1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hành trình về phương đông

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi matrix1312, 02/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. matrix1312

    matrix1312 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2005
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Hành trình về phương đông

    Nếu thấy tập sách này hay bỏ cho mình một phiếu nhé:
    http://www.megaupload.com/?d=H3G64VGW
  2. GiaixuDoai

    GiaixuDoai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Các bác đã đọc HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG thì nên đọc cả cuốn ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG của Nhất Hạnh thiền sư nữa.
    Theo nhà cháu thì HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG chỉ là những ghi chép ban đầu của của mấy ông Tây - trước đó theo "CN duy vật" dởm "cái gì bốc bỏ vào mồm được thì mới tin" - Như kiểu ông hàng xóm nhìn từ ngoài ngõ vào nhà người ta, xong rồi "mang mấy gánh dưa lê ra ngã tư đường làng" mà thôi. Mấy ông Tây ấy chỉ đến khi chứng nghiệm được một chút thì be ầm lên như tìm thấy châu Mỹ, mà không biết rằng phương Đông đã có vấn đề đó "như cơm ăn nước uống hàng ngày" từ rất lâu rồi. Và do sự vận động tuần hoàn của "tam tài" mà mấy ông Tây ấy lại làm như là người ta lạc hậu lắm mà đi khai hóa lại cho người khác !
    Còn ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG thì các nhà bác cứ đọc đi rồi ta lại cùng nhau đàm đạo !?!
    Được GiaixuDoai sửa chữa / chuyển vào 12:43 ngày 15/08/2006
    Được GiaixuDoai sửa chữa / chuyển vào 12:44 ngày 15/08/2006
  3. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0

    Đừng phũ phàng thế Giaisudoai. Cái gì là ''Dởm'' cái gì là không Dởm. Duy vật có cái hay của duy vật sao mình lại chê họ. Mà ai bảo mấy ông Tây không biết về vô hình. Nói vậy nhiều ông Tây cười cho chết.
    Chẳng hạn đạo Thiên chúa giáo xuất phất ở đâu? Mấy ông Tây theo nhiều hơn mình là cái chắc. Hệ thống cầu nguyện và quyền năng khả năng của Cơ đốc giáo cũng hơi bị khủng khiếp đấy
    Theo mình Tây cũng vậy ta cũng vậy. Những linh hồn có khả năng có trách nhiệm thì đều biết về vô hình cả. Phương Đông có nhiều người biết gì về tâm linh đâu? còn phương Tây có phải ai cũng không biết gì đâu?
    Hành trình về phương đông và Đường xưa mây trắng đều rất hay và có rất nhiều điều cho chúng ta học hỏi và tiến hoá
  4. GiaixuDoai

    GiaixuDoai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Nhà bác "dat_mel" lại nặng nhời với nhà cháu rồi !
    Nhà cháu nói "dởm" ở đây để phân biệt với duy vật chân thực, nó được nghiên cứu một cách toàn vẹn, chứ không phải theo kiểu phúc thống phục nhân sâm... mà ta đang phải chịu hậu quả của phương cách ấy đây. Chứ còn vấn đề "duy vật" hay "duy tâm", nó là một khái niệm triết học đã được tồn tại và chứng nghiệm, nhà cháu đâu phải là Marck hay Enghen mà dám nhều nhời !
    Còn nói về Cơ đốc giáo, nhà cháu hoàn toàn nhất trí với kiến giải của nhà bác. Có điều cái món này không hợp khẩu vị với người Á đông lắm, may ra khi du nhập nó đã phải Việt nam hóa đi rồi. Chắc nhà bác đã đọc cả TÂN ƯỚC và CỰU ƯỚC rồi, nhà cháu đề nghị bác vào thư viện QG đọc thêm cả cuốn GIATÔ BÍ LỤC nữa, âu cũng là một việc tìm hiểu thêm.
    Được GiaixuDoai sửa chữa / chuyển vào 01:14 ngày 17/08/2006
  5. GiaixuDoai

    GiaixuDoai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Có điều này trao đổi cùng nhà bác "dat_mel" !
    Kinh CỰU ƯỚC xuất hiện cách đây hơn 2000 năm
    Kinh PHẬT xuất hiện cách đây khoảng 2550 năm.
    HÀ ĐỒ & LẠC THƯ xuất hiện cách đây khoảng 7-8000 năm.
    Kinh VEDA (Phệ đà) xuất hiện cách đây khoảng 10.000 năm
    Kinh CORAN xuất hiện muộn nhất, cách đây khoảng 1300 năm.
    Nhà bác thấy gì qua thống kê này ?!!
  6. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0
    Mình chỉ hiểu một chút ẩn ý của GiaisuDoai. Còn phần trong mình không hiểu. GiaisuDoai nói rõ cho mình nghe được không?
    Theo mình thì thế này. Đó là những kinh ta biết, ta tìm hiểu, và mọi người tìm hiểu được. Nhưng còn những kinh mà ta không biết ta không tìm hiểu hoặc ta chưa tìm hiểu được. Thí dụ các bạn nghiên cứu cổ học có biết kim tự tháp có từ thời nào không? Thời kỳ đó tâm linh của các vị thần Ai Cập như thế nảo? Họ mã hoã lại ở những tấm hình đặt ở các kim tự tháp mà hầu hết ngày nay chúng ta đều không hiểu trừ những người có đại cơ duyên. Thế còn bao nhiêu thời kỳ khác trước và sau đó nữa chúng ta không và không thể hiểu hết được.
    Còn cụ thể. Theo mình kinh nào cũng có những cái hay và nó phù hợp với nhiều người và nó là bài học cũng như phương tiện tiến hoá và phát triển tâm linh cho con người. Mỗi loại kinh ra đời đều nhằm phục vụ cho sự tiến hoá của một nhóm người tuỳ theo cơ duyên mà nhóm người đó đông hay không đông và kéo dài trong bao lâu. Chính vì vậy, theo mình kinh nào ra đời trước hay sau không quan trọng mà quan trọng là nó có thể giúp phương tiện cho người nào tiến hoá không? Cái đó mới quan trọng, và đôi khi có những loại kinh chỉ phù hợp và rất phù hợp với chỉ một số người. Tất cả nằm trong một quy luật và sự sáng tạo của các Đấng tối cao. Đến lúc một cái cần xuất hiện thì sẽ có một phương tiện xuất hiện và đến lúc nó hết nhiệm vụ thì tự nó cũng sẽ mất đi. Không ai cưỡng lại được điều này. Ngay cả kinh cũng vậy. Vì thế ta cũng đừng ngạc nghiên, cũng đừng nuối tiếc khi xem những bản mật mã cổ những bản vẽ cổ ở thời đại ai cập cổ đại. Nó cao siêu, nhưng không phù hợp
    Nhân tiện mình trao đổi vơi GiaiSuDoai và các bạn một chút. Khi đọc các kinh bây giờ các bạn có thấy khó hiểu không? Đành rằng là vẫn hiểu một chút nhưng đúng là vô cũng khó hiểu bởi tầng tầng lớp lớp ý nghĩa và triết lý sâu xa trong đó. Nhiều khi mình cảm thấy bơi trong biển kiến thức đó. Mình không theo tôn giáo nào nhưng mình có tìm hiểu kinh của Đức Phật, Kinh của Đức Chúa, Kinh của Đức Mohamet, nói chung là mình đều thấy rất cao siêu và rất khó hiểu. Mình cũng có nhiều dịp trao đỏi cùng các cha cố và các nhà sư họ cũng thừa nhận vậy. Một nhà sư( theo mình là khá đắc đạo và giỏi) đã từng chỉ cho mình. CHỈ MỘT CÁI SẮC SẮC KHÔNG KHÔNG CỦA ĐỨC PHẬT THÔI THÌ CẢ ĐỜI HỌC HỎI CŨNG KHÔNG HẾT VÀ ĐỪNG NÓI LÀ LÀM THEO ĐƯỢC LỜI NGƯỜI HOÀN TOÀN. Còn những cái Đức Chúa dạy QUÊN MÌNH ĐỂ GIÚP ĐỠ MỌI NGƯỜI, Đức Phật dạy HÀNH ĐỘNG ĐỂ GIÚP ĐỠ MỌI NGƯỜI mình phải hiểu thế nào đây. Những cái đó là những cái thực sự cao siêu, thực sự quí giá mà các Đấng tối cao đã ban cho mọi người.
    Trước đây mình vẫn thắc mắc sao Ông Phật, Ông Chúa, Ông Mohamet...ổng giỏi vậy sao ông không dạy chúng ta dễ hiểu thôi, kinh viết đơn giản thôi đê chúng ta có thể hiểu được và hành được. Khi học MEL vì biết cách tiếp xúc mình đã tìm hiểu về nó một chút.
    1. Đúng là do ta. Cái gì cũng phải từ tâm ta mà ra. Ta muốn giác ngộ thì mới giác ngộ được. ...Cái này thì thôi anh em rành về nó hơn mình
    2. Các anh em nghiên cứu về Đạo Phật, Đạo Thiên Chúa,...có biết kinh của Đức Phật ra đời khi nào không? Cái này nghiên cứu sâu vào sẽ biết được đó. Nhưng GiaiSuDoai, theo sự hiểu biết của mình thì không phải kinh Phật có 2500năm, Kinh chúa có khoảng 2000 năm đâu. Đó là thời điểm đánh dấu sự xuất hiện của đạo phật và đạo Thêin chúa. Theo mình biết sau khi Đức Phật tạ thế 500 năm, các đệ tử của Ngài mới bắt đầu viết lại kinh sách theo lời dạy của người. Và cũng khoảng thời gian đó kinh đức Chúa mới được viết ra sau khi ngài bị đóng đinh trên thập tự giá. Giaisudoai học khí công của Thầy Thăng đúng không? trong lớp học Thầy Thăng giảng hay lắm chúng ta nghe hay lắm. Ra khỏi lớp học chúng ta còn nhớ bao nhiêu % bài giảng của Thầy. Chắc chắn là không phải là 100% rồi. Mình đã từng thấy cô V..., cô BT, cô AT, và hiệp sĩ bọ ngựa ( Hy vọng giaisudoai biết những nhân vật này) tranh cãi nhau chỉ vì người này nói Thầy Thăng dạy thế này người kia nói Thầy Thăng dạy thế kia. Đó đó chúng ta ra khỏi lớp đã không nhớ hết. Thế mà 500 năm sau viết thì làm sao mà đúng được. Còn chưa tính đến chuyện Mỗi ngưỏi viết lại đưa thêm ý kiến cá nhân của mình vào. Thành ra kinh mà chúng ta đang đọc đâu thực sự là kinh của Đức Phật, Đức chúa, Đức Mohamet... Nó là các phiên bản KinhDucPhat 9.8 hay KinhDucChua 7.1 mất rồi.
    3. Nếu các bạn tìm hiểu về Đức Phật, Đức Chúa, Đức Mohamet thì sẽ thấy lúc còn tại thế các ngài dạy kinh cho ai nghe? Mình để ý một chút là sẽ thấy đều là những người có căn cơ trình độ cả, đều là các la hán bồ tát cả. Thời điểm đó hoàn cảnh đó thì phải làm như vậy. Thế nên chúng ta đọc khó hiểu là đương nhiên. Mình thí dụ thế này đọc triệt quyền đạo của LTL trông ngon ăn lắm. A ra tập thử. Ổng bảo thế võ này đã chân như thế này tay đấm thế kia. ..Nhưng đâu có ngon cho mình. Mình có đá chân lên cao đâu tay lại yếu xìu làm sao mà được. Do đó chúng ta cũng một chút thông cảm cho Đức Chúa, Đức Phật, Đức Mohamet... Là lúc đó các ổng dạy cho ai, căn cơ trình độ của họ thế nào, còn chúng ta là ai căn cơ thế nào. Chẳng hạn Đức Phật nói HÀNH ĐỘNG ĐỂ GIÚP MỌI NGƯỜI nhưng ta phải có cái gì thì mời hành động được chứ. Nếu không thì sự hành động đó được nhưng bị hạn chế nhiều lắm. Chúng ta phải có khả năng. Còn chúng ta phải lo công ăn việc làm, gia đình bạn bè, phong tục tập quán, ... làm sao chúng ta có khả năng mà làm mà giúp đỡ được.
    4. Mọi cái ra đời đều có lý do của nó, và đều có nhiệm vụ của nó. Thời ký nó xuất hiện và thời ký nó mất đi cũng đều phụ thuộc vào các lý do đó. Vật đổi sao dời, mọi thứ không ngừng thay đổi. Bây giờ so với 2000 năm trước cả về vật chất lẫn tâm linh đều biến đổi quá nhiều. Nhiều thứ đã biến đổi hoàn toàn. Do đó chắc chắn không thể LẤY BẤT BIẾN CHO ĐÚNG VỚI VẠN BIẾN ĐƯỢC. Mọi thứ đã thay đổi nên khi đọc kinh chúng ta cũng cần hiểu những gì cần phải thay đổi. Thời kỳ bây giờ và thời kỳ Đức Phật, Đức chúa đức Mohamet... giảng kinh đã cách nhau quá xa thay đổi quá nhiều. Nếu các ngài còn tại thế chắc chắn các ngài cũng sẽ thay đổi kinh sách cho nhiều điểm phù hợp hơn.
    Do đó cái gì cũng vậy luôn phải tiến hoá và tiến hoá không ngừng. Đến lúc nào đó các phiên tiện cũ sẽ dần mất đi và biến đổi để phù hợp với tình hình mới và thời đại mới
    Trên đây là các ý kiến trao đổi. Nếu có nhã hứng thì mời các anh chị em cùng góp vui với mình và Giaisudoai
    Được dat_mel sửa chữa / chuyển vào 10:02 ngày 23/08/2006
  7. GiaixuDoai

    GiaixuDoai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Nhà cháu rất ngưỡng mộ tâm thành của nhà bác "dat_mel" !
    Ngay từ cái nick của nhà bác đã tỏ rõ là nhà bác theo chủ thuyết Mankind Enlightenment Love, rất đáng quí, rất đáng trân trọng !!! (Nếu có thể nhà cháu VOTE cho nhà bác 1000 sao)
    "Biển học là vô bờ" ! Như đã nói với một nhà bác nào đó (nhà cháu quên rồi), chúng ta đang là hậu quả của việc "đào tận gốc trốc tận rễ", thành ra đa phần là mất phương hướng. Nhà cháu xin vô phép trước, mong nhà bác đừng coi là nhà cháu "rao giảng" hay "dạy đời".
    Cách đây mấy trăm năm (ngắn ngủi quá) Marck và Enghen đã bảo con người ta nên nhìn sự vật và hiện tượng một cách duy vật biện chứng. Và cách nay 8-9000 năm Hoàng Đế và Thần Nông đã dạy dân phải sống theo qui luật biến đổi của âm dươngngũ hành "sinh khắc". Nhà cháu nói theo triết học Marck cho nó "đại chúng" - nghĩa là trước khi ngâm cứu hiện tượng sự vật, phải trang bị cho mình một nhân sinh quan (quan niệm sống) và thế giới quan (con mắt nhìn bằng phương pháp khoa học) sắc bén.
    Nhà cháu hiểu rằng nhà bác chắc đã nghiền ngẫm kỹ càng những tập hợp vấn đáp của thầy Đáng với môn đệ. Lâu rồi nhà cháu không nhớ rõ lắm, nhưng có một ấn tượng đọng lại là trong "tập hợp vấn đáp" đó có một đôi chỗ mâu thuẫn, mà chỗ mâu thuẫn đó phá vỡ hệ thống lý luận. Ngay cả bác Tùng Thanh cũng nói rằng có những điều phải chấp nhận mà chưa được, hoặc không được nói ra. Hình như cái "một chút" của nhà bác; hoặc là khiêm tốn, hoặc là lẫn lộn giữa nhân sinh quan và thế giới quan của phương Tây và phương Đông. Nhà cháu cũng xin bộc bạch; khoảng mười năm nay nhà cháu đang cố gắng đào thải trong đầu mình quan niệm sống và cách nhìn của phương Tây và rất cố-cố gắng học hỏi để nhập được quan niệm sống và cách nhìn của phương Đông vào tư duy của mình. Lý do rất đơn giản : bởi vì nhà cháu là Việt, là người Á đông.
    Nhà bác quên của nhà cháu 2 từ "xuất hiện" rồi !?! Nhà bác phải tính cho nhà cháu từ khi các Ngài rao giảng hay thuyết pháp chứ. Từ xưa đến giờ, bao giờ "kinh điển" cũng được "tập kết" sau khi một đạo giáo nào đó đã hình thành, đó lịch sử thông thường. Nhưng cũng có trường hợp không như vậy; thứ nhất Lão tử viết Đạo Đức kinh trước khi hình thành đạo Lão. Thứ hai - nhà cháu không có ý "mèo khen mèo dài đuôi" đâu - trước năm 1992 người ta đã biết thầy Thăng qua gần chục tác phẩm về Khí công và hàng trăm bài báo rồi. Xin nhà bác và mọi người thứ cho, nhà cháu ngàn vạn lần không dám sánh thầy Thăng với Lão tử, mà đơn giản chỉ muốn minh chứng một hiện tượng mà thôi. Hơn nữa, Tĩnh Khí công Ý thức (TKCYT) cũng không phải là một giáo phái, mà chỉ là một PHƯƠNG PHÁP TU LUYỆN thôi !
    Điều này hoàn toàn như tương tự "chuyện thường ngày ở xóm". Chắc nhà bác vẫn còn nhớ không ít học viên đã hỏi thầy Đáng những câu hỏi "cực kỳ ngớ ngẩn" (theo cách nói của những môn đệ Nhân điện mà nhà cháu được biết là có trách nhiệm).
    Lại chuyện nhà cháu không dám "mèo khen mèo dài đuôi"; ngay từ trước Côn sơn 1; bắt đầu từ các bác già có điều kiện, dần dần sau đó thường xuyên gần như quá nửa môn đệ - đều ghi âm lời thầy giảng lý thuyết và dẫn luyện. Cho nên việc kiến giải sự truyền đạt của thầy như thế nào là do khả năng nhận thức của môn sinh chứ, đâu phải vì nọ kia,... Thậm chí có những người theo thầy cả chục năm, công năng cũng có, nhưng kiến giải các vấn đề thuộc phần "linh" thì "ngớ ngẩn" vô cùng.
    Theo nhà cháu, nhà bác muốn tham khảo về TKCYT để chiêm nghiệm thì chỉ nên hỏi cô Vũ thôi, đó là người kiến giải mọi sự việc một cách khách quan chân thực (Hì hì, nhà bác có tin rằng cô Vũ đã lên đến lớp 13 rồi mà từ lớp 7 đã chăng đi học ở đâu cả không) Còn thì Băng Tâm là một vị có nhận thức khô cứng nhất khi học TKCYT (trong lần đi Tế Nam giao năm 2000 thì cô ấy là người gần như không đánh dậm dược cái gì), ngay như những kiến giải của cô BT trong ngành Nhân điện cũng rứa rứa cả thôi; còn chú Hiệp còi thì tốt tính nhân hậu, nhưng có cái nhìn của ông Tây trong một con người Á đông. Xin nhà bác yên tâm là nhà cháu không ngại nói những điều trên đây trước những người quen đó đâu.
    Xin bật mí rằng nhờ những người quen đó mà nhà cháu đánh dậm được ở bác Tùng Thanh mấy buổi ! Bác ấy nói thì thôi rồi, "rắn trong lỗ bò ra" !!!
    ....
    ....
    Nhà bác nếu không chê bai, nhà cháu xin có nhời này : Thượng tọa Thích Thiện Hoa có để lại một tác phẩm đặc sắc là PHẬT HỌC PHỔ THÔNG (có bán ở trước cửa chùa Quán Sứ HN hoặc trong tiệm sách chùa Ấn Quang SG), nếu nhà bác ngâm ngợi trọn bộ ba cuốn, nhất là cuốn thứ 3 - DUY THỨC LUẬN thì nhà cháu tin chắc nhà bác sẽ hết lăn tăn ngay !!!
    Thân ái, chúc nhà bác không nặng đầu nữa !
    Again !
    Được GiaixuDoai sửa chữa / chuyển vào 18:07 ngày 23/08/2006
  8. mancmc

    mancmc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/07/2002
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    hành trình về phương đông hay đường xưa mây trắng tôi đều thấy hay hết,
    matrix1312 : bạn up lại giùm mình với, link die rồi
    GiaixuDoai : bạn có ebook thì up lên giùm mình với
    cám ơn 2 bạn
  9. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0
    Đang định về cái thì ông người xứ đoài lại xuất hiện. Thôi thì trao đổi một chút vậy. Đúng là ngưỡng mộ người xứ đoài về những hiểu biết
    Mr Tùng Thanh giảng khá hay nhưng là một trong số ít người giảng khúc triết thì có lẽ không ổn lắm. Em tạm xin phép không nói mình học đến lớp mấy của MEL. Trong MEL thì ai được Master Đáng cho giảng là giảng thôi. Bác mới nghe ít người nên thấy zậy tôi thì thấy ai giảng cũng có cái hay. Chắc tôi chỉ khoái nghe Thầy Đáng giảng nhất mà thôi
    Hầu hết những người học MEL (nhất là thời gian đầu những năm 90) đều đã tập hoặc nghiên cứu những môn khác đặc biệt là phật giáo, thiên chúa giáo và khí công. Cũng có thể vì vậy mà trong thời gian đầu họ nhận ra giá trị của môn học tốt hơn những người chưa nghiên cứu về Đạo. Ngay cả bây giờ mình thấy các học viên MEL đều đã học thậm chí học song song MEL với một môn khác
    Bác TH đúng là nghiên cứu về đạo Phật và về các cái khác rất nhiều nhưng nói là nhất thì em nói cho thanh niên xứ đoài biết em hổng chắc. Học viên MEL có khoảng 4 triệu người-các quái kiệt nhiều lắm em cũng không biết hết được
    Nhà cháu hiểu rằng nhà bác chắc đã nghiền ngẫm kỹ càng những tập hợp vấn đáp của thầy Đáng với môn đệ. Lâu rồi nhà cháu không nhớ rõ lắm, nhưng có một ấn tượng đọng lại là trong "tập hợp vấn đáp" đó có một đôi chỗ mâu thuẫn, mà chỗ mâu thuẫn đó phá vỡ hệ thống lý luận. Ngay cả ....
    [/QUOTE]
    Nói thế nào nhỉ? Ý tiếp xúc của em không phải vậy đâu. Không phải là tìm hiểu sách báo hay nghe giảng trên lớp. À đại loại là thế này nó không giống lắm nhưng có thể lấy làm ví dụ. Tiếp xúc cũng cũng gần gần giống cái kiểu Thầy Thăng nhận một học trò. Cái duy nhất Thầy Thăng dạy là mở cái GÌ ĐÓ ở trên trán học trò ra. Mời một ổng LẠ HOẮC đến ( nhưng chắc giỏi..) dạy cho cậu học trò đó. Nó không phải vậy nhưng đại loại vậy bác cố hiểu cho em và đừng bắt em nói rõ
    Nhà bác ơi, giác thì có thể, nhưng ngộ thì không đơn giản đâu. Mà đứng trên cái giác nào để ngộ đây
    [/QUOTE]
    Bác mà còn hỏi khó thế thì em hứa là không không có bàn bạc gì với bác nữa đâu đấy( không bàn thì đùng nói đến làm ăn thế là không có tiền ơi hỡi sướng quá). Giác em tạm hiểu là nghiên cứu và THỰC HÀNH. Cái này thôi không tranh cãi nhé. Nói ra lại kiểu như bác chỉ biết tiếng việt còn em chỉ biết tiếng Lào. Hai thằng rủ nhau ra tranh luận. Hic hic thôi ta thay bằng nếu bác là gái giả trai thì
    Nếu con trai xứ đoài ai cũng zô zuyên như ông này thì chậc chậc chắc con gái xứ đoài iêu tôi hết. Người ta cố tình giấu tên học đi thì ông lại làm phát TRÌNH ÌNH tên họ lên màn hình. Quá zô zuyên. Ước gì con trai còn trẻ trên trai đất này ai cũng như ông thì tôi lời phết.
    Nhưng cũng may bác nói zậy em có thể chắc chắn em và bác chưa gặp nhau để khỏi đoán già đoán non.
    Cô V thì đáng nể thật. Khả năng của cô trong MEL em cũng bái phục và khả năng của cô trong cái zụ TU TIÊN em cũng bái phục. Nói thực với bác trước đây em cứ nghĩ mình học khí công vậy là có thể xơi tái được mọi thứ ai dè gặp cô V thấy hic nhưng mà hay
    Cám ơn phật tính của bác. Nhưng bác đừng cười cho em nói thực. Em có bộ đó rồi nhưng chậc chậc chưa đọc. Không hiểu sao từ ngày học xong lớp 7 của MEL em đâm ra ngại đọc sách mà phải lật lật từng trang một thế mới toi chứ. Em khoái cái zụ tiếp xúc hơn là phải đọc. Nhưng hic quyển đó khó nhai quá tiếp xúc mà nó không có zô. Em quết tâm sau lớp học tới chắc lên cơ hơn em quết tiếp xúc để hiểu.
    Hay là thế này bác coi có được không nhé để chúng ta còn thương lượng. Bác tóm tắt nó và post lên đây những gì hay ho nhất đi. Thay mặt cho em em năn nỉ bác được chưa? ( Sướng nhá)
    Em có nặng đầu đâu. Bác nói zậy không sợ em buồn sao? Em hơi bị yêu đời người iêu có, vợ chưa có, bồ chưa có còn gì sướng bằng. Mần răng phải nặng đầu
    Nhưng cám ơn bác once more time
    Được dat_mel sửa chữa / chuyển vào 18:32 ngày 23/08/2006
  10. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0
    Thôi kiểu này cũng phải học theo ông cụ xứ đoài này thôi. Đào thải phương Tây quay đầu về phương Đông. Để nhỡ kiếp sau ông cụ xứ đoài này có bị đầu thai thành người Pháp hay người Đức ( mà không người Vaticang) thì mình cũng đầu thai theo để cho ông ấy có bạn chứ. Tri kỷ là vậy đó các bạn ạ. Ông nhớ nhé kiếp sau là người phương Tây thì nhớ rủ thằng hàng xóm lên tháp ép sờ phen nói chuyện về cổ học đông phương nhé.
    Được dat_mel sửa chữa / chuyển vào 19:04 ngày 23/08/2006

Chia sẻ trang này