1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hành vi của CÁC LOÀI THÚ và VÕ THUẬT ...

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi thieulam_vietnam, 17/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Hành vi của CÁC LOÀI THÚ và VÕ THUẬT ...

    LOÀI GẤU ?oHỌC VÕ? TỪ ? CON NGƯỜI ?
    (Trích Báo Lao Động, số ra ngày 17/09/2007)

    (LĐ) - Dọc đường lên Mường Nhé (Điện Biên), chúng tôi được nghe chuyện về những người nông dân gặp gấu, đánh nhau với gấu dưới những tán rừng Tây Bắc. Những cái tên giản dị mà thân thuộc: Mạ Cà Chè, Mạ Pố Lòng, Toán Xá To, Lỳ Lò Xá, Chang Mai Lình... xứng đáng là những trang hảo hán miền sơn cước cực tây.

    Không biết có phải vì duyên nợ hay không mà đến con ông Cà Chè là Mạ Pố Lòng cũng lại một lần hút chết với loài gấu. Độ đó, Pố Lòng mới tròn 20, nó vác súng lên đỉnh A Pà Chế cách nhà chưa đầy một tay dao thì gặp con gấu chó chỉ nặng chừng 30 ký lô vắt vẻo trên cành cây... ăn quả. Pố Lòng giương súng bắn, con gấu lòi ruột đổ nhào xuống đất nhưng không chết, nó còn lồm chồm bò dậy tát tung cây súng đi để lấy máu gã thợ săn bằng những đòn trời giáng trước khi vật ra chết.

    Những người đi rừng giàu kinh nghiệm bảo rằng, con gấu khi bị thương thì nguy hiểm hơn gấu lành. Vì bị thương rồi mà chưa chết, nó sẽ chạy không xa để rình rập trong bụi cây, bóng tối chờ trả thù! Thì đấy, Toán Xá To trên bản Sen Thượng năm nay 30 tuổi, tháng 7.1994 vác súng thể thao lên dãy Lòng Thàng Cang - khu rừng già lúc đó không ai đủ can đảm qua lại một mình. Con gấu lợn ấy cũng đang nghễu nghện, ì ạch trên cành cây.

    Xá To bắn, nó bị thương bỏ chạy, anh về nhà. Hôm sau, chỉ mình Xá To lò mò lần theo vết máu mà không ngờ rằng gấu đã ẩn mình bên lối mòn. Nó lao ra thình lình cướp súng rồi đè lên Xá To, bạt 12 tát lên đầu. Cũng nhờ vào sức trẻ thanh niên, lại có chút võ nghệ, đôi tay Xá To kết lại, rồi thoát ra đấm được hai phát vào mũi nó - một điều đại kỵ với gấu. Nó quếnh quáng bỏ chạy. Xá To chạy về lán, máu me ròng ròng. Ba ngày sau, anh trai Xá To là Toán Hừ Tư dẫn theo 3 người trở lại, lần theo dấu cỏ phát hiện con gấu chết bên bờ suối.
    So với những người đàn ông, những trai tráng hùng cường ấy thì bà Lỳ Lò Xá năm nay 50 tuổi cũng xứng đáng là một tay nữ kiệt đã dám đánh gấu để bảo vệ 6 đứa con, đứa cháu của mình. Câu chuyện xảy ra vào một buổi sáng mùa khô cách đây 3 năm, trên nương Chạo Ló, bà cùng hai đứa con gái, một đứa con trai và bầy ba đứa cháu đang lom khom gặt lúa. Thình lình con gấu xuất hiện. Những đứa con, đứa cháu mặt tái mét rồi khóc rống lên.
    Bà Lò Xá cũng hãi hùng khi con gấu nhe răng, sùi bọt mép lao tới. Tình mẫu tử thiêng liêng trong trái tim bất cứ người phụ nữ nào rồi cũng như thế, bà nắm chắc cái liềm xua bọn nhỏ ra sau và đánh gấu. Bà dụ nó ra xa hơn, bên một gốc cây đổ và nhảy lên dồn sức mà chắc tay vừa tránh vừa đập. Con gấu ngoào ngoào thét lên khi bị ăn một trận "mưa" đòn bầm giập mặt đến khi bị đập mạnh vào mũi phải cúp đuôi bỏ chạy! Mấy mẹ con, bác cháu thoát chết chỉ trong gang tấc.
    (Ảnh minh hoạ: "Nữ kiệt" Lỳ Lò Xá đã dũng mãnh đuổi con gấu dữ để bảo vệ những đứa trẻ này

    [​IMG]

    Ông "việt dã" và dốc Ma Lình
    Ông Mai Lình năm nay vừa tròn 64 tuổi, rất hay cười. Dù đã gần tới cái ngưỡng tuổi xưa nay hiếm thì sức vóc của ông vẫn còn rất tráng kiện, đôi chân nhanh lắm. Thời trai trẻ của mình, đôi bàn chân gân thớ ấy đã tung hoành khắp các nẻo rừng rú hoang sơn; đôi bàn chân đạp qua hết các dãy núi ở miền biên viễn tận tây. Cứ vạch rừng đi miết, con sóc, con hoẵng cũng phải chịu thua.

    Tròn 39 năm về trước (tháng 3.1968), khi đang công tác tại cơ quan Văn hoá Thông tin huyện Mường Tè, ông vinh dự là một trong những người đại diện cho cả tỉnh Lai Châu (cũ) tham gia rồi đạt thứ hạng cao trong cuộc thi việt dã Tiền Phong toàn quốc tại Quốc Oai (Hà Tây) do Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam kết hợp với Công ty đường sắt Hà Nội tài trợ. Ông Mai Lình là một trong ba người đại diện tham gia thi chạy 15 cây số với 380 VĐV đến từ Quảng Bình đổ ra Bắc và nhận giải nhì. Một tấm huy chương, tiền thưởng với một bộ quần áo thể thao, với ông thế đã đủ vui, đủ tự hào lắm, nhất là đoàn Lai Châu năm ấy cũng đoạt giải nhì toàn đoàn.

    Nhưng nói tới ông Mai Lình thì dân bản nhắc tới nhiều hơn cũng chính là chuyện về một lần gặp gấu. Bởi lẽ tên tuổi của ông đã được khắc tạc vào lòng núi thâm nghiêm thành tên một con dốc bây giờ tuyến đường Trung Chải - A Pa Chải đi qua: Dốc Ma Lình. Con dốc dài chỉ mấy trăm mét oằn vổng lên đường trời hun hút. Ông Mai Lình kể lại, vào năm 1998, ông dẫn đường cho các đồng chí Vũ Ngọc Thắm, Lò Văn Chiến và Lò Văn Hảo ở đồn biên phòng Leng Su Sìn 405 sang bên Mường Tè.

    Hôm ấy ông đi thứ ba trong hàng, "đến đúng gần đỉnh dốc thì bất ngờ con gấu ngựa chừng hơn một tạ lăn từ trên vách đường xuống. Con gấu vun vút lao vào tôi chứ không phải người khác". Nhờ thói quen đi rừng, lách rừng nên trong khi anh Chiến chưa kịp rút súng, anh Thắm, anh Hảo còn loáng quáng thì tôi kịp giương chiếc gậy chống đi xô về phía con gấu, khiến nó chỉ kịp quờ xước một mảng da đầu rồi lại biến mất sau rừng già hun hút". Từ đấy, Ma Lình được ghi vào bản khai sinh của con dốc.

    Những người nông dân truyền kỳ trong câu chuyện đánh gấu vẫn bình dị trong những mảnh đời lam lũ và vẫn tiếp tục bám vào bóng núi mà sống. Còn những câu chuyện mà chúng ta vừa được nghe, có thể ngày mai trên chính mảnh đất này nó đã thành cổ tích. Nhưng nếu có dịp vòng lên "ngã ba" rẻo cao Tây Bắc, núi rừng vẫn sẽ kể lại cho bạn nghe một cách sinh động và nguyên sơ như thế...

    (Ảnh minh hoạ : Thế võ đánh gấu của Xá To)

    [​IMG]

    Lời bình :
    Chuyện về loài vật "học võ" từ con người có rất nhiều và không phải là mới lạ. Chúng nhìn hành động và động tác của con người để "bắt trước", cũng như trong cuộc mưu sinh có lẽ là "bản năng" sống mà tạo hoá đã ban tặng cho muôn loài. Có thể "bản năng võ thuật" mà con người được tạo hoá ban tặng, đã và đang dần bị đánh mất do cuộc sống con người được cải thiện, và "lối sống đô thị" hoá đã làm quá trình này bị mất đi ngày một nhanh hơn.

    Phải chăng, "bản năng võ thuật" của con người giống như bao loài thú sẽ trỗi dậy nếu chúng ta trở về với cuộc sống nguyên sơ chăng ?



    Được thieulam_vietnam sửa chữa / chuyển vào 09:56 ngày 17/09/2007
  2. anhngayngo

    anhngayngo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2001
    Bài viết:
    288
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ thế anh nhể !
    Nôm na - ta cứ về vùng núi !
    Cởi trần đón khố !
    Sống trong thiên nhiên dăm ba năm ! Tự cung tự Sướng !
    Có khi về thành cao thủ !
    ANh có ý định đi thế bảo em nhé ! Hahhahh
  3. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1

    -------
    Đọc lơ?i bi?nh cu?a TLVN, qu?a không sai, khi gâ?n ngươ?i loa?i vật dươ?ng như gian manh, xa?o quyệt, ta?n ác hơn ba?n tính tự nhiên cu?a chúng (bác na?o đi nhiê?u lâ?n Đa?o Khi? - Câ?n Giơ? tư? nga?y mới tha?nh lập đến nay sef hiê?u)
    Ngươ?i Nhật có một bộ phim liên quan Ngươ?i - Gấu (lâu qúa quên tên rô?i) nhưng cách đạo diêfn xây dựng vư?a thâm thúy vư?a ti?nh ca?m ma? rất đơn sơ mộc mạc, ít lơ?i. Chă?ng pha?i như ông nha? báo trên, toát lên la?n khí sát va? hận thu? !?
  4. agui

    agui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    781
    Đã được thích:
    0
    @tlvn: dân tộc gì mà phụ nữ đẹp và dữ thế?
  5. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Tại sao lại có các thế võ của loài thú trong các bài quyền nhỉ ?
    Trong các loài thú, có lẽ loài Hổ là hay được con người để tâm lưu ý và nghiên cứu nhiều hơn cả. Các môn phái có xuất sứ từ Trung Hoa - Việt Nam thường hay lấy các động tác dũng mãnh của loài Hổ làm đòn thế trong các bài quyền. Và vì nhiều đòn thế nên, các bài đó thường lấy theo tên của loài vật để làm tên cho bài quyền. Ví dụ như các bài: Hổ quyền, Xà quyền, Hầu quyền, Kê quyền, Long quyền, Báo quyền, Hạc quyền, Bọ ngựa quyền,...
  6. DONGBAI

    DONGBAI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    2.204
    Đã được thích:
    0
    em nghĩ rằng người xưa chú trọng đến cách thức sử dụng gân cốt và cái dụng khi chiến đấu hơn là mô phỏng cái hình của con vật...
  7. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    @ DONGBAI !
    Người xưa trọng hình thức hay trọng dụng tính !?!..v..v... ?!?... Thì lão M chịu - không rõ hư thực đến mức nào, nên lão xin miễn lạm bàn ở đây...
    1./ Nhưng ngày nay, lão M toàn thấy "Hồn Trương Ba - Da Hàng Thịt" cả... Rõ ràng là nhiều võ môn thi triển võ người 100% ---> Dù có hiệu quả thực tiễn đến đâu đi chăng nữa, thì họ vẫn đang đánh võ của con người, mà cứ tự nhận là mình đang thi triển nào là: Hổ / Hạc / Long / Xà / Báo ..v..v... ( Đây là ngộ nhận rất hồn nhiên như nhiên của đa số các võ môn có luyện tập các nét liên quan đến ngũ hình )
    2./ V..v...
    Chúc một ngày vui !...
  8. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Tôi cũng không rõ người xưa đánh đạt tới mức nào, nhưng nội cái việc tạo ra được các bài quyền mang hình ảnh của loài thú thôi thì cũng đã rất thú vị rồi.
    Còn môn quyền thuật mang dánh dấp của bọ ngựa với đôi càng cứng mạnh, sắc bén của Đường Lang như trong các Video Clips về võ thuật tôi thấy khá đặc sắc và hiệu quả.
    http://www.youtube.com/watch?v=L0wRqR9J8WA
    http://youtube.com/watch?v=Ede9OzH1HnA
    http://www.youtube.com/watch?v=mlInJFHw5mQ
    http://www.youtube.com/watch?v=PAiAnMFtCxU
  9. bigbig1

    bigbig1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Nếu tin vào thuyết tiến hoá Darwin thì chuyện loài ngwời có "bản năng võ thuật" như lời bình của bạn tlvn phải xem lại.
    - Loài vượn dám chắc không phải là "cao thủ chốn rừng xanh" rùi.
    - Loài người từ khi rị mọ xuống đất kiếm ăn bị muôn loài ăn hiếp dữ quá nên phải học lóm mỗi loài vài chiêu phòng thân ==> dần dà thành võ nầy võ nọ. Cái mà tạo hoá ban cho loài người chính là cái khả năng học lóm đó. Nhưng mà, học lóm thì không thể bằng "giời cho" được nên số người có thể "bụp" lại các "sư phụ" (rồng phụng, hổ báo, rắn rít...) lâu lâu mới có một vài vị mà thui.
    - Từ ngày quen xài "hàng nóng", cái đã học lóm được cũng dần dà mất đi, ít xài thì tự nhiên mất đi thui. Bao giờ quay lại với rừng xanh (bao giờ nhỉ), lại tiếp tục học lóm, khó chi.
  10. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    --------
    Ngôn ngưf chi? la? vo? bọc cu?a tư duy (bác na?o nói tui quên rô?i), Mot nhận xét đúng nhưng chưa toa?n diện, khi kịch nghệ va? vof thuật được / bị ho?a lâfn vô ti?nh hay cố ý, xem đánh túy quyê?n thấy ca?ng giống thă?ng say ca?ng vôf tay la? ho?ng ? Việc gọi tên hi?nh thế theo loa?i vật mang nặng tính ba?o tô?n va? lưu truyê?n.

Chia sẻ trang này