ nơi tất cả mọi thứ đều hoàn toàn không như mong đợi thật là không dễ chịu gì. Do không biết tiếng cũng không biết đường, hai mẹ con tôi suốt ngày ở trong nhà khi ông Hùng và bà Nga lên nhà máy buổi sáng. Nhà mặc dù rộng, nhưng chạy chơi luẩn quẩn một mãi rồi cũng chán, thế là tôi bắt đầu quay sang nghịch những cuốn băng cassette mà mẹ tôi mang sang bên này để nghe. Mặc dù lúc đó chẳng có ấn tượng gì về những bài hát, nhưng ở xứ người, nghe được tiếng Việt là cả một điều vô cùng tuyệt vời. Trong số những bài hát tôi đã nghe những ngày ấy, có một bài hát mà khi nghe lần đầu tôi đã có một ấn tượng mạnh mẽ vô cùng. Có lẽ đó là lần đầu tiên tôi cảm thấy thực sự rung động khi nghe nhạc. Đó là bài "Thiên Thai" của cố nhạc sĩ Văn Cao. Có một cái gì đó vừa siêu thực huyền bí vừa lãng mạn bay bổng trong giai điệu và ca từ của ca khúc này. Nó hoàn toàn khác xa sự âu sầu não nề của những ca khúc nhạc vàng mà mẹ tôi vẫn nghe. Tôi nhớ thời gian này mẹ tôi rất thích nghe và hát theo bài "Tiếng còi trong sương đêm", một ca khúc hay thì có hay nhưng buồn rầu não nuột. Đến bây giờ bài hát đó vẫn làm cho tôi cảm thấy bất an mỗi lần nghe lại nó. Còn đối với "Thiên Thai", nó là cả một chân trời mới. Có ngày tôi nghe đi nghe lại bài này không dưới 20 lần đến nỗi thuộc lòng lúc nào không hay. Sau này, khi ở Mỹ, những lúc tâm hồn không tìm được một điểm tựa và khi nhạc rock chỉ tổ làm cho tôi cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng thì tôi lại tìm đến "Thiên Thai" như một cứu cánh cho tinh thần.
    Khi nghe nhạc của Văn Cao hay của những nhạc sĩ tiền chiến khác như Đoàn Chuẩn Từ Linh, Nguyễn Văn Tí... tôi luôn tự hỏi rằng tại sao cách đây hơn 2/3 thế kỉ trong hoàn cảnh chiến tranh như thế Việt Nam lại có thể có được những nhạc sĩ tài năng đến vậy. Mặc dù sáng tác không nhiều, nhưng mỗi tác phẩm của thời điểm đó đều là một mốc son trong lịch sử âm nhạc Việt Nam. Trong nhạc của các nhạc sĩ tiền chiến, người nghe vẫn thấy rõ sự ảnh hưởng của tân nhạc Pháp và một nét lãng mạng gì đó rất tây. Nhưng cái hồn của dân tộc trong từng câu chữ, từng nốt nhạc vẫn vô cùng rõ nét, không bị chất tây làm cho lai căng hay lấn áp. Còn nếu nói về sự sang trọng trong ca từ thì những ca khúc của Văn Cao theo tôi vẫn chiếm vị trí độc tôn. Văn nghệ sĩ thờì trước 45 chịu sự ảnh hưởng của văn học lãng mạn phương tây, sự khuông sáo trong văn cổ Việt Nam và Trung Quốc và cả những ý tưởng táo bạo cách mạng nên cách sử dụng từ ngữ của họ trong các tác phẩm rất giàu hình tượng và rất đẹp. Tuy nhiên vẫn có nhiều người thích phô trương đến mức biến tác phẩm mình thành một mâm bánh mứt đấy màu sắc, nhìn thì rất bắt mắt, nhưng chỉ cần nhón vài món thôi là ngán vì quá ngọt. Cụ Nguyễn Tuân là một điển hình trong việc cầu kì quá mức trong cách dùng chữ. Các tác phẩm của cụ Tuân giai đoạn "Vang Bóng Một Thời" tác phẩm nào cũng đẹp, nhưng đến khi viết những tác phẩm cách mạng, cái tật sính chữ đã phản lại cụ vì nó làm cho những tác phẩm sau này sáo rỗng một cách không đáng. Ca từ của cố nhạc sĩ Văn Cao thì khác, từ "Thiên Thai", cho đến "Suối Mơ" cho đến "Làng Tôi/ Đàn Chim Việt" bài nào cũng thanh cao và thoát tục. Có lần buồn tình, tôi mang ca từ của "Thiên Thai" ra suy gẫm, phân tích để rồi cảm thấy rất thú vị và ngạc nhiên khi nhận ra rằng "***" được đề cập một cách khá táo bạo trong bài hát. Táo bạo thì có táo bạo, nhưng dung tục thì không hề. Tiếc rằng sau ngày giải phóng, cố nhạc sĩ Văn Cao đã cố tình bị bỏ quên và cho ngồi chơi xơi nước một thời gian dài tới ngày ông mất. Cũng có một thời gian những tác phẩm của ông bị phê phán không thương tiếc bởi những người theo đường lối duy ý chí. Cho đến nay, mặc dù các tác phẩm của ông được phát hành rải rác cùng với những tác phẩm tiền chiến khác trong các CD tuyển tập, một đĩa nhạc thực sự của Văn Cao vẫn chưa thấy phát hành. Đó là một điều thực sự đáng buồn!

Chia sẻ trang này